Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục trong trường phổ thông

Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 45 giáo viên ở các Trường Trung học cơ sở (THCS) Thành phố Thanh Hóa. Phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu nhận thức của giáo viên THCS về các hoạt động giáo dục (HĐGD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về HĐGD hoạt động của giáo viên THCS nhìn chung tương đối tốt. Trong đó kế hoạch triển khai các hoạt động theo năm học và việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là những nội dung được nhận thức tốt hơn các nội dung khác. Còn nhận thức về nội dung giáo dục qua môn học và qua tổ chức các hoạt động có phần thấp hơn. Trong đó, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục với nội dung và phương pháp dạy học của môn học, cũng như việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với học sinh và mang lại ý nghĩa giáo dục cao cho các em là những nội dung giáo viên hiểu còn ở mức thấp. Chưa có sự tương ứng giữa các mặt nhận thức, thái độ và hành động trong các HĐGD. Mức độ thực hiện những HĐGD thường thấp hơn so với những biểu hiện nhận thức và thái độ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 252-260 This paper is available online at NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Lê Minh Nguyệt Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 45 giáo viên ở các Trường Trung học cơ sở (THCS) Thành phố Thanh Hóa. Phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu nhận thức của giáo viên THCS về các hoạt động giáo dục (HĐGD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về HĐGD hoạt động của giáo viên THCS nhìn chung tương đối tốt. Trong đó kế hoạch triển khai các hoạt động theo năm học và việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là những nội dung được nhận thức tốt hơn các nội dung khác. Còn nhận thức về nội dung giáo dục qua môn học và qua tổ chức các hoạt động có phần thấp hơn. Trong đó, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục với nội dung và phương pháp dạy học của môn học, cũng như việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với học sinh và mang lại ý nghĩa giáo dục cao cho các em là những nội dung giáo viên hiểu còn ở mức thấp. Chưa có sự tương ứng giữa các mặt nhận thức, thái độ và hành động trong các HĐGD. Mức độ thực hiện những HĐGD thường thấp hơn so với những biểu hiện nhận thức và thái độ. Từ khóa: Hoạt động giáo dục, nhận thức của giáo viên Trung học cơ sở. 1. Mở đầu Hoạt động sư phạm của người giáo viên gồm hai hoạt động chính được tiến hành đồng thời: hoạt động dạy học và HHĐGD, trong đó HĐGD là hoạt động quan trọng hơn và khó hơn so với hoạt động dạy học [7]. Chính vì vậy ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX UNESCO [1966] đã xác định: Người giáo viên thế kỉ 21 cần là nhà giáo dục hơn chỉ là một chuyên gia dạy học, họ còn phải biết chẩn đoán, đánh giá và chăm sóc tinh thần, phát triển nhân cách học sinh. Trong các nghiên cứu [6,8] các HĐGD rất được đề cao. Mặt khác, các nghiên cứu [1,2,5,9] cho thấy ở nước ta HĐGD chưa được coi trọng như hoạt động dạy học. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh vẫn bị coi nhẹ (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 7.11.2013). Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com. 252 Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục... Sự nghiệp đổi mới giáo dục đang được thực hiện. Khâu đột phá của đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng là đội ngũ giáo viên [3]. Trong đó nâng cao phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục cho đội ngũ giáo viên hiện nay và đào tạo giáo viên trong tương lai là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm [9]. Theo [10], năng lực là sự huy động nhiều nguồn kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để xử lí một loại tình huống dạy học hay giáo dục. Như vậy, để có năng lực giáo dục, giáo viên phải biết phối hợp nhiều nguồn lực vào việc giải quyết hiệu quả các tình huống khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, đề cập tới hiểu biết của giáo viên THCS về HĐGD, điều kiện quan trọng để hình thành năng lực giáo dục của giáo viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu - Mục tiêu:Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức của giáo viên THCS về các HĐGD học sinh. Nội dung các hoạt động này được dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành: Xây dựng kế hoạch các HĐGD; Giáo dục qua môn học; Giáo dục qua các HĐGD; Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng; Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh [4]. - Khách thể nghiên cứu: Gồm 45 giáo viên, cán bộ quản lí của 3 trường THCS Quang Trung, THCS Điện Biên, THCS Trần Mai Ninh (Thành phố Thanh Hóa). - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn. Kết quả khảo sát được đánh giá theo thang 5 bậc, trong đó bậc 1 là thấp nhất, còn bậc 5 là cao nhất. 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về HĐGD ở Trường trung học cơ sở 2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Để xác định thực trạng nhận thức của giáo viên THCS về HĐGD ở trường phổ thông, chúng tôi dựa vào kết quả tự đánh giá của giáo viên về các nội dung HĐGD trong nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học. Kết quả được phân tích theo điểm trung bình và tỉ lệ % các mức độ và được thể hiện trong Bảng 1. Các kết quả khảo sát cho thấy nhận thức về HĐGD của giáo viên trung học cơ sở được nghiên cứu tương đối tốt. Biểu hiện ở ĐTB về mức độ nhận thức tương đối cao (3,46/5 điểm) và tỉ lệ % ở các mức 4 và 5 (mức khá và tốt) chiếm đa số (94,7%, trong đó mức 5 chiểm 51,2%). Đây là dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, để có kĩ năng và năng lực giáo dục học sinh, trước hết giáo viên phải có hiểu biết về các hoạt động đó như thế nào. 253 Lê Minh Nguyệt Phân tích sâu hơn cho thấy, các nội dung: xây dựng kế hoạch HĐGD, vận dụng các NT, phương pháp giáo dục, giáo viên có nhận thức cao hơn so với các nội dung khác. Trong khi đó, các nội dung HĐGD qua môn học và giáo dục qua các hoạt động tập thể, có nhận thức ở mức thấp. Điều này chứng tỏ, nhận thức về HĐGD của giáo viên THCS chưa thực sự bản chất và sâu sắc. Những nội dung chính, mang tính tác nghiệp trong HĐGD thì nhận thức của người giáo viên chưa cao. Để làm rõ hơn nhận thức của giáo viên THCS về HĐGD của nhà trường, chúng tôi phân tích sâu nhận thức của giáo viên trong từng nội dung cụ thể. Bảng 1. Nhận thức của giáo viên THCS về nội dung hoạt động giáo dục trong trường phổ thông STT Nội dung Kết quả khảo sát Điểm TB Tỉ lệ % X S 1 2 3 4 5 1 Xây dựng kế hoạch HĐGD 3,57 0,54 0 0 1,77 39,1 59,1 2 HĐGD qua môn học 3,28 0,6 0 0 12,4 41,1 40,4 3 Giáo dục qua các hoạt động khác 3,26 0,58 0 0 8,45 57,7 38,8 4 Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng 3,44 0,57 0 0 4,03 46,6 48,9 5 Vận dụng các NT, phương pháp giáo dục 3.77 0,48 0 0 2,2 18,5 79,2 6 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 3.40 0,48 0 0 0,88 58,2 40,9 Tổng 3,46 0,54 0 0 4,94 43,5 51,2 2.2.2. Nhận thức của giáo viên về nội dung xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục và việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục Kết quả khảo sát nhận thức về nội dung xây dựng kế hoạch các HĐGD trong năm học và vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục của giáo viên THCS được thể hiện ở Bảng 2. Nhận thức của giáo viên THCS về nội dung xây dựng kế hoạch các HĐGD và về vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức các HĐGD khá tốt. Thể hiện ở ĐTB khá cao (3.57/5 điểm, không có nội dung cho kết quả < 3,0 điểm) và ở phân phối số giáo viên ở mức 4 và 5 chiếm tỉ lệ đa số. Trong số các vấn đề về lập kế hoạch HĐGD thì “hiểu kế hoạch hoạt động của Đoàn và của Đội Thanh niên Thành phố Hồ Chí minh” có điểm số cao nhất (3,80/5 điểm). Trong nhà trường phổ thông, đây là hai lực lượng chủ yếu trong tổ chức các HĐGD học sinh. 254 Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục... Vì vậy hiểu rõ được kế hoạch hoạt động của hai tổ chức này sẽ là cơ sở để đưa ra một kế hoạch tổ chức HĐGD riêng phù hợp. Bảng 2. Nhận thức của giáo viên THCS về nội dung xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục và về vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục NT về xây dựng kế hoạch HĐGD NT về vận dụng NT, PP tổ chức GD Nội dung TB ĐL Nội dung TB ĐL Hiểu mục tiêu giáo dục của năm học 3,58 0,50 Hiểu các nguyên tắc giáo dục 3,82 0,44 Hiểu nhiệm vụ giáo dục trong năm học 3,60 0,49 Hiểu các phương pháp giáo dục (nội dung, đặc điểm, vận dụng...) 3,71 0,51Hiểu kế hoạch tổ chức các HĐGD của NT 3,58 0,50 Hiểu kế hoạch hoạt động của Đoàn và của Đội TNTP HCM 3,80 0,40 Hiểu biết các hình thức tổ chức giáo dục (nội dung, đặc điểm, vận dụng...) 3,78 0,47 Hiểu đặc điểm tình hình chung của tập thể học sinh 3,31 0,63 Nhìn chung nhận thức của giáo viên về các khía cạnh khác nhau của kĩ năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tương đối tốt, thể hiện ở điểm số đạt trên 3,7 điểm/5. Điều này chứng tỏ giáo viên THCS có hiểu biết khá rõ và đầy đủ về các nguyên tắc giáo dục, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường. 2.2.3. Nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục qua môn học và qua các hoạt động khác Giáo dục qua việc tổ chức cho học sinh học tập môn học và các hoạt động khác trong chương trình giáo dục của nhà trường là hai lĩnh vực cốt lõi trong HĐGD của người giáo viên. Thực chất của việc giáo dục học sinh thuộc về hai hoạt động này. Vì vậy, hiểu rõ nội dung, phương pháp giáo dục học sinh qua giảng dạy môn học và qua việc tổ chức các hoạt động khác trong nhà trường là hiểu biết mang tính nền tảng đối với người giáo viên. Kết quả khảo sát về vấn đề này được tổng hợp trong Bảng 3. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhận thức về giáo dục qua giảng dạy môn học và qua tổ chức các hoạt động khác của giáo viên trung học cơ sở đạt mức trung bình (điểm số 3,28 và 3,26 điểm) và thấp hơn so với hiểu biết về kế hoạch HĐGD trong năm cũng như hiểu biết về nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức HĐGD học sinh. Trong lĩnh vực giáo dục qua giảng dạy, “Hiểu biết chuyên môn” của giáo viên tương đối tốt (3,62/5 điểm), còn hiểu cách thức “lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục với nội 255 Lê Minh Nguyệt dung của môn học” còn thấp (2,93/5 điểm). Điều này phản ánh thực trạng khá phổ biến trong giáo viên phổ thông hiện nay: Năng lực chuyên môn thường cao hơn năng lực nghiệp vụ. Đây là bất cập trong dạy học cần được khắc phục. Vì trong dạy học, giáo viên không chỉ là dạy chữ, mà phải qua dạy chữ để dạy người và đây mới là sứ mạng cao cả của dạy học ở trường phổ thông. Bảng 3. Nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục qua môn học và qua các hoạt động khác NT về xây dựng kế hoạch HĐGD NT về vận dụng NT, PP tổ chức GD Giáo dục qua môn học ĐTB TB GD qua tổ chức các HĐ ĐTB TB Hiểu ý nghĩa của việc giáo dục qua môn học 3,53 0,50 Hiểu cách thức triển khai tổ chức các HĐGD 3,16 0,71 Hiểu cách thức tiến hành giáo dục qua môn học 3,29 0,55 Hiểu việc triển khai HĐGD theo kế hoạch 3,11 0,61 Hiểu biết chuyên môn 3,62 0,53 Hiểu nội dung của từng HĐGD với tập thể học sinh 3,42 0,54 Hiểu biết tri thức khoa học liên quan 3,02 0,66 Hiểu sức ảnh hưởng của bản thân đối với học sinh 3,33 0,48 Hiểu lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục với nội dung và phương pháp dạy học của môn học 2,93 0,81 Tổng 3,28 0,6 3,26 0,58 Trong lĩnh vực giáo dục qua tổ chức các hoạt động, nội dung các HĐGD và tác động của chúng đối với học sinh, được giáo viên hiểu rõ hơn so với hiểu về cách thức tiến hành các HĐGD và việc thực hiện chúng theo kế hoạch. Như vậy, trong cả hai lĩnh vực giáo dục qua môn học và giáo dục qua tổ chức các hoạt động, nhận thức của giáo viên về nội dung các hoạt động này cao hơn so với hiểu biết về phương pháp triển khai chúng trong thực tiễn. 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng Trong giáo dục HDGD không chỉ giới hạn trong nhà trường, mà còn phải tham gia các hoạt động của cộng đồng, tác động tới cộng đồng và góp phần làm phát triển cộng đồng. Muốn vậy, giáo viên cần hiểu phải tổ chức cho học sinh làm gì và làm như thế nào khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Khảo sát hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực này, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 4. So với các nội dung giáo dục qua môn học và qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, nhận thức của giáo viên về giáo dục qua các hoạt động cộng đồng cao hơn. Trong đó “hiểu được những thuận lợi, cản trở khi tổ chức các hoạt động trong cộng đồng cho trẻ” 256 Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục... đạt mức cao nhất (3,56/5 điểm). Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy giáo viên không chỉ hiểu ý nghĩa và nội dung, cách thức giáo dục thông qua các hoạt động cộng đồng, mà còn lường trước được những thuận lợi, khó khăn, rào cản xảy ra trong thực tế - một điều kiện quan trọng khi tiến hành các HĐGD trong cộng đồng. Bảng 4. Nhận thức của giáo viên về giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng STT Nội dung Kết quảĐTB Độ lệch 1 Hiểu ý nghĩa giáo dục của các hoạt động trong cộng đồng 3,49 0,51 2 Hiểu những hoạt động phù hợp và có thể tổ chức cho học sinh tham gia 3,29 0,66 3 Hiểu những thuận lợi, cản trở khi tổ chức các hoạt động trong cộng đồng cho trẻ 3,56 0,55 2.2.5. Nhận thức về đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh Nhận thức của giáo viên về đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh được thể hiện ở kết quả khảo sát trong Bảng 5. Bảng 5. Nhận thức của giáo viên về việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục STT Nội dung Kết quảĐTB Độ lệch 1 Hiểu nguyên tắc, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. 3,69 0,47 2 Hiểu ưu điểm, hạn chế của các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh 3,44 0,55 3 Hiểu điểm mạnh, yếu của tập thể học sinh 3,36 0,48 Trong các thành phần liên quan thì “hiểu nguyên tắc, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” là tốt nhất (3,69/5 điểm). Tiếp đến là hiểu ưu điểm, hạn chế của các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh. Còn hiểu điểm mạnh, yếu của từng cá nhân học sinh và hiểu các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức của học sinh thấp hơn so với hai yếu trên. Tuy nhiên, về ĐTB, các nội dung này đều > 3,0/5 điểm. Điều này có thể yên tâm về hiểu biết của giáo viên đối với đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh. 2.2.6. Các yếu tố tác động đến nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về HĐGD Có khá nhiều yếu tố tác động đến nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về HĐGD, trong đó các yếu tố thuộc về chủ quan người giáo viên các tác động mạnh hơn các yếu tố khách quan, thuộc về nhà trường 257 Lê Minh Nguyệt Bảng 6. Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về HĐGD trong nhà trường Yếu tố chủ quan ĐTB TB Yếu tố khách quan ĐTB TB Lòng yêu trẻ, yêu nghề 3,85 1 Đời sống khó khăn 2,6 3 Tâm lí ngại tổ chức HĐGD 2,0 6 Kinh phí, CSVC phục vụ tổ chức HĐGD 2,3 6 Năng lực chuyên môn của giáo viên 3,22 5 Hoạt động bồi dưỡng, phát triển của nhà trường phổ thông 2,4 5 Hiểu môi trường giáo dục 3,36 3 Các biện pháp quản lí HĐGD của Tổ bộmôn, của Trường 2,5 4 Tôn trọng, tin tưởng học sinh 3,69 2 Sự hỗ trợ, hợp tác của các lực lượng trong và ngoài NT 3,1 1 Linh hoạt xử lí tình huống 3,29 4 Đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường sư phạm 3,0 2 Chung 3,3 Chung 2,6 2.2.7. Tương qua giữa nhận thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên THCS Bảng 7. Nhận thức và kĩ năng tổ chức các HĐGD của giáo viên THCS STT Nội dung Nhận thức Kĩ năngĐTB TB ĐTB TB 1 Xây dựng kế hoạch các HĐGD 3,57 2 3,23 1 2 Giáo dục qua môn học 3,28 5 2,94 6 3 Giáo dục qua các HĐGD 3,26 6 3,08 4 4 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 3,44 3 3,18 2 5 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 3,77 1 3,11 3 6 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 3,40 4 3,07 5 Chung 3,46 3,1 Tương quan thứ hạng R=0,65 Các kết quả khảo sát về nhận thức và kĩ năng tổ chức các HĐGD của giáo viên THCS cho thấy so với nhận thức, kĩ năng tổ chức các HĐGD của giáo viên được khảo 258 Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về hoạt động giáo dục... sát có phần thấp hơn. Trong đó các kĩ năng giáo dục qua môn học, tổ chức các HĐGD