NHẬP MÔN PHÁT THANH
Nói đến phát thanh, chúng ta hình dung ngay đến radio. Vài ba chục năm trước, radio thường có
hình dạng thô thiển, kích cỡ lớn, cồng kềnh. Đó là chưa kể đến những chiếc radio đầu tiên trong lịch sử
nhân loại có hình dạng chư chiếc thùng đựng gạo. Cùng với năm tháng, cũng như sự phát triển của khoa
học và đời sống kinh tế xã hội, radio cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như xưa kia, một trong những
tài sản vật chất quí giá của đa số người dân nước ta là chiếc đài bán dẫn bất kể to hay nhỏ hay do nước
nào sản xuất thì bây giờ, chúng ta có quyền lựa chọn cho mình chiếc radio hợp túi tiền, hợp thị hiếu, gọn
nhẹ, xinh xắn với vô số tiện ích. Đó có thể là chiếc Regency TR-1-radio xách tay mini đầu tiên trên thế giới,
có thể bỏ vừa vặn vào chiếc xách tay, là sản phẩm dược tạp chí PC World bình chọn là một trong 50 thiết
bị điện tử có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người trong nửa thế kỷ qua, có thể là chiếc radio vệ
tinh đa chức năng Delphi XM SKYFi2 do Hãng điện tử Delphi (Mỹ) sản xuất với 130 kênh khác nhau do
hãng Phát thanh XM phủ sóng trên toàn cầu. Hoặc cũng có thể đó là chiếc radio USB FM có hình chú heo
con đủ màu, xinh xắn dành cho phụ nữ dù hình dáng, kích cỡ thế nào thì radio vẫn đã giữ một vai trò
hết sức quan trọng trong cuộc sống tinh thần của con người.
Trước đây, khi truyền hình còn là một công cụ giải trí xa xỉvới đại bộ phận người dân thì radio
chính là một thế giới rộng mở với biết bao điều kỳ diệu. Radio có thể mở ra cho con người cả một thế giới
với biết bao điều kỳ thú. Bên trong các đài phát thanh là thế giới sôi động của những người ngồi sau
microphone và hóa thân vào nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều chức vụ để thông qua Radio đưa thính
giả đến với dải Gaza máu lửa, với những đợt sóng thần hung hãn tàn phá các làng chài ven biển của hàng
loạt quốc gia, đưa thính giả đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau trên hành tinh, giúp thính giả thư
giãn với những giai điệu ngọt ngào, du dương của âm nh
40 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập môn báo Phát thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhập môn báo Phát thanh
1 8/17/2010
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
THỜI LƯỢNG: 30 TIẾT (1 tiết = 45 phút)
Ths. Phạm Duy Phúc
Khoa Báo Chí – Truyền Thông
Trường ĐH KHXH và NV TP HCM
NHẬP MÔN PHÁT THANH
Nói đến phát thanh, chúng ta hình dung ngay đến radio. Vài ba chục năm trước, radio thường có
hình dạng thô thiển, kích cỡ lớn, cồng kềnh. Đó là chưa kể đến những chiếc radio đầu tiên trong lịch sử
nhân loại có hình dạng chư chiếc thùng đựng gạo. Cùng với năm tháng, cũng như sự phát triển của khoa
học và đời sống kinh tế xã hội, radio cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như xưa kia, một trong những
tài sản vật chất quí giá của đa số người dân nước ta là chiếc đài bán dẫn bất kể to hay nhỏ hay do nước
nào sản xuất thì bây giờ, chúng ta có quyền lựa chọn cho mình chiếc radio hợp túi tiền, hợp thị hiếu, gọn
nhẹ, xinh xắn với vô số tiện ích. Đó có thể là chiếc Regency TR-1-radio xách tay mini đầu tiên trên thế giới,
có thể bỏ vừa vặn vào chiếc xách tay, là sản phẩm dược tạp chí PC World bình chọn là một trong 50 thiết
bị điện tử có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người trong nửa thế kỷ qua, có thể là chiếc radio vệ
tinh đa chức năng Delphi XM SKYFi2 do Hãng điện tử Delphi (Mỹ) sản xuất với 130 kênh khác nhau do
hãng Phát thanh XM phủ sóng trên toàn cầu. Hoặc cũng có thể đó là chiếc radio USB FM có hình chú heo
con đủ màu, xinh xắn dành cho phụ nữ dù hình dáng, kích cỡ thế nào thì radio vẫn đã giữ một vai trò
hết sức quan trọng trong cuộc sống tinh thần của con người.
