Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhu
cầu hỗ trợ tâm lí học đường của học sinh trung học phổ thông (THPT) Nguyễn
Bỉnh Khiêm (NBK), những nhân tố tác động gây nên khó khăn tâm lí của học sinh,
thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của các em; đồng thời phân
tích kết quả khảo sát kì vọng của học sinh đối với các hình thức trợ giúp tâm lí
khác nhau.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học phổ thông tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 111-119
This paper is available online at
NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI TRƯỜNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM - HÀ NỘI
Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà
Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhu
cầu hỗ trợ tâm lí học đường của học sinh trung học phổ thông (THPT) Nguyễn
Bỉnh Khiêm (NBK), những nhân tố tác động gây nên khó khăn tâm lí của học sinh,
thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của các em; đồng thời phân
tích kết quả khảo sát kì vọng của học sinh đối với các hình thức trợ giúp tâm lí
khác nhau.
Từ khóa: Tâm lí học học đường, hỗ trợ tâm lí học đường, vấn đề tâm lí, nhu cầu
tâm lí học đường, các mô hình hỗ trợ tâm lí.
1. Mở đầu
Nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường (TLHĐ) là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện
vọng trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp khó khăn tâm lí của trẻ em
và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi
trường học đường, gia đình và cộng đồng.
Học sinh THPT là những học sinh đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi và biến
động về tâm lí; chính vì vậy việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lí là
việc làm rất cần thiết nhằm sớm có cơ sở để phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp tâm lí kịp
thời cho các em.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
TLHĐ cho học sinh THPT tại trường NBK. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 199 học
sinh các khối lớp 10, 11, 12; và 30 giáo viên trường THPT NBK. Nghiên cứu này chỉ tập
trung vào nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh trường THPT NBK trong 8 lĩnh vực: (1) học
Received November 11, 2012. Accepted January 24, 2013.
Contact Tran Thi Le Thu, e-mail address: thuttl@hnue.edu.vn
111
Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà
tập; (2) phát triển tâm sinh lí của bản thân; (3) giao tiếp ứng xử; (4) quan hệ bạn bè; (5)
quan hệ với thầy cô giáo; (6) quan hệ với cha mẹ/người thân; (7) tình bạn khác giới/tình
yêu; (8) định hướng nghề nghiệp. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu
bao gồm: phỏng vấn, điều tra và thống kê toán học.
Trong bài viết này chúng tôi tập trung tóm lược và giới thiệu những kết quả khảo
sát chính trong nghiên cứu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THPT NBK
2.1.1. Thực trạng đời sống tâm lí nói chung của học sinh THPT NBK
Trong tổng số 199 học sinh được lựa chọn nghiên cứu có 18/199 học sinh chưa bao
giờ gặp phải những vấn đề khó khăn tâm lí (9.0%); 166/199 em thỉnh thoảng gặp phải
những khó khăn tâm lí trong cuộc sống (83.4%); 15/199 em thường xuyên gặp những khó
khăn tâm lí trong cuộc sống (7.5%). Như vậy, đa số các em thỉnh thoảng gặp khó khăn
tâm lí. Số học sinh thường xuyên có khó khăn tâm lí chiếm tỉ lệ ít nhất, nhưng đây cũng
là đối tượng cần được chúng ta quan tâm nhất.
Bảng 1. Tần suất gặp khó khăn tâm lí của học sinh trường THPT NBK
Tần suất
STT Vấn đề khó khăn Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên ĐTB Thứ
SL % SL % SL % bậc
1 Về học tập 13 6.5 151 75.9 35 17.6 2.11 2
2
Về sự phát triển tâm
sinh lí của bản thân
90 45.2 94 47.2 15 7.5 1.62 7
3 Giao tiếp, ứng xử 65 32.7 110 55.3 24 12.1 1.79 4
4 Quan hệ với bạn bè 93 46.7 86 43.2 20 10.1 1.63 6
5
Quan hệ với thầy cô
giáo
103 51.8 78 39.2 18 9.0 1.57 9
6
Quan hệ với cha mẹ,
người thân
81 40.7 83 41.7 35 17.6 1.77 5
7
Tình bạn khác
giới/tình yêu
92 46.2 94 47.2 13 6.5 1.60 8
8
Định hướng nghề
nghiệp
49 24.6 113 56.8 37 18.6 1.94 3
9 Những lĩnh vực khác 15 7.5 106 53.3 78 39.2 2.32 1
Mức độ ảnh hưởng và tần suất của những khó khăn tâm lí: vấn đề các em quan tâm
nhất là “định hướng nghề nghiệp” - 31.2% học sinh cho đó là lĩnh vực khó khăn nghiêm
trọng; tiếp đến là “về học tập” - 17.6% học sinh gặp những khó khăn nghiêm trọng trong
học tập; sau đó là về “giao tiếp, ứng xử”. Kết quả khảo sát về mức độ nghiêm trọng của
những khó khăn tâm lí các em gặp phải cho thấy các lĩnh vực được xếp thứ tự theo mức
112
Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh THPT...
