Nhập môn phương pháp luận của khoa học và nghiên cứu

Xin chào các bạn trước khi chúng ta bước vào tìm hiểu các cơ sở phương pháp luận của khoa học và nghiên cứu. Đây không phải là đề tài dễ dàng gì. Trước hết, tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ hoàn toàn có thể hiểu nhau về mặt ngôn ngữ. Người quan trọng nhất, bà TS Hoa, sẽ giúp các bạn hiểu tôi và tôi hiểu các câu hỏi, các nhận xét và các kết quả làm việc của các bạn. Tôi rất vui và rất biết ơn người đồng nghiệp của tôi, bà TS Hoa, khi bà nói sẵn sàng đảm trách nhiệm vụ nặng nề này. Chúng tôi đã thường xuyên cộng tác làm việc, và với tư cách là một người nghiên cứu Giáo dục học, viết luận án tiến sĩ tại trường ĐHTH của chúng tôi, bà TS Hoa không chỉ nói rất tốt tiếng Đức mà còn có hiểu biết tốt về các vấn đề mà chúng ta sẽ cũng nhau nghiên cứu trong 6 ngày tới đây. Trước tiên, xin cho phép tôi được tự giới thiệu đôi lời. Tôi sinh ra và lớn lên ở Berlin và đã học Chính trị học, Xã hội học, Lịch sử và Kinh tế tại các trường đại học ở Berlin và Hamburg. Sau thời gian lần lượt làm giáo viên ở một trường dạy nghề ở Hamburg, làm giảng viên đại học và làm cán bộ phụ trách một cơ sở khoa học kĩ thuật ở Berlin, từ năm 1990 tôi chuyển về công tác tại ĐHTH Potsdam. Tại đây, tôi giữ cương vị là giáo sư Xã hội học chính trị và là giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng. Lĩnh vực chủ yếu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tôi là Chính sách giáo dục, trong đó có bao hàm tất cả các vấn đề liên quan đến việc đào tạo giáo viên. Cũng vì thế mà đầu năm 2002 tôi đến Việt Nam với tư cách là chuyên gia tư vấn quốc tế cho một dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á về cải cách đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở Việt Nam. Cho đến nay, mỗi năm tôi đã có mặt ở đất nước các bạn từ 3 đến 4 lần. Và bởi vì tôi tự nguyện đến đây nên các bạn có thể thấy rằng tôi yêu quí đất nước các bạn và rất muốn có mặt tại đây. Nay tôi đến đây theo lời mời của trường đại học của các bạn để tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ, một công việc có ý nghĩa đặc biệt và là vinh dự lớn đối với tôi

doc116 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập môn phương pháp luận của khoa học và nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU GS.TS Bernhard Muszynski (ĐHTH Potsdam), TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (ĐHQG Hà Nội) Xin chào các bạn trước khi chúng ta bước vào tìm hiểu các cơ sở phương pháp luận của khoa học và nghiên cứu. Đây không phải là đề tài dễ dàng gì. Trước hết, tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ hoàn toàn có thể hiểu nhau về mặt ngôn ngữ. Người quan trọng nhất, bà TS Hoa, sẽ giúp các bạn hiểu tôi và tôi hiểu các câu hỏi, các nhận xét và các kết quả làm việc của các bạn. Tôi rất vui và rất biết ơn người đồng nghiệp của tôi, bà TS Hoa, khi bà nói sẵn sàng đảm trách nhiệm vụ nặng nề này. Chúng tôi đã thường xuyên cộng tác làm việc, và với tư cách là một người nghiên cứu Giáo dục học, viết luận án tiến sĩ tại trường ĐHTH của chúng tôi, bà TS Hoa không chỉ nói rất tốt tiếng Đức mà còn có hiểu biết tốt về các vấn đề mà chúng ta sẽ cũng nhau nghiên cứu trong 6 ngày tới đây. Trước tiên, xin cho phép