Tóm tắt: Nâng cao công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên trường Đại học Xây
dựng Miền Trung, chúng tôi xin đưa ra kết quả điều tra tổng hợp và đánh giá, từ đó nêu lên
một số giải pháp nhằm nâng cao công tác NCKH sinh viên và giải pháp để sinh viên thành
công trong nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 39
NHẬN THỨC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ThS. Nguyễn Công Bằng
Phòng Khoa học Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Nâng cao công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên trường Đại học Xây
dựng Miền Trung, chúng tôi xin đưa ra kết quả điều tra tổng hợp và đánh giá, từ đó nêu lên
một số giải pháp nhằm nâng cao công tác NCKH sinh viên và giải pháp để sinh viên thành
công trong nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Xây dựng Miền Trung.
Từ khóa: thực trạng nhận thức NCKH sinh viên, giải pháp NCKH sinh viên
Đẩy mạnh tổ chức phong trào NCKH
trong sinh viên không những góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo mà còn nâng cao đội
ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường. Trong
những năm gần đây, Đảng ủy, Ban Giám
hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc
NCKH trong sinh viên, một số đề tài được
đăng ký thực hiện. Nhà trường cũng đã xác
định muốn công tác NCKH sinh viên đạt
hiệu quả và chất lượng phải hội tụ đủ ba yếu
tố đó là nhà trường, thầy cô và sinh viên.
Đối với nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu,
phòng thực hành, thí nghiệm, thư việnthứ
đến là tổ chức tốt cơ sở học liệu để người
dạy và học lấy thông tin. Tuy nhiên, sự
thành công của các đề tài sinh viên còn rất
nhiều hạn chế, nhiều đề tài hoàn thành
không đúng thời hạn hoặc không hoàn thành.
Chính vì vậy chúng tôi tổ chức điều tra đánh
giá về nhận thức việc nghiên cứu khoa học
trong sinh viên để từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm đưa phong trào NCKH trong sinh
viên ngày một phát triển.
1. Tổng hợp đánh giá công tác NCKH
trong sinh viên
Chúng tôi đã tổ chức lấy phiếu điều
tra để đánh giá về nhận thức trong NCKH
sinh viên. Tổng số phiếu trong cuộc điều tra
là 106 phiếu được lấy ở nhiều lớp sinh viên
khác nhau. Phiếu được thống kê đánh giá ở 3
khía cạnh: Đánh giá về mặt nhận thức sinh
viên đối với NCKH; đối tượng sinh viên
tham gia và công nghệ trao đổi thông tin;
liên hệ giữa NCKH đối với việc học tập.
1.1. Đánh giá về mặt nhận thức của sinh
viên trong NCKH
Sinh viên tại Trường ĐHXD Miền
Trung có ý thức trong công tác tham gia
nghiên cứu khoa học được thể hiện theo biểu
đồ dưới đây
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
1
Biểu đồ đánh giá nhận thức tham gia NCKH
có
không
Không nghĩ đến
Hình 1. Biểu đồ đánh giá nhận thức tham gia
NCKH của sinh viên
Nhìn vào biểu đồ ta thấy việc sinh
viên có suy nghĩ là sẽ tham gia nghiên cứu
khoa học tại Trường có tỷ lệ chiếm rất cao
78%, so với 14% sinh viên không suy nghĩ
và 8% không nghĩ đến việc nghiên cứu khoa
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 40
học. Từ đó cho thấy sinh viên nhà trường có
nhận thức tốt trong việc tham gia NCKH.
Hơn thế nữa, Có 79% sinh viên cho
rằng NCKH làm tăng kiến thức bản thân,
17% đồng ý với việc giúp sinh viên học tốt,
nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển
toàn diện hơn, nhận thức đúng hơn các sự vật
hiện tượng đang quan sát và nghiên cứu.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đánh giá về
nhận thức sinh viên còn thực tế cho thấy
sinh viên nhà trường gặp nhiều khó khăn
trong định hướng nội dung nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
có không
Biểu đồ đánh giá khó khăn khi xây dựng định hướng và phạm vi
nghiên cứu
Hình 2. Biểu đồ sinh viên đánh giá khó khăn trong
định hướng và phạm vi nghiên cứu
Biểu đồ thể hiện có đến 95% sinh
viên gặp khó khăn trong định hướng nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu, chỉ có 5% được
đánh giá là không. Thực tế cũng đã thể hiện
trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều
đề tài sinh viên nhưng việc hoàn thành gần
như không có, điều đó minh chứng sinh
viên việc định hướng, thực hiện đối với đề
tài sinh viên của nhà trường gặp rất nhiều
khó khăn
1.2. Sinh viên tham gia NCKH và công cụ
trao đổi thông tin
Sinh viên nhà trường chưa nhận thức
đúng về nghiên cứu khoa học, họ nghĩ rằng
việc nghiên cứu khoa học là chỉ dành cho
sinh viên khá giỏi, điều này được đánh giá
qua biểu đồ sau:
0%
50%
100%
Biểu đồ đánh giá nhận thức đối tượng sinh
viên dành cho NCKH
Series1 9% 91%
Đúng Không đúng
Hình 3. Biểu đồ đánh giá nhận thức đối
tượng tham gia NCKH trong sinh viên
Việc 91% sinh viên nhà trường nghĩ
rằng nghiên cứu khoa học là chỉ dành cho
sinh viên có thành tích khá, giỏi. Quan điểm
này hoàn toàn không đúng, vì mặt bằng khi
vào trường sinh viên được đánh giá qua kỳ
thi là như nhau, chỉ khác biệt là trong thời
gian học tập một số sinh viên cố gắng học,
tìm tòi nghiên cứu để đạt được kết quả học
tập tốt. Hơn nữa việc nghiên cứu khoa học là
đánh giá vấn đề mà sinh viên cần đào sâu
nghiên cứu chứ không phải đánh giá kiến
thức chương trình môn học của Nhà trường.
