Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhận thức
của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của các em
tại môi trường học đường. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng này cho thấy nhận thức của
các em về tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan lên hành vi gây hấn của học
sinh ở nhiều góc độ khác nhau và đó là những ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Từ
việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng này là cơ sở rất quan trọng cho việc giải thích nguyên
nhân hành vi gây hấn và định hướng giải pháp cho những người làm công tác trợ giúp học
sinh nói chung, học sinh có hành vi gây hấn nói riêng trong trường học.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0042
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 144-153
This paper is available online at
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GÂY HẤN TRƯỜNG HỌC
Phạm Thị Thanh Thúy
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhận thức
của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của các em
tại môi trường học đường. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng này cho thấy nhận thức của
các em về tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan lên hành vi gây hấn của học
sinh ở nhiều góc độ khác nhau và đó là những ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Từ
việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng này là cơ sở rất quan trọng cho việc giải thích nguyên
nhân hành vi gây hấn và định hướng giải pháp cho những người làm công tác trợ giúp học
sinh nói chung, học sinh có hành vi gây hấn nói riêng trong trường học.
Từ khóa: Nhận thức, hành vi gây hấn, yếu tố ảnh hưởng, học sinh trung học cơ sở.
1. Mở đầu
Ở nước ta, trong lĩnh vực giáo dục, môi trường học đường nói chung và trường học trung
học cơ sở THCS nói riêng đã và đang phải đối diện cũng như chịu nhiều thách thức trong việc giải
quyết các vấn nạn học đường như bạo lực, bỏ học, tự tử, áp lực học tập, nghiện ngập. . . mà trong
đó hiện tượng gây hấn trong trường học đã và đang hiện hữu, vẫn là vấn đề đáng lo ngại không chỉ
đối với ngành giáo dục, với gia đình học sinh mà cả toàn xã hội nói chung.
Trên thế giới, nghiên cứu liên quan đến hiện tượng này cả về mặt lí luận và thực tiễn đã có
những công trình tiêu biểu mà các tác giả tiếp cận dưới những góc độ khác nhau như: Tonja Nansel
(năm 2001) và đồng nghiệp nghiên cứu về tình trạng bắt nạt trẻ em tại trường học, nghiên cứu
thực hiện ở 15.000 học sinh lớp 6 đến lớp 10 ở Mỹ; Nghiên cứu của nhà Tâm lí học người Na Uy
là Roland (2002) luận giải được động cơ gây hấn của trẻ em xuất phát từ cảm giác chán nản, thất
vọng; ở Anh, những nghiên cứu mới nhất được thực hiện liên quan đến hành vi gây hấn (HVGH)
diễn ra nghiêm trọng trong lớp học. Tại Châu Á, theo một nghiên cứu của chính phủ Nhật Bản vào
năm 2003, nạn gây hấn giữa học sinh với nhau trong các trường học Nhật Bản đã tăng hơn 5% so
với năm trước đó. Tại Hàn Quốc, theo một cuộc khảo sát của Bộ giáo dục nước này, năm 2007
khẳng định tình trạng GHHĐ đã gia tăng ở nước này. So với năm 2003, tỉ lệ học sinh bị bạn học
đe dọa, trấn lột hoặc bắt nạt đều cao gấp từ 2 đến 3 lần [dẫn lại 1].
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/8/2015.
Tác giả liên lạc: Phạm Thị Thanh Thúy, địa chỉ e-mail: thanhthuyuno8909@gmail.com
144
Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học
Hiện nay, ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về lí thuyết HVGH nói chung và gây
hấn học đường nói riêng. Đến năm 2011, mới có một cuốn sách chuyên khảo Hành vi gây hấn
phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội của tác giả Trần Thị Minh Đức. Trong cuốn sách này, tác giả
đã đề cập tương đối có hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về HVGH được phân tích dưới góc độ
Tâm lí học xã hội.
