Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

TÓM TẮT Nhân vật nếm trải là một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết. Đây là loại nhân vật có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời với những thăng trầm và khổ đau. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ về những biểu hiện nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, đó là những số phận khác nhau của người lính trong và sau chiến tranh. Trong chiến tranh, những tưởng ước mơ, tình yêu đã bị thui chột, vùi dập bởi sự khốc liệt của chiến trường nhưng người lính vẫn bùng lên ngọn lửa mãnh liệt của sự khát khao tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Nó là động lực, là sức mạnh để người lính chiến đấu và chiến thắng. Sau chiến tranh, cứ ngỡ cuộc sống người lính sẽ tươi mới hơn nhưng những di chứng nơi trận mạc khiến cuộc sống họ bế tắc và phải làm cuộc hành trình tìm về quá khứ để phần nào xoa dịu hiện tại đầy nghiệt ngã. Trái ngược với những người thực hiện hành trình tìm về quá khứ thì có những người lính lại đánh mất chính mình và chạy trốn quá khứ để theo đuổi danh vọng trong cuộc sống hiện tại. Thông qua việc tìm hiểu những nhân vật nếm trải, chúng ta càng thấy rõ hơn về sự ác liệt của chiến tranh, hiểu hơn về sự hi sinh của người lính, đồng thời, có cái nhìn thấu đáo hơn về những góc khuất của nền kinh tế thị trường đã tác động đến nhân cách của con người.

pdf18 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 67 NHÂN VẬT NẾM TRẢI TRONG TIỂU THUYẾT ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI Phan Văn Tiến* và Phan Mộng Giúp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô (Email: phanvantien1984@gmail.com) Ngày nhận: 13/7/2018 Ngày phản biện: 29/8/2018 Ngày duyệt đăng: 18/9/2018 TÓM TẮT Nhân vật nếm trải là một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu thuyết. Đây là loại nhân vật có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời với những thăng trầm và khổ đau. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ về những biểu hiện nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, đó là những số phận khác nhau của người lính trong và sau chiến tranh. Trong chiến tranh, những tưởng ước mơ, tình yêu đã bị thui chột, vùi dập bởi sự khốc liệt của chiến trường nhưng người lính vẫn bùng lên ngọn lửa mãnh liệt của sự khát khao tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Nó là động lực, là sức mạnh để người lính chiến đấu và chiến thắng. Sau chiến tranh, cứ ngỡ cuộc sống người lính sẽ tươi mới hơn nhưng những di chứng nơi trận mạc khiến cuộc sống họ bế tắc và phải làm cuộc hành trình tìm về quá khứ để phần nào xoa dịu hiện tại đầy nghiệt ngã. Trái ngược với những người thực hiện hành trình tìm về quá khứ thì có những người lính lại đánh mất chính mình và chạy trốn quá khứ để theo đuổi danh vọng trong cuộc sống hiện tại. Thông qua việc tìm hiểu những nhân vật nếm trải, chúng ta càng thấy rõ hơn về sự ác liệt của chiến tranh, hiểu hơn về sự hi sinh của người lính, đồng thời, có cái nhìn thấu đáo hơn về những góc khuất của nền kinh tế thị trường đã tác động đến nhân cách của con người. Từ khóa: Nhân vật nếm trải, tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng. Trích dẫn: Phan Văn Tiến và Phan Mộng Giúp, 2018. Nhân vật nếm trải trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. 