Những bài học thực tiễn từ công tác tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sài Gòn

TÓM TẮT Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sài Gòn đã thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh dựa trên 11 tiêu chuẩn - 50 tiêu chí của thông tư 04/2016/TT-BGDĐT và tiếp nhận đánh giá ngoài vào tháng 03 năm 2019. Bài viết điểm lại quá trình tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh, nêu lên những điểm mạnh, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc triển khai cải tiến chất lượng chương trình đào tạo của ngành trong thời gian tới.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài học thực tiễn từ công tác tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 28 NHỮNG BÀI HỌC THỰC TIỄN TỪ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Practical lessons from the quality self-assessment of English teacher education program (Bachelor level) at Saigon University TS. Trần Thế Phi Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sài Gòn đã thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm tiếng Anh dựa trên 11 tiêu chuẩn - 50 tiêu chí của thông tư 04/2016/TT-BGDĐT và tiếp nhận đánh giá ngoài vào tháng 03 năm 2019. Bài viết điểm lại quá trình tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh, nêu lên những điểm mạnh, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc triển khai cải tiến chất lượng chương trình đào tạo của ngành trong thời gian tới. Từ khoá: chất lượng giáo dục, chương trình đào tạo, ngành Sư phạm tiếng Anh, tự đánh giá ABSTRACT The Foreign Languages Faculty of Saigon University conducted the quality self-assessment of English Teacher Education program (bachelor level) based on 11 standards - 50 criteria of Circular 04/2016/TT- BGDĐT and received the assessment from external professionals in March 2019. The article aims to review the self-assessment process of English Teacher Education program (bachelor level), to show the strengths and, simultaneously, to draw lessons on the implementation of quality improvement for the training program in the future. Keywords: standards of education, training program, English Teacher Education, self-assessment 1. Đặt vấn đề Cũng như nhiều loại hình giáo dục khác, đối với cơ sở giáo dục bậc đại học, chất lượng đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhất để quyết định vị thế và sự tồn tại của cơ sở đào tạo đó trong cộng đồng xã hội, nhận được sự quan tâm tin tưởng của phụ huynh và sinh viên trong việc xây dựng nghề nghiệp tương lai ổn định và phát triển. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ sở đào tạo phải liên tục thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) với nhiều nhóm giải pháp như cập nhật phát triển CTĐT, xây dựng nguồn nhân lực giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và quản lý hỗ trợ người học.v.v. Đây được coi là nhóm giải pháp nội lực có tính chiến lược. Bên cạnh đó, cũng cần có những nhóm giải pháp hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài là các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có uy tín trong quá trình kiểm định đánh giá CTĐT các ngành của cơ sở đào tạo đó. Email: ttphi07@gmail.com TRẦN THẾ PHI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 29 Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tự đánh giá CTĐT là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng CTĐT của cơ sở giáo dục, Trường Đại học Sài Gòn đã cho tiến hành tự đánh giá các CTĐT của nhà trường, trong số đó có CTĐT ngành Sư phạm tiếng Anh do Khoa Ngoại Ngữ quản lý. Dựa trên Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học (11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2016, nhà trường đã đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cụ thể là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã được xác định. Bài viết này trước hết sẽ tóm tắt đặc điểm của cơ sở đào tạo, trình bày những nội dung chính của CTĐT ngành Sư phạm tiếng Anh (SPTA) trình độ đại học chu kỳ 2016-2020 được tiến hành đánh giá, nêu một số điểm mạnh cốt lõi của CTĐT, đồng thời qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc triển khai cải tiến chất lượng CTĐT của ngành trong thời gian tới. 2. Giới thiệu về Trường Đại học Sài Gòn và Khoa Ngoại Ngữ 2.1. Về Trường Đại học Sài Gòn Tháng 4/2007, Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, trở thành cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Sài Gòn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó chuyên ngành sư phạm có bề dày đào tạo hơn 40 năm giữ vai trò truyền thống và then chốt. Về tổ chức, hiện tại Trường có 01 hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởng, 14 phòng/ ban chức năng; 03 đơn