Nhu cầu chuyển đổi số tại thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo mô hình thư viện số trong giáo dục (DLE)

Tóm tắt: Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ thông tin trong nền kinh tế tri thức, chuyển đổi số tại các thư viện truyền thống ở các trường Đại học đang là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của bạn đọc. Thư viện Tạ Quang Bửu (TQB) của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã và đang thực hiện các thay đổi tích cực, thích ứng với nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Trong khuôn khổ của bài viết, nhóm nghiên cứu xin được đề xuất một mô hình Thư viện số trong giáo dục cho xu hướng chuyển đổi của Thư viện TQB; xuất phát từ các đặc trưng trong chức năng của một Thư viện số trong giáo dục, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng của các dịch vụ hiện tại, đánh giá nhu cầu và xu thế sử dụng các chức năng của thư viện số trong giáo dục khi triển khai ở Thư viện TQB dựa trên khảo sát ngẫu nhiên 297 sinh viên đang học tập tại trường năm học 2019-2020.

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu chuyển đổi số tại thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo mô hình thư viện số trong giáo dục (DLE), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ... - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI THEO MÔ HÌNH THƯ VIỆN SỐ TRONG GIÁO DỤC (DLE) Nguyễn Thị Hương Giang1*- Nguyễn Thị Thanh Tú**, Lê Huy Cường*** - Nguyễn Thị Thanh Hòa**** Nguyễn Thị Thu Thủy*****- Mạc Thị Bích Châm****** Tóm tắt: Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ thông tin trong nền kinh tế tri thức, chuyển đổi số tại các thư viện truyền thống ở các trường Đại học đang là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của bạn đọc. Thư viện Tạ Quang Bửu (TQB) của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã và đang thực hiện các thay đổi tích cực, thích ứng với nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Trong khuôn khổ của bài viết, nhóm nghiên cứu xin được đề xuất một mô hình Thư viện số trong giáo dục cho xu hướng chuyển đổi của Thư viện TQB; xuất phát từ các đặc trưng trong chức năng của một Thư viện số trong giáo dục, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng của các dịch vụ hiện tại, đánh giá nhu cầu và xu thế sử dụng các chức năng của thư viện số trong giáo dục khi triển khai ở Thư viện TQB dựa trên khảo sát ngẫu nhiên 297 sinh viên đang học tập tại trường năm học 2019-2020. Từ khóa: Thư viện số trong giáo dục; DLE; Chuyển đổi số. * , **, Tiến sĩ, Viện Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ***, ****, Trung tâm Mạng thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ***** Thạc sĩ, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ****** Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 518 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 1. MỞ ĐẦU Trong xu hướng chuyển đổi số của các Thư viện trong nước và trên thế giới, Thư viện Tạ Quang Bửu cũng đã và đang xây dựng kế hoạch chiến lược để đáp ứng quá trình chuyển đổi số, mở rộng, kết nối, liên thông và cung cấp các truy cập nguồn tài nguyên số trong và bên ngoài thư viện, nâng cao chất lượng phục vụ các bạn đọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc giáo dục đại học. Trong khuôn khổ nghiên cứu để triển khai các hoạt động dịch vụ của thư viện thích ứng với quá trình chuyển đổi số, nhóm nghiên cứu tập trung vào định hướng phát triển thư viện số theo mô hình Thư viện số trong giáo dục – Digital Library in Education (DLE). 