Trước đây, khi truyền hình còn là một công cụ giải trí xa xỉ với đại bộ phận người dân thì radio
chính là một thế giới rộng mở với biết bao điều kỳ diệu. Radio có thể mở ra cho con người cả một thế giới
với biết bao điều kỳ thú. Bên trong các đài phát thanh là thế giới sôi động của những người ngồi sau
microphone và hóa thân vào nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều chức vụ để thông qua Radio đưa thính
giả đến với dải Gaza máu lửa, với những đợt sóng thần hung hãn tàn phá các làng chài ven biển của hàng
loạt quốc gia, đưa thính giả đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau trên hành tinh, giúp thính giả thư
giãn với những giai điệu ngọt ngào, du dương của âm nhạc hay những câu chuyện sâu sắc đậm chất nhân
văn.
Tầm quan trọng của phát thanh lớn đến nỗi nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra đây là một cơ
quan quan trọng hàng đầu của bất cứ một quốc gia nào và luôn cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong
những trường hợp khẩn cấp, cần đưa thông tin đến nhiều người trên diện rộng thì Đài phát thanh chiếm ưu
thế tuyệt đối so với báo viết, báo hình và cả báo trực tuyến bởi vì trong phát thanh, người nghe cảm nhận
được sự thay đổi tâm trạng của bản thân họ nhờ các tác động của lời nói do phát thanh viên truyền đến họ.
cũng bởi vậy mà trong các cuộc đảo chính, cướp chính quyền, Đài phát thanh là mục tiêu số một trong các
mục tiêu đánh chiếm. Bởi vậy, bất cứ Đài phát thanh quốc gia của thể chế nào cũng luôn được bảo vệ
nghiêm ngặt.
Hiện nay, có khoảng 26.000 đài phát thanh trên toàn thế giới, gần 1/3 trong số đó là của Hoa Kỳ.
99% hộ gia đình của Mỹ có radio. Trước khi có sự xuất hiện của truyền hình và internet thì radio là
phương tiện truyền thông số 1 thế giới. hiện nay, vị thế của radio đã bị sút giảm, nhưng tại Mỹ, Châu Âu và
tại Việt Nam, phát thanh vẫn có những thính giả trung thành của mình dù rằng số lượng đã bị san năm xẻ
bảy cho nhiều loại hình truyền thông khác. Nhiều thính giả vẫn lưu giữ thói quen nghe radio của mình,
nhất là với những thính giả lớn tuổi.
