Tóm tắt:
Bài báo này trình bày về nhận thức giá trị nghề của sinh viên Khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên, bao gồm: Nhận thức giá trị nghề và các yêu cầu đối với nghề; Nguyên nhân ảnh hưởng
đến nhận thức giá trị nghề của sinh viên; Đánh giá những giá trị chung của nghề đang theo học từ đó giúp
sinh viên thấy được giá trị của ngành nghề đào tạo, tạo hứng thú say mê với quá trình rèn luyện nghề; Một
số biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên Khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
về giá trị nghề.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức giá trị nghề của sinh viên khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology132 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017
NHẬN THỨC GIÁ TRỊ NGHỀ CỦA SINH VIÊN KHOA CƠ KHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Hoàng Thị Ngọc, Đoàn Thanh Hòa, Lê Ngọc Phương, Lê Thị Thu Thủy
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 10/07/2017
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/08/2017
Ngày bài báo được duyệt đăng: 22/08/2017
Tóm tắt:
Bài báo này trình bày về nhận thức giá trị nghề của sinh viên Khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên, bao gồm: Nhận thức giá trị nghề và các yêu cầu đối với nghề; Nguyên nhân ảnh hưởng
đến nhận thức giá trị nghề của sinh viên; Đánh giá những giá trị chung của nghề đang theo học từ đó giúp
sinh viên thấy được giá trị của ngành nghề đào tạo, tạo hứng thú say mê với quá trình rèn luyện nghề; Một
số biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên Khoa Cơ khí trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
về giá trị nghề..
Từ khóa: nhận thức giá trị, nghề nghiệp, hướng nghiệp, Hưng Yên.
1. Đặt vấn đề
Sự nghiệp đổi mới đất nước diễn ra trên
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và
đang từng ngày làm thay đổi diện mạo đất nước
chính điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống
của nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Trong đó, nhận thức giá trị nghề đặc biệt là những
giá trị nghề kỹ sư cơ khí có sự thay đổi kéo theo sự
lựa chọn nghề có những biến đổi đáng kể và có tính
tích cực hơn, phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực
của xã hội.[1, tr 5]
Chọn nghề, nhận thức giá trị nghề là vấn đề
quan trọng đối với từng cá nhân, gia đình và xã hội.
Có thể nói, Chọn nghề không đơn thuần là chọn một
việc làm cụ thể để nuôi sống bản thân mà đó còn là
sự lựa chọn con đường đi cho tương lai, chọn một
cách sống cho mai sau. Cuộc đời của con người có
ý nghĩa hay không tuỳ thuộc vào việc cá nhân đó
có lựa chọn cho mình một nghề thích hợp để có thể
biến lao động thành niềm vui, nguồn cảm hứng và
sự sáng tạo hay không. Bởi vậy, việc chọn nghề,
nhận thức về nghề một cách đúng đắn có ý nghĩa
đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội, góp phần
thúc đẩy năng lực của cá nhân, phát triển kinh tế gia
đình và tạo ra sự tiến bộ cho xã hội.
2. Nhận thức giá trị nghề của sinh viên
Bàn về nhận thức giá trị nghề có nhiều quan
niệm và cách diễn đạt khác nhau. Nhưng trước tiên
chúng ta phải hiểu được khái niệm giá trị nghề là gì?
Trong đời sống xã hội con người có vô số
nghề khác nhau. Bất cứ nghề nào cũng hàm chứa
trong nó một hệ thống giá trị: tri thức lý thuyết nghề,
kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, đạo đức
phẩm chất nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Những
giá trị này có thể được hình thành theo con đường tự
phát (do tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống
với cộng đồng mà có) hoặc theo con đường tự giác
(do được đào tạo trong các cơ sở trường, lớp dài hạn
hay ngắn hạn). Trong đó, nghề kỹ sư cơ khí với tư
cách là một nghề tồn tại trong xã hội và có những
giá trị đặc thù của nó. Cũng như những giá trị khác,
giá trị nghề kỹ sư cơ khí cũng không có tính ổn
định, tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người, ở mỗi
thời kỳ lịch sử có sự thay đổi khác nhau. Sự khác
nhau đó được thể hiện trong thước đo giá trị của
mỗi người. Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của
khoa học kỹ thuật, công nghệ hàm lượng tri thức
tăng đến mức chóng mặt những tri thức con người
học được không chỉ dừng lại ở mức “trên thông
thiên văn dưới tường địa lý” mà phải là hệ thống tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo thật sự khoa học, hiện đại đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao
theo kịp sự phát triển của nhân loại, làm cho nghề
kỹ sư cơ khí thật sự có giá trị.