04: 67-84. *Thạc sĩ Phan Văn Tiến, Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 68 1. GIỚI THIỆU Chu Lai là một nhà văn có niềm đam mê mãnh liệt với nghiệp văn, viết văn không đơn giản chỉ là tìm kiếm cuộc sống mưu sinh mà ông viết văn còn để “neo đậu tâm hồn”. Là người nặng thủy chung với đề tài chiến tranh, hầu hết những tác phẩm của Chu Lai xoay quanh đề tài này. Từng khoác áo chiến trường, sau thời đổi mới, những trải nghiệm của năm tháng trận mạc cùng với hiện thực cuộc sống hiện tại đã giúp nhà văn có những trang viết chân thực, xúc động về người lính với những khám phá đầy mới lạ và tinh tế. Tên tuổi ông thật sự đến gần hơn với bạn đọc qua các tiểu thuyết như: Vòng tròn bội bạc (1990), Phố (1993), Ba lần và một lần (1999). Đặc biệt, với tác phẩm Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã thật sự chứng tỏ tài năng của mình một cách đậm nét. Qua tác phẩm này, tác giả đã tái hiện rất chân thực những góc cạnh đa diện về số phận cũng như cuộc sống của người lính thời hậu chiến. Không còn những năm tháng đau thương, nghiệt ngã để chống lại cuộc chiến tranh tàn khốc mà người lính phải đối mặt với cuộc chiến mới, cuộc chiến trên mặt trận thiện - ác trước sự chi phối của bản ngã, của đồng tiền và danh vọng. Các nhân vật phải nếm trải những hoàn cảnh sống khác nhau, những tâm lí khác nhau trong những biến đổi của guồng quay cuộc sống. Tình người, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu đã tạo nên những cung bậc cảm xúc thật sinh động cho các nhân vật: Hai Hùng, Hai Hợi, Tám Tính, Sương, Tuấn, Đó là minh chứng tiêu biểu cho những con người nếm trải. Với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, chúng tôi tập trung xoáy sâu vào những biểu hiện của nhân vật nếm trải trong tác phẩm. 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT NẾM TRẢI TRONG ĂN MÀY DĨ VÃNG 2.1. Nhân vật bế tắc trong cuộc sống hiện tại và đi tìm quá khứ Khi trở về sau chiến tranh, ít người lính nào may mắn còn được nguyên vẹn thân thể và tâm hồn họ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Vết thương trong tâm hồn họ là nỗi ám ảnh không thể nào nguôi. Bước ra từ cuộc chiến, còn đâu những chàng trai, cô gái tuổi mười tám đôi mươi hừng hực sức sống, thay vào đó là tuổi già đau yếu và tâm hồn “chằng chịt” thương tật. Trước sự khốc liệt và nghiệt ngã của cuộc chiến, người lính luôn khát khao cháy bỏng sự thắng lợi để được hưởng những tháng ngày yên vui hạnh phúc bên những người thân yêu, nhưng khi nền hòa bình hé mở thì những di chứng chiến tranh cứ giày xéo không nguôi. Hùng là một trong những người lính điển hình nhất. Cũng giống như Kiên trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các nhân vật khác thời hậu chiến, quá khứ của những năm tháng trận mạc cứ ám ảnh Hùng trong hết quãng đời còn lại. Sau cuộc chiến, Hùng đâu còn là chàng trai cường tráng, vạn người mê đắm, thán phục, chiến tranh đã cướp đi của anh sức khỏe, tuổi trẻ và gây ra Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 69 những vết thương lòng sâu thẳm. Hùng hiện tại chẳng khác nào cái xác không hồn với thân hình tiều tụy, xơ xác: “Tóm lại, tôi là một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy giông bão” (Chu Lai, 1994). Thời vàng son đã qua đi, những đau khổ của hiện tại cứ ập đến khiến anh choáng váng, khó lòng thích nghi được với bi kịch mà “con tạo” sắp bày. Sở hữu một thân hình không sức sống, tiều tụy và cuộc đời luôn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không nhà, không tiền, không