Điều này được hiểu là mọi quyền dân sự ( quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà Nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điều 12 của Sắc lệnh này tiếp tục qui định cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm phương hại đến lợi ích của các chủ thể khac
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bấp cập trong quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại và hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BẤP CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.
TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội
Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền được hưởng lợi từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những nghĩa vụ khi thực hiện các quyền nãng pháp lý của họ. Ngay tại tại Điều 1 Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950, đã qui điịnh :"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân".
Điều này được hiểu là mọi quyền dân sự ( quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà Nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điều 12 của Sắc lệnh này tiếp tục qui định cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm phương hại đến lợi ích của các chủ thể khac." Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân". Điều này dã xác định rất rõ về quyền của chủ sở hữu trong việc sử dụng, khai thác, hưởng lợi ích ích theo ý chí của mình một cách vô tận nhưng phải biết và phải dừng lại khi bắt đầu đụng đến quyên lợi của người khác.Đây là những qui định mang tính nguên tắc xuyên suốt trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta Trong Hiến Pháp 1992 cũng định rõ: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Cụ thể hoá quyền của chủ sở hữu, tại Điều 183 BLDS năm 2005 qui định" Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác". Như vậy pháp luật qui định, khi tài sản của bất kỳ chủ sở hữu nào mà gây thiệt hại trái pháp luật cho chủ thể khác thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại dã trải qua chặng đường dài phát triển cùng với lịch sử phát triển của đất nước. pháp luật Việt Nam đã đạt được những thành tựu qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật cũng mang tính kế thừa tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước, mặc dù ở mỗi thời kỳ, pháp luật có nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh khác nhau và ở mức độ cao, thấp khác nhau. Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh loại quan hệ này ( các văn bản pháp luật về môi trường, về xây dựng, vê giao thông, ..) nhưng chủ yếu và tập trung nhất là BLDS và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành những qui định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. BLDS là kết quả của trí tuệ và kỹ thuật lập pháp của các nhà lập pháp Việt nam. Trong đó đã qui định cụ thể hơn, rõ ràng hơn và cũng toàn diện hơn so với các vãn bản qui định về loại trách nhiệm này trước đó. Điều này đã góp phần làm minh thị hơn những qui định của pháp luật, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và cac tổ chưc trước Nhà nước, trước xã hội về những thiệt hại trái pháp luật và cũng là cãn cứ chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên bị xâm phạm một cách co hiệu quả nhất. Bên cạnh nhũng thành công này, Pháp luật dân sự hiện hành vẫn còn những thiếu khuyết và hạn chế nhất định: Đặc biệt là những qui định liên quan đến tài sản gây thiệt hại, trong khi đó khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng , những thành tựu mới của công nghiệp hóa, cơ giới hóa đã làm thế giới ngày càng văn minh, với những trang thiêt bị hiện đại Tuy nhiên, mặt trái của nó là kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản…của con người trong xã hội. Có những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho con người. Kể cả những tài sản tưởng chừng như chúng chỉ có giá trị mang lại cho con người lợi ích nhất định, như: xe cộ, nhà cửa, công trình xây dựng, cây cối, gia súc và các đồ vật khác , nhưng cũng là những nguồn gây thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh. Những vấn đề liên quan như khái niệm, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, người được bồi thưuờng, mức và phương thức bồi thường…là những vấn đề pháp lý cần phải được xem xét và nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Từ việc tìm hiểu những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, đối chiếu với việc áp dụng thực tiễn, tác giả mong muốn tìm ra những điểm còn bất cập và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này
· Một là, Về khái niệm trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại làm bình diên chung cho nghiên cứu và thực và áp dụng pháp luật
Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật dân sự từ năm 1950 (từ khi ban hành Sắc lệnh số 97/SL) cho đến nay chưa có bất kỳ văn bản qui phạm nào qui định về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở khoa học để nghiên cứu và xem xét mọi vấn đề liên quan đến loại trách nhiệm này. Nằm trong những yêu cầu của nghiên cứu cơ bản, bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu, phải xác định được vấn đề nghiên cứu là gì? Sau đó mới rút ra được những đặc điểm, phân loại, xem xét quá trình vận động, phát triển và dự đoán vấn đề nghiên cứu trong tương lai… Muốn xác định được , nhận dạng được đặc điểm, phân loại và xác định các yếu tố trong quan hệ bồi thường thiệt hại..Trước hết, phải nhận dạng và hiểu trách nhiệm bồi tường thiệt hại là gì? với những điều kiện nào sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại?… Từ những căn cứ nào sẽ phát sinh trách nhiêm bồi thường do tài sản gây thiệt hại?…Để xem xét và giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt hại phải dựa trên bình diện chung nhất thể hiện bản chất pháp lý của loại trách nhiệm này từ khái niệm chung nhất của nó. Xây dựng khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải hàm chứa được các yếu tố pháp lý:
- Thứ nhất: việc gây thiệt hại trái pháp luật
- Thứ hai: chủ thể gây thiệt hại
- Thứ ba: Chủ thể được quyền yêu cầu bồi thường.