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về thư viện số Các thư viện số đã và đang trở thành một phần không thể thiếu được trong các môi trường học tập số, đặc biệt là trong các trường đại học. Có rất nhiều các mô hình thư viện số ra đời và phát triển. Có những mô hình thư viện số được phát triển từ các thư viện thông thường tạo ra một thư viện lai (kết hợp giữa các tài nguyên truyền thống và tài nguyên số). Ngoài ra, thư viện số cũng được coi như mô hình các kho lưu trữ kiến thức và các dịch vụ được sắp xếp thành các hệ thống thông tin phức tạp. Những khái niệm đa dạng như vậy được phản ánh trong các cộng đồng khác nhau liên quan đến thư viện số. Do vậy, cộng đồng nghiên cứu được hình thành ở Hoa Kỳ bởi Sáng kiến thư viện số (the Digital Libraries Initiatives - DLI) của NSF đã không định nghĩa “thư viện số” một cách chặt chẽ. Điều này cho thấy những hiểu biết khác nhau về khái niệm thư viện số, trong khuôn khổ bài báo xin giới thiệu một số định nghĩa về “thư viện số” như sau. Theo Tefko Saracevic, khái niệm rộng về thư viện số có thể được xem là cách tiếp cận gần nhất của cộng đồng nghiên cứu [2]: “Thư viện số là một loạt các tài nguyên số và khả năng kỹ thuật tương ứng để tạo ra, tìm kiếm và sử dụng thông tin; chúng là một kho lưu trữ thông tin rộng và nâng cao và là các hệ thống phục hồi xử lý dữ liệu số ở bất cứ môi trường nào.” [3]. 519 NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ... Hiệp hội Thư viện số (Mỹ) vào năm 1999 đã thống nhất định nghĩa có tính hiệu lực về thư viện số để đại diện cho một định nghĩa của cộng đồng thực hiện: “Thư viện số là những tổ chức cung cấp những tài nguyên bao gồm nhân viên có chuyên môn, để lựa chọn, cơ cấu, có truy cập trí tuệ, trình diễn, phân phối, bảo toàn, và bảo đảm sự tồn tại qua thời gian của các tác phẩm số để chúng luôn sẵn sàng sử dụng một cách tiết kiệm bởi một cộng đồng cụ thể hoặc bởi những cộng đồng liên quan” [4]. Ủy ban thực thi nhiệm vụ Liên hợp quốc về thư viện số đưa ra những định nghĩa về thư viện số như sau: “Thư viện số là sự tập hợp có tổ chức các tài nguyên thông tin ở dạng kỹ thuật số hoặc điện tử cùng với các dịch vụ được thiết kế để giúp người dùng nhận dạng và sử dụng những tập hợp này. Thư viện số cung cấp các dịch vụ thông tin có hiệu quả hơn khả năng có thể trước đây bằng cách đưa ra những lợi ích sau: chuyển phát nhanh hơn, độc giả rộng hơn, sẵn sàng hơn, thông tin cập nhật hơn, hoàn thiện hơn”. Hội đồng kỹ thuật về thư viện số của IEEE (Viện Nghiên cứu về kỹ thuật điện và điện tử) xã hội máy tính (IEEE-CS) sử dụng khái niệm chung hơn “bộ nhớ tập hợp (kỹ thuật số)” để nhấn mạnh vào sự tích hợp của thư viện, bảo tàng, lưu trữ và các bộ sưu tập tất cả các loại bao gồm cả các bộ sưu tập của tư nhân. Sự phát triển bộ nhớ tập hợp đối mặt với những thách thức ở một số lĩnh vực bao gồm lưu trữ, phân loại, và đánh chỉ mục; giao diện người dùng; khôi phục thông tin; cung cấp nội dung, biểu diễn, quản trị; và bảo quản. Những cách hiểu khác nhau về thư viện số dẫn đến vô số những khả năng cho khung thư viện số và các phương pháp sử dụng: từ thư viện thông thường đến các hệ thống có nền tảng kiến thức. 1.1.2. Đặc trưng của thư viện số gắn với các dịch vụ và tài nguyên giáo dục Bằng việc kết nối mạng người dùng và nội dung với các công cụ, thư viện số tạo ra ba khả năng hỗ trợ. Đầu tiên, người dùng được hỗ trợ để khả năng hình thành cộng đồng học tập. Những cộng đồng này có thể là