Những nghiên cứu cụ thể về thực trạng HVGH hầu như rất ít. Chủ yếu các đề tài, bài báo
tập trung vào việc nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn của học sinh, cụ thể như: Bạo hành đối với
trẻ em gái trong môi trường học đường (Nguyễn Phương Thảo và cộng sự, 2005); Hành vi sai lệch
chuẩn mực của học sinh tại một số trường phổ thông ở Hà Nội (Tạp chí Phát triển giáo dục - Hoàng
Gia Trang, 2005); Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ vị
thành niên (Mã Ngọc Thể, 2004); Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn của
trẻ (Lưu Song Hà, 2008),. . .
Vào những năm gần đây, HVGH học đường mới được tập trung nghiên cứu một cách trực
tiếp. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học có liên quan đến HVGH trong
phạm vi trường học của học sinh như sau: Gây hấn học đường và nhận thức của học sinh về gây
hấn (Trần Thị Minh Đức, 2010); Khác biệt giới trong hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ
thông (Hoàng Xuân Dung, 2010); Hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông (Trần Thị
Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, 2008 - 2010); Hiện tượng gây hấn trong các trường phổ thông trung
học hiện nay (Trần Thị Minh Đức, 2010). Tuy nhiên các nghiên cứu này đều tập trung phân tích
HVGH chủ yếu ở góc độ tâm lí học xã hội và tập trung vào khách thể là học sinh lứa tuổi trung
học phổ thông.
Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi muốn mở rộng góc nhìn về những
yếu tố ảnh hưởng đến HVGH đối với nhóm học sinh ở lứa tuổi THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) - lứa tuổi
với nhiều biến động, những “khủng hoảng”về tâm sinh lí của quá trình chuyển tiếp từ tuổi vị thành
niên sang tuổi trưởng thành. Thêm vào đó, đề tài mong muốn tiếp cận và lí giải nguyên nhân của
thực trạng hiện tượng gây hấn trong trường học dưới nhiều góc độ khác nhau không chỉ ở mặt tâm
lí học, xã hội học, mà đặc biệt là lăng kính của công tác xã hội, làm cơ sở trong việc định hướng
việc trợ giúp cho học sinh liên quan đến vấn đề gây hấn tại trường học THCS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh
Những yếu tố chủ quan được xem xét có ảnh hưởng đến HVGH của học sinh, đó là: kiểu
khí chất, đặc điểm tâm lí và sự khác biệt về giới.
* Kiểu khí chất
Khi tìm hiểu về tính cách của người có HVGH có tới 84,7% cho rằng đó là người nóng nảy,
mạnh mẽ, quyết liệt, dễ bị kích động (khí chất nóng nảy); có 9,3% cho đó là người nông nổi, vội
vàng (khí chất linh hoạt); và chỉ có 1,6% cho đó là những người nhận thức chậm và thiếu tự tin
(khí chất bình thản, điềm tĩnh). Trong thực tế đã diễn ra với bất kì một kiểu khí chất nào nêu trên
thì đều có thể có những HVGH nếu có những điều kiện tác động tiêu cực từ bên ngoài. Tuy nhiên,
cũng có thể nhận diện là người có khí chất nóng nảy chính là kiểu khí chất điển hình có xu hướng
gây ra HVGH rõ rệt nhất. Ngược lại, với những người có kiểu khí chất bình thản và điềm tĩnh thì ở
145
Phạm Thị Thanh Thúy
họ có xu hướng rụt rè, sợ sệt, ngại tiếp xúc với đám đông nên giảm thiểu nguy cơ gây hấn.