(Nhật An, Phát thanh truyền hình, NXB Trẻ, 2006)
Nhập môn báo Phát thanh
2 8/17/2010
STUDIO PHÁT THANH
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH
LỊCH SỬ PHÁT THANH THẾ GIỚI
Những phát minh căn bản
Sự ra đời của phát thanh trên thế giới đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên cơ sở của
việc phát hiện ra sóng điện từ và những phát minh về diode, triode. Đó là những thành tựu gắn liền với tên
tuổi của những nhà khoa học nổi tiếng như: Ambrose Fleming (cố vấn của G.Marconi với ý tưởng truyền
tin không cần dây), Faraday và Maxwell (cung cấp những lý thuyết cho việc phát hiện ra song điện từ),
Rudolf Hertz (năm 1887 phát hiện ra sóng điện từ, sau này mang tên ông), Alexander Popov (1895, phát
minh ra ăngten vô tuyến điện và giới thiệu máy thu song điện tử đầu tiên) Tiếp đó, những thí nghiệm
truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400m rồi 2.000m của nhà khoa học Italia Guglielmo
Marconi đã góp phần khai sinh ra RADIO khi phát minh ra máy bán dẫn 1897. G.Marconi có thể được coi
là cha đẻ của công nghệ vô tuyến (1901, từ đông Canada, ông đã thử nghiệm thành công việc thu 1 tín hiệu
từ một trạm phát vô tuyến tại Cornwall, nước Anh bằng một chiếc angten treo cao trên một chiếc diều)
Nhập môn báo Phát thanh
3 8/17/2010
Theo từ điển Wikimedia: Guglielmo Marconi và Alexander
Popov là những nhà khoa học phát minh ra “sự truyền dữ liệu không dây dựa trên tần phổ”, Reginald
Fessenden (phát minh ra máy phát tín hiệu giọng nói có sử dụng điện từ) và Lee de Forest phát minh ra
radio dựa trên sự thay đổi biên độ (AM), còn Edwin H.Amstrong và Lee de Forest phát minh ra radio dựa
trên sự biến thiên tần số (FM)1.
Từ công nghệ bán dẫn, đến cáp quang rồi kỹ thuật số, phát thanh đến nay vẫn không ngừng tận
dụng mọi thành quả của công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người không chỉ ở
những miền quê xa xôi, thiếu thốn mà cả trong các căn hộ hiện đại trong thành phố
Một số thuật ngữ:
Phát thanh: là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để
chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho
các nhóm thính giả đặc thù
Sóng: sóng điện tử trong phát thanh và sóng nước có những tính chất đo lường tương đồng. Khác biệt ở
chỗ: sóng nước có thể quan sát được bằng mắt, còn sóng điện từ không tác động vào giác quan con người
mà chỉ có thể đo lường bằng các dụng cụ đo lường chuyên dùng. Sóng điện tử lan truyền rất nhanh bằng
tốc độ ánh sáng, tức 300.000km/s
Bước sóng: là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trong không gian truyền sóng có cùng trạng thái và
cùng xu thế biến động, ký hiệu Lamda
Tần số: là số dao động của sóng thực hiện trong một giây, ký hiệu là f, đo lường = Hz với các bội số kylo,
mega, gamma: 1kHz = 1000Hz, 1MHz = 1.000.000Hz.
Nếu gọi f là tần số, tính bằng Hz và gọi C là tốc độ lan truyền sóng thì bước sóng Lamda được tính theo
công thức: lamda = C/f
Từ bước sóng với các chiều dài trung, ngắn, cực ngắn, ta phân loại sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn
và chia ra thành các băng sóng thường dùng trong phát thanh là băng sóng trung (MW), băng sóng ngắn
(SW), băng sóng cực ngắn (VSW). Ngoài ra còn các băng sóng có bước sóng rất ngắn dùng trong thông tin
vệ tinh như băng P (0,25-1GHz), băng L (1-2GHz), băng S (2-4GHz), băng C (4-8GHz), băng X (8-
12GHz)Thu sóng từ vệ tinh thường dùng angten parabol, dùng băng sóng có tần số càng cao (bước sóng
càng nhỏ) thì đường kính của angten parabol càng nhỏ
Môi trường truyền sóng: là không gian mà sóng lan truyền từ mặt đất lên bầu trời. Bao quanh trái đất có
những lớp ion gọi là các tầng điện ly. Tầng điện ly hấp thụ làm sóng yếu đi, phản xạ làm sóng quay trở lại
trái đất và đối với loại sóng có tần số rất cao (bước sóng rất ngắn) thì lại cho sóng đi qua và lan truyền
tiếp tục vào vũ trụ. Các tầng điện ly lại không ổn định, xuất hiện hoặc biến đi tùy thuộc mặt trời, ngày đêm
nên làm cho sự truyền sóng cũng không ổn định cường độ sóng thu được bị biến động làm cho chương
trình phát thanh thu được lúc to, lúc nhỏ
1 Điều chế sóng cao tần bằng cách làm biến đổi biên độ của cao tần theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi
là điều chế biên độ (gọi tắt là điều biên => viết tắt là AM: amplitude modultion). Điều chế sóng cao tần
bằng cách làm biến đổi tần số theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điều chế tần số (gọi tắt là điều tần
=> viết tắt là FM: frequency modultion)
Nhập môn báo Phát thanh
4 8/17/2010
Những trạm phát thanh đầu tiên của nhân loại
Thử nghiệm phát sóng phát thanh được tiến hành đầu tiên vào năm 1903, dưới sự điều khiển tài
tình của nhà phát minh Đan Mạch Valdermas Paulsen (1869 – 1942) và nhà thiết kế Thụy Điển
R.A.Fessenden (1866 – 1932). Chương trình âm nhạc kèm lời của họ được phát vào ngày 24/12/1906, từ
trạm Brant Rock ở bang Masachussets được coi là tiếng gọi chào đời của phát thanh với tư cách là một loại
hình mới của truyền thông công cộng. Năm 1910, chương trình phát sóng đầu tiên của nhà phát minh Mỹ
Lee de Forest (1873 – 1961) từ nhà hát Opera New York đã thành công rực rỡ. Tuy vậy, phát thanh chỉ
thực sự khẳng định chỗ đứng của nó trong đời sống con người khi mà các chương trình phát sóng của nó
được thực hiện đều đặn từng ngày. Mốc son khẳng định đó được thực hiện tại đài KDKD của công ty
WestingHouse ở East Pittsburgh khi phát sóng mở màn vào ngày 2.11.1920 với bản tin công bố kết quả bầu
cử Tổng thống.
Những nhà báo phát thanh tiêu biểu
Edward R.Murrow: 1908 – 1965, là người có khiếu ăn nói từ nhỏ. 1935 được đài phát thanh CBS mời về
làm Giám đốc chương trình và đọc các bản tin chính trong các chương trình thời sự của đài. Bằng linh cảm
và nhạy bén nghề nghiệp, ông nhận ra tính ưu việt của loại hình báo nói, đặc biệt qua các chương trình
tường thuật trực tiếp. Tin tức chiến sự từ CTTG 2 đã tiếp thêm sức mạnh cho ông gây dựng và phát triển
loại hình báo chí này. Chương trình London after dark của Morrow đã gây xúc động hàng triệu thính giả
của đài đang dõi theo tình hình chiến sự diễn ra ở Châu Âu.
Larry King: Nhiều người biết đến ông như là một nhà tài phiệt về truyền hình của CNN nhưng lại không
biết rằng phần lớn những giải thưởng báo chí mà ông có được đều thuộc lĩnh vực phát thanh. Khởi nghiệp
từ một đài truyền thanh ở Miami bang Florida. Cuối thập niên 1960, tên tuổi ông bắt đầu toả sáng. Trong
suốt thời gian làm việc của mình, ông đã phỏng vấn hàng ngàn nhân vật nổi tiếng như Paul McCartney,
Marlon Brando, Yasser Arafat, Richard Nixon Kinh nghiệm và nghệ thuật phỏng vấn của ông trở thành
những bài học kinh điển trong các giáo trình báo chí dạy về nghệ thuật phỏng vấn.
LỊCH SỬ PHÁT THANH VIỆT NAM
Buổi phát sóng đầu tiên
Ngày 22.8.1945, sau khi CMTT thành công, đ/c Xuân Thuỷ thay mặt Ủy ban cách mạng lâm thời
Bắc bộ triệu tập các đ/c Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích và Trần Lâm đến để truyền đạt chỉ thị của Hồ Chủ
tịch về việc thành lập Đài phát thanh. Ngày 5.9.1945, đ/c Trần Lâm chủ trì cuộc họp hơn 10 người và quyết
định 3 vấn đề quan trọng: Lấy ngày 7.9.1945 là ngày khánh thành Đài phát thanh quốc gia, đặt tên cho Đài
là Đài tiếng nói Việt Nam và chọn bài hát “Diệt phát xít” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu.
