Theo nhiều nhà phân tích, nguồn gốc tạo ra làn sóng Mùa
xuân Ả rập là chính sách kinh tế nghèo nàn kéo dài suốt nửa
thế kỷ nay của nhiều bộ máy cầm quyền trong thế giới Ả rập.
Trong khi châu Á đã kết nối thành công với nền kinh tế thế
giới, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều công ăn việc làm
mới và gia tăng thu nhập, thì thế giới Ả rập lại rơi vào tình
trạng ngược lại. Một báo cáo của Tập đoàn tài chính quốc tế
(IFC) và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) cho thấy tỷ lệ
thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Đông đang ở mức cao nhất
thế giới, tới 25%, riêng phụ nữ là 30%.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài học marketing từ “Arab Spring”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài học marketing
từ “Arab Spring”
Từ làn sóng “Arab Spring” (Mùa xuân Ả rập) diễn ra vào
năm 2010 – 2011, Eugene Yiga đã rút ra 3 bài học thú vị
dành cho những người làm marketing.
Arab Spring (Mùa xuân Ả rập) là gì?
Theo nhiều nhà phân tích, nguồn gốc tạo ra làn sóng Mùa
xuân Ả rập là chính sách kinh tế nghèo nàn kéo dài suốt nửa
thế kỷ nay của nhiều bộ máy cầm quyền trong thế giới Ả rập.
Trong khi châu Á đã kết nối thành công với nền kinh tế thế
giới, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều công ăn việc làm
mới và gia tăng thu nhập, thì thế giới Ả rập lại rơi vào tình
trạng ngược lại. Một báo cáo của Tập đoàn tài chính quốc tế
(IFC) và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) cho thấy tỷ lệ
thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Đông đang ở mức cao nhất
thế giới, tới 25%, riêng phụ nữ là 30%. Đây chính là ngòi nổ
cho làn sóng phản đối bộ máy cầm quyền mà bao năm nay họ
coi là nguồn gốc gây nên sự bần cùng của mình. (Theo Báo
Mới)
Làn song này bắt đầu nổ ra vào ngày 17/12/2010 khi người
bán hàng rong Mohamed Bouazizi tự thiêu tại Tunisia (Theo
dõi diễn biến của cuộc nổi dậy tại đây)
2011 là năm của những cuộc biểu tình. Nhưng thay vì bàn về
những kẻ lắm tiền nhiều của thống trị cả thế giới, tôi sẽ đi sâu
vào Arab Spring. Nó đã xảy ra như thế nào? Và chúng ta,
những người làm marketing có thể học được gì từ đấy?
Dưới đây là 3 bài học mà tôi rút ra được.
1. Khách hàng có thể hài lòng trong hiện tại, nhưng không
có nghĩa là vĩnh viễn
Chính phủ dễ dàng nắm quyền lực trong tay khi người dân
tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và hưởng thụ những lợi
ích của một nền kinh tế bền vững. Nhưng rồi mọi thứ thay
đổi: GDP giảm, thất nghiệp tặng, và họ ngày càng trở nên
chán nản khi chứng kiến những người đứng đầu đất nước,
từng người một, phải hầu tòa vì tham nhũng. Sự hài lòng
trước kia không còn nữa.
Điều này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Những mối quan hệ mới, công việc mới, xe mới, những
chương trình ti vi mới đều có một khởi đầu rất tuyệt và rồi
chúng dần trở nên nhạt nhẽo. Tôi rất thích tập gym và thường
xuyên lui tới một phòng tập lý tưởng với những thiết bị tuyệt
vời, lớp học tuyệt vời, internet miễn phí. Là một sinh viên đại
học nên tôi như ở trên thiên đường vậy!
Nhưng rồi dần dần, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Hướng
dẫn viên thường xuyên vắng mặt, các dụng cụ bị hư hỏng vài
tuần một lần, và Wi-Fi thì không ổn định. Cuối cùng tôi
quyết định sẽ chẳng đến đấy nữa.
Chúng ta phải luôn đưa ra những ý tưởng mới để tạo và giữ
ấn tượng, dù đó là với khách hàng, nhân viên hay thậm chí
với vợ hoặc chồng. Không thể vì ta đã làm tốt trong quá khứ
và cho rằng như vậy là đủ. Không một chiếc máy nào có thể
hoạt động mãi mà không cần được tiếp thêm nguyên liệu!
2. Khách hàng vui không có nghĩa là họ thực sự vui
Nhiều người không hiểu tại sao Arab Spring lại xảy ra nhanh
đến vậy. Chúng ta đều biết rằng chẳng ai thức dậy vào buổi
sáng và quyết định rằng đó là một ngày đẹp trời cho một
cuộc khởi nghĩa. Chắc chắn rằng họ đã nung nấu ý định ấy
trong một thời gian dài. Họ có thể tỏ ra vui vẻ ngoài mặt
nhưng thật sự thì không phải vậy.