tôi được tự giới thiệu đôi lời. Tôi sinh ra và lớn lên ở Berlin và đã học Chính trị học, Xã hội học, Lịch sử và Kinh tế tại các trường đại học ở Berlin và Hamburg. Sau thời gian lần lượt làm giáo viên ở một trường dạy nghề ở Hamburg, làm giảng viên đại học và làm cán bộ phụ trách một cơ sở khoa học kĩ thuật ở Berlin, từ năm 1990 tôi chuyển về công tác tại ĐHTH Potsdam. Tại đây, tôi giữ cương vị là giáo sư Xã hội học chính trị và là giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng. Lĩnh vực chủ yếu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tôi là Chính sách giáo dục, trong đó có bao hàm tất cả các vấn đề liên quan đến việc đào tạo giáo viên. Cũng vì thế mà đầu năm 2002 tôi đến Việt Nam với tư cách là chuyên gia tư vấn quốc tế cho một dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á về cải cách đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở Việt Nam. Cho đến nay, mỗi năm tôi đã có mặt ở đất nước các bạn từ 3 đến 4 lần. Và bởi vì tôi tự nguyện đến đây nên các bạn có thể thấy rằng tôi yêu quí đất nước các bạn và rất muốn có mặt tại đây. Nay tôi đến đây theo lời mời của trường đại học của các bạn để tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ, một công việc có ý nghĩa đặc biệt và là vinh dự lớn đối với tôi. Tôi đã giữ lại những phần trong bài giảng của tôi tại đây từ năm 2003. Ý kiến đánh giá từ phía sinh viên, công việc mà chúng ta cũng sẽ tiến hành lần này, cho thấy một kết quả khả quan. Từ đây, các bạn có thể thấy được rằng các phương pháp dạy - học hiện đại, mà chúng ta cũng sẽ làm việc với chúng, có thể được thực hiện rất thành công. Tôi muốn nói đôi lời về các phương pháp dạy - học có lẽ là mới đối với các bạn. Như các bạn đã biết, tất cả các nghiên cứu về hoạt động học tập và nhất là về những gì mà chúng ta lưu lại trong trí nhớ, cho thấy ít nhất về mặt trung hạn thì kết quả sẽ như sau: Chúng ta giữ lại trong trí nhớ khoảng 10% những gì chúng ta nghe thấy Chúng ta giữ lại trong trí nhớ khoảng 20% những gì chúng ta đọc được Chúng ta giữ lại trong trí nhớ tới 80% và nhiều hơn những gì chúng ta học được bằng cách tự làm Bây giờ các bạn sẽ thấy là tôi sẽ không làm mệt mỏi các bạn bằng bài giảng kéo dài những 5 giờ đồng hồ mỗi ngày, bởi vì tất cả chúng ta đã biết trước rằng các bạn sẽ nhanh chóng quên đi hầu hết những điều nghe được. Đề nghị của tôi, đã được Ban lãnh đạo trường các bạn chấp nhận, là như sau: Mỗi buổi sáng tôi sẽ trình bày bài giảng của mình khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ, sau đó tôi mời các bạn đưa ra các câu hỏi về kiến thức. Vào các buổi chiều, trong khoảng thời gian 1 tiếng rưỡi đồng hồ, các bạn sẽ làm việc theo nhóm để xử lí các câu hỏi mà tôi đặt ra cho các bạn. Bà Hoa và tôi sẽ đi đến các nhóm để hỗ trợ các bạn. Cuối cùng, chúng ta sẽ tập hợp lại và đại diện của mỗi nhóm sẽ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. Bởi chúng ta rất đông người nên các báo cáo cần tập trung vào những điểm trọng yếu và kéo dài chỉ trong một vài phút. Các bạn hãy nghĩ đến việc tất cả các báo cáo cũng còn phải được dịch nữa. Tôi biết rằng, khi kết thúc khóa học, các bạn sẽ phải viết bài kiểm tra về những gì các bạn đã học. Thời gian của bài kiểm tra sẽ kéo dài 2 giờ đồng hồ, sau khi kết