Như vậy, giá trị nghề không chỉ do yếu tố
khách quan đem lại, nghĩa là nó xuất hiện một cách
khách quan và phục vụ đắc lực cho sự phát triển
kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của một nước trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định mà còn do chính
bản thân con người của nghề đó mang lại. Chính họ
là những người tạo ra giá trị nghề. Khi xã hội phát
triển mạnh mẽ thì giá trị nghề phát triển theo và làm
thoả mãn nhu cầu, mong muốn, phục vụ tích cực
cho sự tiến bộ nói chung và cho mỗi người nói riêng.
Khi đã nhận thức được giá trị của nghề trong
xã hội muốn lựa chọn được nghề phù hợp với bản
thân thì người học phải nhận thức được nghề đó
có phù hợp với mình không? Trong quá trình nhận
thức về nghề, không phải sinh viên nào cũng có
khả năng nhận thức như nhau và mức độ nhận thức
của các em phụ thuộc vào trình độ nhận thức, tính
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 133
tích cực, tự giác của mỗi cá nhân trong hoạt động
chọn nghề. Khi con người với tư cách là chủ thể của
hoạt động thì họ luôn có kế hoạch cho tương lai của
mình, do vậy nghề nói chung và nghề kỹ sư cơ khí
nói riêng cũng được sinh viên ý thức từ khi còn là
học sinh phổ thông. Những giá trị nghề, thước đo
giá trị và định hướng giá trị nghề được họ nhận thức
thông qua các mối quan hệ, các phương tiện thông
tin đại chúng, qua dư luận xã hội, do vậy nhận thức
của họ về nghề thường không chính xác do các yếu
tố khách quan. Chỉ khi nào họ tham gia vào hoạt
động nghề họ mới nhận thức đúng.
3. Ý nghĩa của việc nhận thức giá trị nghề đối với
việc nâng cao chất lượng đào tạo trong trường
đại học
Trong đời sống xã hội loài người có rất nhiều
loại ngành, nghề khác nhau. Trong đó, nghề kỹ sư
cơ khí với tư cách là một nghề tồn tại trong xã hội
và có những giá trị đặc thù của nó. Tuy nhiên, quan
niệm của con người về giá trị của nghề kỹ sư cơ khí
trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có sự khác nhau.
Sự khác nhau đó được thể hiện trong thước đo giá
trị của mỗi người. Trong thời kỳ của nền kinh tế
đang phát triển, thang giá trị của cá nhân và xã hội
về giá trị nghề kỹ sư cơ khí cũng có những biến đổi
rõ rệt.
Như vậy, ý nghĩa thực tế của nghề kỹ sư cơ
khí đối với cá nhân và xã hội là rất cụ thể, to lớn và
có nhiều mặt. Chúng ta có thể định nghĩa: Giá trị
của nghề kỹ sư cơ khí là những cái có ý nghĩa đối
với xã hội, tập thể và cá nhân người kỹ sư, phản
ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể được đánh giá
xuất phát từ những điều kiện lịch sử - xã hội thực tế
và phụ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách
người kỹ sư [4, tr70]. Khi đã nhận thức, đánh giá,
lựa chọn được các giá trị nghề là một trong những
động lực thúc đẩy sinh viên nhận thức giá trị nghề
theo một xu hướng nhất định.
