Những băn khoăn thường gặp về content marketing

Cách tốt nhất khiến nội dung của bạn viral ngoài nội dung tuyệt vời là gì? Người ghé thăm blog? Các bình luận về các bài đăng trên blog? PPC (cost-per-click) marketing? Kết nối cục bộ? truyền thông xã hội hay là phương tiện nào khác?

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những băn khoăn thường gặp về content marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những băn khoăn thường gặp về content marketing Giải đáp một số câu hỏi điển hình về cách xây dựng và vận hành chiến lược marketing nội dung 1. Công thức nào để tạo được nội dung viral? Cách tốt nhất khiến nội dung của bạn viral ngoài nội dung tuyệt vời là gì? Người ghé thăm blog? Các bình luận về các bài đăng trên blog? PPC (cost-per-click) marketing? Kết nối cục bộ? truyền thông xã hội hay là phương tiện nào khác? Có rất nhiều nhân tố kết hợp để tạo nên một nội dung thực sự viral. Nội dung tuyệt vời là một nhân tố quan trọng nhưng chỉ là một phần của câu đố. Một trong những điều quan trọng nhất là đi vào một cuộc trò truyện hấp dẫn và hướng vào cảm xúc, bản thân những điều này . Ví dụ vào cuối năm ngoái, tôi đã viết vềliệu các marketer nội dung có nên từ bỏ Facebook hay không. Các doanh nghiệp lúc đó đang loay hoay với Facebook và rất nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra. Và tôi đã sử dụng sức nóng đó để tạo ra một vài lưu lượng truy cập tốt cho bài viết và truyền đạt một thông điệp kinh doanh có liên quan . Luôn luôn là như vậy, bạn cần phải có một tiêu đề nắm bắt được sựu chú ý của người đọc. Bạn cần có được lưu lượng truy cập đủ để tạo đà, đó là lúc mà PPC, gửi bài đăng (guest posting) và truyền thông xã hội có thể trợ giúp. Và nếu nội dung của bạn phục vụ mục đích kinh doanh, bạn cũng có thể thêm vào một số lời khuyên hữu ích. Có lẽ quan trọng nhất, một bài đăng thực sự viral có thể không nhiều ích lợi bằng một bài đăng được chia sẻ nhiều trò chuyện trực tiếp được với những khách hàng tiềm năng. 2. Băn khoăn về nội dung nền tảng (cornerstone content) Làm sao để tối đa hóa được nội dung nền tảng về mặt tạo tương tác với người đọc mới và người theo dõi? Có nên chỉ coi nội dung nền tảng giống như bất cứ trang nào trên website của bạn với mẫu đăng kí trên sidebar, bình luận…? Điều tuyệt vời về một hệ thống xuất bản linh hoạt như Wordpress là bạn có thể chỉnh mỗi trang và bài viết để phục vụ một mục đích cụ thể. Chúng tôi đã có một trang đích nội dung nền tảng dẫn đến thông tin về sản phẩm hoặc tới các call-to-action để đăng kí theo dõi blog. Hiện nay, chúng tôi đang sử dụng tất cả những cornerstone page để xây dựng sự tham gia ở Mycopybloger, nơi chúng tôi có thể cung cấp cho độc giả những trải nghiệm chất lượng cao nhất miến phí. Chúng tôi đã dùng tới tất cả những gì đã được xuất bản trong 7 năm qua và chọn lọc chúng trong một mô hình thân thiện với người đọc hơn. Vì vậy, câu trả lời của bạn hôm nay không nhất thiết là câu trả lời mãi mãi. Đối với nhiều người, cách sử dụng tốt nhất nội dung nền tảng là xây dụng email list, ít nhất là ban đầu. Nhưng khi mọi việc phát triển thuận lợi, hãy cởi mở đón nhận những cách sáng tạo mới để sử dụng những nền tảng có giá trị này. 3. Email newsletter hay blog? E-newsletter và blog cái nào tốt hơn hay cả hai? Email newsletter và blog phục vụ những mục đích khách nhau, và một chương trình marketing nội dung thông minh thường bao gồm cả hai. Một blog nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, cũng như xây dựng danh tiếng trong chủ đề của bạn. Blog là một nơi được nhìn thấy công khai, để thể hiện chuyên môn và đam mê của bạn về chủ đề. Đó là nơi lý tưởng để gặp gỡ những con người mới, cung cấp cho họ một cách dễ dàng để tìm hiểu về bạn và cái bạn làm. Một email newsletter nhằm mục đích làm mối quan hệ trở nên gắn bó hơn. Đó là sự dịch chuyển từ giai đoạn chú ý (Atterntion) của mối quan hệ marketing và tiếp tục xuyên suốt sự quan tâm (Interest), mong muốn có sản phẩm (Desire) và hành động (Action) – mua hàng. Nếu không có được sự chú ý của khách hàng tiềm năng, bạn không có chương trình marketing. Nhưng nếu bạn không làm gì với sự chú ý đó, bạn không thể kinh doanh được. Hai công việc đó phải được thực hiện đồng thời với nhau. 4. Nên viết tiêu đề cho “con người” hay “chương trình tìm kiếm”? Có cần thiết phải thêm từ khóa vào tiêu đề? Nếu các từ khóa đang giết chết tiêu đề của bạn, hãy suy nghĩ cẩn thận lý do vì sao. Những cụm từ khóa là những cách diến đạt mà người ta hay sử dụng để tìm kiếm cái mà họ muốn tìm trên web, vì thế chúng cần phải tự nhiên. Đôi khi thật khó để đưa các từ khóa vào trong tiêu đề, đó là bởi vì bạn đang “mưu đồ” thay vì thẳng thắn. Trong trường hợp không thể thực hiện được, hãy đặt các từ khóa vào các tiltle tags, không phải ở tiêu đề, như là một phần của một tiêu đề rõ ràng và thân thiện với người đọc. 5. Có nên sử dụng nội dung trùng lặp cho cả blog và website? Việc chuyển các bài đăng blog quan trọng thành nội dung nền tảng là việc nên làm, nhưng liệu điều này có ảnh hưởng tới SEO? Liệu có hiệu quả hơn khi sử dụng nội dung gốc cho mỗi blog và website, có thể có một lời giới thiệu ngắn trên blog liên kết với bài đăng dài hơn trên trang web? Có một số cách bạn có thể xử lý những trang này. Một cách đơn giản nhất là tập hợp một vài bài đăng có giá trị nhất thành một trang riêng, cùng với các links (và lời giới thiệu hấp dẫn) dẫn trở lại bài đăng gốc trên blog. Bạn cũng có thể giới thiệu một vài lời về việc tại sao những chủ đề này lại có ý nghĩa vời người đọc. Điều này sẽ giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm những tài liệu mà bạn thấy tự hào nhất. Trong trường hợp này, sẽ không có hậu quả của nội dung trùng lặp bởi trang nền tảng chỉ có link và lời giới thiệu, không phải những bài đăng trùng. Nếu bạn muốn tập hợp những bài đăng hay nhất lại với nhau, bạn có thể xử lý việc đó khéo léo bằng cách biến chúng thành những ebook có giá trị. Điều đó cho phép bạn sửa đổi, update tài liệu, làm chúng trở nên sẵn có trong một định dạng dễ đọc. Dù sao thì, nếu như vì bất cứ lý do gì bạn thấy việc đăng thông tin cùng một lúc trên hai nơi là có ích, thì đó không là vấn đề. Bạn có thể sử dụng một “canonical” tag để cho Google biết trang nào bạn coi là trang gốc, trang nào chỉ đơn giản là bạn trích ra từ trang gốc.
Tài liệu liên quan