một hoặc là cộng đồng của hàng nghìn người; họ có thể là những cộng đồng ngắn hạn được sinh ra do nhu cầu tức thời, hoặc họ có thể trở thành cộng đồng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cách thức này đem lại khả năng 520 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM bị mất tính riêng tư, điều này phải được cân bằng với khả năng có được kinh nghiệm cá nhân của người dùng. Khả năng hỗ trợ thứ hai liên quan mật thiết với cái đầu ở chỗ nội dung được hỗ trợ bởi dữ liệu lớn tạo nên sự hình thành các tập hợp đối tượng giáo dục và tài liệu học tập tùy biến. Những tập hợp này có thể nhằm vào một cá nhân hoặc chúng có thể nhằm vào một cộng đồng; và chúng có thể học và thích ứng với hành vi của người dùng. Cuối cùng, những công cụ được hỗ trợ bởi dự thảo chung hoặc tiêu chuẩn tạo điều kiện cho sự phát triển của các dịch vụ ứng dụng khác nhau củng cố giá trị nội dung của thư viện đối với người học. Vì thế, các thư viện số trong giáo dục được Tom Kalil hệ thống hóa và được trình bày cụ thể hơn trong bài báo của Zia [5] mang đến các giải pháp giáo dục toàn diện, hỗ trợ người dùng như: • Học tập suốt đời • Học mọi nơi mọi lúc • Chương trình đào tạo từ xa • Chính phủ làm “người dùng mẫu” cho giáo dục đào tạo với nền tảng công nghệ Đối với những đối tượng này, rất nhiều mục tiêu tức thời được lên kế hoạch, như là: • Nâng cao việc học tập của sinh viên • Có nhiều sinh viên hào hứng với dịch vụ hơn • Tăng lên về số lượng, chất lượng, và sự toàn diện của tài nguyên giáo dục khoa học trên Internet • Khiến cho những tài nguyên này dễ phát hiện và khôi phục cho sinh viên, phụ huynh và giáo viên. • Đảm bảo rằng những tài nguyên này luôn sẵn có Những nghiên cứu của Hiệp hội Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ [6] cho thấy rằng Internet có tiềm năng chuyển đổi mức độ giáo dục cao nhất, nhưng chỉ một phần nhỏ của khả năng đó bây giờ mới được nhận ra. Một số khoảng cách này nằm ở quá trình trưởng thành là một phần trong bất cứ quá trình chuyển đổi nào, nhưng phần lớn hơn là kết quả của từng phần 521 NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ... tách nhỏ. Những tài nguyên có giá trị lớn không được sử dụng vì sinh viên và cán bộ không biết đến chúng, hoặc không biết cách sử dụng chúng. Trong khi chúng ta thường tập trung nỗ lực lớn vào việc tạo ra các tài liệu, người ta lại ít chú ý đến việc sắp xếp chúng, duy trì chúng trong thời gian dài, giúp mọi người tìm thấy chúng và đào tạo người ta cách sử dụng chúng. Ví dụ, một giảng viên sử dụng tài nguyên của thư viện số để lên kế hoạch cho một khóa học chỉ có những công cụ thô sơ nhất để tìm hiểu có những tài liệu gì và liệu chúng có hiệu quả cho những khóa học khác không. Một sinh viên đang nghiên cứu một đề tài bắt buộc phải chọn giữa những dịch vụ tìm kiếm Web có mục đích chung và dữ liệu thương mại chỉ dành cho nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Cả giảng viên và sinh viên đều không thể hoàn toàn dựa vào những nguồn tài nguyên có thể bị rút lại mà không thông báo, hoặc thay đổi đột ngột chỉ sau một đêm. Thư viện số trong giáo dục được vạch ra như là một thư viện hoàn chỉnh của các dịch vụ và tài nguyên số sẵn có cho giáo dục khoa học, toán học, kỹ thuật, công nghệ và những nguyên tắc khác. Từ khóa ở đây là “toàn diện”. Các đơn vị đào tạo luôn cần một địa chỉ cụ thể để họ và những sinh viên của mình có thể khám phá, sử dụng và có thể đóng góp vô số tài liệu học thuật của chuyên ngành. Thư viện số trong giáo dục được xem