Với việc đánh giá và cho điểm bản thân, có 33,9% cho mình là người hoạt bát nhanh nhẹn;
23,5% cho mình là người chậm chạp; 18,6% nhận mình là người nóng nảy, thiếu kiềm chế và 24%
học sinh nhận mình là người đa cảm, ưu tư. Tương tự với việc cho điểm bản thân, có 3 mức là 1
điểm - cho những em học sinh nhút nhát, không tự bảo vệ được mình; 5 điểm - cho học sinh có
sự linh hoạt, cân bằng trong các tình huống và 10 điểm - cho học sinh có tính hung hăng, có xu
hướng tấn công, lấn át người khác. Theo số liệu thống kê, có 9,3% học sinh cho mình điểm 1 tự
nhận mình là nhút nhát, tự ti, không dám bảo vệ bản thân; 82,5% cho mình là người biết cân bằng
và linh hoạt trong mọi tình huống với điểm 5; và 8,2% số học sinh còn lại cho mình điểm 10. Kết
quả này phản ánh được những em tự nhận mình là người nóng nảy, hung hăng có xu hướng tấn
công, lấn át người khác là những em có tính cách dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi
bản thân, dễ bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời. Trong giao tiếp với người khác, các em thường thể
hiện tính gay gắt, dễ nổi nóng, dễ bị kích thích và thường xuyên không kiềm chế được cảm xúc
và hành vi của mình. Các em ít có năng lực đánh giá hành vi và ứng xử của người khác một cách
khách quan nên dễ tạo ra xung đột trong tập thể. Trong một số tình huống, nếu bị khích bác, các
em khó có thể kiềm chế cảm xúc và rất có thể dẫn đến những HVGH.
* Đặc điểm tâm lí
Nhìn chung, học sinh có HVGH thường thích tự khẳng định bản thân, thích mình trở nên
nổi bật. Các em thường hay đua đòi, chạy theo vật chất, thích làm người lớn, làm anh hùng, hay bốc
đồng, thiếu sự cảm thông, muốn được làm trung tâm của sự chú ý. . . Về thể chất, các em thường có
thân hình to khỏe, nổi bật và có những đặc điểm mà các bạn cùng trang lứa ngưỡng mộ. Đối với
các các mối quan hệ trong trường, lớp, những em này thường không kết bạn và không thích gần
với những bạn có thành tích học tập tốt, chăm ngoan mà thích giao du kết bạn với những người
giống như mình. Với các hoạt động chung của trường, lớp, các em hay thờ ơ, không có hứng thú
tham gia, hoặc nếu phải tham gia thì có tư tưởng chống đối.
Những học sinh là nạn nhân của HVGH thông thường là những em khá nhút nhát, tự ti.
Các em thường sống khép mình, cảm thấy thất vọng, cô độc, thấy bản thân thấp kém. Nếu thường
xuyên bị gây hấn các em trở nên càng thu mình, luôn trong trạng thái căng thẳng sợ hãi có nguy
cơ làm hại đến chính bản thân mình hoặc cũng có thể có phản ứng ngược lại, các em trở nên lì
lợm, bất cần và có xu hướng trả thù kẻ gây hấn với mình với những hành vi nguy hiểm mang tính
phi pháp [2].
* Sự khác biệt về giới
Ở một khía cạnh khác, xét về yếu tố giới trong HVGH của học sinh qua khảo sát, kết quả
cho thấy có 96,7% các học sinh cho rằng có sự khác biệt về giới trong HVGH. Đa phần các em
chỉ giải thích dựa trên cơ sở nhìn nhận thực trạng mà các em thường thấy thì “tỉ lệ nam sinh gây
hấn nhiều hơn với những hình thức và mức độ nặng nề hơn do một phần quan trọng về mặt thể
lực, tầm vóc hơn nữ nên luôn tỏ ra có ưu thế hơn trong việc đảm nhận vị trí quan trọng của lớp
nếu như không được thì bị cho là kém cỏi hơn con gái và như vậy không xứng là đàn ông” (Phan
Văn H. học sinh lớp 7C cho biết). Từ định kiến này mà nam sinh thường luôn muốn thể hiện mình,
thể hiện “quyền uy”, và điều đó có thể có liên quan đến HVGH để đạt được mục đích. Tuy nhiên,
qua phỏng vấn sâu một số thầy cô cũng cho thấy hiện trạng “cả nam sinh và nữ sinh bây giờ đều