Việc lựa chọn nghề nói chung và nghề kỹ sư
cơ khí nói riêng ở mỗi cá nhân là những giá trị nghề,
nhận thức về nghề cũng như động cơ, hứng thú,
nguyện vọngnghề của mình. Nếu sinh viên nhận
thức đúng đắn, đầy đủ được những năng lực, phẩm
chất hiện có của mình phù hợp với nghề nào đó, thì
con người phải có nhận thức đầy đủ về lĩnh vực đó,
tức là nghề đó đòi hỏi con người khi tham gia nghề
phải có những phẩm chất và năng lực nào? thì việc
lựa chọn nghề của họ sẽ giúp họ học nghề, rèn luyện
cũng như yên tâm với nghề mình đã chọn. Bên cạnh
đó nhà trường cần giúp sinh viên nhận thức đúng
đắn về giá trị ngành nghề mình đang theo học, từ đó
tạo hứng thú, tình yêu, niềm say mê với quá trình
rèn luyện nghề trong nhà trường và mong muốn
khát khao tham gia hoạt động nghề thông qua việc
tổ chức các hoạt động tổng hợp, đồng bộ của nhà
trường để hứng thú, tình yêu đó được duy trì mãi.
4. Thực trạng nhận thức giá trị nghề kỹ sư Cơ
khí của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên
4.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm nghề
Khi tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái
niệm nghề, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi và thu được
kết quả có 78,14% ý kiến chọn khái niệm mà theo
chúng tôi đó là quan niệm đúng về nghề “Nghề là
một việc làm ổn định, lâu dài, được đào tạo, có thu
nhập nhằm đảm bảo đời sống của cá nhân và phát
triển xã hội” [3, tr9]. Đây là cơ sở để các em biết
nhận định đúng về nội dung, vai trò, giá trị của nghề
và có tình cảm tích cực đối với nghề đã chọn. Điều
đó rất quan trọng, bởi lẽ tình cảm nghề nghiệp sẽ tạo
nên hứng thú nghề nghiệp. Hứng thú kích thích tính
tích cực của nhân cách, thúc đẩy con người hoạt
động, học tập nỗ lực hơn và đạt kết quả cao hơn. Chỉ
có số ít các em chưa nhận thức đúng về khái niệm
nghề, vì vậy các nhà giáo dục cần quan tâm và có
biện pháp giáo dục giúp các em nhận thức đúng về
khái niệm nghề trên cơ sở đó các em sẽ nhìn nhận,
đánh giá được năng lực, sở thích của mình đối với
nghề, nhận biết được các giá trị mà nghề đó mang lại.
Để đánh giá được mức độ nhận biết của sinh
viên về các nghề có trong xã hội, chúng tôi đã đưa
ra câu hỏi, kết quả cho thấy tỉ lệ sinh viên nhận biết
được tên các nghề có trong xã hội tương đối cao.
Mức tốt là kể được trên 30 nghề chiếm 34,90%, mức
khá kể được trên 25 nghề chiếm 58,13%, mức trung
bình kể được dưới 25 nghề chiếm 6,96%, không có
mức yếu. Sở dĩ sinh viên biết được tên các nghề
có trong xã hội hiện nay theo chúng tôi có 3 lí do:
Thứ nhất, trước khi vào trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật các em đã tự tìm hiểu về các nghề hiện có
trong xã hội, được tư vấn việc lựa chọn nghề. Thứ
hai, ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng,
sách, báo đăng tải, cập nhật thông tin thường xuyên,
phong phú và đa dạng nên đây là điều kiện hết sức
thuận lợi để họ tiếp cận, tìm hiểu về nghề. Thứ ba,
sinh viên đã được học nghề, giáo dục nghề nghiệp
ở trong trường dạy nghề một thời gian, họ đã được
tiếp xúc với nhiều thầy cô giảng dạy bộ môn, giáo
viên chủ nhiệm lớp, bạn bè...nên họ có dịp để trao
đổi, hỏi han từ các nguồn thông tin đó. Tuy nhiên
đây chỉ mới ở mức độ kể tên các nghề.