độ nghiêm trọng như sau: (1) Định hướng nghề nghiệp; (2) Về học tập; (3) Về giao tiếp
ứng xử; (4) Những lĩnh vực khác; (5) quan hệ với cha mẹ/người thân; (6) Tình bạn khác
giới/ tình yêu; (8) Quan hệ với bạn bè và quan hệ với thầy cô giáo.
Các lĩnh vực mà học sinh thường gặp khó khăn nhất là “về học tập” với ĐTB =
2.11; tiếp đó là “về định hướng nghề nghiệp” với ĐTB = 1.94; tiếp đến là “giao tiếp, ứng
xử” với ĐTB = 1.79; “quan hệ với gia đình người thân”. Tuy nhiên, kết quả thu được qua
bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng các em thường gặp khó khăn ở những lĩnh vực khác
hơn cả (ĐTB =2.32).
Có sự khác biệt về tần suất của các khó khăn giữa học sinh theo lớp, lứa tuổi và giới
tính. Theo đó, ta thấy các em nữ có tần suất gặp khó khăn nhiều hơn so với các em nam ở
nhiều lĩnh vực như: về học tập (nữ có ĐTB = 2.17 so với nam có ĐTB = 2.06), về sự phát
triển tâm sinh lí của bản thân (nữ có ĐTB = 1.68 so với nam có ĐTB = 1.57), về quan hệ
với cha mẹ và người thân (nữ có ĐTB = 1.84 so với nam có ĐTB = 1.70). Tuy nhiên, ở
các lĩnh vực như quan hệ với thầy/cô giáo hay về tình bạn khác giới/tình yêu thì học sinh
nam lại có tần suất gặp vướng mắc tâm lí cao hơn so với các em nữ. Các em lớp lớn cũng
có xu hướng thường gặp khó khăn tâm lí hơn các em lớp dưới đặc biệt trong những khía
cạnh như về học tập, về định hướng nghề nghiệp, về giao tiếp ứng xử hay về tình bạn khác
giới/tình yêu.
Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ khó khăn và tần suất các em gặp khó khăn.
Hầu như những vấn đề các em có khó khăn nghiêm trọng cũng là những vấn đề thường
xảy ra với các em hơn.
Kết quả khảo sát về đánh giá của giáo viên đối với mức độ và tần suất của những
khó khăn tâm lí mà học sinh thường gặp. Kết quả cho thấy, đa số các thầy cô giáo đều
cho rằng lĩnh vực “giao tiếp ứng xử ” là lĩnh vực thường có khó khăn nhất (ĐTB = 2.41);
sau đó là “lĩnh vực học tập” (ĐTB = 2.31); thứ ba là lĩnh vực “định hướng nghề nghiệp”
(ĐTB = 1.99).
Xét tính tương quan giữa đánh giá của giáo viên với nhận xét của các em, kết quả
r1 = 0.85 cho thấy có sự tương quan thuận giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về
mức độ khó khăn của các lĩnh vực trong đời sống và học tập của các em. Tuy nhiên, khi
xem xét sự tương quan trong đánh giá về tần suất khó khăn tâm lí, kết quả r2 = 0.21 cho
thấy ý kiến giữa giáo viên và học sinh có tương quan thuận nhưng không chặt chẽ.