là hiệp hội các dịch vụ và bộ tài liệu thư viện mà có chức năng cùng nhau để tạo ra một cộng đồng học tập kỹ thuật số. Về mặt tổ chức, một thư viện số trong giáo dục sẽ bao gồm một sự vận hành trung tâm nhỏ với rất nhiều đối tác. Một số dịch vụ và tập hợp tài liệu đã được sắp xếp tốt; đối với những tài liệu này, thư viện số trong giáo dục sẽ thực hiện với vai trò làm cổng vào. Những tài liệu khác có tồn tại nhưng được sắp xếp kém; đối với những tài liệu này, thư viện số trong giáo dục sẽ kích thích tạo ra những dịch vụ chuyên biệt. Một số tài liệu bị rời rạc, không được sắp xếp, hoặc khó tìm; trong những trường hợp này thư viện số trong giáo dục sẽ xây dựng những dịch vụ thư viện và có thể thậm chí quản lý những bộ tài liệu riêng. Trong số toàn bộ những lĩnh vực này, thư viện số trong giáo dục sẽ cung cấp công cụ để giúp giảng viên và sinh viên tìm và sử dụng tài liệu, có các dịch vụ để hỗ trợ họ trong việc đánh giá chất lượng và sự phù hợp. 522 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thư viện số trong giáo dục sẽ có cái nhìn rộng về khoa học và công nghệ, và về giáo dục khoa học. Độc giả chủ yếu là các giảng viên và sinh viên đại học, nhưng không có sự phân biệt lớn giữa nhu cầu của học sinh phổ thông, sinh viên đại học, và sinh viên sau đại học, cũng như giữa những sinh viên của chương trình chính quy, học viên tự do và độc giả nói chung. Thư viện số trong giáo dục phải có những mô hình tài chính khác nhau để tiếp cận với các tài liệu, một số nội dung sẽ miễn phí trong khi những tài liệu khác sẽ mất một chút phí. Phạm vi dịch vụ của thư viện số cũng bao gồm chương trình giảng dạy và các tài liệu của khóa học, bài giảng, kế hoạch học tập, các chương trình máy tính, các mô hình và mô phỏng, hệ thống hướng dẫn thông minh, tiếp cận với những công cụ khoa học từ xa, học qua các dự án, công cụ, kết quả của những nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu khoa học được báo cáo một cách chính thức trên các tạp chí và không chính thức trên các trang Web, dữ liệu thô cho các hoạt động của sinh viên, và ngân hàng đa phương tiện (hình ảnh, ghi âm hoặc ghi hình). Thư viện số trong giáo dục phải cung cấp dịch vụ cho các tác giả và người hướng dẫn, như là chú thích, đánh giá và đánh giá ngang hàng những tài liệu được tặng. Đối với sinh viên và các đơn vị đào tạo, họ sẽ đề nghị khả năng tìm kiếm những thông tin mong muốn theo từng lĩnh vực, có quyền truy cập những bộ dữ liệu khoa học, tương tác với đồng nghiệp, và cung cấp việc lưu trữ, đặt tên không phụ thuộc vào vị trí, các hệ thống đề xuất, sự phát tán thông tin chọn lọc và quản lý bản quyền. Các đơn vị đào tạo, sinh viên và những khách hàng khác như là học viên tự do sẽ có thể tham gia vào các diễn đàn. Các hoạt động trao đổi trong phạm vi, học tập suốt đời, và quá trình giáo dục sẽ có lợi cho tất cả. Bằng cách này, Thư viện số trong giáo dục sẽ hơn hẳn phần tổng kết vai trò của nó, và sẽ thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến trong giáo dục khoa học và công nghệ ở tất cả các cấp. Như vậy, một thư viện số trong giáo dục phải hoạt động theo những nguyên tắc sau: 1. Được thúc đẩy bởi nhu cầu khoa học và giáo dục 523 NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ... 