Sự hiểu biết về thế giới nghề sẽ tạo cơ hội
thuận lợi cho sinh viên chọn nghề phù hợp với bản
thân dễ dàng hơn, tạo điều kiện để tiếp tục học
nghề, làm nghề, sống với nghề, gắn liền nghề với
nghiệp. Để hiểu rõ hơn và đánh giá khách quan hơn
vì sao sinh viên nhận thức nghề mình đang theo học
chưa tốt, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Bạn biết thông
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology134 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017
tin về nghề và các giá trị nghề đang theo học là do
đâu? Kết quả cho thấy có 58,14% sinh viên được
khảo sát rất thường xuyên và 41,86% thường xuyên
tiếp cận các thông tin tuyển dụng về các vị trí việc
làm, yêu cầu của nhà tuyển dụng qua “sách báo,
các phương tiện truyền thông”. 71,63% số sinh viên
thường xuyên tự mình đến các công ty, nhà máy
để hỏi những người đang trực tiếp làm nghề về các
yêu cầu và các giá trị nghề, chỉ có 28,37% đôi khi
mới làm việc này. Điều đó chứng tỏ đa số sinh viên
đã xác định được tầm quan trọng của việc tìm hiểu
về nghề trong quá trình học phổ thông và trước khi
quyết định chọn nghề. Theo số sinh viên này, qua
sách báo và ở các công ty, nhà máy, sẽ dễ dàng tìm
hiểu về đặc điểm lao động, những đòi hỏ về tính
cách, năng lực đối với nghề, cách làm việc, những
thuận lợi và khó khăn trong nghề để tiếp tục học tập
rèn luyện cho phù hợp.
Một nguồn thông tin khác mà sinh viên quan
tâm là “Trao đổi với thầy cô dạy bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm lớp” (50,70% sinh viên rất thường xuyên
và 27,91% thường xuyên tìm hiểu nghề thông qua
kênh thông tin này).
Điều đáng quan tâm là đa số sinh viên được
khảo sát rất ít quan tâm tới nguồn thông tin từ cha
mẹ, bạn bè, người thân, đặc biệt là từ các nhà tư vấn
chuyên môn. Trong khi đó, những lực lượng này
chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ và đáng
tin cậy về nghề, giá trị của nghề cũng như những
yêu cầu của nghề đối với phẩm chất và năng lực
cá nhân. Điều này đặt ra vấn đề về vai trò và hiệu
quả của giáo dục hướng nghiệp trong gia đình và
nhà trường hiện nay nói chung, trong việc nâng cao
nhận thức về nghề của học sinh, sinh viên nói riêng.
4.2. Nhận thức về các giá trị nghề kỹ sư cơ khí
Khi được hỏi về nhận thức các giá trị nghề
kỹ sư cơ khí, chúng tôi thu được kết quả và sắp xếp
theo thứ bậc được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1: Thứ bậc các giá trị nghề kỹ sư cơ khí
theo đánh giá của sinh viên
Nhìn vào kết quả ở bảng biểu đồ 4.1 có thể
thấy có 6 giá trị nghề kỹ sư cơ khí được sinh viên
lựa chọn, đánh giá ở mức cao X ≥ 7,00, có 1 giá trị
ở mức trung bình X ≥ 6,00 và có 3 giá trị ở mức
thấp X ≤ 6,00. Tuy nhiên sự đánh giá, sắp xếp các
thứ bậc của từng giá trị như vậy thể hiện sự nhận
thức về giá trị nghề của sinh viên chưa cao, chưa
đầy đủ và sâu sắc, cụ thể là: Tuy nhiên sự đánh giá,
sắp xếp các thứ bậc của từng giá trị như vậy thể hiện
sự nhận thức về giá trị nghề của sinh viên chưa cao,
chưa đầy đủ và sâu sắc. Khi tìm hiểu yếu tố ảnh
hưởng đến vấn đề chọn nghề kỹ sư cơ khí, chúng
tôi đưa ra 5/10 yếu tố được sinh viên quan tâm
nhiều nhất khi lựa chọn nghề: Chọn nghề là chọn
cho mình một hướng đi, một số phận, một cuộc đời.