2.1.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường của học sinh trường THPT NBK trong một
số lĩnh vực
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong lĩnh vực học tập:
Các em mong muốn được trợ giúp về “phương pháp tự học” và việc phát huy được
những năng “lực của bản thân” (các em tự nhận thấy khả năng tiếp thu bài còn hạn chế,
sức tập trung chú ý chưa cao...). Đối với việc cải thiện phương pháp học tập, có tới 30.2%
học sinh chọn mức độ mong muốn “rất cần thiết”, 50.3% học sinh chọn mức độ mong
113
Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà
muốn trợ giúp là “cần thiết”. 26.1% học sinh chọn mức độ “rất cần thiết” và 43.7% chọn
mức độ “cần thiết” để được hỗ trợ phát huy những năng lực bản thân. Khía cạnh các em
quan tâm thứ ba là việc “lập kế hoạch học tập” sao cho tốt. Rất nhiều em cần được trợ
giúp trong việc giải tỏa những lo lắng, áp lực về điểm số, thi cử. “Nội dung học tập khó”,
những yêu cầu học tập ngày càng cao hay nhiệm vụ học tập khó khăn cũng đang là những
khía cạnh rất nhiều học sinh mong muốn được trợ giúp. Đây cũng là vấn đề ngành giáo
dục đã và đang dành nhiều quan tâm. Rất nhiều những chính sách nhằm giảm tải nội dung
chương trình học trong sách giáo khoa đã và đang được tiến hành.
Nhu cầu được trợ giúp trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lí của bản thân:
57,3% cần trợ giúp để tránh “lơ đễnh, thiếu tập trung” . Khía cạnh các em mong
muốn nhận được trợ giúp thứ hai là “tính tình thất thường (hay bối rối, khó chịu, vui buồn
vô cớ...” với 34.2% em chọn mức độ “cần thiết” và 10.6% em chọn mức độ “rất cần thiết”;
thứ ba là khía cạnh “hay lo lắng vẩn vơ (về sức khỏe, về các mối quan hệ xung quanh...)”
và “hay so sánh mình với người khác”...
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong giao tiếp, ứng xử:
Nhu cầu cần trợ giúp tâm lí nhiều nhất là ở những khó khăn như “Khó diễn đạt ý
kiến/ ý tưởng của mình” với 13.1% chọn mức độ “rất cần thiết” và 49.2% chọn mức độ
“cần thiết”. Sau đó là mong muốn được trợ giúp ở khó khăn “Không biết cách bắt đầu/
gợi mở câu chuyện” với 41.7% em ở mức độ “cần thiết” và 13.1% em ở mức độ “rất cần
thiết”. Đối với khó khăn như “Lúng túng, thiếu tự tin khi tiếp xúc, trò chuyện với mọi
người (đặc biệt khi tiếp xúc với người lạ)”, có tới 16.2% em chọn mức độ “cần thiết” và
14.1% em chọn mức độ “rất cần thiết”.
Không có sự khác biệt quá lớn về mức độ nhu cầu trợ giúp tâm lí trong lĩnh vực
giao tiếp ứng xử của học sinh nam và học sinh nữ, học sinh lớp chuyên và học sinh lớp
đại trà.
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong quan hệ với bạn bè:
Nhu cầu của các em thể hiện rõ nhất ở những khía cạnh như “Không biết cách đối
xử với bạn thế nào cho tốt, cho phù hợp” - 26.6% học sinh chọn mức độ “cần thiết”, 9.5%
học sinh chọn mức độ “rất cần thiết”; ở khía cạnh “Sợ làm bạn giận” - 9.5% học sinh có
mong muốn trợ giúp ở mức độ “rất cần thiết”, 27.1% học sinh có mong muốn trợ giúp ở
mức độ “cần thiết”; 7.5% học sinh chọn mức độ “rất cần thiết” và 17.6% ở mức độ “cần
thiết” ở khía cạnh “Khó tìm được bạn tốt”; 8.0% học sinh chọn mức độ “rất cần thiết” và
26.1% học sinh chọn mức độ “cần thiết” ở khía cạnh “Không biết cách chia sẻ với bạn khi
họ gặp khó khăn”...
Nhu cầu cần trợ giúp trong quan hệ bạn bè của các em có sự khác biệt theo giới, lứa
tuổi, lớp chuyên và lớp đại trà.
