Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội

Tóm tắt Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31Số 26 - Tháng 12 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 1. Sự hình thành làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội qua khảo cứu tư liệu lịch sử và những nghiên cứu đương đại Làng nghề như một gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, nó là một bộ phận không thể tách rời và phát triển song hành cùng với làng xã của người Việt. Sự ra đời của làng nghề xuất phát từ sự ra đời và phát triển của các nghề thủ công cùng với tầng lớp thợ thủ công. Trong cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam xuất bản năm 1957, tác giả Phan Gia Bền đã đưa ra khái niệm về thợ thủ công (thủ công nghiệp cá thể) “là những người có tiêu chuẩn căn bản sau đây: 1/ Lao động của họ là chính, có thể có những người vừa sản xuất hàng hoá để bán, vừa bán sức lao động đi làm thuê cho người khác; có thể dùng công nhân trong gia đình để cùng sản xuất; có thể mướn thêm công nhân (thợ bạn hoặc thợ học nghề) nhưng chỉ để giúp họ sản xuất, đại bộ phận thì giờ của thợ thủ công là để làm công việc sản xuất đó. 2/ Sản phẩm của họ chủ yếu để bán ra thị trường (không phải làm để dùng cho bản thân hay cho gia đình, cũng không phải để làm giúp cho người khác trong xóm làng trực tiếp tiêu dùng) và đó là nguồn sống chính của họ” (1, tr.24-25). Về khái niệm nghề thủ công, Phan Gia Bền cho rằng: Nghề thủ công gắn liền với nông nghiệp. Nghề thủ công ở Việt Nam phần lớn là nghề phụ của nông dân, được làm vào thời gian rảnh rỗi, hay nói cách khác, nghề thủ công tại các làng nghề không tách khỏi nông nghiệp, chưa trở thành nghề độc lập (1, tr.20, 38-40). Tác giả Nguyễn Huy Phúc viết về thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1858 - 1945 đã đưa ra khái niệm tiểu thủ công nghiệp thời cận đại: “... bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc” (3, tr.25). NHẬN DIỆN LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG - HÀ NỘI ĐINH CÔNG TUẤN Tóm tắt Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội. Từ khóa: Làng nghề, phố nghề, Thăng Long - Hà Nội Abstract Thang Long - Hanoi has a special geographical location and natural conditions, with a long- standing culture, many traditional craft villages. Back to ancient time, under Ly and Tran dynasties, Thang Long is the convergence of craft villages from all over the country, with 13 camps and 61 wards; to the Le and Nguyen dynasties, Thang Long had 36 streets. The talented craftsmen brought their families, neighbors and relatives there to work, built houses and made streets. Today, the handicraft villages / streets of Thang Long - Hanoi still plays an important role in the life of Hanoi people. Keywords: Craft villages, craft streets, Thang Long – Hanoi Số 26 - Tháng 12 - 201832 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tác giả Dương Bá Vượng đưa ra định nghĩa về làng nghề như sau: “Làng nghề là một thiết chế gồm hai bộ phận cấu thành là “làng” và “nghề”... là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập...”. Tác giả này dựa vào tính chất và số lượng nghề để phân loại làng nghề: Làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới: “làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm” (6, tr.10-15). Về khái niệm làng nghề, GS. Trần Quốc Vượng, trong cuốn Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ như sau: Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh,... làng đồng (Bưởi, Vó, Hè Nôm, Thiệu Lý, Phước Kiều...), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ,... làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội v.v.) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà,...), cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã làm chuyên tâm có quy trình công nghệ nhất định, “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ công; những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có quan hệ tiếp thị (marketing) với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với cả thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn,...) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài (7, tr.372). Tên gọi Hà Nội được xác lập vào năm Minh Mạng thứ 11, nhưng vùng đất này đã được hình thành từ rất lâu đời, dựa trên cơ sở tự nhiên của vùng đất ngã ba sông Hồng, là trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng. Thế kỷ XV, những người làm chung một nghề ở các làng quê đã di cư đến khu vực này và tập trung lại, lập ra các phường riêng - 36 phường, phía trong phường là nơi sản xuất còn mặt phố là nơi kinh doanh buôn bán. Nhưng trước đó, vào năm 1230, nhà Trần đã hoạch định lại, chia Thăng Long thành 61 phường (8, tr.63). Theo Đại Nam nhất thống chí, “Hà Nội là kinh đô xưa, nguyên trước có 36 phố phường, nay ở quanh phía Đông Nam tỉnh thành có 21 phố, nhà ngói như bát úp, tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phồn thịnh” (2, tr.189). Trong cuốn Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945), tác giả Vũ Huy Thúc đã trích dẫn một học giả người Pháp viết về sự buôn bán hàng tiểu thủ công ở Hà Nội như sau: “Cứ 6 ngày có một phiên chợ tại Hà Nội, người buôn bán và thợ thủ công ở thôn quê kéo về, người bán tơ lụa thì vào phố Hàng Đào, thợ đan kéo vào phố Hàng Đồng, thợ làm nón vào phố Hàng Nón...” (3). Trong cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội của GS. Trần Quốc Vượng và PGS. TS. Đỗ Thị Hảo đã ghi rằng: “Người dân buôn bán ở khu vực 36 phố phường xưa khi lên kinh đô lập nghiệp đã rước Thành hoàng làng nơi quê gốc lên kinh đô, lập ra hệ thống đình - đền - chùa ở các phường phố” (8, tr.79). Với vị trí địa lý giao thương thuận lợi, hay nhu cầu của thị trường trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nghề phụ trong nông nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người dân, một số làng đã trở thành làng nghề mang tính chuyên biệt và khi hội tụ ở kinh đô Thăng Long, các làng nghề đã tạo lập những phố nghề. 2. Một số làng nghề/phố nghề tiêu biểu ở Thăng Long - Hà Nội * Phố Hàng Bạc và nghề kim hoàn: Hàng Bạc là một con phố nằm ở quận Hoàn Kiếm, thuộc không gian của khu phố cổ Hà Nội. Trước năm 1945, phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau đó là nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Có thể coi Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ tinh xảo về kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ. Trong truyền thống, thợ thủ công đều xuất thân từ ba làng nghề vàng bạc nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, đó là Định Công (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình) và đến cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở nên nhộn nhịp. Ở kinh đô Thăng Long trước đây, làng Định Công Thượng là cơ sở phục vụ vàng bạc sớm 33Số 26 - Tháng 12 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nhất cho kinh thành Thăng Long. Dân gian kể lại rằng, vào cuối thế kỷ VI, ở làng Định Công có ba anh em họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, do nghèo khổ dưới ách thống trị của nhà Đường, anh em họ Trần phải tha phương cầu thực tới một nước láng giềng, rồi từ đó họ học được nghề kim hoàn. Khi trở về quê hương, họ truyền nghề cho dân làng. Sau này, làng Định Công có nghề truyền thống vàng bạc phục vụ thị trường ở Thăng Long. Từ thế kỷ XVIII, XIX, khi nền kinh tế Thăng Long - Hà Nội ngày một phát triển cao, những nghệ nhân này mới chuyển dần lên Thăng Long hành nghề ở khu phố Hàng Bạc ngày nay. Từ thế kỷ XV, khi ngành luyện kim ở nước ta tiến bộ, nghề đúc bạc nén bước vào giai đoạn mới, thoát thai từ làng Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Dân gian kể lại rằng, dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong làng này có ông Lưu Xuân Tín được vua cho phép lập nên một tràng đúc bạc và tiền ở Thăng Long, sau đó làm tới chức Thượng thư Bộ Lại, rồi được tôn làm thủy tổ của nghề đúc bạc. Về sau, người làng ông ra Thăng Long hành nghề ngày càng đông. Phố Hàng Bạc được thành lập từ đó. Họ đã xây dựng nên các tràng đúc bạc (nay là 58 phố Hàng Bạc) làm nơi sản xuất. Hai ngôi đình: Thượng Đình (số 50 Hàng Bạc) và Kim Ngân Đình (số 42 Hàng Bạc) là nơi giao nộp thành phẩm cho nhà nước đương thời. Theo thời gian, phố Hàng Bạc còn có thêm một số nghệ nhân người làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đến đây làm ăn sinh sống, với sở trường chạm trổ những đồ vật lớn bằng bạc như hộp trầu, chén bát đĩa, đỉnh, lư đèn, Ngày nay, với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã làm ra nhiều sản phẩm vàng bạc tinh xảo, nhất là đồ trang sức. Người thợ kim hoàn ở Hàng Bạc thường chạm khắc trên đồ vàng bạc theo các mẫu trang trí nhất định, trong đó, “tứ linh” (long, ly, quy, phượng) là mẫu phổ biến nhất. Riêng hình tượng long (rồng) đã được bàn tay khéo léo của nghệ nhân thể hiện với nhiều chủ đề khác nhau: long hàm thọ (long ngậm chữ thọ), lưỡng long tranh châu (hai con rồng tranh viên ngọc), lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu mặt trăng) cùng với các mẫu trang trí khác như: bát vật (tám con vật), bát bảo (tám vật quý), bát quả (tám loại trái cây), cũng được chạm khắc tinh xảo trên đĩa, mâm bằng vàng, bạc. Trên các đồ vàng, bạc, có thể thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc các loại cây, hoa mà theo quan niệm phương Đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người quân tử: tùng, trúc, cúc, mai, Ngày nay, có thể thấy nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ còn tập trung ở phố Hàng Bạc mà trên nhiều phố khác, cũng rải rác có các cửa hiệu buôn bán vàng, nhưng Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tinh xảo với truyền thống chế tác đồ vàng, bạc. * Làng đúc đồng Ngũ Xã: Từ xưa, người dân Thăng Long đã biết đến câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. Ngũ Xã vốn là một làng nằm bên bờ hồ Trúc Bạch, phía tây của Thăng Long - Hà Nội. Sử sách ghi lại rằng, vào khoảng thời Lê (1428 - 1527), dân 5 làng Đông Mai, Châu Mỹ, Long Thượng, Điện Tiền và Đào Viên (mà tên Nôm là các làng Hè, Rồng, Dí Thượng, Dí Hạ,) thuộc huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và Thuận Thành (Bắc Ninh), vốn có nghề đúc đồng đã về kinh thành để lập trường đúc tiền và đồ thờ. Tại đây, họ đã sinh cơ lập nghiệp và tạo dựng làng mới trên đất Thăng Long nên mới lấy tên Ngũ Xã để ghi nhớ 5 làng quê gốc của mình. Về sau, những người thợ thủ công ở Ngũ Xã tổ chức thành phường nghề riêng, gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã, nay là phố Ngũ Xã nằm ở phía đông hồ Trúc Bạch, thuộc quận Ba Đình. Trước đây, nghề đúc đồng Ngũ Xã đã được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc cao của Thăng Long. Hiện nay, làng nghề vẫn còn tồn tại và là nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm đẹp thể hiện tài hoa của người thợ nghề vùng đất kinh kỳ. Ngoài sự thông minh sáng tạo, cái nhìn chuẩn xác, bàn tay khéo léo, người thợ thủ công Ngũ Xã còn có bí quyết nghề nghiệp và kinh nghiệm lâu đời. Sản phẩm đồ đồng Ngũ Xã nổi tiếng khắp nơi, trong đó nổi bật là pho tượng Phật Di Đà ở chùa Thần Quang tại làng Ngũ Xã ngày nay. Đây là một tác phẩm nghệ thuật bằng chất liệu đồng rất độc đáo và tinh tế. Bên cạnh đó, thợ đúc đồng Ngũ Xã còn tạo ra nhiều tác phẩm Số 26 - Tháng 12 - 201834 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA khác rất nổi tiếng như: Pho tượng đồng Trấn Vũ hay còn gọi là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, chuông chùa Một Cột (Hà Nội). Ngoài ra, những đồ thờ bằng đồng như lư hương, chân đèn, hạc, vạc, được nhiều nơi trong cả nước đánh giá cao. Trải qua thời gian lịch sử, đến nay, làng đúc đồng Ngũ Xã có các gia đình làm nghề đúc đồng với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: Lư đồng, mâm đồng, chuông đồng, với kích thước nhỏ, trong đó một phần phục vụ nhu cầu mua hàng lưu niệm của du khách nước ngoài khi đến với Thủ đô Hà Nội. * Làng giấy Yên (An) Thái: Nằm ở phía tây Hà Nội, làng này còn có tên là làng Bưởi. Theo các tài liệu còn lưu lại đến ngày nay, nghề làm giấy đã có ở nước ta từ lâu đời. Năm 284, một thương nhân La Mã đã mua của Giao Chỉ hàng vạn tờ giấy Mật Hương, một loại giấy thơm, để dâng lên vua Tấn Võ Đế. Một học giả người Hoa là Kê Hàm cũng đã xác nhận giấy Mật Hương của Giao Chỉ làm bằng gỗ trầm thơm, màu trắng, có vân vảy cá, thả vào nước không nát. Cho đến khi nhà nước Đại Việt ra đời và định đô ở Thăng Long thì nghề này ở làng Yên Thái đã phát triển mạnh. Giấy dó Yên Thái đã từng là mặt hàng triều cống cho triều đình nhà Tống dưới đời vua Lý Cao Tông (1176 - 1210). Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435 đã nói đến nghề làm giấy của làng này. Ngay từ thời đó, người thợ thủ công ở đây đã làm ra những loại giấy đặc biệt cho triều đình phong kiến như giấy thị (để viết chỉ thị), giấy lệnh (để ghi mệnh lệnh), giấy sắc (để ban sắc chỉ). Những sản phẩm chủ yếu của Yên Thái là giấy bản để in sách hoặc để viết chữ Nho (bằng bút lông, mực tầu) và giấy dó (để in tranh dân gian). Giấy dó Yên Thái có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết, vẽ. Nó ít bị mối mọt hoặc giòn, gẫy, ẩm, nát. Giấy dó Yên Thái có giai đoạn đã được xuất khẩu sang nhiều nước. Thời Pháp thuộc, các họa sĩ Pháp đã sử dụng giấy dó khổ lớn để vẽ tranh bằng mực Tàu theo phương pháp tranh cổ điển phương Đông. Bên cạnh đó, một vài bảo tàng châu Âu cũng đã dùng giấy dó để lót bồi phía sau tranh vẽ. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho tác phẩm nghệ thuật không bị ẩm mốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước sự lấn át mạnh mẽ của công nghệ làm giấy, nghề làm giấy ở Yên Thái đã bị mai một và hiện không còn gia đình nào làm nghề này. * Tranh Hàng Trống: Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Thăng Long xưa. Tranh Hàng Trống có hai dòng chính là tranh thờ và tranh Tết, nhưng chủ yếu vẫn là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bản địa tại các đền, phủ của Đạo giáo như: tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy, Nam Định), tranh Tứ Phủ công đồng, bà Chúa Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, ông Hoàng Mười, bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần, Tranh Tết gồm tranh chúc phúc, tứ quý, Các nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật học đều cho rằng, dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo của các vùng miền, cư dân, là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo, giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình, chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân gian. Hiện nay, tại Hà Nội còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên và con trai của ông (hiện đang sinh sống số nhà 22A phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) còn làm nghề tranh truyền thống. Ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba của một gia đình vốn có truyền thống làm nghề tranh ở làng Bình Vọng, Thường Tín (Hà Tây cũ) nhưng đã lên lập nghiệp ở phố Hàng Trống (Hà Nội). Cụ Lê Xuân Quế, ông nội nghệ nhân Lê Đình Nghiên, khi xưa đã làm nghề tranh, cha của nghệ nhân Nghiên là cụ Lê Đình Liệu tiếp nối, đến ông Nghiên, cả nhà có 7 anh chị em nhưng chỉ có một mình ông theo được nghề tranh gia truyền. * Làng gốm Bát Tràng: Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng có lịch sử làm nghề gốm hơn 500 năm. Ngôi làng nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng, từ khi ra đời, đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng. Không những thế, 35Số 26 - Tháng 12 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt qua biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa - nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hoá của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới. Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần tuý, với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hoá cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng còn trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn của Thành phố Hà Nội. 3. Sự dịch chuyển không gian làng nghề/ phố nghề Thăng Long - Hà Nội Các phố nghề ở Thăng Long - Hà Nội hình thành do cư dân của một số làng ở các vùng lân cận, những người thợ thủ công tài hoa mang nghề đặc sắc từ quê hương lên kinh thành làm ăn, sinh sống. Việc hình thành và phát triển các phố nghề ở Thăng Long - Hà Nội đã tạo sự biến đổi văn hóa từ làng nghề sang phố nghề một cách mạnh mẽ. Đó là sự biến đổi quan niệm về nghề nghiệp, do việc mở cửa hàng ở các phố nghề ngày càng nhiều, sản phẩm bán được nhiều, thúc đẩy sự phát triển của nghề ở các làng nghề nên người làm nghề đã tập trung vào sản xuất sản phẩm mang tính chuyên môn hóa cao. Sau khi lên phố bán hàng, người thợ thủ công đã tạo lập ra các phường, hội liên kết với nhau và hình thành ra các mối quan hệ xã hội đan xen: chủ và khách, chủ và thợ, chủ và chủ... Mặt khác do cuộc sống tất bật, hối hả của phố nghề nên quan hệ truyền thống như: Láng giềng, huyết thống dòng họ, gia đình cũng có sự thay đổi nhất định... Văn hóa ứng xử của người thợ từ làng ra phố đã thay đổi theo chiều hướng mở, vừa mang tính truyền thống của làng quê, vừa mang tính hiện đại của phố phường. Có thể nhận thấy, trong lịch sử phát triển, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển toàn diện kinh đô, đặc biệt là kinh tế, nhờ có các phố nghề vừa sản xuất vừa buôn bán đã thúc đẩy nền kinh tế Thăng Long, từ chỗ phát triển tự phát đến phát triển tự giác, có kế hoạch. Phố nghề Thăng Long - Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế mà còn để lại những di sản văn hóa có giá trị, tiêu biểu là các công trình kiến trúc nhà ở dân dụng, đền chùa, đình miếu... Kiểu kiến trúc phổ biến ở các phố nghề là những dãy nhà xây theo kiểu chồng diêm san sát nhau, vừa là nhà ở, lại vừa là cửa hiệu bán hàng, lòng hẹp và sâu vào trong, chia làm nhiều phòng rộng, mỗi phòng được ngăn cách với nhau bởi một khoảng sân. Đây là kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của phố nghề Thăng Long vẫn
Tài liệu liên quan