Vì vậy khi chọn nghề sinh viên phải cân nhắc hết
sức kỹ lượng các vấn đề tìm được một nghề phù
hợp với cá nhân để phát triển nghề trong tương lai,
qua tìm hiểu chúng tôi thấy có một bộ phận sinh
viên khi vào trường chưa có động cơ đúng đắn, vào
trường với nhiều mục đích, lí do khác nhau. Do họ
chưa có những hiểu biết nhất định về các yếu tố cần
quan tâm khi chọn nghề mà vào học có thể do bố
mẹ ép buộc, có thể do nghề theo bạn bè, theo dư
luận đồn thổi. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên
không tin tưởng vào khả năng của bản thân, dựa
dẫm vào người khác thì có nhiều sinh viên đã có ý
thức trong việc chọn nghề, chọn cuộc sống tương lai
cho chính mình một cách nghiêm túc. Họ tự ý thức
trách nhiệm về cuộc sống, về tương lai, hạnh phúc
của mình gắn liền với trách nhiệm của một thành
viên trong gia đình và trách nhiệm công dân đối với
Nhà nước và xã hội nên họ chọn nghề có xu hướng
thực tế hơn.
Khi được hỏi về các yêu cầu đối với nghề
thì thấy rằng sinh viên mới nhận thức được một số
phẩm chất tâm lý cần thiết và hết sức quan trọng đối
với người làm nghề kỹ sư cơ khí (3/8 phẩm chất),
và các yêu cầu về năng lực, tâm – sinh lý của cá
nhân đối với nghề kỹ sư cơ khí. Cách đánh giá này
chưa hoàn toàn phù hợp với khuynh hướng của và
đôi khi cách đánh giá của sinh viên còn mang tính
chủ quan, cảm tính chưa thật sự hiểu một cách đầy
đủ, sâu sắc về các yêu cầu của nghề. Trong thực tế
những đòi hỏi của nghề kỹ sư cơ khí với người học,
người hành nghề là rất cao nhưng hầu hết sinh viên
đánh giá chưa đúng, chưa thống nhất về những yêu
cầu này, trong điều kiện xã hội có sự biến đổi nhanh
về kinh tế - xã hội, những yêu cầu từ mọi mặt của
xã hội, của nền kinh tế sản xuất hàng hoá đòi hỏi
người lao động phải hội tủ đầy đủ phẩm chất tâm
lý nói trên. Nguyên nhân của việc chưa nhận thức
đúng về phẩm chất này là do trong quá trình được
đào tạo ở trường, sinh viên chưa nhận thức được
một cách đầy đủ về thái độ đối với lao động, chưa
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 135
ý thức được động cơ nghề đúng đắn, tinh thần trách
nhiệm, lương tâm nghề nghiệptính kỷ luật tác
phong công nghiệp của sinh viên cũng chưa được
hình thành vì vậy nhà giáo dục cần phải nắm vững
vấn đề này để có những biện pháp giáo dục nghề
cho sinh viên một cách phù hợp. Khi được hỏi mức
độ nhận thức về các yêu cầu năng lực của cá nhân
đối với nghề kỹ sư cơ khí ở mức trung bình, thì có
4/9 yêu cầu được lựa chọn. Tuy nhiên, cách đánh
giá của sinh viên còn mang tính chủ quan, cảm tính
chưa thật sự hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc về các
yêu cầu của nghề. Trong thực tế những đòi hỏi của
nghề kỹ sư cơ khí với người học, người hành nghề
là rất cao nhưng hầu hết sinh viên đánh giá chưa
đúng, chưa thống nhất về những yêu cầu này. Có
những yêu cầu về năng lực chỉ ở mức độ có thể có
thì được họ đề cao, có những yêu cầu đáng được
chú trọng lại được họ coi nhẹ. Điều đó chứng tỏ
sinh viên chưa có hiểu biết về những đặc trưng lao
động của nghề, chưa biết đánh giá, đối chiếu sự phù
hợp nghề mà mới chỉ dừng lại ở mức nhận biết bề
ngoài của nghề.