- Thứ tư: Trách nhiệm phải thực hiện việc bồi thường
- Thứ năm, Xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ pháp luật dân sự, theo đó người gây ra thiệt hại trong những điều kiện mà pháp luật quy định phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật của họ gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này bên bị thiệt hại được coi là người có quyền và có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại là người có nghĩa vụ phải bồi thường những thiệt hại đã xảy ra.
Từ những yếu tố chung này, có thể xây dựng khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt do tài sản gây ra ; trách nhiệm bồi thường thịêt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Hai là, Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại(nên qui định các điều kiên đặc thù của trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại)
Pháp luật dân sự hiện hành chỉ mới qui định về 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đông mà chưa chưa có quy định nào về loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại, cũng chưa có phân định cụ thể để khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế, đặc biệt là cho cơ quan xét xử Thực tiễn cho thấy khi xét xử, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên quan đến tài sản là áp dụng quy định riêng về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Cách hiểu và vận dụng pháp luật như vậy hoàn toàn không chính xác, dẫn đến sai lầm khi xác định người có trách nhiệm bồi thường. Các cơ quan áp dụng pháp luật cũng vô cùng lúng túng khi cùng là thiệt hại do tài sản, nhưng có trường hợp có sự tác động của hành vi con người, có trường hợp thiệt hại hoàn toàn độc lập với hành vi con người Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trong pháp luật dân sự cần phân nhóm các trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra và có những quy định riêng về điều kiện phát sinh đối với loại trách nhiệm này, cụ thể cần bổ sung một số quy định sau:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại do tự thân tài sản tác động gây ra.
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản được đặt ra khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, quản lý tài sản có lỗi vô ý trong việc quản lý, trông giữ, dẫn đến tài sản thuộc quyền quản lý của họ gây thiệt hại
+ Cần qui định rõ các điều kiên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
· Ba là, Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của các cơ quan quản lý công trình công cộng, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước ( công trình xây dựng, cây xanh, cầu đường, đường dây điện thoại, đường dây tải điện, hố ga, tường bao, rào chắn, gia súc, thú dữ…).
Tình trạng cột dây diện đổ, dây điện đứt trên các trục đường giao thông gây thiệt hại cho người tham gia giao thông; các công trình công cộng, cây cổ thụ đổ gẫy hoặc các công trình xây dựng của Nhà nước không đảm bảo chất lượng; ngưa, hổ, báo, voi, sư tử ở rừng gây thiệt hại cho nhân dân về tài sản, sức khoẻ, tính mạng…Hiện nay. pháp luật chưa dự liệu được trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp trên thuộc về chủ thể nào phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Đây là "điểm trống" cần phải được " khoả lấp" kịp thời. Một mặt nâng cao tinh thần trách nhiệm của "người" quản lý, mặt khác, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại một cách kịp thời, khắc phục nhanh hậu quả bị thiệt hại. Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thâm chí không xác định được chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường như hiện nay, như vụ đổ cột điện ở Quận Ba đình Thành phố hà Nội; sập cầu ở tỉnh Cần thơ; sập trần thượng của khách sạn Hoàng Hà ở thành phố Đà nẵng; Đàn voi ở Bản Knông Đắc lắc làm hổng nhà, phá hoa màu; vụ sập cao ốc Pacific tại thành phố Hồ Chí Minh là nguyên nhân dẫn đến sập Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, gây lún nứt các toà cao ốc như Sở ngoại vụ, cao ốc Yoko, là những vụ điển hình liên quan đến tài sản của Nhà nước gây thiệt hại lớn cho nhân dân nhưng không được bồi thường hoặc được bồi thường nhưng không kịp thời và không thoả đáng. Thiết nghĩ, về nguyên tắc ai được xác định là chủ sở hữu và đang khai thác, sử dụng để hưởng lợi từ tài sản đó phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường, song Nhà nước đã giao quyền quản lý và khai thác tài sản cho các cơ quan của Nhà nước. Chẳng hạn như cơ quan quản lý cây xanh ở TW thuộc Sở Giao thông cống chính thống nhất quản lý trên địa bàn, công ty công viên cây xanh trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý cây xanh (theo Chỉ thị 20/2005/TT-BXD) hoặc Cơ quan quản lý động vật hoang dã thuộc về cơ quan kiểm lâm, Chi cục kiểm lâm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp quản lý lâm sản trên địa bàn (căn cứ vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006, Quyết định 22/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan kiểm lâm,…)Vì thế, cơ quan phải bồi thường với tư cách là trách nhiệm của Nhà nước. (Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường một cách gián tiếp thông qua cơ quan quản lý).Vì vậy cần phải xác định đây là trách nhiệm thuộc về cơ quan trực tiếp quản lý công trình công cộng, quản lý cây xanh, quản lý những tài sản khác thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH của tổ chức quản lý động vật hoang dã khi thành viên của các tổ chức này có lỗi để động vật hoang dã gây thiệt hại cũng như không quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cây xanh mà chỉ hướng tới việc bảo vệ và cách thức phòng ngừa.
Bốn là, về tiêu chí để xác định trách nhiệm liên đới:
Hiện nay, pháp luật dân sự (BLDS, NQ03, Luật HN & GĐ) quy định trách nhiệm liên đới phát sinh trong một số trường hợp tại các Điều: 110, 117, 616, 623, 625 – BLDS, Điều 25 Luật HN & GĐ năm 2000 và phần III của Nghị quyết 03. Đây là một loại trách nhiệm BTTH đa dạng và phức tạp. Nhưng các điều luật trước đây mới chỉ quy định một cách rất chung chung, mang tính nguyên tắc mà chưa xác định được các tiêu chí làm cơ sở cho việc xác định loại trách nhiệm này. Hiện nay, nếu xảy ra các trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì cơ quan áp dụng pháp luật xác định theo quy định của Thông tư 173 (đã hết hiệu lực pháp luật). Theo đó, nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường khi giữa họ cùng thống nhất ý chí về:
Ÿ Hành vi
· Hậu quả
· Về cả hành vi lẫn hậu quả
Đây là những tiêu chí mà trong nhiều năm qua đã được áp dụng trong thực tiễn xét xử của các cấp Toà án, quy định này cần phải được tiếp tục quy định trong văn bản luật. Song, cần phải quy định rõ thế nào là nhiều người cùng gây thiệt hại, thời điểm thực hiện hành vi của họ có nhất thiết xảy ra trong cùng một thời điểm hay không. Pháp luật dân sự hiện hành đa phần quy định về trách nhiệm liên đới do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại mà việc tài sản gây thiệt được dự liệu rất hạn chế (chỉ do súc vật, nguồn nguy hiểm cao độ). Trong khi đó, các tài sản khác gây thiệt hại trong thực tế ngày một phổ biến hơn (nhà cửa, cây xanh, công trình xây dựng, trang thiết bị, máy móc, tư liệu sản xuất,…). Thực tế này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật khi có thiệt hại trái pháp luật và hình thành quan hệ pháp luật dân sự bồi thường thiệt hại do các loại tài sản gây thiệt hại. Liên quan đến nội dung này, một số trường hợp cần bàn, đó là tài sản gây thiệt hại:
o Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
o Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
o Tài sản thuộc sở hữu chung cộng đồng
Nếu các đồng chủ sở hữu cùng sử dụng tài sản mà gây thiệt hại cho người xung quanh thì liên đới chịu trách nhiệm BTTH.
Nếu các tài sản thuộc sở hữu chung cộng đồng (thánh thất, tôn giáo, cổng làng, đền chùa, miếu mạo gây thiệt hại thì xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai khi mà tài sản này thuộc sở hữu chung của cộng đồng và đem lại lợi ích cho cộng đồng ấy.
Đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng gây thiệt hại, đây là vấn đề vừa mang tính kinh tế vừa có tính pháp lý và tính xã hội truyền thống và được xác định là một loại trách nhiệm BTTH có tính đặc thù riêng. Bởi căn cứ xác lập, bởi quan hệ hôn nhân, bởi việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định khá đặc biệt. Vì thế, khi xác định trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ chồng gây ra cần lưu ý đến các trường hợp:
-Tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng hay sản riêng của mỗi người
-Việc sử dụng tài sản gây thiệt hại nhằm phục vụ lợi ích chung hay lợi ích riêng của mỗi bên vợ, chồng.
-Việc sử dụng tài sản là do cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng sử dụng trong mối liên hệ với mục đích sử dụng tài sản đó.
Với những lý do trên đây, pháp luật dân sự cần có những quy định cụ thể để xác định trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ, chồng gây ra, tạo cơ sở pháp lý để xác định chủ thể phải BTTH liên quan đến tài sản của vợ, chồng.
Năm là, liên quan đến việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, hiện nay, pháp luật dân sự mới chỉ dự liệu những nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự như thuê, mượn, cầm cố, thế chấp mà chưa dự liệu trường hợp khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao kết hợp đồng mua bán nhưng người mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên nhưng đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, gây thiệt hại cho những người xung quanh thì trách nhiệm lúc này thuộc về người bán hay người mua. Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này phải xem xét đến lỗi của người bán hay người mua trong việc thực hiện thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua hay là lỗi của cả hai bên. Pháp luật dân sự nên quy định cụ thể về vấn đề này để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm BTTH trong từng trường hợp cụ thể
Sáu là, Tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi gây thiệt hại..
Pháp luật hiện hành mới chỉ qui định về người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà chưa qui định trách nhiệm của những người này khi tài sản thuộc quyền sở hữu của họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, Theo quy định tại Điều 606 BLDS năm 2005 thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hai, hoặc người giám hộ có thể phải chịu trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, Điều 606 chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản của họ gây ra thì qui định này đưa ra áp dụng là không phù hợp áp dụng. Vì, cha mẹ không thể bị coi là có lỗi trong việc tài sản của con gây thiệt hại ở mọi trường hợp, trừ khi tài sản của con đang nằm trong sự quản lý của cha, mẹ thì có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý và sử dụng tài sản, lúc này cha, mẹ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người người bị thiệt hại. Theo qui định tại Điều 12." Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" và Điều 183 BLDS năm 2005 qui định" Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác". Như vây, người có tài sản được quyền hưởng lợi từ tài sản thì có trách nhiệm bồi thường khi tài sản của mình gây thiệt hại .Nếu tài sản gây ra thiệt hại đang do người khác quản lý thì chủ sở hữu của tài sản là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự cũng như cha mẹ hay người giám hộ của họ không bị coi là có lỗi nên trách nhiệm trong trường hơp này không thuộc về họ . Bên cạnh việc xác định ai là người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp trên thì, thì việc xác định tư cách đương sự nếu vụ việc giải quyết tại Toà án nhân dân sẽ được xác định và nếu tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không đủ hoặc không có để thực hiện việc bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ không phải lấy tài sản của họ để thực hiện việc bồi thường.
Bảy là, Chủ xe cho thuê hoặc cho mượn xe không kèm theo người lái – Xe bị trưng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Vấn đề này cần được phân thành hai trường hợp:
+ Trong những trường hợp nói trên, người thuê xe, mượn xe hoặc cơ quan đã trưng dụng xe phải bồi thường thiệt hại do hoạt đọng của xe gây thiệt hại. Vì cần hiểu rằng, đây là trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đã được chuyển giao sang cho người chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Nếu xe vận tải bị huy động phục vụ những yêu cầu đột xuất của Nhà nước như: chống bão lụt, dịch bệnh, tập trung vận tải những hàng hoá hoặc vận tải cho quốc phòng… thì cũng cần xác định nguồn nguy hiẻm cao độ đã được chuyển giao mặc dù được Nhà nước được Nhà nước cung cấp cho kinh phí, nhiên liệu v.v không nên qui định theo tinh thân của Thông tư số 03-TANDTC ngày 05/04/1983 chủ phương tiện vẫn được coi là thực hiện kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước cung cấp cho kinh phí, nhiên liệu v.v… cho nên họ vẫn là người chiếm hữu phương tiện và phải bồi thường thiệt hại nếu xe gây ra thiệt hại. Vì Nhà nước cung cáp kinh phí hay nhiên