Nhận diện nhóm công chúng chi phối nghệ thuật Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Tuy nhiên, năng lực cảm thụ nghệ thuật của nhóm công chúng này hiện nay còn hạn chế.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện nhóm công chúng chi phối nghệ thuật Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 32 (Tháng 6 - 2020)58 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA NHẬN DIỆN NHÓM CÔNG CHÚNG CHI PHỐI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ĐINH THỊ VÂN CHI* Tóm tắt Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Tuy nhiên, năng lực cảm thụ nghệ thuật của nhóm công chúng này hiện nay còn hạn chế. Từ khóa: Công chúng nghệ thuật, khách hàng, thị trường nghệ thuật Abstract The public group of art is individuals, social groups or communities who enjoy artworks. They are often divided into groups, by age, profession, educational level, region/local, economic capability... Art public is the destination for the author to create, to be the one who determine the existence of art works, even the author’s existence as an artist. However, only the part of the public who spends money to enjoy art will have an impact on the direction of artistic development. In Vietnam today, the public sector that dominates the art market is a group of young people who have a high school or university education level, are civil servants or have not worked, and have an average living standard. However, the ability to perceive art of this public group is currently limited. Keywords: Public group of Art, customers, art market 1. Công chúng nghệ thuật Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Với sân khấu, điện ảnh, truyền hình - đó là khán giả; với hội họa, nhiếp ảnh - đó là người xem; với âm nhạc - đó là người nghe (thính giả); với xuất bản - đó là người đọc (độc giả) Công chúng thưởng thức nghệ thuật từ khi ra đời cho tới khi trở về với đất mẹ. Thậm chí khoa học “Thai giáo” ngày nay còn khuyến khích các bà mẹ cho con của mình tiếp cận với nghệ thuật ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nên ngay khi chưa ra đời, các thai nhi đã được mẹ cho nghe nhạc, được cùng mẹ ca hát, vui múa vận động Trong suốt cuộc đời, mỗi người đều có những sở thích nghệ thuật, có những hoạt động thưởng thức nghệ thuật thường xuyên, như nghe nhạc, xem TV, xem phim, đọc sách Cho tận * PGS.TS, Khoa Gia đình và Công tác xã hội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 59Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đến khi đã qua đời, con người vẫn được đưa tiễn khỏi cõi trần gian bằng những bản nhạc tiếc thương, đau xót. Phần lớn trong chúng ta, ai cũng là công chúng của ít nhất một môn nghệ thuật nào đó, còn thông thường sẽ là công chúng của nhiều môn nghệ thuật cùng lúc. Ai ai cũng là công chúng, nên công chúng nghệ thuật rất đa dạng, rất khác biệt. Công chúng nghệ thuật thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế Mỗi nhóm công chúng sẽ có sở thích nghệ thuật khác nhau, thị hiếu thẩm mỹ khác nhau, mục đích thưởng thức khác nhau, v.v. 2. Mối quan hệ Tác giả - Tác phẩm - Công chúng Công chúng là một trong ba nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đời sống nghệ thuật của một cộng đồng. Ba nhân tố Tác giả - Tác phẩm - Công chúng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau một cách biện chứng, tạo nên thế chân kiềng vững chắc, bảo đảm sự tồn tại và sự vận hành của đời sống nghệ thuật của xã hội. Có người gọi thế chân kiềng Tác giả - Tác phẩm - Công chúng là “cái tam vị” của nghệ thuật. Dù sử dụng thuật ngữ nào, cách diễn tả nào, thì bản chất của vấn đề vẫn là: Ba nhân tố này ngang bằng nhau về vai trò trong việc tạo dựng nên đời sống nghệ thuật của cộng đồng. Tác giả, khi sáng tạo một tác phẩm, trước hết là giải phóng nguồn năng lượng sáng tạo nội tại, thăng hoa những