vị trực thuộc; 06 trung tâm; 01 viện nghiên cứu; 20 khoa đào tạo với 62 chuyên ngành cấp độ đại học, cao đẳng, 11 chuyên ngành sau đại học và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Về nhân lực, tính đến tháng 03/2019, tổng số công viên chức của Trường là 739 người (trong đó 454 giảng viên và 285 chuyên viên) gồm 19 phó giáo sư, 123 tiến sĩ, 295 thạc sĩ (81 đang làm ngiên cứu sinh). Về cơ sở vật chất, toàn trường có 173 phòng học với tổng diện tích 27.629 m2 được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo; 02 phòng học ngoại ngữ diện tích 210 m2 với 80 máy tính; 44 phòng thí nghiệm, thực hành, 02 xưởng thực hành và 01 trung tâm học liệu. Về tài chính và quản lý tài chính, Trường Đại học Sài Gòn là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí. Về hợp tác phát triển, nhà trường liên kết đào tạo với một số trường đại học trên thế giới: Ðại học IMC Krems (Cộng hòa Áo), tổ chức SACE Việt Nam, Ðại học Deakin (Úc), Ðại học Tây Anh (Vương Quốc Anh).v.v. 2.2. Về Khoa Ngoại ngữ Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Sài Gòn (tiền thân là Ban Ngoại ngữ - Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM) được thành lập vào những ngày đầu tiên thành lập Trường. Khoa Ngoại Ngữ hiện nay với quy mô hơn 1700 sinh viên, có chức năng và SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 30 nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân đại học ở hai chuyên ngành: SPTA và Ngôn ngữ Anh (Thương mại – Du lịch). Hệ đại học chính quy ngành SPTA bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2007-2008, đến nay đã có 08 khóa sinh viên tốt nghiệp, góp phần cung cấp nguồn lực giáo viên tiếng Anh ở các cấp học phổ thông cho TP.HCM. Khoa Ngoại Ngữ đã nêu rõ sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu đào tạo của chuyên ngành SPTA trình độ đại học đến năm 2020 như sau: - Sứ mạng: Phấn đấu trở thành một cơ sở có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực SPTA, đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển nhân lực cho TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. - Tầm nhìn: Tích cực thực hiện đổi mới và phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của chuyên ngành SPTA, đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước hội nhập quốc tế trong NCKH và giáo dục đào tạo. - Mục tiêu: Đào tạo cử nhân ngành SPTA có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà giáo, và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Về cơ cấu tổ chức, hiện nay Khoa Ngoại Ngữ có ban chủ nhiệm Khoa (01 trưởng khoa, 02 phó trưởng khoa), 03 tổ bộ môn trực thuộc (tổ SPTA, tổ Ngôn ngữ Anh và tổ tiếng Anh không chuyên), 38 cán bộ, giảng viên, nhân viên (trong đó: 04 giảng viên có học vị tiến sĩ, 30 giảng viên có học vị thạc sĩ chuyên ngành TESOL và Applied Linguistics). Hoạt động của đoàn hội sinh viên rất đa dạng sôi nổi với sinh hoạt thường xuyên của các câu lạc bộ, đội nhóm như câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ Văn nghệ, kịch nghệ, câu lạc bộ xung kích. 3. Những nội dung chính của chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh trình độ đại học chu kỳ 2016- 2020 CTĐT ngành SPTA trình độ đại học có tổng số tín chỉ là 149 tín chỉ (TC). Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 132 TC (không kể 03 TC của môn học Giáo dục thể chất và 08 TC của môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh), trong đó: Khối kiến thức chung: 19 TC (bắt buộc 12 TC; tự chọn 7 TC); Khối kiến thức cơ sở: 24 TC (bắt buộc 22 TC; tự chọn 2 TC); Khối kiến thức ngành: 45 TC (bắt buộc 45 TC; tự chọn 0 TC); Khối kiến thức chuyên ngành: 25 TC (bắt buộc: 23 TC; tự chọn 2 TC) chia thành hai nhóm ngành đào tạo: đào tạo giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông và đào tạo giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở; Thực tập nghề nghiệp: 9 TC; Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế: 10 TC. Với mục tiêu chung đã được phát biểu ở trên, CTĐT ngành SPTA tiến hành xác lập các mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra (CĐR) như các yêu cầu về kiến thức (chung và chuyên ngành); các yêu cầu về kĩ năng, về thái độ. Về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, phiên dịch, các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội cần tiếng Anh. Người học có thể học tiếp chương trình Thạc sĩ TESOL TRẦN THẾ PHI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 31 trong và ngoài nước; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân. 4. Quá trình thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh và tiếp nhận khảo sát đánh giá ngoài Khoa Ngoại Ngữ đã tiến hành tự rà soát, xem xét, nghiên