có HVGH với mức độ và các biểu hiện gây hấn là không có nhiều khác biệt. Trên các phương tiện
146
Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học
thông tin đại chúng hiện nay, các trang báo mạng, những hình ảnh, clip nữ sinh đánh nhau, giật
tóc, lột quần áo. . . đầy đủ các hình thức bạo lực nhiều khi còn kinh khủng hơn cả việc nam sinh
gây lộn đánh nhau. Khả năng xảy ra HVGH ở cả nam sinh và nữ sinh theo tôi rất khó phân định
nhiều hay ít vì có những vụ việc không được biết đến, không thể nào thống kê đầy đủ số vụ việc
mà học sinh gây ra. Vấn đề ở đây, theo tôi không phải là so sánh hay đối chiếu nam gây hấn nhiều
hay ít hơn nữ mà quan trọng là gây hấn ở mức độ nào và hậu quả ra sao để có biện pháp xử lí”
(Thầy Nguyễn Trọng D. cho biết).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và những tác giả của lí thuyết hành vi có thể nhận
thấy rằng, sinh học cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc phân hóa
HVGH và có xu hướng xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên trong thực tế, với sự tác động của
điều kiện hoàn cảnh của môi trường sống, quá trình tập nhiễm xã hội cũng là những yếu tố tác
động đến hành vi của con người nên yếu tố sinh học là có cơ sở nhưng không phải là yếu tố quyết
định [3]. Trong bức tranh tổng thể về gây hấn học đường, nhìn từ góc độ giới thì đây không phải
là hành vi chỉ xảy ra ở nam sinh mà hiện nay, hành vi này ở nữ sinh có xu hướng gia tăng cao về
cả số lượng và hình thức gây hấn. Những nội dung về HVGH của nữ sinh đánh nhau, gây hấn, bạo
lực trong thời gian vừa qua ngập tràn các kênh thông tin báo mạng, các hình ảnh nữ sinh còn mang
trên mình chiếc áo đồng phục của trường nhưng lại sẵn sàng có những hành vi bạo lực với bạn
học một cách hung bạo. Điều đó không còn hiếm gặp hay xa lạ trong xã hội ngày nay vì nó phán
ảnh một thực trạng đáng buồn về những vấn nạn ngay chính trong trường học - nơi gắn liền với
sứ mệnh với việc cung cấp hiểu biết kiến thức, giáo dục nhân cách, tâm hồn với sự nghiệp “trồng
người” cao cả.
2.2. Yếu tố khách quan
* Ảnh hưởng của điều kiện sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng xung quanh)
Ảnh hưởng từ môi trường giáo dục trong gia đình - cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và
nhân cách con người. Theo kết quả nghiên cứu, có 6,6% học sinh hiện nay không sống cùng với
bố mẹ đẻ với một trong những nguyên nhân như bố mẹ đi làm ăn xa, li dị hoặc đã mất. Trên thực
tế, bản thân những em này thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc giáo dục từ bố mẹ nên rất cần sự
quan tâm đúng mức của người lớn nhằm mục đích quan tâm đến giáo dục, học tập, phát triển nhân
cách toàn diện cho các em [4].
Xem xét trong mối quan hệ của học sinh THCS với gia đình, chúng tôi nhận thấy khi các
em mắc lỗi, bố mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình có những biểu hiện hành động đa dạng,
khác nhau tùy thuộc vào mức độ phạm lỗi của các em. Kết quả khảo được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Các biểu hiện hành động của cha mẹ/người chăm sóc khi con em họ mắc lỗi
Stt Hành động Tỉ lệ (%) Thứ bậc
1 Khuyên bảo 26,2 3
2 Chửi mắng 38 2
3 Đánh đập 17,5 4
4 Đưa ra các hình phạt 39,9 1
5 Coi như không có gì 13,7 5
147
Phạm Thị Thanh Thúy
Bảng 1 cho thấy, hành động mà cha mẹ hay người chăm sóc thường sử dụng nhiều nhất là
đưa ra các hình phạt. Trong số 39,9% em hay bị xử phạt theo hình thức này thì có tới 45,2% em
bị nhốt trong phòng, 93,2% em bị cấm không cho giao tiếp với bạn bè, 79,5% em bị cấm đi chơi.