gia đình, cuộc sống của vị đội trưởng ngày nào trở nên xám xịt, không lối thoát. Thời bình khác xa thời chiến, để hòa nhập là điều vô cùng khó khăn, nên Hùng đã tỏ ra choáng ngợp trước sự thay đổi đột biến của guồng quay cuộc sống: “Những mái nhà ấm cúng đang tỏa ra làn khói bữa cơm chiều kia, những cửa nhà sang trọng, những đường phố trải nhựa rộng dài mịn như lụa kia, có hay rằng một thời trai trẻ của tôi, của lũ xa quê chúng tôi thay nhau gục xuống với tất cả những nỗi niềm lãng mạn chân thành để hôm nay trở lại trở thành xa lạ đến thê thảm đến thế này không” (Chu Lai, 1994). Anh từ choáng ngợp đến đau xót trước cuộc sống hiện tại, những gì thân thuộc nhất giờ trở nên lạ lẫm đến khôn cùng. Cảnh vật còn biến đổi huống chi lòng người không đổi thay, những suy tư trăn trở ấy đã khiến cuộc sống hiện tại của anh nên u tối. Hòa bình đến, Hùng cũng như bao nhiêu người đàn ông khác, cũng tìm cho mình người bạn đời với hi vọng xây dựng gia đình mà an cư lập nghiệp. Nhưng cái sinh lực vốn có của chàng trai to khỏe năm nào đã bị chiến tranh vắt kiệt, thế nên việc mang lại hạnh phúc cho người vợ của mình lại quá xa xôi: “Bao nhiêu xung lực, nội lực đã dồn hết trong chiến trận rồi, còn sức đâu nữa mà uốn cong người ả lên được” (Chu Lai, 1994). Những tưởng sự khắc nghiệt, đau đớn của một thời cầm tay súng đã qua, giờ hòa bình cuộc sống sẽ tươi mới hơn như bao người khác. Cái nghĩa vụ làm chồng, thiên chức làm cha của vị đội trưởng ngày nào đã không còn nữa, vòng xoáy ác nghiệt của chiến tranh xóa sạch tất cả. Không đáp ứng được nhu cầu của một người đàn ông thực thụ, người phụ nữ được Hùng coi là vợ thốt ra những lời lạnh lùng như lưỡi dao đâm thẳng vào con tim đầy thương tật của anh: “Tôi chán anh lắm! Tôi không chịu nổi anh nữa. Anh là một thằng đàn ông vất đi từ trong ra ngoài. Ngủ với anh cứ như người bị tra tấn ấy. Thà ngứa ngáy đi ngủ với thằng xích lô còn hơn” (Chu Lai, 1994). Người ta thường bảo: “Lời nói không dao nhưng làm đau lòng người”, thậm chí chỉ một lời nói thôi có thể giết chết một con người. Trái tim vốn dĩ đã chằng chịt thương tật của Hùng nay lại tiếp nhận thêm vết thương mới, một vết thương lòng sâu thẳm, khiến anh ngã quỵ và mất hẳn niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ thêm một lí do để Hùng chán đời, chán cuộc sống thời hậu Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 70 chiến. Chiến tranh đã qua đi nhưng di chứng nó để lại thì vô số kể. Không chỉ mất đi hạnh phúc đời thường mà anh còn bị xã hội lãng quên và sống cuộc đời đầy khốn khổ: “Không nhà không cửa không cắc bạc dính túi chỉ có mảnh quá khứ phập phồng đập trong lồng ngực” (Chu Lai, 1994). Ngoài những di chứng dễ thấy bên ngoài thì những thương tật tâm hồn mấy ai thấu hiểu. Là người chiến sĩ cách mạng, hơn nữa là “người bắn súng ảo thuật”, trong chiến tranh anh tiêu diệt nhiều kẻ thù. Thế nhưng, khi hòa bình trở lại điều đó đã ám ảnh anh:“Trong chục năm cầm súng, tôi đã giết bao mạng người? Mười ư? Không chắc. Mười lăm? Chưa phải. Hai mươi Hai nhăm? Những mốc ngày tháng, mốc sự kiện, những trận đánh, những khuôn mặt trai có gái có, già trẻ đều có, Cuối cùng tôi nổi gai người khi danh sách âm hồn ấy được ấn định ở con số 55!” (Chu Lai, 1994). Theo Yoram knaniuk, “trong chiến trận con người đều là thú dữ. Khát máu”. Đối mặt với kẻ thù hẳn rằng người lính nào cũng mang thái độ căm hận và quyết lòng “quét sạch” chúng càng nhiều càng tốt. Nếu ta không