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong quan hệ với thầy cô giáo:
Trong quan hệ với thầy cô giáo, khía cạnh các em cần được trợ giúp nhất là “Lo
lắng, sợ hãi khi thầy cô kiểm tra bài hoặc khiển trách” - 13.1% học sinh có mức độ cần
114
Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh THPT...
trợ giúp là “rất cần thiết”, 39.2% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “cần thiết”; “Không
tự tin khi trao đổi với thầy cô về học tập và cuộc sống” với 8.5% học sinh có mức độ cần
trợ giúp là “rất cần thiết” và 41.2% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “cần thiết”; thứ ba
là khía cạnh “Bất bình vì thầy cô giáo đối xử thiên vị” với 10.1% học sinh có mức độ cần
trợ giúp là “rất cần thiết” và 28.6% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “cần thiết”.
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong quan hệ với cha mẹ/người thân:
Đây là khía cạnh được các em quan tâm nhất trong những mối quan hệ với mọi
người xung quanh. Tìm hiểu về nhu cầu được trợ giúp tâm lí của các em trong mối quan
hệ với cha mẹ và người thân, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em “không muốn cha mẹ
can thiệp quá nhiều vào những vấn đề cá nhân” với 14.1% học sinh có mức độ cần trợ
giúp là “rất cần thiết”, 38.2% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “cần thiết”. Đứng thứ
hai là khía cạnh “không nói chuyện, chia sẻ được với cha mẹ/người thân” với 12.6% học
sinh có mức độ cần trợ giúp là “rất cần thiết”, 18.1% học sinh ở mức độ “cần thiết” được
trợ giúp.
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong tình bạn khác giới/tình yêu:
Tình bạn khác giới/tình yêu là một trong những mối quan hệ đặc biệt của các em ở
lứa tuổi học sinh THPT. Trong tình bạn khác giới, tình yêu, khía cạnh các em mong muốn
được trợ giúp nhất là những “khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn khác giới/tình yêu”
với 12.1% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “rất cần thiết”, 18.6% học sinh có mức độ
cần trợ giúp là “cần thiết” (ĐTB = 1.42). Khía cạnh thứ hai cũng được các em quan tâm
là “sợ người khác hiểu lầm khi mình chơi với bạn khác giới” với 8.5% học sinh có mức
độ cần trợ giúp là “rất cần thiết” và 17.6% học sinh có mức độ cần trợ giúp là “cần thiết”.
Khía cạnh thứ ba là “Khó xây dựng tình bạn với bạn khác giới”.
Nhu cầu được trợ giúp tâm lí trong định hướng nghề nghiệp:
Các em có nhu cầu được trợ giúp nhất khi có những “lo lắng về nghề nghiệp tương
lai” (35.7% học sinh chọn mức độ “rất cần thiết”, 43.7% học sinh chọn mức “cần thiết”)
hay khi các em “không biết mình phù hợp với ngành nghề nào” (34.2% học sinh chọn
mức “rất cần thiết”, 43.2% học sinh chọn mức “cần thiết”). Yếu tố ít gây băn khoăn, lo
lắng nhất đối với các em đó là “áp lực từ sự tác động của bạn bè”, sau đó là “những áp lực
từ phía cha mẹ/người thân”.
2.1.3. Nhu cầu được phòng ngừa những khó khăn tâm lí của học sinh THPT NBK
Lĩnh vực học sinh cần được trang bị kiến thức và kĩ năng để phòng ngừa, phát hiện
và can thiệp tâm lí:
Ở khía cạnh kiến thức, lĩnh vực được các em ưu tiên hơn cả là “định hướng nghề
nghiệp” (ĐTB = 2.52), sau đó đến “học tập” (ĐTB = 2.43); nhưng ở mặt kĩ năng, lĩnh vực
được các em ưu tiên hơn cả lại là “học tập”- với 50.8% học sinh lựa chọn mức độ “rất cần
thiết” (ĐTB =2.45); tiếp theo là “định hướng nghề nghiệp” - 49.7 % học sinh lựa chọn
mức độ “cần thiết” (ĐTB = 2.38).
115
Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman, kết quả r = 0.96 cho thấy
những chênh lệch này nếu có cũng không đáng kể. Nói cách khác, có sự tương quan thuận
giữa những mong muốn được hỗ trợ về mặt kiến thức với những mong muốn được hỗ trợ
về mặt kĩ năng của các em trong từng lĩnh vực cụ thể.