Điều đó nói lên rằng, mặc dù những hình phạt mà các vị phụ huynh đưa ra tuy hơi có phần nghiêm
khắc nhưng đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc giáo dục, răn đe học sinh THCS. Tệ hại hơn
nữa là khi các em mắc lỗi có 38% các em bị bố mẹ chửi mắng,17,5% bị đánh đập. Tỉ lệ này tuy
không cao nhưng nó cũng chiếm một phần không nhỏ trong các biểu hiện hành động của người
lớn trước lỗi lầm của con trẻ. Việc chửa mắng hay đánh đập con cái, nhất là khi các em đang ở lứa
tuổi vị thành niên là một sai lầm không đáng có vì những hành động này của người lớn không giúp
các em nhìn nhận được lỗi lầm của mình mà chỉ càng khiến cho các em có những thái độ, hành vi
không đúng mực và những hành vi này càng ngày sẽ phát triển và có xu hướng trở thành HVGH.
Tuy nhiên, cũng có một số bậc phụ huynh có nhận thức, hiểu biết hơn biết khuyên bảo khi con
em họ mắc lỗi (26,2%) đã giúp các em rất nhiều trong sự hình thành và phát triển nhân cách và
những lời khuyên bảo chí tình, đúng lúc, đúng chỗ sẽ là cẩm nang để các em mang theo trong suốt
cuộc đời. Mặt khác, chỉ có 13,7% cha mẹ các em coi như không có gì khi các em mắc lỗi. Đây
là biểu hiện cụ thể của hành vi sao nhãng, không quan tâm, chú ý đến hành vi của con mình - sự
thờ ơ của các bậc phụ huynh cũng chính là một hình thức làm tổn thương tinh thần đối với con trẻ.
Các em cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay trong chính gia đình mình. Trong khi đó, học sinh THCS
cho biết một số ý kiến khác như các em không chỉ chịu các hình phạt mà còn kèm theo những lời
mắng nhiếc, xỉ nhục thậm tệ từ chính những người thân của mình. Hậu quả của những hình thức
trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần nói trên dẫn đến việc các em trở nên nhút nhát, mặc
cảm hơn và không tin vào những giá trị của bản thân nên chúng khó có điều kiện hòa nhập với môi
trường xung quanh một cách thuận lợi. Mặt khác, cũng có thể xảy ra việc các em chống đối người
lớn quyết liệt với thái độ hung hăng, ngỗ ngược để phản ứng lại những ứng xử thiếu tính tích cực
của cha mẹ các em. Cả hai xu hướng đó đều khiến các em có những phát triển tâm lý không bình
thường biểu hiện bằng sự phát triển nhân cách lệch lạc.
Bảng 2. Bầu không khí tâm lí trong gia đình học sinh THCS
Stt Bầu không khí tâm lí Tỉ lệ (%) Thứ bậc
1 Quan tâm, gắn bó, yêu thương nhau 30,1 1
2 Lạnh nhạt, thờ ơ 12 4
3 Thỉnh thoảng cãi vã, xung đột 24,5 3
4 Căng thẳng, ngột ngạt 7,1 5
5 Thoải mái, dễ chịu 27,3 2
Bảng 2 chỉ ra rằng, có 30,1% học sinh cho biết rằng bầu không khí tâm lí trong gia đình các
em là quan tâm, gắn bó, yêu thương nhau và 27,3% được sống trong gia đình với bầu không khí
thoải mái, dễ chịu. Hai tiêu chí này được học sinh THCS lựa chọn với tỉ lệ cao nhất đã minh chứng
một sự đổi mới về giáo dục đã đi sâu vào từng gia đình và được các bậc phụ huynh nhận thức rõ
rệt và thể hiện trong mối quan hệ với nhau và cách ứng xử với con cái. Ngược lại, chỉ có một tỉ
lệ rất nhỏ học sinh THCS cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt với không khí gia đình hiện tại (7,1%)
và cảm nhận sự lạnh nhạt và thờ ơ, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo (12%). Điều đó cho
thấy, trong gia đình những học sinh này có mầm mống của sự bất hạnh từ cuộc sống hôn nhân của
148
Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn trường học
cha mẹ nên sự quan tâm, chăm sóc của họ dành cho gia đình, nhất là con cái chưa đầy đủ và đây
chính là hệ quả để tạo nên những HVGH ở những học sinh THCS có hoàn cảnh gia đình như vậy.