cảm xúc nghệ thuật trong tâm hồn, thể hiện những thông điệp và gửi gắm những tình cảm của mình bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Bên cạnh đó, những nhu cầu cuộc sống của tác giả tạo sự thúc bách, tác động tới quá trình sáng tác, ghi dấu vào tác phẩm, khiến cho nó vừa là sản phẩm của sự sáng tạo, vừa là kết quả của những thúc bách đời thường. Nếu tác phẩm được công chúng đón nhận, thì công chúng là người đáp ứng cả những mơ ước bay bổng và những nhu cầu thực tại của tác giả. Họ là người chia sẻ cảm xúc và tư tưởng với tác giả, nuôi dưỡng tâm hồn tác giả; sự yêu mến, ủng hộ của công chúng làm nên danh tiếng cho tác giả; không những thế, công chúng còn là người tạo thu nhập để nuôi sống tác giả. Nghĩa là, được công chúng ủng hộ thì tác giả đạt được tất cả. Ngược lại, công chúng chờ đợi ở tác giả những món ăn tinh thần đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu những món ăn - tác phẩm nghệ thuật - có giá trị, có chất lượng, thì sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc của họ, truyền thụ cho họ những tri thức mới mẻ, nâng tầm hiểu biết nghệ thuật của họ, làm giàu năng lực thẩm mỹ và điều chỉnh thị hiếu nghệ thuật của họ. Mối quan hệ ràng buộc và tương hỗ chặt chẽ này khiến cho Tác giả - Tác phẩm - Công chúng trở thành bộ ba gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo; công chúng là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Nhưng, bởi công chúng rất khác biệt theo các nhóm xã hội, nên không thể có một công chúng chung chung, hư ảo, mà sẽ là những nhóm công chúng có những đặc điểm nhân khẩu xã hội khác nhau, có sở thích và thị hiếu khác nhau, có năng lực tiếp nhận nghệ thuật khác nhau. Những nhóm công chúng đó có sự yêu thích đối với những dạng tác giả và những thể loại tác phẩm khác nhau. Đồng thời, mỗi tác giả cũng có những công chúng “ruột”, những fan hâm mộ của mình, những người luôn chờ đợi các tác phẩm của họ. Tác giả sẽ sáng tạo các tác phẩm dành cho công chúng của mình. Bởi vậy có thể nói, tác giả nào thì tác phẩm ấy và công chúng ấy. Ngược lại, công chúng nào thì tác phẩm ấy và tác giả ấy. Không thể có một tác giả (cũng như một tác phẩm) Số 32 (Tháng 6 - 2020)60 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vừa lòng tất cả mọi nhóm công chúng, được tất cả công chúng ưa thích và đánh giá cao. Bởi thế, tác giả sẽ sáng tác các tác phẩm dành cho đối tượng công chúng của mình - những người yêu thích và ủng hộ anh ta, sẵn sàng chi tiền để thưởng thức các tác phẩm của anh ta, chứ không thể sáng tác phục vụ mọi đối tượng công chúng được. Mỗi tác giả sẽ đều có công chúng mục tiêu mà mình nhắm tới. Ở chiều ngược lại, tác giả sẽ lắng nghe công chúng của mình, điều chỉnh các tác phẩm của mình cho phù hợp với họ, thậm chí điều chỉnh cả phong cách nghệ thuật của mình để công chúng “ruột” hài lòng hơn. Hiện tượng này được gọi là “chiều công chúng” hoặc “chiều theo thị hiếu công chúng”. Công chúng có tác động mạnh mẽ, đôi khi là quyết định tới sức sáng tạo, xu hướng sáng tạo, phong cách sáng tạo của tác giả. Nhưng không phải tất cả mọi nhóm công chúng đều có tác động như nhau, mà chỉ nhóm công chúng nào chịu chi tiền để thưởng thức tác phẩm thì mới có được sức mạnh chi phối đó. Còn những nhóm công chúng (dù yêu thích tác giả và tác phẩm) nhưng chỉ ngồi nhà thưởng thức miễn phí qua truyền hình, qua mạng internet, thì không có được vai trò quyết định đó. Như vậy, bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì sẽ có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. 3. Công chúng - khách hàng của thị trường nghệ thuật Với vai trò như trên, công chúng được coi là khách hàng của thị trường nghệ thuật. Điều này được thấy rõ trong nền kinh tế thị trường, bởi lẽ quan hệ tác giả - công chúng lúc này không còn thuần túy là quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả nữa, mà còn là mối quan hệ giữa người cung cấp sản phẩm và người tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là thượng đế, vì thị trường ngày nay thiếu người mua chứ không thiếu hàng hóa. Người sản xuất cần khách hàng, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng nhằm tiêu thụ được hàng hóa của mình. Các doanh nghiệp xác định khách hàng là nguồn vốn - một nguồn vốn ảo về hình thái tồn tại, nhưng lại mang tới những khoản doanh thu và lợi nhuận hoàn toàn thật. Doanh nghiệp đặt cho mình mục tiêu “đến với khách hàng”, “tạo ra khách hàng”, nên luôn cố gắng làm vừa lòng khách hàng, chiều theo ý thích của khách hàng, cung cấp những sản phẩm mà khách hàng muốn mua. Mối quan hệ này giữa người cung cấp sản phẩm và người tiêu thụ sản phẩm của kinh tế thị trường cũng hiển hiện trong mối quan hệ giữa tác giả và công chúng. Ngày nay, nghệ thuật đã tham gia vào thị trường, các tác phẩm nghệ thuật đã được coi là hàng hóa tinh thần, được trao đổi theo các quy luật của thị trường, mà một trong số đó là quy luật cung - cầu. Công chúng ngày nay chính là khách hàng tiêu thụ các hàng hóa - tác phẩm nghệ thuật, bởi vì trước khi thưởng thức các tác phẩm ấy với tư cách công chúng thì họ đã chi tiền mua chúng (sách báo, băng đĩa) hoặc mua vé (xem biểu diễn) theo cách mua một hàng hóa. Một điều đã trở thành phổ biến là tâm trạng thấp thỏm của các diễn viên trước khi sân khấu mở màn, là sự hồi hộp chờ thông tin từ phòng vé. Niềm hưng phấn và hạnh phúc của diễn viên trên sân khấu là khi được thấy khán phòng đông chật khán giả. Cảm xúc ấy không chỉ thuần túy mang tính tinh thần mà còn chứa đựng cả nỗi lo cơm áo gạo tiền thường nhật. Đó chính là cảm xúc của người cung cấp sản phẩm khi chờ đợi người tiêu thụ sản phẩm của mình. Người tiêu thụ sản phẩm càng hiếm, sự phụ thuộc của người cung cấp sản phẩm đối với họ càng cao, họ càng được chăm sóc, chiều chuộng. Trong sự đa dạng hóa ngày càng tăng của các sản phẩm nghệ thuật, nhất là các sản phẩm ngoại nhập; với sự cạnh tranh ngày càng khốc 61Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA liệt của các phương tiện và hình thức giải trí hiện đại, thị trường nghệ thuật Việt Nam, nhất là các bộ môn nghệ thuật truyền thống, có xu hướng bị thu hẹp thị phần, giảm sức thu hút đối với công chúng. Trong nỗ lực tìm đến công chúng, nhiều tác giả và công ty biểu diễn nghệ thuật xác định công chúng là khách hàng và hướng tới họ bằng cách cung cấp những sản phẩm mà họ ưa thích, chờ đợi. Thậm chí, đã xuất hiện xu hướng đề cao công chúng không chỉ ở khía cạnh là khách hàng tiêu thụ tác phẩm nghệ thuật, mà còn coi họ như là tiêu chí đánh giá chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Những tác phẩm có lực lượng công chúng đông đảo thì được xem là tác phẩm có chất lượng. Nổi lên những hiện tượng “phim ăn khách”, “sách bán chạy” tốn không ít giấy mực của giới truyền thông. Thậm chí, xuất hiện cả những cuộc thi, mà trong hệ thống giải có những giải do khán giả bình chọn. Công chúng được nâng tầm từ vị trí người thưởng thức nghệ thuật lên thành người thẩm định nghệ thuật. Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật là hàng hóa đặc biệt, vì bên cạnh giá trị được đo bằng sức lao động của người sản xuất (tác giả) giống như mọi hàng hóa vật chất khác, thì loại hàng hóa tinh thần này còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật được chắt chiu từ tâm hồn của tác giả, được thăng hoa từ cảm xúc của tác giả, được phát tiết từ đam mê của tác giả, được tạo hình hài từ tài năng của tác giả. Cái cốt lõi, cái hồn cốt, điều kiện sống còn của tác phẩm được tạo nên chính từ những giá trị nghệ thuật ấy, chứ không phải từ cái khoảng thời gian lao động 1 ngày hay 2 ngày. Thế nên, nếu như với hàng hóa vật chất thông thường, chỉ cần người mua có tiền và muốn sở hữu, là họ có thể trở thành khách hàng, thì với tác phẩm nghệ thuật, người thưởng thức cần có một trình độ thẩm mỹ nhất định mới có thể cảm thụ được. Người tiêu dùng tác phẩm mà không có khả năng cảm thụ các giá trị nghệ thuật, thì sẽ chỉ thuần túy là khách hàng mà không thể là người thưởng thức, không thể là công chúng đúng nghĩa. Nghĩa là, công chúng chỉ là khách hàng ở khía cạnh tiêu dùng vật chất (là người chi tiền mua tác phẩm nghệ thuật), còn ở khía cạnh tinh thần, công chúng cần phải có một năng lực thẩm mỹ nhất định để thưởng thức tác phẩm, và cũng cần có những xúc cảm thẩm mỹ để hiểu được những điều tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Nói khác đi, muốn trở thành công chúng đúng nghĩa, thì cần phải học cách cảm thụ nghệ thuật. Vậy nên, coi công chúng là khách hàng của thị trường nghệ thuật là một cách so sánh phiến diện, thiên về khía cạnh tiêu dùng vật chất đối với tác phẩm. Nếu muốn coi công chúng là khách hàng của nghệ thuật thì đó phải là những khách hàng đặc biệt - tương xứng với loại hàng hóa đặc biệt mà họ thưởng thức, nâng họ lên thành người thẩm định giá trị nghệ thuật của tác phẩm thì lại càng sai lầm. 4. Nhận diện công chúng nghệ thuật Việt Nam hiện nay Ở phần này, công chúng được hiểu theo nghĩa hẹp, là những người có chi tiền để thưởng thức nghệ thuật. Họ bỏ tiền mua vé đi xem phim ở rạp, xem ca nhạc/vở diễn ở nhà hát; hoặc bỏ tiền mua truyện về đọc, mua đĩa về xem Theo nghĩa đó, công chúng Việt Nam hiện nay phần đông là giới trẻ, với độ tuổi từ 30 trở xuống. Cuộc khảo sát về công chúng nghệ thuật của chúng tôi tiến hành năm 2016 với 3 nhóm khách thể là khán giả điện ảnh, khán giả sân khấu và độc giả xuất bản phẩm, cho kết quả như sau: Trong tổng số 1.639 người trả lời phiếu hỏi, với khán giả điện ảnh: độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống chiếm 73,8% (trong số 593 người trả lời); với khán giả sân khấu: số này chiếm 57,7% (trong số 490 người trả lời; với độc giả xuất bản phẩm: 66,1% (trong số 556 người trả lời). Số 32 (Tháng 6 - 2020)62 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tương tự, một công bố của trang mạng Q&Me, một trang chuyên về nghiên cứu thị trường, cho biết “Nhóm những người từ 20 - 29 tuổi thường xem phim tại rạp nhiều nhất trong các nhóm tuổi” [11]. Trong lĩnh vực ca nhạc, nhà tổ chức biểu diễn (bầu show) Hoàng Tiến cũng xác nhận khán giả trẻ là lực lượng chính mua vé xem ca nhạc hiện nay [8]. Nghĩa là, bộ phận công chúng có chi tiền để thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay đa phần là giới trẻ. Về học vấn, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy: Trong tổng số 1.639 người trả lời phiếu hỏi, với khán giả điện ảnh, trình độ học vấn THPT và đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 33,5% và 34,3%; với khán giả sân khấu, con số tương ứng là 23,4% và 35,3%; còn với độc giả xuất bản phẩm là 19,3% và 42,4%. Nghĩa là, hầu hết công chúng chi tiền để thưởng thức nghệ thuật là những người có trình độ hết THPT hoặc hết đại học. Về nghề nghiệp, cũng cuộc nghiên cứu trên cho thấy, phần lớn công chúng là viên chức nhà nước và học sinh sinh viên chưa đi làm. Cụ thể, trong số những người chi tiền đi xem phim, có 22,7% là viên chức nhà nước và 35,9% chưa đi làm; khán giả sân khấu có tương ứng là 29,6% và 25,9%; còn các độc giả có tỷ lệ tương ứng là 28,1% và 24,9%. Về mức sống, cuộc nghiên cứu trên của chúng tôi cũng cho kết quả: Hầu hết công chúng tự đánh giá hoàn cảnh kinh tế của mình ở mức trung bình. Cụ thể, có tới 72,8% công chúng điện ảnh, 64,3% công chúng sân khấu và 71,8 độc giả trả lời rằng họ có mức sống trung bình. Điều này cũng có thể lý giải được, bởi lẽ họ đều còn trẻ, nhiều người làm việc ở các cơ quan nhà nước với mức lương thấp, nhiều người khác còn chưa đi làm. Như vậy, công chúng Việt Nam có chi tiền để thưởng thức nghệ thuật hiện nay đa phần là giới trẻ, trình độ học vấn hết THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Như đã phân tích ở trên, bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì sẽ có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Ở Việt Nam hiện nay, bộ phận công chúng có khả năng chi phối sự phát triển của nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức nhà nước hoặc chưa đi làm, và có mức sống trung bình. Để phân biệt với tổng thể công chúng nói chung, chúng tôi gọi họ là “nhóm công chúng chi phối”. Đây là nhóm công chúng quan trọng, đóng vai trò quyết định sự phát triển, thậm chí cả sự tồn vong của nền nghệ thuật nước nhà. Họ chi phối nghệ thuật bằng tình yêu của mình, sự ủng hộ, sự cuồng nhiệt với những tác phẩm và xu hướng mà họ yêu thích. Họ cũng chi phối bằng sự thờ ơ, bỏ qua, hoặc chê bai, chỉ trích những tác phẩm và xu hướng nghệ thuật mà họ không ưa. Mà sự yêu thích hay thờ ơ của họ đối với nghệ thuật được quyết định bởi năng lực cảm thụ nghệ thuật của họ. 5. Năng lực cảm thụ nghệ thuật của nhóm công chúng chi phối tại Việt Nam hiện nay Một hiện tượng quen thuộc trong đời sống nghệ thuật những năm gần đây: Có những bộ phim/vở diễn ra rạp cháy vé, người người đổ xô đi xem, xuất hiện những bài bình luận, tán dương, xếp hạng Trong khi đó, các nhà chuyên môn thì buồn bã. Chẳng hạn, nghệ sĩ Lê Bình, tác giả của nhiều kịch bản, tiểu phẩm kịch nói, cho biết: “Khoảng 2 năm gần đây tôi không đưa được tác phẩm cho sân khấu nào. Các nơi cứ bảo tôi: “Anh viết đi, viết vui, nhí nhố lên cho em!”. Thiệt, tôi không thể nào làm được. Tiền thì ai cũng cần nhưng bảo viết thế tôi không viết được. Bây giờ muốn viết, tôi cứ viết những cái mà tôi quan tâm, trăn trở rồi... để đó. Hy vọng, một ngày sẽ có những sân khấu chấp nhận làm tác phẩm của mình một cách đàng hoàng” [12]. 63Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Tương tự, ông Trần Trọng Dần, Giám đốc Hãng phim CoCo Paris cho rằng, phần đông khán giả đi xem phim là những người trẻ, họ không có nhu cầu tiếp nhận bài học gì sâu xa. Diễn viên - nhà sản xuất Mai Thu Huyền (Công ty Tincom Media) cũng đồng tình: “Đa số khán giả vào rạp không cần những phim có tính giáo dục nặng nề, bài học sâu sắc mà chủ yếu muốn xem phim giải trí nhẹ nhàng, hài hước. Họ xem thấy đã mắt, nghe đã tai và cười đã miệng là đủ rồi!” [7]. Đạo diễn Charlie Nguyễn nhiều lần than rằng, ở Việt Nam, cứ làm phim theo dòng hài hước, lãng mạn, ngôn tình thanh xuân là có doanh thu. Giới trẻ là đối tượng chính của rạp phim và họ chỉ cần những bộ phim đơn giản, hài hước để giải trí, thế là đủ. Rất nhiều bộ phim giàu tính nghệ thuật lại bị chê bai vì khán giả không hiểu ngôn ngữ nghệ thuật, ý đồ, thông điệp của đạo diễn. Bà Ngô Ngọc Ngũ Long, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Tp. HCM, thì nhận xét thẳng thắn hơn: “Sở thích của khán giả hiện nay nghiêng hẳn về phim hài, càng nhảm họ càng thích. Họ đến rạp theo các nhóm bạn bè, ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố truyền miệng và sự nổi tiếng của diễn viên”, và “Đến chuyện tế nhị như hôi nách mà cũng mang lên chọc cười thì không còn gì để nói. Chọc cười thô thiển như vậy mà khán giả vẫn cười rần rần mới sợ chứ!”. Hoặc, theo nhận định của báo Văn học Sài Gòn online: “Ai cũng có thể ngắm một bức tranh, nghe một ca khúc, xem một bộ phim và bảo rằng mình thích hay không thích. Nhưng để giải thích một cách thuyết phục tác phẩm đó hay - dở chỗ nào, ý đồ nghệ thuật là gì, vì sao nó là kiệt tác thì hơn 90% công chúng Việt hoặc sẽ lúng túng, hoặc nhận xét cảm tính, hoặc lặp lại y chang những gì các nhà phê bình định hướng, mà không có nhận định riêng” [4]. Như vậy, có thể thấy rằng, công chúng chi phối nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay chưa đủ năng lực để cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật. Một