giết địch thì ta cũng chết dưới họng súng của chúng. Đạo đức, triết lí tình thương dường như quá xa rời, trên mặt trận máu lửa chỉ có hai khái niệm “sống” và “chết”, bằng mọi cách để có thể bảo toàn mạng sống của bản thân và vùi dập kẻ xâm lăng. Chính vì lẽ đó, người lính càng hăng hái tiêu diệt kẻ thù. Trong đầu người lính luôn nghĩ càng giết được nhiều giặc thì đó càng là niềm vinh dự, hân hoan, song khi gác súng trở về thì những cái chết kia làm họ phải day dứt, trăn trở. Dù người ở chiến tuyến nào thì họ cũng là con dân của một vùng đất, cũng có cha mẹ, có vợ con và bè bạn, cái chết của họ sẽ gây bao nhiêu đau xót cho người ở lại: “Nồi da nấu thịt, kẻ ngã xuống dù ở tuyến này hay tuyến kia, đều là con dân của một vùng đất nào đó, có ai xót ruột giùm không” (Chu Lai, 1994). Những suy tư của Hùng cho ta thấy đó là những cảm xúc, những nỗi buồn chung mà những người lính từ chiến tranh trở về với cuộc sống đời thường phải nếm trải. Điều đó ta còn thấy nhân vật Kiên, Vượng trong Nỗi buồn chiến tranh còn bị ám ảnh ghê gớm hơn: “Khi những cảnh giết chóc cán qua những giấc ngủ... Rồi có lúc rống lên như bị cắt tiết” (Bảo Ninh, 2006). Thời hậu chiến thì biết bao sự trái ngang của cuộc đời cứ đổ dồn vào Hùng. Bế tắc, chán nản, hụt hẫng nên anh muốn tìm về quá khứ để phần nào vơi đi sự khổ đau của hiện tại. Anh quyết làm hành trình lội ngược dòng quá khứ để sống lại những ngày tháng gian khổ nhưng bi tráng đã qua. Đồng thời, sống lại những kỉ niệm tình yêu thuở nào với cô xã đội trưởng, y tá Ba Sương. Dĩ vãng ngày xưa với những cảm xúc hỗn độn: đó là niềm vui, sự tự hào cùng hạnh phúc ngọt ngào nhưng nó cũng xen lẫn lắm đau thương, nghiệt ngã. Anh đã trải qua biết bao cay đắng của cuộc chiến và Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 71 cũng nếm những dư vị ngọt ngào của tình yêu mang lại. Với cương vị xã đội trưởng được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng Hùng luôn sống và làm việc bằng cái tâm trong sáng, anh dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì động lòng trắc ẩn mà Hùng đã thả nhầm tên phái viên của địch, chính hành động này khiến anh bị khiển trách. Không trốn tránh lỗi lầm, Hùng xin từ chức và xin nhận nhiệm vụ khác: “Tôi xin chính thức từ chức. Từ chức không có nghĩa là để lui về phía sau để làm kẻ cầu an bảo mạng trong một cơ quan tham mưu, chính trị hay hậu cần nào. Tôi từ chức để xin xuống được làm người lính ở vùng vành đai sát Sài Gòn, nơi mới mà con người tồn tại quá được ba tháng, nơi không ai dám xuống và các đồng chí bao năm nay vẫn chưa tính được ai có thể xuống cả” (Chu Lai, 1994). Có những người mắc phải sai lầm nhưng vẫn cố chấp hoặc vì sự tự trọng mà không nhận lỗi, nếu cứ khăng khăng như thế thì hẳn họ sẽ không tốt lên được. Còn Hùng biết mình sai và anh cố gắng sửa đổi, đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, anh xứng đáng là tấm gương để những người lính khác noi theo. Trong thời lửa đạn, Hùng chẳng khác nào một ngôi sao sáng soi rọi giữa bầu trời đêm xám xịt. Anh trở thành tâm điểm để đồng đội nể phục, phái đẹp ngưỡng mộ. Một chàng trai tuấn tú, tài giỏi ấy hẳn rằng đó là niềm khát khao của các cô gái ở tuổi thanh xuân. Có lẽ, cô nào cũng ước mong được cùng anh viết nên câu chuyện tình yêu nồng thắm. Trước bao cô gái xinh đẹp nhưng Hùng vẫn không mảy may nghĩ ngợi. Anh chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt của mình với đất nước, quê hương. Cho