Nên việc nghiên cứu khoa học, đưa ra các ý
tưởng mang tính sáng tạo là dành cho tất cả
mọi sinh viên trong toàn trường.
Sử dụng công cụ nào để trao đổi
thông tin trong quá trình nghiên cứu cũng
cần quan tâm trong NCKH sinh viên. Ngày
nay có rất nhiều nhưng công cụ có giá thành
rẻ, dễ trao đổi, tiện lợi là sử dụng Email là
hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay số lượng sinh
viên chưa biết và chưa tạo địa chỉ email
riêng cho bản thân vẫn còn cao, được đánh
giá qua biểu đồ sau:
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 41
Biểu đồ dùng địa chỉ email để trao đổi thông tin
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
có không
Hình 4. Biểu đồ dùng địa chỉ email để trao đổi
thông tin
Có đến 31% sinh viên chưa sử dụng
địa chỉ Email (chủ yếu là sinh viên năm thứ
nhất) để liên hệ trong học tập và nghiên cứu.
Điều đó cho thấy việc tiếp cận công nghệ
thông tin đối với sinh viên vẫn còn hạn chế,
do yếu tố khách quan và chủ quan. Sinh viên
chưa có máy tính để sử dụng, hơn nữa một
số sử dụng máy cho nhu cầu khác chứ không
phải để học tập
1.3. Đánh giá về sự liên hệ giữa NCKH đối
với việc học tập
Có đến 77% sinh viên cho rằng có
mối quan hệ giữa học tập và NCKH, 23% trả
lời không có. Điều đó cho ta thấy việc nhận
biết được lợi ích của NCKH đối với học tập
chính là rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu
tài liệu, kỹ năng giao tiếp,chính vì thế
NCKH không chỉ giúp trong học tập mà còn
kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi của sinh
viên, tạo nên động lực học tập cho bản thân
và phong trào nghiên cứu trong tập thể lớp.
Phong trào nghiên cứu khoa học của
sinh viên nên bắt đầu bằng việc tham gia các
câu lạc bộ học thuật ở trường, đề từ đó việc
hình thành nhóm và đưa ra vấn đề cần
nghiên cứu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc
sinh viên tham gia ở các câu lạc bộ học thuật
còn rất ít, trong câu hỏi được đưa ra để đánh
giá mức độ tham gia của sinh viên cho được
kết quả như sau:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Có Không Không quan tâm
Biểu đồ đánh giá việc tham gia câu lạc bộ học thuật
Hình 5. Biểu đồ đánh giá việc tham gia câu lạc
bộ học thuật
Chỉ có 20% sinh viên có tham gia các
câu lạc bộ học thuật, tuy nhiên việc hình
thành nhóm thì rất khó khăn, thường là giảng
viên thành lập. 76% sinh viên không tham
gia và 4% sinh viên không quan tâm. Hơn
nữa, việc hoạt động của các câu lạc bộ
không được diễn ra thường xuyên cũng là
một nguyên nhân làm cho sinh viên gặp khó
khăn trong tham gia hoạt động.
Để nhìn ra vấn đề cần nghiên cứu,
sinh viên cần phải nghiên cứu sâu môn học
mình đang học và ưu thích, từ đó áp dụng
vào thực tế. Trong quá trình nghiên cứu khả
năng hình thành vấn đề nghiên cứu và cho ra
đề tài để nghiên cứu, tuy vậy số lượng sinh
viên nghiên cứu sâu các môn học ở trường
như thế nào? Tác giả đã thăm dò ý kiến và
kết quả cho ra như biểu đồ sau:
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Có Chưa Có nhựng hạn chế
Biểu đồ nhận t hức về nghiên cứu sâu các môn học ở
t rường
Hình 6 . Biểu đồ nhận thức về nghiên cứu sâu
các môn học ở trường
Biểu đồ cho ta thấy, có chỉ có 21% có
nghiên cứu sâu các môn học ưa thích, nhưng
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 42
lại có đến 26% chưa bao giờ nghiên cứu, và
53% còn lại nghiên cứu rất hạn chế. Điều đó
cho thấy ý thức tìm tòi, nghiên cứu sâu các
môn học đối với sinh viên trong trường chỉ
xảy ra có 1 lượng ít sinh viên. Sinh viên
chưa xem nghiên cứu là đối tượng để vận
dụng nâng cao kết quả học tập của mình.