2. Tạo điều kiện cho các cải tiến giáo dục 3. Ổn định, đáng tin cậy và lâu dài 4. Tiếp cận được với tất cả (mặc dù không phải tất cả tài liệu đều miễn phí) 5. Xây dựng và nâng cấp, công việc trước đây và hiện tại về thư viện các tài liệu học tập, nghiên cứu thư viện số, và các trang thông tin trực tuyến thành công 6. Thích nghi được với những công nghệ mới 7. Hỗ trợ việc tạo ra các dịch vụ phi tập trung 8. Cung cấp các công cụ và nền tảng tổ chức để tích hợp các tài nguyên Thư viện số trong giáo dục có mục đích khuyến khích việc công bố các nghiên cứu về các phương pháp giáo dục. Chúng cũng tạo điều kiện cho sự tham gia của các phòng thí nghiệm chính phủ và công nghiệp trong quá trình giáo dục. Trong khi một số trường đại học có lợi từ những vị khách phát biểu trong lớp học đến từ các ngành công nghiệp hoặc chính phủ, không phải tất cả các trường đều có thể sắp xếp được những chuyến thăm như vậy. Thư viện số được kích hoạt bởi các công nghệ thông tin mới, sẽ cung cấp một diễn đàn để ghi hình trong thời gian thực hoặc giao tiếp qua giọng nói cho nhiều người học hơn. Những bài giảng và thảo luận trên không gian ảo này có thể được chụp lại và sau đó thêm vào thư viện để truy cập sau. Thư viện số trong giáo dục cũng tạo điều kiện chia sẻ tài nguyên giáo dục giữa những viện nghiên cứu với nhau, bao gồm tất cả những loại tài liệu của các khóa học, cũng như các tài liệu cho việc tự học và học từ xa. Mục tiêu cuối cùng là sự phát triển của một cộng đồng những nhà giáo dục khoa học và công nghệ, những người sử dụng thư viện cho sự hợp tác xuyên ngành và xuyên thể chế. Có thể thực hiện được việc tiếp cận và thảo luận với các tác giả và người sử dụng trước đó, cùng với việc lưu trữ những đánh giá trước đây và các thảo luận về tài liệu ở thư viện số trong giáo dục. Những bộ tài liệu được trích dẫn và liên kết tới những thảo luận và đánh giá này. 524 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thư viện số cũng mở ra cơ hội cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục khác nhau làm việc trong dự án hoặc thí nghiệm chung có thể chia sẻ và thêm vào cùng một bộ dữ liệu và các phân tích của nó. Điều này cũng thúc đẩy việc chia sẻ tài nguyên vật lý, vì sinh viên và người hướng dẫn có thể có quyền truy cập khác nhau vào thiết bị đo đạc cao cấp, khả năng tính toán, thu thập dữ liệu và công nghệ. Một trong những phương pháp xác định sự thành công của thư viện số trong việc cải thiện việc học của sinh viên là phải kiểm tra xem liệu người học có đạt được những mục tiêu giáo dục. Sự phát triển suy nghĩ khoa học ở sinh viên có thể là một trong những tiêu chí. Những ví dụ về kỹ năng mà các nhà giáo dục cần phát triển ở sinh viên đang là câu hỏi được đặt ra, thu thập thông tin, tổ chức thông tin, phân tích thông tin, và trả lời câu hỏi trong một số lĩnh vực khoa học cụ thể. Qua các nghiên cứu tổng quan về đặc trưng của thư viện số trong giáo dục ở trên, để xây dựng hệ thống thư viện số sẽ cần phát triển 4 thành phần chính: Tài nguyên số, hạ tầng và công nghệ, các kinh nghiệm và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện và các dịch vụ của thư viện số (xem hình 1). Hình 1. Các thành phần cơ bản của một Thư viện số trong giáo dục 525 NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU ... Trong đó, khi xem xét phát triển Thư viện số trong giáo dục cần lưu ý 02 tính chất quan trọng, đó là Khả năng tiếp cận và Tính bền vững của thư viện. Khả năng tiếp cận [6] là một tính chất quan trọng của thư viện số trong Giáo dục đòi hỏi một chiến lược gồm 2 phần. Đầu tiên là thư viện phải thực tế theo những kỳ vọng về kỹ thuật của nó. Do phạm vi của các nhân tố bao gồm băng thông mạng, máy tính sẵn có, và các chi phí có thể làm hạn chế khả năng tiếp cận, thư viện phải