cứu, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về thực trạng chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác; từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2016a, 2016b, 2018). Các hoạt động của Khoa phục vụ quá trình đào tạo ngành SPTA được đánh giá tổng thể theo bộ tiêu chuẩn (gồm 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí) đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Trường Đại học Sài Gòn đã đăng ký đánh giá ngoài cho CTĐT ngành SPTA trình độ đại học với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đánh giá ngoài đã tiến hành nghiên cứu Báo cáo tự đánh giá của Trường và đã thực hiện công tác khảo sát tại Trường: khảo sát sơ bộ vào ngày 07 tháng 03 năm 2019, khảo sát chính thức vào các ngày từ 20 đến ngày 23 tháng 3 năm 2019, tại cơ sở 273 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM. 5. Những mặt mạnh của chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh trình độ đại học, Trường Đại học Sài Gòn Quá trình tự đánh giá CTĐT ngành SPTA của Trường Đại học Sài Gòn đã chỉ ra một số mặt mạnh nổi bật của CTĐT như sau: - Mục tiêu và CĐR của CTĐT được xây dựng theo đúng quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có tham chiếu các tiêu chuẩn chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và các yêu cầu cơ bản về năng lực của giáo viên tiếng Anh phổ thông. Điều này giúp đảm bảo thực hiện tốt sứ mạng và mục tiêu đã đặt ra. - Bản mô tả CTĐT thể hiện đầy đủ nội dung về mục tiêu giáo dục, CĐR, được công bố trên trang thông tin điện tử của Trường. Đề cương chi tiết của các môn học mô tả được mục tiêu môn học, nội dung giảng dạy, tài liệu tham khảo, hình thức đánh giá. - Chương trình dạy học (CTDH) thường xuyên được khoa và ngành tiến hành rà soát, cập nhật, điều chỉnh căn cứ trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan như giảng viên, người học, các chuyên gia và các trường phổ thông. - Phương pháp và các hoạt động dạy học, hình thức tổ chức lớp học phong phú, nhiều hoạt động dạy học và hoạt động ngoại khóa khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng học tập suốt đời. Hiện nay Khoa tổ chức nhiều hoạt động học tập như Hội thi nghiệp vụ sư phạm, Hội thi hùng biện tiếng Anh, Hội thi hát tiếng Anh, tổ chức chuyên đề hướng dẫn thực tập sư phạm, câu lạc bộ tiếng Anh thu hút đông đảo sinh viên tham dự. - Người học được tạo động cơ tự học tích cực qua các tài liệu được giảng viên giới thiệu, đăng tải và chia sẻ trong môi trường E- learning ở phòng Lab hiện đại. - Các hình thức kiểm tra, đánh giá học tập khá đa dạng, được công bố cho người học qua nhiều kênh. Các nội dung và tiêu chí, SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 32 thang điểm đánh giá học tập được xây dựng và áp dụng đồng bộ. Các kết quả đánh giá cuối kỳ được đảm bảo công bố đúng hạn cho người học. - Có quy định năng lực của giảng viên về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, về ngoại ngữ, tin học và trình độ lý luận chính trị. - Đã triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho giảng viên, xây dựng quy trình và tiêu chí rõ ràng trong việc đánh giá hiệu quả công việc, về hoạt động NCKH của giảng viên. - Chính sách tuyển sinh và các tiêu chí tuyển chọn người học rõ ràng, chi tiết, đúng quy định và được công khai. Khối lượng học tập được phân bổ phù hợp, giúp người học có học lực trung bình có thể hoàn tất CTĐT đúng thời hạn. Nhà trường xây dựng hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu theo dõi sự tiến bộ của người học trong học tập và rèn luyện. - Trường có hệ thống thư viện được đặt tại các cơ sở, có phòng đọc, phòng tư liệu được kết nối mạng và có hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Khoa Ngoại ngữ được trang bị 02 phòng Lab hiện đại, được giảng viên và người học đánh giá cao. - Khoa kết hợp với các đơn vị khác trong Trường giám sát các kết quả đầu ra, trong đó tỉ lệ tốt nghiệp và có việc làm của người học tốt nghiệp trong chu kỳ đánh giá cao. Nhờ vào những điểm nổi bật nêu trên, CTĐT ngành SPTA đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn CTĐT theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Những bài học thực tiễn cho việc triển khai cải tiến chất lượng chương trình đào tạo của ngành Sư phạm tiếng Anh trong thời gian tới Bên cạnh những thành quả đạt được, trải qua quá trình triển khai trong thực tế, CTĐT ngành SPTA cũng cần được điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện. Do vậy, nhà trường và Khoa Ngoại ngữ cũng cần rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn nhằm cải tiến chất lượng của chương trình cho thời gian sắp tới như sau: Bài học 1: Cần xây dựng và phát triển chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo rõ ràng, hiện