11h30 ngày 7.9.1945 là thời khắc đánh dấu sự ra đời của Đài tiếng nói Việt Nam và cũng là của
ngành phát thanh Việt Nam. Từ Hà Nội, chương trình phát thanh đầu tiên được truyền đi với lời xướng:
“Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” của phát
thanh viên Dương Thị Ngân và sau đó được phát thanh viên Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Đằng sau hai
phát thanh viên là 10 thanh nữ do Hội phụ nữ Cứu quốc cử đến hát bài “Diệt phát xít” của cố nhạc sĩ
Nguyễn Đình Thi. Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh
sách thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình “ca nhạc sống”
do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp đến là chương trình tiếng Anh 15 phút và 15 phút
chương trình tiếng Pháp. Như vậy, buổi phát thanh đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam gồm 4 chương
trình: Thời sự, ca nhạc, tiếng Anh, tiếng Pháp với tổng thời lượng 90phút. Buổi ban đầu không có máy ghi
âm nên mọi chương trình, kể cả ca nhạc đều đọc và phát trực tiếp.
Giai đoạn hình thành Đài tiếng nói Việt Nam và quá trình phát triển của hệ thống phát thanh Việt
Nam
Những ngày đầu tiên, Đài TNVN phát sóng mỗi ngày 2 buổi: buổi trưa từ 11h30 đến 14h, buổi
chiều từ 18h đến 20h30. Kể từ buổi phát sóng đầu tiên, đến năm 1954, Đài tiếng nói Việt Nam đã có những
bước phát triển lớn mạnh, (dù đã phải di chuyển 14 lần để bảo toàn và phát triển lực lượng) có khả năng
phủ sóng trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 22.10.1954, Đài TNVN chuyển về Hà Nội và chuyển thành Cục truyền thanh, trực thuộc
Thủ tướng chính phủ, quản lý cả biên tập, sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng.
Nhập môn báo Phát thanh
5 8/17/2010
Tháng 8.1955: khánh thành khu điện đài Bạch Mai. Tháng 9.1958: khánh thành Đài phát sóng
phát thanh Mễ Trì.
Năm 1962, Chính phủ chuyển bộ phận kỹ thuật sang Tổng cục bưu điện và Đài trở lại với tên gọi:
Đài TNVN trực thuộc Chính phủ.
Ngày 7.9.1970, Đài truyền hình VN ra đời. Đài TNVN thành lập Ban truyền hình. Ngày
18.7.1977, Chính phủ thành lập Ủy ban phát thanh truyền hình VN để quản lý ngành phát thanh và truyền
hình. 10.1987, Ủy ban này giải thể. Đài TNVN và Đài THVN được tổ chức thành 2 cơ quan cấp bộ.
Từ 1995 đến 2000, Đài TNVN xây dựng và đưa vào hoạt động các đài phát sóng lớn VN2, VN3
để tăng cường diện phủ sóng cho đồng bằng Bắc Bộ và Trung Nam Bộ.
Ngày 2.11.1998, Tuần báo Đài TNVN ra đời. 3.2.1999, ra mắt Báo điện tử VOVNews của Đài
TNVN. Ngày 22.12.2002, hệ thống sản xuất và truyền âm các chương trình phát thanh trẹn mạng máy tính
với phần mềm Dalet bắt đầu hoạt động. Cuối 2007, Chính phủ phê duyệt thành lập kênh truyền hình của
Đài TNVN.