Mong đợi của học sinh về hình thức trang bị kiến thức để phòng ngừa
khó khăn tâm lí:
Bảng 2. Thực trạng mong muốn của học sinh về hình thức
trợ giúp tâm lí cho các em
Thực trạng nhu cầu
STT Hình thức hỗ trợ học sinh mong muốn Có Không
SL % SL %
1 Tư vấn (hỗ trợ) tâm lí trực tiếp 129 64.8 70 35.2
2 Hỗ trợ tâm lí qua thư điện tử 80 40.2 119 59.8
3 Tư vấn qua thư viết tay 47 23.6 152 76.4
4 Tư vấn nhóm lớn (tư vấn tại hội trường) 56 28.1 143 71.9
5 Tư vấn nhóm nhỏ (5-12 người) 65 32.7 134 67.3
6 Tư vấn theo lớp, chi đoàn 67 33.7 132 66.3
7 Tư vấn qua điện thoại 64 32.2 135 67.8
8 Tư vấn qua các dịch vụ Internet (website,diễn đàn) 87 43.7 112 56.3
9 Hình thức khác 6 3.0 193 97.0
64.8% học sinh mong muốn nhận được sự “tư vấn (hỗ trợ) tâm lí trực tiếp”; sau đó
là hình thức hỗ trợ “tư vấn qua các dịch vụ internet, các website, diễn đàn”- 43.7% học
sinh lựa chọn; “hỗ trợ tâm lí qua thư điện tử” cũng được nhiều em lựa chọn với 40.2%;
sau đó là hình thức hỗ trợ tâm lí “tư vấn theo lớp, chi đoàn”(33.7%) và “tư vấn theo nhóm
nhỏ” với 32.7% học sinh lựa chọn...
2.1.4. Nhu cầu được phát hiện và can thiệp những khó khăn tâm lí của học sinh
THPT NBK
Những lĩnh vực học sinh mong muốn được phát hiện và can thiệp những khó khăn
tâm lí:
Những lĩnh vực các em mong muốn nhận được sự trợ giúp nhiều nhất cũng rơi vào
các lĩnh vực như kết quả khảo sát ban đầu về thực trạng khó khăn tâm lí của các em. Đó
là các lĩnh vực như “học tập” - 38.7% học sinh chọn ở mức độ “rất cần thiết”, 46.7% học
sinh chọn mức độ “cần thiết”; lĩnh vực “định hướng nghề nghiệp” - 43.7% học sinh chọn
mức độ “rất cần thiết”, 41.2% học sinh chọn mức độ “cần thiết”; “giao tiếp, ứng xử” -
30.2% học sinh chọn mức độ “rất cần thiết”, 41.2% học sinh chọn mức độ “cần thiết”.
Các giáo viên trong trường cũng đánh giá khá sát với quan điểm của học sinh.
Chúng tôi đã tiến hành tính hệ số tương quan Spearman, kết quả r = 0.68 cho thấy có một
sự đồng thuận khá cao trong nhận xét của giáo viên và học sinh đối với những lĩnh vực
học sinh mong muốn được trợ giúp. Các thầy cô giáo đều cho rằng, lĩnh vực các em cần
116
Nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh THPT...
được quan tâm nhất vẫn là học tập, giao tiếp ứng xử và các mối quan hệ với bạn bè...
Cách thức học sinh mong muốn nhận được sự trợ giúp khi gặp khó khăn tâm lí:
Cách “đưa ra lời khuyên, giải pháp giúp mình” được đánh giá cao nhất với 79.9%
học sinh lựa chọn; cách trợ giúp thứ hai là “giúp các em phân tích vấn đề, giúp các em
khám phá bản thân để các em tự lựa chọn cách giải quyết” cũng được nhiều học sinh yêu
thích- 67.3%. Rất ít học sinh lựa chọn cách “thay em giải quyết vấn đề” - 14.1%, đây là
cách thức ít học sinh hướng đến nhất vì nó không cho thấy vai trò tích cực chủ động của
các em khi đối diện với những khó khăn tâm lí trong cuộc sống.
Nhu cầu về hình thức trang bị kiến thức, kĩ năng của học sinh:
Trong số những hình thức trang bị kiến thức, kĩ năng chúng tôi đưa ra, hình thức
được đa số các em lựa chọn nhất là “lồng ghép vào các bài giảng của các thầy cô giáo trên
lớp” - 71.4% lựa chọn; cũng rất nhiều em có nhu cầu được trợ giúp tâm lí nhưng lại muốn
tự tìm hiểu thông qua sách báo, internet - 66.3% học sinh lựa chọn hình thức này; “tham
gia các bài học ngoại khóa” là hình thức được các em yêu chuộng thứ tư với tỉ lệ 58.8%
học sinh lựa chọn; ba hình thức trang bị kiến thức kĩ năng cho các em thông qua các loại
hình câu lạc bộ giao lưu, thông qua các khóa học được tổ chức thực hiện và trợ giúp bởi
các chuyên gia tâm lí hay tham gia các diễn đàn mạng, các trang web cộng đồng được các
em đánh giá gần như nhau.
2.2. Những nhân tố tác động dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh
THPT NBK
Đối với lĩnh vực “học tập”, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến các em chính là những
nhân tố xuất phát “từ phía gia đình” - 48.7%; nhân tố ít gây ảnh hưởng nhất đến học tập
chính là những “tác động từ phía bạn bè” - 14.6%.
Đối với “sự phát triển tâm sinh lí bản thân”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là do “các
tác động từ môi trường xã hội khác” - 35.7%, sau đó là do “tính cách của bản thân” -
33.7%. Nhân tố ít ảnh hưởng nhất là “do tác động từ nhà trường (khối, lớp)” - 9.0%.
Đối với lĩnh vực “giao tiếp ứng xử”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là do “tính cách
của bản thân” - 51.3%, sau đó là nhân tố “tác động từ môi trường xã hội khác ” - 38.7%.
Nhân tố ít ảnh hưởng nhất là “do nhận thức hạn chế” - 16.6%.
Đối với lĩnh vực “quan hệ với bạn bè”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là “do tính cách
của bản thân” - 58.3% và “do tác động của bạn bè” - 43.2%. Nhân tố ít gây ảnh hưởng
nhất là “do nhận thức hạn chế” - 8.0%.
Đối với lĩnh vực “quan hệ với thầy cô giáo”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là “những
tác động từ nhà trường” - 50.8% và “do tính cách của bản thân” - 46.2%. Nhân tố ít ảnh
hưởng nhất là “do tác động từ gia đình” - 7.5%.
Đối với lĩnh vực “quan hệ với cha mẹ, người thân”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là
“do tính cách của bản thân” - 56.3% và “những tác động từ gia đình” - 47.2%. Nhân tố ít
117
Trần Thị Lệ Thu và Phạm Thị Ngọc Hà
ảnh hưởng nhất là “do tác động từ nhà trường (khối, lớp)” - 7.0%.
Đối với lĩnh vực “tình bạn khác giới/tình yêu”, nhân tố gây ảnh hưởng nhất là “do
tính cách của bản thân” - 42.2% và “do những tác động từ phía bạn bè” - 37.7%. Nhân tố
ít ảnh hưởng nhất là “do tác động từ nhà trường (khối, lớp)” - 8.0%.
Đối với lĩnh vực “định hướng nghề nghiệp”, những nhân tố ảnh hưởng khá tương
đồng, tuy vậy, có hai nhân tố mà sự ảnh hưởng yếu hơn cả là “do tác động từ bạn bè” -
11.1% và “do tác động từ nhà trường” - 13.6%.
Ngoài một số những nhân tố kể trên, khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn, các em còn
cho biết một số những nguyên nhân khác cũng tác động gây nên khó khăn tâm lí của các
em như: nạn bạo lực học đường vẫn thỉnh thoảng xảy ra, việc lạm dụng máy điện thoại
hay sử dụng Internet trong kết bạn/giải trí.
2.3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ cho học sinh THPT tại
trường NBK
Nhu cầu cần được trợ giúp TLHĐ ở khách thể nghiên cứu khá cao trong các lĩnh
vực như học tập, các mối quan hệ và định hướng nghề nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế hoạt
động trợ giúp tâm lí cho các em từ phía gia đình, nhà trường và xã hội nói chung mới chỉ
đáp ứng được phần nào trong số những nhu cầu đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 74.0%
chọn cách thức “chia sẻ với bạn bè trong môi trường gần nhất” (như bạn cùng lớp, cùng
khu phố...). 59.5% chọn giải pháp “tham gia các hoạt động tập thể”, 56.3% chọn giải