và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là những nội dung giáo viên có kĩ năng còn thấp. Các kết quả kiểm định các hệ số tương quan (tương quan Pearson và tương quan thứ hạng Spearman) giữa nhận thức và kĩ năng triển khai các HĐGD của giáo viên cho thấy, giữa nhận thức và kĩ giáo dục học sinh của giáo viên THCS có khoảng cách nhất định. Nhìn chung, nhận thức của giáo viên về HĐGD trong nhà trường cao hơn kĩ năng triển khai các họat động đó. Mặt khác, có sự tương quan giữa nhận thức và kĩ năng. Những nội dung nào giáo viên có nhận thức cao hơn thường có kĩ năng triển khai hoạt động tốt hơn. 3. Kết luận Nhận thức về HĐGD của giáo viên THCS nhìn chung tương đối tốt. Trong đó kế hoạch triển khai các hoạt động theo năm học và việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục là những nội dung được nhận thức tốt hơn các nội dung khác. Còn nhận thức về nội dung giáo dục qua môn học và qua tổ chức các hoạt động có phần thấp hơn. Trong đó, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục với nội dung và phương pháp dạy học của môn học, cũng như việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với học sinh và mang lại ý nghĩa giáo dục cao cho các em giáo viên hiểu còn ở mức thấp. Trong khi đó, những nội dung này cần phải được hiểu đầy đủ và thấu đáo. Đây là hạn chế trong nhận thức của giáo viên trung học cơ sở HĐGD hiện nay. Chưa có sự tương ứng giữa các mặt nhận thức, thái độ và hành động trong các HĐGD. Kĩ năng thực hiện những HĐGD thường thấp hơn so với những biểu hiện nhận thức và thái độ. Có nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của giáo viên. Trong đó, các yếu tố: lòng yêu nghề, lòng yêu trẻ là ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc nhất. Chính vì vậy, các trường THCS cần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, 2011. Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Báo cáo tham luận tại Hội thảo “Mô hình nhà trường phổ thông theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục”, Đà Nẵng. [2] Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), 2010. Giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Trung học. Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011.Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020. Theo Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 259 Lê Minh Nguyệt [5] Nguyễn Thị Kim Dung, 2010. Nhà trường phổ thông hiện đại và yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên tương lai. Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tr. 20-22. [6] James H. Stronge, 2011. Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả. Nxb Giáo dục Việt Nam. [7] Ph.N. Gônôbôlin, 1976, 1979. Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên. Nxb Giáo dục, Tập 1-2. [8] Robert J. Marzano, 2011. Quản lí hiệu quả lớp học. Nxb Giáo dục Việt Nam. [9] Phạm Hồng Quang, 2009.Đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực. Tạp chí Giáo dục, số 6. [10] Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2013. Đào tạo giáo viên tước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. ABSTRACT Teachers’ awareness about activities education in secondary school This study was conducted with 45 teachers in secondary schools of Thanh Hoa City. Depth interviews and questionnaire surveys are two main research methods to understand teachers’ perceptions about the educational activities in the schools. The results showed that their awareness is relatively well. Specifically, plans of activities in whole academic year, the application of principles, methods and organizational activities were being un- derstood better than other things. In the contrast, awareness of training content and activity organization are not significant. Particularly, the integration skill of the educational con- tent and teaching methods are as bad as the capability to select of appropriate activities which are significantly meaning for the students. There are no correspondence among the cognitive, attitudes and actions in the educational activity. The real performance of education is often lower than the expression of awareness and attitude. 260
Tài liệu liên quan