được thiết kế để đáp ứng được nhiều đối tượng người dùng và thực tế về công nghệ mà họ sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ của thư viện số trong giáo dục đều cần được giới hạn ở mẫu số chung thấp nhất về khả năng hiện tại của máy tính, mạng, sinh viên và cán bộ giảng viên. Công nghệ đang cải tiến nhanh chóng và thư viện phải phát triển cùng với nó. Phần thứ hai của chiến lược là thư viện số trong giáo dục nên làm việc tích cực với các cá nhân và tổ chức liên quan, bao gồm các cơ quan địa phương và Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đảm bảo rằng tất cả sinh viên và cán bộ đều có thể truy cập Internet tốt. Giáo dục khoa học và công nghệ hiện đại đòi hỏi tất cả cán bộ và sinh viên phải có máy tính và truyền thông, được đào tạo để sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Tính bền vững [5] là một tính chất quan trọng khác của thư viện số trong giáo dục. Có những lập luận chặt chẽ để thư viện số trong giáo dục của mỗi quốc gia được coi là “kho báu quốc gia” và được hỗ trợ như một hàng hóa công; thực tế thường xuyên có những kêu gọi yêu cầu mở, truy cập miễn phí vào nội dung bắt nguồn từ quan điểm này. Một bối cảnh hấp dẫn cho việc quản lý thư viện số dài hạn là đặt trách nhiệm vào tay của các tổ chức phi lợi nhuận. Tầm nhìn này của thư viện số trong giáo dục vẫn đặt ra câu hỏi về việc người sáng tạo sẽ được đền bù như thế nào cho những nỗ lực của họ. Đối với những đóng góp về nội dung “chi tiết” (ví dụ như hướng dẫn Applet ngắn hoặc trình mô phỏng) thư viện số có thể đưa ra sự công nhận từ các đồng nghiệp, điều này sẽ là “sự đền bù” quan trọng và phù hợp. Những công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số cũng hứa hẹn cho việc xác định việc sử dụng nội dung và sau đó cung cấp bồi thường một cách thích hợp cho nội dung. Điều này sẽ cho phép người sáng tạo và người cung cấp nội dung có sự chênh lệch về giá cả và/ 526 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM hoặc đóng gói lại các phần của tài liệu “thô” đã được tách riêng (như một số nhà xuất bản đã bắt đầu cung cấp các chương sách giáo khoa được chọn riêng theo từng giáo sư). Như vậy, việc chuyển đổi Thư viện truyền thống trong một trường đại học, như thư viện Tạ Quang Bửu, theo mô hình thư viện số trong giáo dục sẽ đáp ứng được mục tiêu, sứ mệnh của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước trong thời đại công nghiệp 4.0, góp phần giúp Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ tiếp tục là nơi hội tụ tri thức khoa học và công nghệ, là môi trường thu hút và phát triển tài năng, đóng góp những giá trị tốt đẹp nhất cho xã hội và đất nước. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Qua các khái niệm thư viện số điển hình và các đặc trưng của thư viện số, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chí để khảo sát (1) thực trạng phục vụ sinh viên hiện tại của Thư viện Tạ Quang Bửu và khảo sát (2) nhu cầu của sinh viên về xu hướng chuyển đổi số theo mô hình một thư viện số trong giáo dục theo các thành phần của một thư viện số trong giáo dục như ở hình 1. Về thực trạng phục vụ sinh viên hiện tại của Thư viện Tạ Quang Bửu, nhóm nghiên cứu khảo sát các tiêu chí sau: (1) Về tần suất sử dụng dịch vụ của bạn đọc tại Thư viện Tạ Quang Bửu (2) Lý do bạn đọc không nhận được những gì họ đang tìm kiếm trong lần truy cập tại thư viện gần nhất (3) Một số miêu tả thực trạng về dịch vụ thư viện mà bạn đọc đã trải nghiệm (4) Cách thức bạn đọc tìm hiểu
Tài liệu liên quan