Hiện tại, Đài TNVN có các hệ phát sóng sau: VOV1 (Hệ thời sự chính trị tổng hợp), VOV2 (Hệ
văn hoá và đời sống xã hội), VOV3 (Hệ âm nhạc, thông tin và giải trí), VOV4 (Hệ phát thanh dân tộc) và
VOV5 (Hệ phát thanh đối ngoại)
Đài tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh
Cùng thời gian với sự hình thành và phát triển của Đài tiếng nói Việt Nam, ở Nam bộ, nhiều đài
phát thanh địa phương đã ra đời để đấu tranh, tuyên truyền cho cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân
miền Nam như Đài tiếng nói nhân dân miền Nam (1946 - 1953), Đài tiếng nói Đồng Tháp Mười (1947 -
1948), Đài tiếng nói Nam Bộ kháng chiến (1947 – 1954), Đài phát thanh Sài Gòn – Chợ Lớn tự do (1951 –
1953). Đặc biệt, ngày 1.2.1962, tại một khu rừng già của căn cứ địa cách mạng ở miền Đông Nam Bộ, Đài
phát thanh Giải phóng đã phát sóng chương trình đầu tiên, với lời xướng “Đây là Đài phát thanh Giải
phóng – tiếng nói của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” và nhạc hiệu là bài “Giải phóng
miền Nam” của tác giả Huỳnh Minh Siêng (cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước).
11h30 ngày 30.4.1975, qua Đài phát thanh Sài Gòn, tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Vài giờ sau, đoàn cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân và kỹ
thuật tiền phương của Đài phát thanh Giải phóng do đồng chí Thanh Nho dẫn đầu – từ chiến khu Tây Ninh
tiến về tiếp quản Đài phát thanh Sài Gòn. Và đúng 5h sáng ngày Quốc tế lao động 1.5.1975, chương trình
phát thanh đầu tiên của thành phố Sài Gòn giải phóng vang lên. Các phát thanh viên Hữu Phước, Thanh
Liêm của Đài phát thanh Giải phóng là những người cất lên tiếng nói trong chương trình phát thanh đầu
tiên này: “Đây là Đài phát thanh Sài Gòn giải phóng, tiếng nói của nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia
Định – Chợ Lớn, phát tại thành phố Sài Gòn vừa được giải phóng”. Nhạc hiệu của Đài là bài “Tiến về Sài
Gòn” của tác giả Huỳnh Minh Siêng (cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước).
Ngày 27.7.1976, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 551 tiếp nhận Đài phát thanh
Sài Gòn giải phóng từ Ban tuyên huấn trung ương chuyển giao sang. Kể từ đây, tên đài được đổi thành Đài
tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Đài TNND TP.HCM) với lời xướng “Đây là Đài tiếng nói
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, phát thanh trên làn sóng AM 491m tức 610 KHz ” trên nền nhạc hiệu
của bài “Tiến về Sài Gòn”.
Về bộ máy tổ chức, Đài vẫn giữ lại như trước tháng 7.1976 với: phòng biên tập thời sự, phòng
chuyên mục, phòng văn nghệ, đài phát sóng, phóng bá âm, phòng nghiệp vụ, kế hoạch tài vụ và tổ chức
hành chính. Thời lượng phát sóng vẫn là 9 giờ mỗi ngày, cụ thể là: sáng 3 giờ (5h – 8h), trưa 2 giờ (11h –
13h), chiều 4 giờ (17h – 21h).
Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, đội biệt động ta đã đánh sập trụ sở
chính của Đài Sài Gòn. Vì vậy, cán bộ Đài phát thanh giải phóng chỉ tiếp quản được một cơ sở rất tạm bợ.
