Các tác phẩm này đã trở nên rất nổi tiếng, được in hàng trăm lần
trên các tờ báo, các cuốn sách. Câu chuyện của những nhiếp
ảnh gia về “tích tắc vàng” đó rất khác nhau. Bức ảnh có thể là kết
quả của sự may mắn có mặt đúng lúc, nhưng rõ ràng trong
những hoàn cảnh nghiệt ngã, khó khăn và thậm chí nguy hiểm
đến tính mạng như vậy, nếu thiếu sự nhiệt tình, cái tâm của nhà
báo, có lẽ, rất nhiều tác phẩm báo chí có giá trị như vậy đã không
được ra đời.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bức ảnh báo chí nổi tiếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bức ảnh báo chí nổi tiếng
Các tác phẩm này đã trở nên rất nổi tiếng, được in hàng trăm lần
trên các tờ báo, các cuốn sách. Câu chuyện của những nhiếp
ảnh gia về “tích tắc vàng” đó rất khác nhau. Bức ảnh có thể là kết
quả của sự may mắn có mặt đúng lúc, nhưng rõ ràng trong
những hoàn cảnh nghiệt ngã, khó khăn và thậm chí nguy hiểm
đến tính mạng như vậy, nếu thiếu sự nhiệt tình, cái tâm của nhà
báo, có lẽ, rất nhiều tác phẩm báo chí có giá trị như vậy đã không
được ra đời.
Marcus Bleasdale Ken Jarecke Charles Porter Nick Út
* BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc
mà ông chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam
Sudan năm 2004. Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong
năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của
bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt của
một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội.
“Tôi chụp bức hình vào giữa năm 2004 ở Darfur, tại một ngôi làng
nhỏ có tên Dissa khi chúng tôi đang đi xem qua sa mạc. Khoảng
200-300 người ngồi dưới tán cây khổng lồ, toàn phụ nữ và trẻ
em, không hề có nam giới, ngoại trừ một người có thể là già làng
khoảng 80, 90 tuổi. Một cơ thể buồn bã, đôi vai trùng xuống rất ủ
dột của một em bé khoảng 5, 6 tuổi trong vòng tay khô của người
mẹ quàng qua vai em. Bàn tay của em non nớt có vẻ an tâm
trong lòng mẹ. Bà mẹ không xuất hiện trong tấm hình. Bà ở đằng
sau, làm nền, nhưng dần dần xa xa mờ mờ, người ta nhìn thấy
những bàn tay của anh chị đứa bé đợi chờ”.
* CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH IRAQ/Ken Jarecke
Nhiếp ảnh gia người Ken Jarecke nói về bức hình chụp năm
1991 của một người lính Iraq bị thiêu cháy. Đầu tiên, nhiều biên
tập viên cho rằng bức hình quá dữ dội và họ từ chối đăng, nhưng
sau đó, nó trở thành một trong những bức hình nổi tiếng nhất nói
về cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần I.
“Chúng tôi đi từ phía Tây Ira, từ Nasiriya về phía Basra, Đến
đường cao tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố
Kuwait. Hình ảnh người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn
thấy trên đường đi: một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn
xe. Tôi chỉ biết chắc là anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối
cùng trong cuộc đời, để được sống, và biết rằng cuộc đời đáng
để anh ta sống. Khi phim được tráng và đến văn phòng của AP ở
New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi họ rút lại. Họ
cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho biên tập
viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền
được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất
hiện ở Mỹ. Ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này
đầu tiên.
3. THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA/Charles Porter
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được
khoảnh khắc toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom
tháng ngày 19/4/1995. Bức hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín.
“Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi
vẫn còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã
tháo găng ra trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất
cứng, thô nhám, và khi bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật
êm ái với sinh linh nhỏ bé kia. Anh không biết rằng đứa bé đã
không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn cho xem bức ảnh, anh ta nói
cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho hãng AP chẳng hạn.
Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình không.
Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập
tức muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung
được bức hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự
hiểu biết và tưởng tượng của tôi.”
* VỤ TẤN CÔNG BẰNG BOM NA-PAN/Nick Út
Nhiếp ảnh gia người Việt Nam, Nick Út, miêu tả một ngày vào
tháng 6-1972, khi ông chụp được hình ảnh của cô bé 9 tuổi, Kim
Phúc, đang chạy trốn cái nóng kinh hoàng từ bom na-pan. Bức
hình đã mang về cho ông giải thưởng báo chí Pulitzer.
“Bức hình có Kim Phúc (ở giữa) với tấm thân bỏng cháy, sau em
là lính Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đang chạy cùng. Bên
cạnh em là anh trai, em trai đang ngoái lại nhìn những cột khói
đen và hai người thân khác của em," Nick Út nhớ lại. “Khi tôi đến
ngôi làng của em thì thấy hai cái máy bay đến. Chiếc đầu tiên thả
4 quả bom và chiếc thứ hai thả 4 quả bom na-pan nữa. Năm phút
sau, tôi thấy mọi người chạy ra, hét lên: “Cứu tôi với! Cứu với!”
Khi Phúc nhìn thấy tôi, em kêu lên: “Cho con ít nước. Con nóng
quá!” Tôi đưa ít nước cho em. Em uống. Tôi đưa Phúc lên xe ôtô,
chạy đến bệnh viện Củ Chi. Đó là bức hình thay đổi cuộc đời tôi.
Chúng tôi quyết định gửi tới Mỹ. Đầu tiên, người ta không thích
bức hình vì đứa bé không mặc quần áo. Tôi nói với họ rằng bom
na-pan đã thiêu cháy cả ngôi làng của em. Ngay lập tức bức hình
được in ở Mỹ, ở khắp mọi nơi. Đến nay, người ta vẫn còn dùng
nó – như một lời cảnh báo về sự tàn độc của quả bom na-pan,
hay sự độc ác của con người. Sau khi chụp hình Phúc, tôi hay
đến thăm cô bé và gia đình cô bé. Em gọi tôi là bác Nick. Bây giờ,
tuần nào tôi cũng gọi điện cho Phúc. Hiện Phúc đang sống ở
Toronto, Canada.”