thúc làm việc theo nhóm vào ngày thứ 7 tới. Tương thích với phương pháp định hướng vấn đề mà các bạn sẽ làm quen trong bài giảng của tôi, các bạn sẽ không tiến hành kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm mà tôi sẽ yêu cầu các bạn trả lời chi tiết một vài câu hỏi của tôi. Đây sẽ không phải là bài trắc nghiệm trí nhớ của các bạn. Các bạn sẽ có thể sử dụng những phần ghi chép của mình. Các vấn đề mà các bạn cần phải giải quyết sẽ tạo điều kiện giúp các bạn hiểu rõ nội dung của bài giảng và vận dụng được chúng. Xin các bạn đừng lo, các bạn sẽ được chuẩn bị tốt, trước hết là thông qua làm việc theo nhóm. Việc học tập tại trường đại học của các bạn xem ra khá nhọc nhằn: tôi nghe nói, ngoài ra các bạn còn phải viết một bài tập về nhà dài khoảng 5 trang. Để làm việc này, các bạn cũng sẽ nhận được từ tôi một số câu hỏi. Tôi sẽ giới thiệu vắn tắt tổng quan về các nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong những ngày tới đây. Có một số lưu ý cần thiết trước khi bắt đầu. Rồi các bạn sẽ thấy rõ cái „phông“ văn hóa của tôi, mà ở một vài điểm chắc chắn sẽ khác với của các bạn. Bởi thế, tôi muốn giới thiệu với các bạn một vài vấn đề cơ bản về tri thức nói chung và về tri thức khoa học nói riêng. Ở bước tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem chúng ta đạt được tri thức như thế nào và chúng ta có thể mô tả cấu trúc cơ bản của nó như thế nào. Sau đó, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một lí thuyết đang rất có ảnh hưởng trên trường quốc tế, lí thuyết giải thích sự phát triển của khoa học diễn ra như thế nào. Tiếp nữa, chúng ta sẽ làm quen với 2 loại tri thức mà sẽ dẫn chúng ta đến trực tiếp với hai loại nghiên cứu chủ yếu: nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Từ đó sẽ giới thiệu một vài đặc trưng của khoa học xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng. Cuối cùng sẽ đi đến thực hành nghiên cứu: người ta lập kế hoạch cho một dự định nghiên cứu như thế nào, thực hiện nó trên thực tế ra sao và đi đến các kiến giải có giá trị về mặt khoa học như thế nào? Chúng ta kết thúc với các câu hỏi có sức lôi cuốn nhất: thực sự thì mối tương quan giữa Khoa học và Chân lí là cái gì, việc nghiên cứu có thể thực hiện được những yêu cầu nào về giá trị? Vì chúng ta sẽ làm việc tích cực cả một tuần liền với những câu hỏi này, các bạn cũng phải biết được mục đích học tập của bài giảng này là gì. Tất nhiên là tôi cũng biết các bạn, những học viên cao học, cũng đã có những kinh nghiệm đáng kể về thực hành khoa học. Điều mà tôi có thể cung cấp cho các bạn chính là một các nhìn có lẽ là mới, một cách xem xét tổng thể mang tính hệ thống và một sự nhận thức mới nhất định nào đó. Nhất định là cuối cùng các bạn sẽ hiểu sâu về tri thức, khoa học, các luận điểm nghiên cứu và các chiến lược nghiên cứu. Từ việc nhận thấy nhiều mối liên hệ quan trọng, các bạn sẽ rõ hơn về chuẩn mực cao cần thiết của khoa học và nghiên cứu. Từ việc tiếp cận một cách tích cực với các vấn đề nghiên cứu trong khi làm việc theo nhóm, các bạn sẽ tăng cường được cho mình năng lực phát triển các vấn đề nghiên cứu cũng như các chiến lược nghiên cứu một cách chính xác. Chưa hết, các bạn sẽ tìm hiểu các giới hạn của nhận thức khoa học thu nhận được từ việc nghiên cứu. Trước khi bắt đầu, tôi rất muốn có một số thông tin về thành phần các học viên. Chúng ta cùng ngồi ở đây để nói về khoa học và tất cả các bạn đều là những nhà khoa học. Các bạn hãy cho tôi biết, các bạn có mặt trong hội trường này thuộc về những chuyên ngành khoa học nào. Trong số các học viên trong phòng này, những ai là các nhà khoa học tự nhiên hay kĩ thuật. những ai là các nhà khoa học xã hội, khoa học nhân văn? Giờ tôi biết rõ hơn là tôi đang ở môi trường khoa học nào và các bạn sẽ thấy rằng câu hỏi này được đặt ra không phải chỉ vì sự tò mò. 1. Khoa học và Văn hóa Luận điểm đầu tiên của tôi sẽ làm cho các bạn bối rối. Trước hết, khoa học – trong một mối quan hệ rộng lớn hơn – là một hiện tượng văn hóa như nghệ thuật, luật pháp, ngôn ngữ,... được con người làm ra, được con người trao đổi với nhau và mang tất cả các nét đặc thù của con người. Điều này thể hiện trước hết ở chỗ, mỗi con người, mà quan tâm một cách tích cực đến khoa học, rốt cuộc lại có một sự hiểu biết riêng về khoa học. Anh ta chia sẻ sự hiểu biết đó với những người khác và từ đó chắc chắn rút ra được một sự hiểu biết khoa học chung xuất sắc hơn nữa. Chậm nhất là trong cuộc thảo luận về vấn đề này cũng sẽ chỉ ra sự khác biệt quan điểm, cũng như thể nào cũng có sự khác biệt lớn giữa các cá nhân về phương thức tiến hành khoa học như thế nào. Tiếp nữa, việc con người suy nghĩ và hành động như thế nào về cơ bản chịu dấu ấn của môi trường xã hội, trong đó nó lớn lên, trong đó nó vận động và trong đó nó nỗ lực cố gắng cho một cuộc sống ngày càng tốt hơn. Bởi thế, chỉ có một định nghĩa rất khái quát về khoa học, trong đó có thể tìm thấy (hầu hết) tất cả các quan niệm các khác nhau về khoa học. Khoa học là một hoạt động có tính chất hệ thống, thông qua việc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm ra những kiến giải mang tính khái quát, chính xác và khách quan hóa được về hiện thực. Nghiên cứu khoa học tạo ra những kiến giải khoa học, là mối quan tâm chính của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, họ còn phải giảng dạy, trao đổi kết quả nghiên cứu của họ với các đối tác ngoài khoa học, phải tổ chức và quản lí. Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động khoa học” chính là nghiên cứu. Bởi thế, tiếp theo đây tôi sẽ sử dụng “khoa học” và “nghiên cứu” như khái niệm đồng nghĩa. Ngay cả khi chúng ta trong tiến trình bài giảng cũng sẽ đi đến một định nghĩa cụ thể hơn nghiều thì chúng ta cũng vẫn sẽ khẳng định rằng việc xếp khoa học, cho dù có được người ta định nghĩa thế nào, vào văn hóa (không thể khác được, tôi có lí lẽ thuyết phục để chứng minh) luôn luôn có nghĩa rằng khoa học - có thể thay đổi mang tính/theo lịch sử - mang dấu ấn của các nền văn hóa - chịu ảnh hưởng của các quan điểm và sở thích cá nhân Điều đó có nghĩa là, một khoa học tốt trong một nền văn hóa khác, ở một thế kỉ khác và dưới những điều kiện cá nhân khác có thể đưa ra những câu trả lời rất khác nhau cho cùng một câu hỏi. Ví dụ, các bạn hãy xem xét những câu hỏi cơ bản về sự tồn tại của con người: con người xuất hiện từ đâu, tại sao họ ở trên thế giới này và còn định tiến đến đâu nữa? Các câu trả lời cho các câu hỏi này là hoàn toàn khác nhau trong lịch sử và giữa các nền văn hóa