2. Một số giải pháp trước mắt nhằm
không ngừng nâng cao công tác NCKH
của sinh viên ở Trường Đại học Xây dựng
Miền Trung
Một là, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa
vị trí, tầm quan trọng của NCKH sinh viên.
Nguyên cứu khoa học sinh viên ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi
mới đào tạo đại học. Phương pháp đào tạo
thông qua nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh
viên viên nắm vững phương pháp luận và vận
dụng những phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể trong quá trình học tập ở trường
cũng như trong thực tiễn công tác sau này.
Hơn nữa, NCKH sinh viên không chỉ
áp dụng cho hệ chính quy mà có thể mở rộng
ra các hệ đào tạo khác là điều kiện thuận lợi
để tiếp cận nhiều nguồn thông tin, những
vấn đề cấp bách đặt ra trong thực tiễn cần
nghiên cứu. Ví dụ như áp dụng cho hệ vừa
học vừa làm hoặc hệ liên thông
Hai là, cần đổi mới xác định nhiệm
vụ nghiên cứu theo hướng các khoa, bộ môn
gợi mở những chủ đề, định hướng nội dung
nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung
vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn
thuộc các môn học trong chương trình đào
tạo. Từ đó sinh viên chủ động tìm kiếm, ấp ủ
những ý tưởng khoa học
Ba là, tăng cường trách nhiệm và
thực hiện các chế độ, chính sách khuyến
khích sinh viên nghiên cứu khoa học và
động viên giảng viên hướng dẫn. Nhà trường
cần quan tâm hơn nữa quyền lợi trong
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đối với
giảng viên, những giảng viên có thành tích
cao trong hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
khoa học, nhà trường nên có chế độ khen
thưởng kịp thời và thỏa đáng.
Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh một
số công tác nhằm đưa hoạt động NCKH sinh
viên ngày càng phát triển, như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế,
quy định phù hợp đối với việc nghiên cứu
khoa học sinh viên. Là công cụ giúp sinh
viên trong quá trình thực hiện đề tài và cũng
là văn bản để các đơn vị trong nhà trường
thực hiện trong công tác quản lý các đề tài
sinh viên.
- Xây dựng phong trào nghiên cứu
khoa học trong sinh viên. Điều này phải
được thực hiện từ các Phòng/Khoa/Trung
tâm thông qua các buổi báo cáo chuyên đề,
lồng ghép vào chương trình hoạt động của
các câu lạc bộ học thuật; Khuyến khích, tạo
điều kiện sinh viên tham gia Hội thi sáng tạo
Kỹ thuật do các cấp tổ chức.
- Nhà trường, cán bộ/giảng viên và
sinh viên là ba yếu tố tạo sự thành công
NCKH sinh viên. Đối với nhà trường tạo
mọi điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ/giảng
viên là người định hướng (khâu quan trọng)
đề tài, và chọn sinh viên phải có đam mê, ưa
thích lĩnh vực nghiên cứu.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên viết báo
cáo, phương pháp, hình thức nghiên cứu .vv.
- Các cán bộ/ giảng viên có kinh
nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học
lâu năm, tổ chức các buổi trao đổi kinh
nghiệm cho cán bộ/giảng viên và sinh viên.
- Các đề tài sinh viên nên được gắn
một phần của hướng nghiên cứu đề tài cán
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 43
bộ/giảng viên. Như vậy, sinh viên mới có
điều kiện trực tiếp làm thí nghiệm, thực hành,
thu thập, xử lý số liệu thực tếtạo môi
trường hướng dẫn phương cách nghiên cứu
của cán bộ hướng dẫn đối với giảng viên.
- Tạo mọi điều kiện để phong trào
NCKH sinh viên được thực hiện từ năm thứ
nhất thông qua các câu lạc bộ học thuật là
tiền đề phát triển các kỹ năng mềm trong
sinh viên khi vào trường.
- Để phát huy năng lực nghiên cứu,
phân tích. Giáo viên hướng dẫn sinh viên
viết tiểu luận môn học/đồ án môn học trong
thời học tập và 100% phải viết luận văn tốt
nghiệp đối với khối ngành kinh tế hoặc làm
đồ án tốt nghiệp đối với khối kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Như An, Nguyễn Đình Hưng. 2011. Giải pháp thu hút sinh viên tham gia nghiên
cứu khoa học.
[2] Vũ Cao Đàm. 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật