Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ

1. Mở đầu Theo thống kê, ở Việt Nam có 6.1 triệu người khuyết tật [5], trong đó, khuyết tật trí tuệ (KTTT) chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trẻ khuyết tật trí tuệ là một trong năm dạng trẻ khuyết tật. Đặc điểm nổi bật ở trẻ KTTT là bị hạn chế đáng kể về trí tuệ và hành vi thích ứng. Điều này làm cho cá nhân có khuyết tật trí tuệ khó khăn trong việc hoàn thành các công việc trí óc; các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi và khả năng thích nghi xã hội. Vì vậy trẻ khuyết tật trí tuệ cần được phát hiện, can thiệp sớm và giúp đỡ từ các nhà tâm lí và giáo dục. Việc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường cũng rất công phu, với những đứa trẻ khuyết tật trí tuệ đòi hỏi sự công phu tăng gấp nhiều lần. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu đặc thù của trẻ đòi hỏi cha mẹ của các em phải có những hiểu biết cơ bản về KTTT; những hiểu biết này sẽ giúp phụ huynh kiên trì đồng hành với con trên suốt chặng đường dài, nhiều khó khăn của hành trình hội nhập vào cuộc sống xã hội. Hiện nay ở thành phố Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm tỉ lệ không nhỏ: Cuối năm 2009, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tiến hành điều tra số liệu trẻ em khuyết tật trên địa bàn 29 quận, kết quả khảo sát năm 2009, Hà Nội hiện có 8978 trẻ em khuyết tật, trong đó trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm 2443 em (27,21%) [4]. Thành phố Hà Nội là thành phố có sự phát triển mạnh mẽ, trình độ văn hóa dân cư ở mức khá cao; tuy nhiên vẫn tồn tại những bậc cha mẹ có nhận thức chưa đầy đủ và khoa học về đặc điểm tâm lí của con của mình; điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Chúng tôi đã thực hiện khả sát 31 người cha hoặc mẹ có con khuyết tật trí tuệ ở 3 trung tâm: Trung tâm Ánh Sao; Trung tâm Sen Hồng; Trung tâm Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích tổng quan những kết quả thu được.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0136 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 268-274 This paper is available online at NHẬN THỨC CỦA CHAMẸ VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi Khoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ, tổng quan những nhân tố tác động tới thực trạng nhận thức này trên nhóm mẫu chọn; tổng hợp những kì vọng của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của bản thân về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ; một số khuyến nghị cũng được xem xét và bàn luận. Từ khóa: Cha mẹ, khuyết tật trí tuệ, nhận thức, nhân tố ảnh hưởng. 1. Mở đầu Theo thống kê, ở Việt Nam có 6.1 triệu người khuyết tật [5], trong đó, khuyết tật trí tuệ (KTTT) chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trẻ khuyết tật trí tuệ là một trong năm dạng trẻ khuyết tật. Đặc điểm nổi bật ở trẻ KTTT là bị hạn chế đáng kể về trí tuệ và hành vi thích ứng. Điều này làm cho cá nhân có khuyết tật trí tuệ khó khăn trong việc hoàn thành các công việc trí óc; các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi và khả năng thích nghi xã hội. Vì vậy trẻ khuyết tật trí tuệ cần được phát hiện, can thiệp sớm và giúp đỡ từ các nhà tâm lí và giáo dục. Việc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường cũng rất công phu, với những đứa trẻ khuyết tật trí tuệ đòi hỏi sự công phu tăng gấp nhiều lần. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu đặc thù của trẻ đòi hỏi cha mẹ của các em phải có những hiểu biết cơ bản về KTTT; những hiểu biết này sẽ giúp phụ huynh kiên trì đồng hành với con trên suốt chặng đường dài, nhiều khó khăn của hành trình hội nhập vào cuộc sống xã hội. Hiện nay ở thành phố Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm tỉ lệ không nhỏ: Cuối năm 2009, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tiến hành điều tra số liệu trẻ em khuyết tật trên địa bàn 29 quận, kết quả khảo sát năm 2009, Hà Nội hiện có 8978 trẻ em khuyết tật, trong đó trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm 2443 em (27,21%) [4]. Thành phố Hà Nội là thành phố có sự phát triển mạnh mẽ, trình độ văn hóa dân cư ở mức khá cao; tuy nhiên vẫn tồn tại những bậc cha mẹ có nhận thức chưa đầy đủ và khoa học về đặc điểm tâm lí của con của mình; điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 15/8/2015 Liên hệ: Trần Thị Lệ Thu, e-mail: thule1509@gmail.com 268 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ Chúng tôi đã thực hiện khả sát 31 người cha hoặc mẹ có con khuyết tật trí tuệ ở 3 trung tâm: Trung tâm Ánh Sao; Trung tâm Sen Hồng; Trung tâm Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích tổng quan những kết quả thu được. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm bản chất của KTTT Để tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm tâm lí nói chung của trẻ khuyết tật trí tuệ, chúng tôi đã khảo sát hiểu biết của cha mẹ về khái niệm KTTT, phân loại KTTT, các mức độ KTTT, các khó khăn về thể chất và tinh thần đi kèm KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về khái niệm trẻ KTTT: Kết quả khảo sát hiểu biết của cha mẹ về khái niệm của trẻ KTTT cho thấy, trong 31 khách thể, có 14 khách thể trả lời đúng khái niệm KTTT - chiếm 45,1 %; 15 khách thể trả lời sai khái niệm KTTT- chiếm 48,4%; có 2 khách thể không trả lời (để trống)- chiếm 6,5%. Như vậy, đa số cha mẹ chưa nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT: Kết quả khảo sát của cha mẹ về nguyên nhân KTTT được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT Nguyên nhân Số lượng khách thể lựa chọn Tỉ lệ Không được cha mẹ giáo dục đúng cách 6 19,4% Di truyền 9 29% Môi trường, điều kiện sống 12 38,7% Yếu tố ngoại sinh 15 48,4% Tổn thương trong khi sinh 17 54,8% Chưa tìm ra nguyên nhân 17 54,8% Nguyên nhân khác 2 6,5% Những nguyên nhân được chọn nhiều nhất là tổn thương trong khi sinh - chiếm 54,8%; chưa tìm ra nguyên nhân - chiếm 54,8%; yếu tố ngoại sinh 48,4%; môi trường, điều kiện sống 38,7%; di truyền chiếm 29%; không được cha mẹ giáo dục đúng cách 19,4%, nguyên nhân khác 6,5%. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực KTTT trên thế giới đã nghiên cứu và công bố số liệu cũng như tỉ lệ về nguyên nhân KTTT như sau: nhóm trẻ KTTT mức nặng và rất nặng có tỉ lệ nguyên nhân do di truyền là 40%, trước khi sinh 10%, sau khi sinh 1%, trong khi sinh 5-10%, không rõ nguyên nhân là 40%; nhóm trẻ KTTT trung bình và nhẹ có tỉ lệ nguyên nhân do di truyền là 20%, trước khi sinh là 20%, sau khi sinh là 3%, trong khi sinh là 7%, không rõ nguyên nhân là 50% [4;27]. Kết quả điều tra cho thấy có 6 khách thể (19,4%) chưa hiểu đúng về nguyên nhân (họ cho KTTT là do không được cha mẹ giáo dục đúng cách). Nhìn chung vẫn còn nhiều cha mẹ chưa hiểu đầy đủ về nguyên nhân KTTT, có tới 19,4% cha mẹ hiểu sai về nguyên nhân của KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về những khó khăn thể chất và tinh thần có thể đi kèm KTTT: Kết quả khảo sát về những khó khăn thể chất và tinh thần đi kèm KTTT được tổng hợp trong Biểu đồ 1. Trong 31 khách thể thì có 25 khách thể (80,6% - chiếm tỉ lệ lớn nhất) cho rằng những rối nhiễu/ khó khăn đi kèm KTTT là AD/HD, sau đó là tự kỉ - 61,3%, bại não - 48,4% và hội chứng 269 Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi Biểu đồ 1. Hiểu biết của cha mẹ về những khó khăn thể chất và tinh thần có thể đi kèm KTTT Down - 48,4%. Như vậy cha mẹ trẻ cũng đã nhận thức được về những khó khăn thể chất và tinh thần có thể đi kèm KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về mức độ KTTT: Kết quả khảo sát về hiểu biết của cha mẹ về các mức độ KTTT cho thấy được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Hiểu biết của cha mẹ về mức độ KTTT Số lượng mức độ Số lượng khách thể lựa chọn Tỉ lệ 4: mức độ (rất nặng, nặng, trung bình và nhẹ) 17 54,8% 3: mức độ (nặng, trung bình và nhẹ) 5 16,1% 2: mức độ (trung bình và nhẹ) 2 6,5% 1: mức độ (nặng hoặc trung bình hoặc nhẹ) 4 12,9% Không biết 3 9,7% Có 4 mức độ KTTT đó là mức độ rất nặng, nặng, trung bình và nhẹ. Qua bảng trên, số khách thể có câu trả lời đúng chiếm 54,8%, trả lời chưa chính xác chiếm 35,5% và không biết chiếm 9,7%. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phân loại KTTT của DSM-IV. Có hơn một nửa/ tổng số khách thể trả lời đúng về các mức độ, nhưng khi hỏi sâu về chỉ số trí tuệ (IQ) ở các mức độ thì chỉ có 10 khách thể trả lời đúng - chiếm 32,3%, có 7 khách thể trả lời chưa chính xác chiếm 22,6%, và có 14 khách thể không trả lời (không biết) chiếm 45,2%. Qua kết quả khảo sát, cho thấy phần lớn cha mẹ chưa hiểu đúng về các mức độ KTTT. 2.2. Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT ở các mức độ khác nhau Kết quả khảo sát được tổng hợp ở Bảng 3. Có 3,2% chọn đúng đặc điểm tâm lí trẻ KTTT ở mức độ rất nặng - chiếm tỉ lệ thấp, ở các mức độ khác không có cha mẹ nào lựa chọn hết các đặc điểm. Phần lớn, cha mẹ chọn thiếu một hoặc nhiều ý ở các mức độ KTTT của trẻ: ở mức rất nặng chiếm 74,2%, mức nặng chiếm 77,4%, mức trung bình 74,2%, mức nhẹ chiếm 67,7%. 270 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ Đáng chú ý là ở mỗi mức độ có nhiều cha mẹ bỏ qua không trả lời: ở mức rất nặng chiếm 22,6%, mức nặng chiếm 22,6%, mức trung bình chiếm 25,8%, mức nhẹ chiếm 32,3%. Bảng 3. Hiểu biết của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT ở các mức độ khác nhau Đầy đủ các ý Thiếu một hoặc nhiều ý Không biết (để trống) Rất nặng 3,2% 74,2% 22,6% Nặng 0 77,4% 22,6% Trung bình 0 74.2% 25,8% Nhẹ 0 67.7% 32,3% Sự hiểu biết của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ ở các mức độ KTTT còn chưa đầy đủ, sự lựa chọn đúng ở mức độ rất thấp, phần lớn là thiếu một hoặc nhiều ý, còn có những cha mẹ không biết (để trống). Để tìm hiểu thêm về nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, chúng tôi đã phỏng vấn xem phụ huynh cảm thấy con có những biểu hiện khác so với các trẻ bình thường khác từ khi nào. Kết quả cho thấy: phần lớn cha mẹ cảm nhận được sự khó khăn của con họ rất sớm, trước 3 tuổi chiếm tỉ lệ lớn, điều này thể hiện một phần sự nhạy của người làm cha làm mẹ. Trong phỏng vấn, chị L - giáo viên ở Trung tâm Sen Hồng cho biết: “Có một số phụ huynh hiểu rõ con mình, tuy nhiên phần lớn phụ huynh vẫn đặt nhiều kì vọng vào con, mong là sau khi được can thiệp trong vài tháng, vài năm con mình có thể “bình thường”. phụ huynh chưa chấp nhận, điều này nhiều khi khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trở nên căng thẳng, đôi bên đều phải chịu áp lực. có cha mẹ ngược lại, không quan tâm đến con, đưa con đến chỉ để có người trông, sự không quan tâm đó dẫn đến việc cha mẹ chưa kết hợp với cơ sở can thiệp để hỗ trợ thêm cho trẻ ở nhà, điều này khiến cho đứa trẻ gặp khó khăn vì không có sự đồng bộ trong phương pháp và nội dung hỗ trợ”. Chị H, giáo viên trung tâm Giáo dục Đặc biệt cho biết: “Nhận thức của cha mẹ chưa được tốt, chưa đúng đắn. Các bậc cha mẹ đưa con đến trung tâm khá muộn, đa số không hiểu biết đặc điểm tâm lí con như thế nào”. Chị M, mẹ một trẻ KTTT ở trung tâm Ánh Sao nói: “Chị không nhớ cụ thể thế nào, nhưng khi chị đọc phiếu em phát thì chị biết”. Khi hỏi về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT chị thường xuyên nhìn phiếu hỏi để trả lời. Chị A đã nhận thức được đặc điểm tâm lí trẻ KTTT nhưng chưa đầy đủ, chị trả lời trong phiếu trưng cầu ý kiến gần hết các ý đúng. Qua bảng trên, có thể thấy có khá nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về những kiến thức về trẻ KTTT. Tuy nhiên, về những kiến thức về đặc điểm tâm lí về trẻ KTTT của cha mẹ chưa đầy đủ, phần lớn chưa tìm hiểu sâu và cụ thể những vấn đề đó. 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT: những nhân tố có tần suất thường xuyên ảnh hưởng đó là: (1) Không có nhiều thời gian dành cho con (35,5%); (2) Chưa biết cách giáo dục con phù hợp (22,6%); (3) Chưa hiểu tâm lí của con (19,3%); (4) Chưa biết cách giao tiếp với con (16,1%); (5) Cảm thấy e ngại, xấu hổ khi có con KTTT (9,6%); (6) Bản thân chưa nỗ lực học hỏi và tìm hiểu các kiến thức về đặc điểm tâm lí cũng như cách chăm sóc (9,6%); (7) Sợ cộng đồng có những bình luận tiêu cực (6,5%); (8) Chưa chấp nhận tình trạng KTTT của con (6,5%). Tần suất thỉnh thoảng ảnh hưởng ở mức cao: Chưa 271 Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi biết cách giao tiếp với con (51,6%); Chưa biết cách giáo dục con phù hợp (58,1%); Chưa hiểu tâm lí của con (67,7%); Bản thân chưa nỗ lực học hỏi và tìm hiểu các kiến thức về đặc điểm tâm lí cũng như cách chăm sóc (58,1%). Tần suất không bao giờ ảnh hưởng ở mức cao: Cảm thấy e ngại, xấu hổ khi có con KTTT (61,4%); Sợ cộng đồng có những bình luận tiêu cực (54,8%); Chưa chấp nhận tình trạng KTTT của con (61,2%). Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT: Không nhận được các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, xã hội chiếm 74,2%; Các phương tiện truyền thông: tivi, báo, đài,. . . còn ít đề cập đến trẻ KTTT chiếm 45,2; Sách/tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT cho phụ huynh còn hạn chế chiếm 35,5%; Không có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ trung tâm/cơ sở can thiệp chiếm 32,3%; Kinh tế gia đình không đáp ứng được các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ chiếm 19,3%; Không có sự giúp đỡ, chia sẻ từ những người thân trong gia đình chiếm 13%; Công việc không ổn định chiếm 13%. Tần suất thỉnh thoảng ảnh hưởng ở mức cao: Không có sự giúp đỡ, chia sẻ từ những người thân trong gia đình chiếm 54,8%; Công việc không ổn định chiếm 51,6%; Kinh tế gia đình không đáp ứng được các dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ chiếm 61,4%; Sách/tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT cho phụ huynh còn hạn chế chiếm 54,9%. Tần suất không bảo giờ ảnh hưởng ở mức cao: Không gian sống ô nhiễm, không an toàn chiếm 54,8%. Chị M ở Trung tâm Ánh Sao cho biết: “Chị đi làm cả ngày nên chị ít thời gian cho cháu, phần lớn thời gian có bà nội chăm sóc cháu, hai là thông tin về trẻ KTTT còn ít quá, chị có tìm trên internet với sách, báo nhưng vẫn còn ít lắm, với lại sử dụng nhiều từ chuyên môn nên khi đọc cũng hơi khó hiểu”. Chị H, giáo viên ở Trung tâm Sen Hồng cho biết: “Có nhiều nguyên nhân: thiếu thông tin, các thông tin quá nhiễu, cha mẹ có ít kiến thức về tâm lí, về sự phát triển, việc cha mẹ chấp nhận hoặc chưa chấp nhận con cũng có tác động...”. Chị Th, giáo viên Trung tâm Giáo dục Đặc biệt chia sẻ: “Môi trường học tập, nhà trường,... sự kết hợp nhà trường, gia đình, sự nhìn nhận của cha mẹ, môi trường sống, xã hội có cách nhìn kì thị, không thiện cảm có thể khiến cha mẹ có cảm giác tự ti,. . . ” Qua kết quả khảo sát, có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT chiếm tỉ lệ và tần suất cao là: Không có nhiều thời gian dành cho con; Chưa biết cách giáo dục con phù hợp; Chưa hiểu tâm lí của con; Chưa biết cách giao tiếp với con; Không nhận được các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, xã hội; Các phương tiện truyền thông: tivi, báo, đài,. . . còn ít đề cập đến trẻ KTTT; Sách/tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT cho phụ huynh còn hạn chế; Không có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ trung tâm/cơ sở can thiệp. 2.4. Mong muốn và kì vọng của cha mẹ trẻ KTTT trong việc nâng cao nhận thức của bản thân về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mong muốn của 31 khách thể đối với: người thân trong gia đình, trung tâm, xã hội, nhà nước và truyền thông, báo chí. Kết quả thu được như sau: Với các thành viên trong gia đình: hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ (48,6%); quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ nhiều hơn (67,7%); giúp đỡ, chia sẻ với cha mẹ trong công việc chăm sóc và giáo dục trẻ (80,6%). Với trung tâm giáo dục và can thiệp sớm: nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ (80,6%); nâng cao cơ sở vật chất - 54,8%; các giáo viên quan tâm và yêu thương trẻ nhiều hơn (71%); lập các câu lạc bộ cha mẹ ở trung tâm nhằm giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn - 74,2%; giáo viên có thái độ cởi mở, nhiệt tình, phù hợp tốt với cha mẹ hơn 272 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ (45,2%); giáo viên của trung tâm có trình độ cao hơn (38,7%); có các chuyên gia tư vấn những băn khoăn, vướng mắc hay khó khăn của cha mẹ (64,5%). Với xã hội, các tổ chức đoàn thể: quan tâm và hỗ trợ đến trẻ KTTT nhiều hơn (83,9%); quan tâm và hỗ trợ các trung tâm can thiệp (64,5%); có cách nhìn về trẻ KTTT một cách tích cực (83,9%). Với nhà nước: có các chính sách hỗ trợ cho trẻ KTTTchiếm 83,9%; mở thêm nhiều trường can thiệp chính quy và chất lượng chiếm 93,5%. Với truyền thông, báo chí: có thêm nhiều cuốn sách hay bài viết hay, cung cấp những thông tin cần thiết về trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm 83,9%; đưa những thông tin trên tivi, báo, đài để mọi người có thể giúp đỡ và hiểu nhiều hơn trẻ KTTT chiếm 83,9%. Chị M chia sẻ: “Chị muốn các thành viên trong gia đình hiểu cháu hơn, yêu thương cháu nhiều hơn nữa. Về phía trung tâm thì chị mong trung tâm quan tâm, giúp đỡ cháu tiến bộ hơn để cháu phát triển như những đứa trẻ khác. Chị cũng mong xã hội sẽ có nhiều chính sách, ưu đãi, sự giúp đỡ lớn hơn cho trẻ KTTT”. 3. Kết luận Kết quả khái quát cho thấy trong nhóm mẫu nghiên cứu, hơn một nửa cha mẹ không hiểu đúng về khái niệm KTTT. Hơn một nửa cha mẹ hiểu đúng về mức độ KTTT, nhưng phần lớn trả lời sai về chỉ số thông minh (IQ) của các mức độ KTTT. Sự hiểu biết của cha mẹ trẻ KTTT về các khó khăn tinh thần và thể chất đi kèm KTTT chưa đồng đều và đầy đủ. Phần lớn cha mẹ chưa hiểu một cách đầy đủ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT ở các mức độ KTTT khác nhau. Những nhân tố tác động đến nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT chủ yếu là: (1) Không có nhiều thời gian cho con; (2) Chưa biết cách giao tiếp, chăm sóc, giáo dục con; (3) Không nhận được các chính sách, hỗ trợ từ nhà nước, xã hội; (4) Sách, tài liệu trẻ KTTT còn hạn chế; (5) Truyền thông, báo chí còn ít đề cập đến trẻ KTTT. Để nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ KTTT về bản chất và đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: (1) Đối với cha mẹ trẻ KTTT: nên có sự hợp tác, phối hợp tốt với trung tâm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, cha mẹ cũng cần có sự kiên trì và có niềm tin - kết quả đạt được cũng cần có thời gian, không thể đạt ngay được. Cha mẹ nên tích cực tự tìm hiểu, tìm kiếm các thông tin, học hỏi ở các lớp về cách chăm sóc và giáo dục trẻ KTTT, các hội thảo, câu lạc bộ. (2) Đối với trung tâm giáo dục và can thiệp sớm: nên tổ chức các chương trình tọa đàm/ hội thảo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ hoặc có thể tố chức các buổi nói chuyện với cha mẹ vào cuối tuần. Cần đào tạo giáo viên những kiến thức và kỹ năng hợp tác làm việc với phụ huynh, để qua đó giáo viên chính là người tư vấn, chia sẻ và giúp phụ huynh mở rộng hiểu biết về đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT. (3) Đối với truyền thông, báo chí: nên có nhiều chương trình cung cấp những kiến thức, thông tin khoa học, chính xác và thực tế về trẻ KTTT để xã hội có cách nhìn tích cực hơn với trẻ KTTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Trâm Anh, 2014. Bàn về chương trình hỗ trợ tâm lí học đường trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay. Kỉ yếu hội thảo khoa học Quốc tế Tâm lí học đường lần thứ IV. Xây dựng và quản lí chất lượng chương trình đào tạo và cơ sở thực hành tâm lí học đường ở Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.35-43. [2] Trịnh Thanh Hương & Trần Văn Công, 2014. Nhận thức sai của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần về rối loạn phổ tự kỉ. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Sức khỏe 273 Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi tâm thần trong trường học”. Nxb Đại học TP. Hồ Chí Minh, tr.159-175. [3] Khúc Năng Toàn, 2012. Đánh giá trí tuệ (nhận thức) trong tâm lí trường học. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tâm lí học đường: lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển”. Nxb Đại học Sư phạm, tr.266-282. [4] Trần Thị Lệ Thu, 2011. Vai trò của chuyên gia tâm lí học trường học trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Giáo dục đặc biệt Việt Nam, Kinh nghiệm và triển vọng. Nxb Đại học Sư phạm, tr.247-251. [5] Trần Thị Lệ Thu, 2009. Đại cương Can thiệp sớm cho trẻ Khuyết tật trí tuệ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Tuấn Vĩnh, 2012. Hành vi xã hội của trẻ Down tại các cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành phố Huế. Kỉ yếu hội thảo khoa học Quốc tế Tâm lí học đường lần thứ 3. Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lí học đường. Nxb Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh tr.430- 436. ABSTRACT Parental awareness of intellectually disabled childrens’ psychological traits An analysis of parental awareness of the psychological traits of intellectual disability children will be presented in this article followed by a brief explaination. Parents’ expectation on how they might be made more aware of the psychological traits of intellectually disabled children has been summarized and recommendations are discussed Briefly. Keywords: Parent, Intellectual disability, Awareness, Influence component. 274