đến khi Sương xuất hiện, với sự xinh đẹp và dịu dàng của cô, anh đã biết thế nào là tình yêu. Qua bao biến cố, Hùng nhận ra vai trò quan trọng của Sương đối với cuộc sống của anh: “Chiều nay bên nấm mồ viễn xứ của đồng đội, nếu không có cô, không có cái nhìn tĩnh lặng hun hút kia, anh sẽ chìm nghỉm vào sự cô đơn khốc liệt không biết đến bao giờ” (Chu Lai, 1994). Dù mạnh mẽ đến thế nào, nhưng cũng có lúc vị đội trưởng này cũng rơi vào những phút yếu lòng, chứng kiến cái chết của đồng đội anh không khỏi đau xót. Người đã cùng anh kề vai sát cánh mà nay phải tiễn về nơi đất mẹ. Trong những lúc đau buồn, trống vắng thì sự xuất hiện của cô y tá Ba Sương đã thắp lên cho Hùng một ngọn lửa ấm áp của tình người, tình đồng đội. Những lời an ủi, sẻ chia đã tạo động lực giúp anh có nghị lực để đứng lên tiếp tục chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Chính thời gian đã làm cho hai trái tim yêu hòa nhịp, Hùng cùng Sương thắp lên hương lửa tình yêu dưới sự khốc liệt của cuộc chiến. Những cử chỉ yêu thương, chăm sóc tận tình của người yêu mãi đậm sâu trong tâm trí của anh trong suốt hành trình sống: “Hồi tối, khi trườn qua hàng rào chốt Mỹ, anh bị cái lưỡi lam khứa vào bả vai sâu đến nửa phân. Bây giờ sợ anh đau nhức, lo anh Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 72 bị nhiễm trùng, cô sang coi vết thương” (Chu Lai, 1994). Cảm động hơn, trong lần tấn công của địch, Sương giật lại sự sống cho anh từ tay thần chết: “Từ dưới đáy vực xoáy nước, anh cảm thấy rõ ràng mình đang từ từ nổi lên. Bồng bềnh, buốt lạnh... Đôi môi ấy không hút nữa. Nó bồn chồn chuyển lên mắt, lên mặt, lên trán... Vẫn nóng ướt và vội vàng... Hùng mở mắt ra... Khuôn mặt Sương đang phả xuống làn ánh sáng xanh dịu, vỗ về, hân hoan, xa xót” (Chu Lai, 1994). Trước sự vùi dập của bom đạn kẻ thù đã khiến Hùng kiệt sức, anh sắp về với đất mẹ, nhưng bằng sự khẩn thiết, nồng nhiệt của Sương đã khiến linh hồn anh không nỡ rời xa. Hùng đã hồi sinh trước sức mạnh cứu rỗi của tình yêu. Dù có trải qua bao gian khổ nhưng hai người vẫn nắm chặt tay nhau để vượt qua tất cả. Họ cùng nhau chứng kiến biết bao biến cố của cuộc chiến tranh ác liệt: chứng kiến cái chết của đồng đội, đối mặt với những trận càn quét khốc liệt của kẻ thù và đau đáu trước thân phận của người lính. Trong làn mưa bom, bão đạn nhưng tình yêu của Hùng vẫn lấp lánh sự lãng mạn, anh đã hứa hẹn với người yêu bằng những lời son sắt, xuất phát từ tận trái tim chân thật: “Thiệt! Thương nhiều lắm! Thương hơn cả mạng sống của anh. Sau này em có ốm đau què cụt anh vẫn thương. Dù đời em có vào tù ra tội, anh càng thương. Và ngay bây giờ em có biến thành con trai, thành đàn ông dị dạng đi nữa, anh vẫn thương” (Chu Lai, 1994). Khi yêu nhau người ta thường hứa hẹn với nhau thật nhiều, những lời hứa ấy tạo niềm tin vững chắc để đối phương vững dạ, tin cậy. Chẳng cần thề thốt độc địa, Hùng nói với người yêu những lời ngây ngô nhưng chân thành, thắm thiết. Không quá phô trương trước lời nói của mình, nhưng Hùng vẫn đủ để người yêu xây đắp ở anh một tình yêu vĩnh cửu. Tình yêu thời chiến dù có cao đẹp nhưng cũng đầy sự thử thách. Hôm nay còn nắm chặt tay nhau nhưng ngày mai có thể mỗi người một hướng. Kẻ ở dương trần người bên kia thế giới, thì nỗi buồn đau sẽ day dứt đến nhường nào. Nhận thức được điều đó Hùng luôn lo sợ cho tương lai, vì vậy, những khoảnh khắc bên nhau anh trân trọng biết bao. Tuy biết quy luật chiến