Ghandi đã nói rằng
hạnh phúc là khi những điều ta nghĩ, nói và làm thực sự hòa
hợp với nhau. Thật không may là những gì phát ra từ miệng
của ta không thường xuyên phản ánh thế giới nội tâm bên
trong, những cái ta thực sự nghĩ và cảm nhận.
Đây cũng là một bài học. Có thể bạn chẳng lấy làm thích thú
với công việc của mình nhưng vẫn phải đến chỗ làm mỗi
ngày bởi bạn không thể tìm được một công việc ở nơi khác.
Có thể bạn đang ở trong một cuộc hôn nhân bất ổn vì bạn
không đủ can đảm (hay tài chính) để thay đổi nó. Hoặc có thể
bạn gắn bó với một thương hiệu mà bạn chẳng mấy mặn mà
vì không để mua cái bạn thật sự muốn.
Quay trở lại với phòng tập gym của tôi. Tôi chọn nó bởi nó
gần nhà tôi nhất (và cũng là rẻ nhất vì tôi là khách hàng quen
thuộc). Nói cách khác, tôi là khách hàng trung thành 100%
nhưng lại 0% hứa hẹn rằng sẽ gắn bó dài lâu bởi tôi sẽ đổi
chỗ khác ngay khi có thể.
Những marketer cần phải phân biệt rạch ròi hai khái niệm
này. Đừng bao giờ đồng hóa việc khách hàng sử dụng sản
phẩm của mình với việc họ vui vẻ với nó. Nói cho cùng, ta có
thể có nhiều khách hàng trung thành nhưng họ có thực sự
muốn gắn bó hay không lại phụ thuộc vào cảm nhận của họ.
Mà sự gắn bó luôn quan trọng hơn.
3. Khách hàng có thể không chọn sản phẩm của bạn trong
hiện tại, nhưng không có nghĩa là không bao giờ
Arab Spring không thể xảy ra mười năm trước, nhưng sự
phát triển của mạng xã hội giúp người dân dễ dàng hơn trong
việc tìm thấy tiếng nói chung và hợp sức lại.
Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với các mạng điện thoại di
động. Tôi đã từng rất trung thành với một mạng di động duy
nhất vì không muốn thay số điện thoại khi sử dụng dịch vụ
của hang khác. Nhưng khi Mobile Number Portability (MNP)
ra đời cho phép tôi dùng một số duy nhất cho những mạng
khác nhau thì tôi đã đổi nhà mạng đến bốn lần! Nhà cung cấp
dịch vụ di động bây giờ nhận ra rằng họ cần phải đối xử với
chúng ta tốt hơn bởi vì quyền kiểm soát của họ không còn
như trước đấy.
Hai ví dụ trên đưa ra bài học thứ ba cho marketer: không
được tự mãn. Mọi người có thể sử dụng mặt hàng của bạn
ngày hôm nay nhưng không phải là vĩnh viễn. Ngược lại,
hiện tại họ không thể mua hàng của bạn không có nghĩa là họ
cũng sẽ không thể sau này. Nói cách khác, bạn phải đối xử
với họ thật tốt kể cả khi bạn không thấy được cái lợi trước
mắt.
Các ngân hàng rất giỏi việc này. Họ đưa ra những chương
trình hấp dẫn cho học sinh và những người vừa tốt nghiệp (kể
cả khi chúng ngốn của họ không ít tiền) để xây dựng mội mối
quan hệ lâu dài và cuối cùng họ sẽ thu được lợi
nhuận. Trường hợp tương tự xảy ra với trung tâm xe hơi hạng
sang mà tôi đã từng ghé đến tại Johannesburg vài năm trước.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ trưng bày những chiếc xe cho
mọi người tự ý ngồi vào đấy.
Bạn cần hiểu rằng, những người chưa đủ tiềm lực kinh tế
hôm nay không có nghĩa họ sẽ không trở nên giàu có sau này.
Ta phải đối xử thật tốt với những khách hàng tương lai để họ
sẽ nghĩ đến thương hiệu của bạn khi đã trưởng thành và thành
công trong sự nghiệp (hay thậm chí đi vào lĩnh vực chính trị).
Mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian và sẽ luôn là sự lựa chọn
khôn ngoan khi giữ mối quan hệ với những người mà dù sớm
hay muộn cũng sẽ trở nên thành đạt. Bạn không thể biết được
ngày mai họ sẽ trở thành ai!