Môi trường gia đình là môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách cũng như mọi mặt của mỗi thành viên, đặc biệt là đối với trẻ em. Gia đình là nơi nuôi dưỡng,
chăm sóc, dạy dỗ đầu tiên và đến suốt cuộc đời của mỗi con người. Một gia đình văn hóa, lành
mạnh, giáo dục tốt sẽ tạo cho các thành viên trong gia đình một môi trường an toàn để phát triển,
hình thành nhân cách tốt. Ngược lại, một gia đình luôn xảy ra những mâu thuẫn, căng thẳng, thiếu
đi người cha hoặc mẹ luôn phải lo toan cuộc sống hay có thành viên trong gia đình mắc tệ nạn xã
hội là môi trường không an toàn. Những học sinh sống trong những gia đình này thường thiếu đi
sự quan tâm chăm sóc, bị những căng thẳng, mệt mỏi, xung đột trong gia đình gây ảnh hưởng nặng
nề đến học tập, tư tưởng của các em. Đặc biệt, nếu cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình
là bạo lực, các em dễ hình thành trong tư tưởng của mình xu hướng giải quyết mọi vấn đề bằng
bạo lực [5].
Tại trường học nơi các em đang học tập, theo khảo sát cho thấy, “mặc dù hiện tượng học
sinh gây hấn không khó để kể đến ở đây nhưng chưa thực sự có một biện pháp hiệu quả nào để
ngăn chặn hay giảm thiểu nó cả” (cô Đặng Thị H. giáo viên phụ trách cho biết). Từ kết quả cuộc
thăm dò ý kiến của học sinh về việc trường hay lớp của các em đã tổ chức các chương trình truyền
thông nâng cao nhận thức cho học sinh về HVGH hoặc chương trình tập huấn nhằm trang bị những
kĩ năng sống cho học sinh các khối lớp hay chưa thì câu trả lời nhận được là chưa có bất kể một
chương trình nào như vậy hoặc tương tự như vậy. Cũng tại trường học, có tới 39,9% học sinh trong
mẫu nghiên cứu cho biết họ không tham gia vào tổ chức đoàn hội hay sinh hoạt tại câu lạc bộ nào
của trường vì đơn giản là nhà trường chưa thành lập cho học sinh những sân chơi câu lạc bộ riêng
hoặc có thì cũng chỉ mang tính hình thức và ít có sự quan tâm đến hoạt động của nó nên khi học
sinh tham gia thì cũng ít cảm thấy hứng thú với việc sinh hoạt tập thể này. Một phần cũng bởi học
sinh chưa có nhận thức đầy đủ về việc tập hợp để đề đạt nguyện vọng có những chương trình ngoại
khóa, những buổi sinh hoạt tập thể với đa dạng các chủ đề được thực hiện và phong phú về các
hình thức hoạt động để học sinh có thể vui vẻ tiếp nhận và tham gia đầy đủ hơn, và tính hiệu quả
trong thực hiện các hoạt động nhóm như vậy sẽ cao hơn.
Ở địa phương nơi các em đang sinh sống vấn đề đa dạng về các hình thức sinh hoạt đoàn
thể cho các em học sinh tham gia cũng chưa được quan tâm đúng mức tương tự như tại trường học
của các em. Ngoài hình thức sinh hoạt hè hay tổ chức vui trung thu mà một số em kể đến thì không
có thêm hoạt động nào khác dành cho lứa tuổi các em một cách phù hợp. Mặt khác những hoạt
động này chỉ mang tính thời vụ, không thường xuyên, liên tục và những nội dung sinh hoạt chưa
thực sự phong phú và hấp dẫn, lôi kéo sự tham gia đông đảo của các em. Chỉ có 12% học sinh
được khảo sát là tham gia vào những hoạt động sinh hoạt tập thể tại địa phương nhưng với mức độ
thỉnh thoảng và hiếm khi tham gia. Điều này được lí giải vì chưa có nhiều hoạt động hấp dẫn, lại
diễn ra lẻ tẻ và không thường xuyên nên không huy động được sự tham gia đông đảo thêm vào đó
là sự nghèo nàn về các chủ đề sinh hoạt dẫn đến việc các em trở nên mất hứng, thờ ơ và cảm thấy
không cần thiết p