Trong điều kiện khó khăn của một thành phố mới giải phóng, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Đài TNND
TP.HCM đã sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng và tìm ra nhiều sáng kiến kỹ thuật giúp các máy móc cũ của đài
Sài Gòn để lại hoạt động tốt, đảm bảo làn sóng phát thanh của đài không bị trục trặc, mất sóng. Đến năm
1985 thì lãnh đạo thành phố đầu tư xây dựng trụ sở mới cho đài trên nền đài Sài Gòn cũ và đầu tư thêm một
số máy móc, thiết bị kỹ thuật của các nước XHCN như Liên Xô, Tiệp Khắc, Hung-ga-ry. Trụ sở mới này là
Nhập môn báo Phát thanh
6 8/17/2010
một trong những công trình kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời điểm
này, Đài đã tăng thời gian phát sóng lên thành 13 giờ/ngày.
Năm 1997 và 2001, Đài đã tiến hành hai đợt cải tiến, đổi mới nội dung và đạt được những kết quả
quan trọng. Bên cạnh sóng AM, từ tháng 8/1998 Đài bắt đầu phát sóng trên hệ FM. Hiện nay, thời lượng
phát sóng của Đài là 32 giờ/ngày, riêng thứ bảy, chủ nhật là 36 giờ/ngày. Trong đó, sóng AM (phát từ 4h30
đến 23h) là 15 giờ/ngày, thứ bảy, chủ nhật là 16 giờ 30 phút/ngày; sóng FM (phát từ 6h đến 23h) là 17
giờ/ngày, thứ bảy, chủ nhật là 18 giờ/ngày; tiếp sóng Đài TNVN 1 giờ 15 phút/ngày. Về kỹ thuật, Đài đã
trang bị toàn bộ hệ thống thu phát bằng vi tính. Thư bạn đọc gửi (không kể điện thoại, hộp thư thoại) tăng
từ 31.000 thư (1997) đến 83.000 thư (2002). Và doanh thu từ quảng cáo và các nguồn khác của Đài từ 6 tỷ
đồng (1997) đã tăng lên 17 tỷ đồng (2002).
Đầu năm 2003, Đài đã bắt đầu đợt cải tiến, đổi mới thứ 3 hướng vào nâng cao chất lượng biên tập
(chiều sâu) như xây dựng cột ăng ten cho hệ FM, sửa chữa lớn trụ sở Đài, tăng doanh thu từ quảng cáo và
tài trợ...
Ngày 24.4.2003, trang web www.voh.com.vn của Đài chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Ngoài việc theo dõi những thông tin như trên một tờ báo điện tử, các thính giả của Đài có thể truy cập vào
địa chỉ này để nghe lại những chương trình mà mình yêu thích, bên cạnh việc gọi đến các hộp thư thoại
theo hình thức truyền thống từ trước đến nay. Trang web không chỉ góp phần đưa nội dung trên sóng phát
thanh đến gần bạn nghe đài hơn mà còn tạo điều kiện cho những thính giả ớ nước ngoài, ngoài bán kính
phủ sóng vẫn có thể nghe được nhiều chương trình của Đài.
Những đổi mới theo mô hình hiện đại của báo phát thanh Việt Nam
Chúng ta biết rằng với phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ truyền
thống, các vị trí phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc hầu như độc lập với nhau. Tại các đài
phát thanh, trước đây, các phóng viên đi viết tin bài về chỉ cần nộp băng và văn bản là coi như cơ bản đã
hoàn thành nhiệm vụ. Những người làm công tác biên tập sẽ có trách nhiệm cắt gọt, sửa chữa, dựng chương
trình trên các tin bài, băng âm thanh đó để cho các phát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh, đến giờ thì
đem băng ra phát sóng. Và chu trình này hiện vẫn đang áp dụng tại nhiều đài phát thanh Việt Nam. Một
điều dễ nhận thấy trong các chương trình phát thanh sản xuất theo phương thức này là kết cấu và nội dung
của chương trình khá chặt chẽ do đã có nhiều thời gian để lựa chọn, sửa chữa. Đặc biệt, chương trình rất ít
có những sai sót vì người thể hiện chương trình chủ yếu là phát thanh viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong
cuộc cạnh tranh cùng báo in, truyền hình và báo trực tuyến, chương trình phát thanh sản xuất theo phương
thức này