tranh thật tàn khốc, sống nay chết mai, nên người lính phải tận hưởng tất cả những hương vị của cuộc đời để không hối hận khi về bên kia thế giới nhưng Hùng không như vậy. Trước hoàn cảnh thuận lợi cùng điều kiện thích hợp mời gọi, nhưng lí trí át hành động bản năng, Hùng không hành động như một kẻ tầm thường, anh không muốn lấy đi sự trong trắng của người yêu trước khi bước vào cuộc chiến. Sẽ ra sao khi sự việc xảy ra mà chẳng may anh là người chết trước, người yêu sẽ đau đớn thế nào khi mình đã đánh mất đời con gái. Quãng đời còn lại của cô ấy sẽ chông chênh đến mức nào và liệu có một người đàn ông nào đủ cao thượng chấp nhận bỏ qua hết quá khứ và yêu cô bằng trái tim chân thật. Chính những suy nghĩ chín chắn này đã Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 73 giúp Hùng vượt qua sự thúc giục của bản năng để giữ những khoảng cách đẹp của tình yêu. Thời gian qua đi thì tình yêu của Hùng dành cho Sương cũng lớn dần theo năm tháng. Dù có công tác ở hai đơn vị khác nhau nhưng anh vẫn vượt qua biết bao nguy hiểm để thăm người yêu. Nỗi nhớ, niềm thương là động lực, là sức mạnh giúp anh vượt qua sự sợ hãi và cái chết: “Nhớ em quá và lòng cũng rảnh rang quá tôi liều mạng cắt rừng 2 đêm, vượt qua ba con lộ giữ bộ mặt thản nhiên như vẫn gặp nhau như cơm bữa” (Chu Lai, 1994). Dù biết người yêu lạnh nhạt với mình nhưng bằng sự tin tưởng trong tình yêu mà Hùng đã gạt đi những vẻ ngoài xa lạ, xấu xa Sương cố vẽ. Thông thường, khi nghe tin người yêu phản bội, ai cũng sẽ giận dữ, uất hận để rồi buông bỏ hoặc trả thù. Còn Hùng thì bằng sự linh cảm của mình anh vẫn kiên trì vun đắp dù người yêu có đổi khác. Khi biết sự hi sinh của người mình yêu thật lớn lao thì tình yêu của Hùng càng nhân lên gấp bội lần. Anh đã bất chấp đám đông để minh chứng cho tình yêu mãnh liệt của mình bằng nụ hôn nồng nàn, thắm thiết: “Mặc kệ người ta! Mặc kệ tất cả! - Tôi cúi xuống siết chặt đôi môi đang ướt lạnh của em một cái hôn tức tưởi và ngùn ngụt yêu thương chât chứa bao lâu nay... Cuộc họp vừa rồi đã tước đoạt của anh tất cả nhưng bù lại cho anh một cái còn nhiều hơn. Đó là em.” (Chu Lai, 1994). Chức quyền và danh vọng đối với Hùng có nghĩa gì đâu, anh có thể mất tất cả đổi lại chỉ cần được bên người yêu thương là đủ lắm rồi. Tình yêu thật lung linh và kì diệu biết bao, nó có thể đẩy con người xuống vực sâu của sự bế tắc nhưng nó cũng giúp con người vượt qua bao trở lực và hoàn thiện bản thân mình. Chính tình yêu đã giúp Hùng có sức mạnh phi thường để đương đầu với bao gian khổ, thức thách. Nếu không có sự ngọt ngào trong tình yêu mang lại thì có lẽ, anh đã vùi thân trong vùng đất lạnh, không chết vì bom đạn thì cũng chết vì mệt mỏi mà tự hủy mình. Trái với vẻ ngoài cương nghị lạnh lùng, Hùng là người sống tình cảm nhưng cũng có lúc tỏ ra rất yếu đuối. Trong một trận càn của địch anh ngỡ rằng Sương đã bị bom đạn kẻ thù vùi lấp, lúc đó cảm xúc anh dâng lên mãnh liệt với niềm đau xót tột độ: “Hai bàn tay đào bới mê cuồng. Sương Sương ơi! Em còn sống không? Em đang ở đâu? Miệng gọi khào khào đắng nghét nhưng trí não anh lại đã chập chờn một thi thể nát bấy, thịt da trộn đất đỏ lòm ở đâu đó dưới kia. Không! Em không chết! Sao có thể chết một cách dễ dàng như thế? Trời ơi! Chả lẽ thằng Viên nó nói đúng sao?” (Chu Lai, 1994). Trước đây, Hùng bày tỏ tình yêu với Sương tuy chân thật, nồng thắm nhưng cũng không đến tận cùng của sự mãnh liệt, cho đến khi tưởng người yêu đã m