khác nhau. Và không hiếm khi việc đưa ra một câu trả lời không thông dụng đã làm nguy hiểm đến tính mạng người có liên quan. Các ví dụ như thế có thể tìm thấy cho tất cả các vấn đề lớn của khoa học tự nhiên. Nếu ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, chúng ta có các câu trả lời khác thì điều đó tất nhiên không có nghĩa rằng các nhà triết học hay vật lí học hiện đại là những nhà khoa học giỏi hơn. Chỉ vì họ sống và làm việc trong một môi trường hoàn toàn khác. Tất cả các nền văn hóa viết của chúng ta các thời kì cổ đại đều có rất nhiều bằng chứng của các nhà tư tưởng đã mất từ lâu. Có thể chúng ta không đồng ý với các kết quả của họ, nhưng chắc chắn họ không phải là những nhà khoa học tồi. Hay các bạn hãy xem xét một thực tế thường xảy ra là, hai nhà khoa học cùng thời và có uy tín của cùng một nền văn hóa có những quan điểm khác nhau về cùng một đề tài trong lĩnh vực khoa học của họ. Vậy các bạn có đi đến kết luận rằng một trong hai nhà khoa học đó là nhà khoa học tồi hơn không? Chắc chắn là không rồi. Vậy chúng ta cần phải lấy ở đâu ra tinh thần lạc quan rằng với khoa học, như chúng ta biết nó, những sự thay đổi thường xuyên của nó rồi cũng sẽ kết thúc? Những dấu ấn văn hóa của tư duy khoa học tất nhiên là có ảnh hưởng đến tận thời chúng ta và khắc họa nên những nền văn hóa khoa học riêng. Các nhà khoa học con đẻ của nền văn hóa châu Âu hầu hết từ lâu, trước khi họ bắt đầu suy nghĩ và làm việc, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa xuất xứ từ phương Tây: - Họ một mặt chịu ảnh hưởng bởi cách quan sát và giải thích thế giới một cách hệ thống như đã xuất hiện trong thời Hy - La Cổ đại ở Nam Âu trong thời kì giữa 500 năm trước Công nguyên và 200 năm sau Công nguyên. - Đồng thời, họ là con đẻ của các cuộc cách mạnh tinh thần đánh dấu sự chấm dứt của thời kì Trung cổ châu Âu, thời gian khoảng từ năm 1450, thời mà trước hết được gọi là “Thời kì Phục hưng” (sự hồi sinh của các tư tưởng thời cổ đại), sau đó, từ cuối thế kỉ 17, dẫn đến Thời kì Khai sáng ở châu Âu. Không có những tư tưởng của họ (lý trí, sự tiến bộ, nhân quyền, quyền tự do, lòng khoan dung) hoàn toàn không thể nghĩ tới nền khoa học hiện đại. Sau đây là những hiểu biết sơ bộ của tôi về khoa học: - Khoa học mang tính duy lí, có nghĩa là, trong các suy nghĩ và đánh giá của mình tôi đều xuất phát từ lí trí và chống lại các đòi hỏi về mang tính chất tôn giáo và hệ tư tưởng mà tôi xem là không hợp lí. Đó cũng chính là nguyên lí cơ bản của Thời kì Khai sáng ở châu Âu, như nó được Immanuel Kant (1724 – 1804) diễn đạt: “Hãy dám tư duy, hãy sử dụng lí trí của chính bạn”; - Khoa học mang tính bình đẳng, có nghĩa là, tôi tin rằng con người sẽ phải trưởng thành, chịu trách nhiệm cho những gì mình làm và sơ xuất, tự do đưa ra các quyết định của mình trong chừng mực không làm cho người khác bị tổn thương; - Cuối cùng, khoa học có định hướng tiến bộ, có nghĩa là, điều đáng làm là phải đặt ra các mục tiêu đạo đức, bởi nhìn chung, có sự phát triển tiến bộ, từ từ, hay có những bước cản, của xã hội và của nhân loại. Ở đây, khoa học hiện đại có một phần đóng góp rất lớn. Tương tự, đa số người châu Âu và những người đến từ những nền văn hóa có gốc rễ từ châu Âu đều có khuynh hướng tư duy và hành động theo những qui tắc chặt chẽ và duy lí. Họ muốn có thể phân biệt được rạch ròi giữa cái đúng và cái sai, họ thích những tổ chức được xây dựng trên cơ sở lí trí, họ tin vào những quan điểm của riêng mình và họ không tin cậy các nhân vật có uy tín. Tôi công nhận rằng đây là một sự khái quát hóa đáng nghi ngờ, như tất cả các khái quát hóa về mặt xã hội, nhưng khi các bạn làm việc với người châu Âu, các bạn sẽ biết tôi muốn nói gì. Tính độc đáo văn hóa này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Trước hết, người dân ở châu Âu không hạnh phúc hơn người dân ở bất kì nơi nào khác trên thế giới. Thứ hai, nhiều nước, cả Việt Nam, đã phải trải qua những kinh nghiệm phần nào đau buồn về tác động của nền văn hóa phương Tây đó. Nó chính là: Yếu tố cơ bản của một chương trình phát triển có tính chất bành trướng, toàn cầu, chí ít là thành công nhất về mặt xã hội và kinh tế Chương trình phát triển này được gọi là chủ nghĩa tư bản, xã hội tự do, chủ nghĩa đa nguyên, hoặc như cách mà người ta luôn muốn gọi nó. Trong mọi truờng hợp, hiệu quả kinh tế cao (tích cực và tiêu cực) của con đường phát triển mang dấu ấn châu Âu và khoa học hiện đại liên quan chặt chẽ với nhau. Các bạn hãy để tôi diễn đạt tóm tắt lại như thế này: động lực lớn nhất của xã hội phương Tây cũng luôn là sự áp dụng những tri thức khoa học. Nói một cách đơn giản: sự thật là Coca Cola cũng rất được ưa chuộng ở những góc xa xôi nhất của trái đất, có liên quan với các khoa học ứng dụng hiện đại: Hóa học, Kinh tế, Tâm lí học, Lôgic học, Thiết kế,...... 2. Khoa học trước tiên là kiến thức: kiến thức là gì, thông tin là gì, các tính chất chủ yếu và các kiểu mẫu cơ bản của chúng là gì và định nghĩa đầu tiên về khoa học có thể là như thế nào? 2.1 Kiến thức là gì? Kiến thức là khả năng trực giác và lí trí để: 1. Hình thành cái Tôi về mặt tâm lí (ý thức cá nhân, với khả năng tự suy nghĩ về chính bản thân mình), 2. Có thể tự đặt mình vào vị trí của những cá nhân khác, 3. Có được những giải thích về bản chất bên trong và bên ngoài của con người, 4. Có thể ghi nhớ và truyền đạt các giải thích, 5. Phát triển tiếp tục một cách trừu tượng các kiến thức đã có. Trước hết, chúng ta biết: a. Về sự tồn tại của các vật thể và các tình huống; b. Về các tính chất của các vật thể/các tình huống, dù chúng là thực hay ảo; c. Chúng có quan hệ, liên quan với nhau như thế nào và tác động lẫn nhau như thế nào? d. Vì sao các vật thể/các tình huống lại như vậy và phát triển như vậy, chúng thực hiện quá trình đó bằng cách nào? e. Các vật thể/các tình huống phải như thế nào khi nó cần phải trở thành như chúng ta muốn? f. Vì thế, các vật thể/các tình huống nào và trong những điều kiện nào không (thể) tồn tại? g. Chúng ta biết đôi chút về những gì mà chúng ta chưa biết. Chúng ta biết có thể nói là rất nhiều, bởi vì chúng ta đã luôn tạo ra những tri thức ngay khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ. Trong quá trình này, trước hết không quan trọng xem tri thức đó là đúng hay sai, cho đến chừng nào còn chưa làm rõ tiêu chí cho cái đúng và cái sai. Không có những mối tương quan như vậy thì tất cả các tri thức về cơ bản đều có thể là đúng mà cũng có thể lại sai. Trong mọi trường hợp, khả năng hiểu biết là một công cụ đắc lực của ý thức chúng ta, thông qua đó mà phát triển một quan niệm rất phức hợp xem một thế giới thực có thể là thế nào. Sau khi mô tả các chức năng chính của tri thức, tôi đề cập đến hai câu hỏi: 2.2 Các đặc trưng quan trọng nhất của kiến thức là gì? Kiến thức là một hiện tượng đặc biệt, luôn độc lập với thế giới thực. Sau này chúng ta sẽ thấy nó được tạo thành trong quá trình tiếp xúc thường xuyên với những sự việc thực. Dẫu sao sao kiến thức thuần túy cũng chỉ tồn tại trong ý thức của chúng ta. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi làm rõ những đặc trưng quan trọng nhất của kiến thức. a. Kiến thức luôn có tính tượng trưng, vì vậy nó rất linh hoạt (linh hoạt theo địa điểm, thời gian, tình huống và hiện thực); b. Kiến thức phi vật chất và tương đối ổn định (về mặt vật lí nó chỉ có thể bị hủy diệt khi các tài liệu lưu giữ chúng bị phá hủy hoặc cuối cùng là khi giết đi người mang kiến thức đó). Sự phủ nhận các sự vật hiện tượng, mà ai đó đã biết, thường hay gây ra tác động ngược lại: làm tăng cường thêm kiến thức. Sự lãng quên những điều đã biết cũng thường hay xảy ra nhưng thực ra đó là điều khó có thể tác động. c. Kiến thức hướng đến sự hoàn hảo. Ngay khi người ta suy nghĩ một cách tích cực hơn, thậm chí cả khi người ta tranh luận với người khác về những điều mà người ta biết, người ta muốn biết về điều đó một cách kĩ lưỡng hơn, đầy đủ hơn và trong những mối quan hệ bao trùm hơn; d. Kiến thức có đặc trưng là của cải chung. Người ta không thể tước đoạt nó. Nếu có chia sẻ nó ra thì người ta cũng vẫn bảo tồn được nó. Kiến thức có thể được nhân rộng một cách dễ dàng và nó cũng có thể được tiếp thu một cách dễ dàng, bằng cách ví dụ như tôi đem ứng dụng những điều tôi biết vào trong những mối quan hệ hoàn toàn khác đối với tôi. e. Không thể kiểm soát được sự nhân rộng của kiến thức. Không thể giới hạn sự tiếp thu kiến thức bởi vì con người ta ai cũng rất tò mò. Sự gia tăng của kiến thức cũng rất khó kiểm soát. Tuy nhiên người ta có thể cản trở không cho con người tiếp cận các nguồn tri thức, ví dụ như các trường phổ thông hay đại học, nhưng điều đó không có nghĩa là những người này hoàn toàn không biết gì. Họ sẽ tiếp thu tri thức từ nhiều thế giới kinh nghiệm khác, bằng cách họ vận động. Hơn nữa, hoàn toàn không thể cản trở một cách lâu dài sự nhân rộng không ngừng của những điều mà ta đã biết. Các bạn hãy nghĩ đến những công nghệ thông tin truyền thống và hiện đại, từ sách, điện thoại đến Internet. Tôi cũng phải thừa nhận rằng, tất nhiên chúng ta quên đi rất nhiều và “bộ máy” tâm lí của chúng ta thậm chí còn có cơ chế tự vệ giúp chúng ta quên đi hoàn toàn hay một phần các sự kiện đặc biệt khủng khiếp. Nhưng nếu tinh thần của chúng ta vẫn còn sáng suốt, thì chúng ta không còn có cách nào khác là thường xuyên tích lũy thêm những kiến thức mới. Cùng với tuổi tác, tuy phương thức chúng ta thu lượm kiến thức sẽ thay đổi, nhưng ngay cả những người già nhất thì ít nhất cũng vẫn còn có thể khám phá ra những kinh nghiệm mới, những kinh nghiệm hoàn toàn mới lạ trong cuộc đời họ: thậm chí là cả việc mình đang trở nên quá già, với tất cả các đặc điểm, những mệt nhọc và những thời khắc đẹp. Cho tới đây, chúng ta mới chỉ bàn trước tiên về kiến thức trong ý thức cá nhân của chúng ta.