đại và đồng bộ Hệ thống CĐR cần thể hiện cấu trúc rõ ràng (CĐR cấp chương trình, cấp môn học, cấp bài học), cần đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Theo đó, khoa sẽ tổ chức rà soát, điều chỉnh, thẩm định và ban hành các CĐR, CTDH và đề cương chi tiết các học phần của CTĐT một cách đồng bộ, nghiêm túc. Các thang điểm đánh giá chi tiết (Rubric) trong đề cương môn học được công bố đến người học. CTĐT cần tái cấu trúc chương trình để loại bỏ các môn 1 tín chỉ và giảm bớt số môn 2 tín chỉ, lập bảng ma trận CĐR/môn học, phân nhiệm các môn học để đạt các CĐR nhằm làm cơ sở cho sự sắp xếp chương trình một cách hợp lý. Bài học 2: Cần xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của khoa nhằm thực thi sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của chương trình đào tạo Những kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ cần đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách hợp lý, đáp ứng được với sự thay đổi có nhiều biến động về mặt nhân sự của Khoa. Bên cạnh đó, nhà trường và khoa cần tiến hành khảo sát dự báo nhu cầu thực tế nguồn nhân lực của thị trường lao động để sớm xác định quy mô đào tạo cho phù hợp, tiến đến việc điều chỉnh quy mô tuyển sinh để đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định. TRẦN THẾ PHI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 33 Bài học 3: Tăng cường công tác sử dụng công nghệ cho giảng viên và người học Có thể nói công nghệ thông tin là một công cụ hữu ích và hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải tiến chất lượng chương trình. Nhà trường và Khoa Ngoại ngữ cần xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, tăng cường tập huấn sử dụng công nghệ cho giảng viên và người học, tạo môi trường và điều kiện để người học có thể học tập một cách chủ động cả trong vào ngoài thời gian lên lớp. Tổ chức nâng cấp trang thiết bị trong các phòng học giúp giảng viên dễ dàng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và tương tác nhóm trong lớp học. Bài học 4: Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế Khoa chủ động lên kế hoạch mời các chuyên gia nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn cho giảng viên, nâng cao năng lực thiết kế môn học sử dụng công nghệ hiện đại, năng lực hội nhập văn hóa. Bên cạnh đó, cần tạo sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức để hỗ trợ thực tập, thực tế, tiến đến nới rộng nơi tiếp nhận sinh viên thực tập đến các trường thuộc hệ thống tư thục, quốc tế, các trung tâm ngoại ngữ, các trường mầm non, tiểu học. Bài học 5: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên và tổ chức các khoá tập huấn cho giảng viên Xây dựng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động NCKH, làm khóa luận tốt nghiệp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế và kiến tập. Xây dựng kế hoạch cụ thể tăng số lượng và chất lượng NCKH liên quan đến phương pháp dạy học và nhằm cải tiến chất lượng chương trình dạy học ngành SPTA. Triển khai tập huấn cho giảng viên về đo lường đánh giá các kỹ năng chung/mềm và thái độ, cách thức xây dựng hình thức kiểm tra đánh giá theo nguyên tắc tương thích với CĐR của CTĐT, về sử dụng công nghệ thông tin. Bài học 6: Bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị Khoa Ngoại ngữ đề xuất với nhà trường kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị dạy học hiện đại tương thích với nhu cầu đào tạo ở các trường phổ thông hiện nay. Nhà trường cũng cần xây dựng quy trình cập nhật nguồn tư liệu trên cơ sở nhu cầu của giảng viên và người học và cần có kế hoạch kết nối với hệ thống thư viện trong và ngoài nước để gia tăng nguồn tài liệu tham khảo. 7. Kết luận CTĐT ngành SPTA trình độ đại học của Trường Đại học Sài Gòn do Khoa Ngoại ngữ quản lý đã được triển khai giảng dạy từ năm 2016, mỗi năm học đều có rà soát điều chỉnh theo các quy định của Ngành và chiến lược phát triển của Trường và Khoa. Việc đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học (theo thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) giúp nhà trường và Khoa Ngoại ngữ tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của CTĐT, góp phần xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động, nhằm cải tiến để nâng cao chất lượng CTĐT, thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ xã hội khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã được xác định, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn. Đây là lần tiến hành tự đánh giá CTĐT đầu tiên của Khoa Ngoại ngữ, nên việc rút ra những bài học thực tiễn cho lần xây dựng CTĐT chu kỳ tiếp theo là hết sức quan trọng. Nhà trường và SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020
Tài liệu liên quan