Sự lựa chọn nghề của sinh viên bị ảnh hưởng
bởi nhiều lý do khác nhau, đó là các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng lớn đến nhận thức giá trị nghề kỹ sư cơ
khí của sinh viên. Lý do xuất phát điểm để sinh viên
lựa chọn nghề là gắn với những giá trị đích thực
của nghề, đa số sinh viên chọn vì “Nghề đang cần
nhiều lao động nên dễ tìm việc làm và có thu nhập
cao” hay “Nghề hấp dẫn, dễ có cơ hội xuất khẩu lao
động”; “Muốn trở thành kỹ sư có kiến thức, kỹ năng
nghề góp phần phát triển bản thân và đất nước”
chiếm khoảng từ 83% đến 87% ý kiến ở cả sinh
viên của 2 nghề. Đây là sự lựa chọn khôn ngoan,
vì trong giai đoạn hiện nay ngành cơ khí nói chung
là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, nó hoạt động ở mọi nơi và đang thực sự cần
thiết ở hầu hết trong các lĩnh vực thiết kế, sản xuất
các sản phẩm từ truyền thống đến công nghệ cao
nên thị trường lao động luôn hấp dẫn.
Từ việc nhận thức đến việc đánh giá về các
giá trị chung của nghề đang theo học cũng như
những động cơ lựa chọn nghề của sinh viên, chúng
tôi nhận thấy họ đã có sự lựa chọn, đánh giá tương
đối đúng đắn mặc dầu là chưa đầy đủ, sâu sắc. Điều
đó có nghĩa rằng chỉ khi nào sinh viên nghề kỹ sư
cơ khí cảm thấy hài lòng với nghề mình đã chọn thì
họ mới thực sự yêu thích các môn học, tích cực học
tập và rèn luyện hình thành kỹ năng nghề.
Từ biểu đồ 4.2 cho thấy tỉ lệ sinh viên hài
lòng với nghề chưa cao, chỉ có 47,91% ý kiến sinh
viên hài lòng, 21,86% ý kiến sinh viên cho rằng
phần nhiều hài lòng với nghề. Tuy nhiên, số sinh
viên này đã chọn được nghề mà theo họ là phù hợp
với sở thích, phẩm chất, năng lực của cá nhân và là
nghề mang lại nhiều ích lợi cho cá nhân và xã hội.
Có đến 12,56% ý kiến sinh viên không hài lòng về
nghề đã chọn, 17,67% ý kiến sinh viên còn phân
vân, chưa đánh giá được. Có lẽ đây là những sinh
viên không có sự độc lập trong chọn nghề, thiếu
tin tưởng vào khả năng của bản thân, thường chịu
sự tác động bởi những điều kiện khách quan bên
ngoài tác động như chọn nghề theo sự định hướng,
khuyên bảo của bố mẹ, theo sự rủ rê của bạn bè hay
do nhiều người chọn nên theo chọn.
Biểu đồ 4.2: Mức độ hài lòng với nghề đang theo
học của sinh viên
5. Biện pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên
Khoa Cơ khí về giá trị nghề
- Đưa học phần giáo dục hướng nghiệp trở
thành nội dung trong chương trình đào tạo chính
khóa ở các khoa trong trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy một
bộ phận sinh viên chọn nghề do bị hấp dẫn bởi bề
ngoài của nghề, hoặc dựa dẫm vào ý kiến của người
khác. Các em chưa đánh giá đúng năng lực bản thân
mình, chưa nhận thức hết những giá trị mà nghề mà
mình đang theo đuổi. Chính vì vậy, nên đưa học
phần này vào trong chương trình đào tạo ở các khoa,
sẽ giúp sinh viên yên tâm trong học tập và góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
- Đưa sinh viên đi thực tập nhận thức công
nghệ ngay từ năm đầu tiên, để giúp các em có sự
hiểu biết về nghề của mình đang theo đuổi. Để tăng
hiệu quả hoạt động trải nghiệm nhận thức công
nghệ của sinh viên, tôi cho rằng, cùng với những
thay đổi nhận thức về thời gian, nội dung, cần tăng
cường công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong
trường để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm thực tế;
tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc hoạt động trải
nghiệm thực tế để sinh viên hiểu và tham gia một
các tự giác và tích cực.
- Phát huy vai trò chủ thể của sinh viên trong
tự giáo dục, tự nhận thức các giá trị nghề. sinh viên
vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo
dục đào tạo nói chung và quá trình nhận thức giá trị
nghề nói riêng. Việc nhận thức các giá trị nghề của
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology136 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017
sinh viên chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi