Tóm tắt
Bài viết tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những phương
diện cốt lõi, nền tảng, chủ yếu tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của
chủ nghĩa Mác - Lênin như: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại,
tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận
hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
Chủ nghĩa xã hội khoa học; vẫn giữ nguyên giá trị đương đại, là ngọn đuốc của
văn minh nhân loại.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cốt lõi tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|26
NHỮNG CỐT LÕI TẠO NÊN SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN
VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
TS. Đoàn Sỹ Tuấn*
Trường Đại học Hoa Lư
TS. Mai Thu Trang**
Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Bài viết tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những phương
diện cốt lõi, nền tảng, chủ yếu tạo nên sức sống trường tồn và giá trị thời đại của
chủ nghĩa Mác - Lênin như: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại,
tinh thần thời đại; kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại, có bộ phận
hạt nhân, cốt lõi, nền tảng là triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
Chủ nghĩa xã hội khoa học; vẫn giữ nguyên giá trị đương đại, là ngọn đuốc của
văn minh nhân loại.
Từ khóa: Sức sống trường tồn và giá trị thời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin.
I. MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các học thuyết, quan điểm khoa học do
C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, xây dựng; V.I. Lênin bảo vệ và phát triển; là sự kết
tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa giá trị văn hóa, tƣ tƣởng, trí tuệ, khoa học của
nhân loại và thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phƣơng pháp luận chung nhất của
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai
cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới
giải phóng con ngƣời. Bài viết bƣớc đầu, nghiên cứu, tìm hiểu những cốt lõi, nền tảng
tạo nên sức sống trƣờng tồn và giá trị thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
II. NỘI DUNG
2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin - tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, do C. Mác và
Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập, đặt nền móng và Lênin bổ sung, phát triển. Chủ nghĩa
Mác - Lênin luôn kế thừa và phát triển di sản văn hóa tinh thần nhân loại; là sự kết tinh,
hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa giá trị văn hóa, tƣ tƣởng, trí tuệ, khoa học của nhân
*
Trƣởng Bộ môn Lý luận chính trị, Trƣờng Đại học Hoa Lƣ
**
Phó Khoa Giáo dục chính trị - Trƣờng ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
27|
loại và thực tiễn của thời đại. Trong lịch sử phát triển của lịch sử, hiếm có một chủ
nghĩa, học thuyết nào mà lại có bề dày, chiều sâu, độ phong phú trong việc đấu tranh,
phê phán, kế thừa có chọn lọc tinh hoa giá trị văn hóa, văn minh, trí tuệ nhân loại, từ cổ
đại đến các bậc tiền bối trực tiếp và thực tiễn của thời đại nhƣ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các học thuyết của C. Mác và Ph.Ăng ghen,
V.I. Lênin. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, lúc đầu là C. Mác và Ph. Ăngghen,
sau đó là Lênin đã: 1) Phân tích phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, luận chứng sâu
sắc điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và làm rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới
của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) - giai cấp tiên phong của thời đại; 2) Kế thừa
và hoàn chỉnh một cách thiên tài ba trào lƣu tƣ tƣởng chủ yếu của thế kỷ XIX, thuộc ba
nƣớc tiên tiến nhất của loài ngƣời: Triết học cổ điển Đức (quan điểm triết học Hêghen
và Phơ bách), kinh tế chính trị cổ điển Anh (quan điểm kinh tế của W. Petty, Ađam
Xmít và Đavít Ricácđô) và chủ nghĩa xã hội không tƣởng Pháp (Xanh Ximông, Phuriê;
Ôoen). Không chỉ kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin còn
không ngừng làm giàu, phát triển bản thân bằng cách bổ sung thực tiễn phát triển
phong phú của nhân loại, những thành tựu của khoa học tự nhiên nhƣ: Định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lƣợng của Lômônôxốp, Lenxơ, Maye, Gơrốp, Giulơôn và
Cônđinhgơ; thuyết tế bào của Svannơ và Sơlâyđen, Húc, Vonphơ, Gôriannhinốp,
Púckin; thuyết tiến hóa của Đác-uyn; và những thành tựu khoa học nhƣ phát hiện ra tia
X là sóng điện từ có bƣớc sóng rất ngắn của Rơnghen; phát hiện ra hiện tƣợng sau khi
bức xạ ra hạt Anpha, nguyên tố Urani chuyển thành nguyên tố khác của Béccơren; phát
hiện ra điện tử và chứng minh đƣợc rằng điện tử là một trong những thành phần tạo nên
nguyên tử của Tôm xơnTrong các tác phẩm nổi tiếng của C. Mác và Ph. Ăngghen1,
V.I. Lênin2 chứa đầy tính chất luận chiến, phê phán, các ông đấu tranh với những quan
điểm, tƣ tƣởng sai lầm, tiêu cực, kế thừa, tiếp thu những tƣ tƣởng đúng đắn, tích cực,
tiến bộ của các nhà tƣ tƣởng, các chủ nghĩa, các học thuyết, các tác phẩm của các nhà
tƣ tƣởng khác trên tinh thần khoa học và cách mạng. Trên nền tảng đó, các ông đã sáng
1
Bản thảo Kinh tế - triết học năm 1844; Gia đình thần thánh 1845; Hệ tƣ tƣởng Đức (1845 - 1846); Sự
bần cùng của triết học (1847); Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen; Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản; Góp phần phê phán môn chính trị kinh tế học (1859), Bộ Tƣ bản 1867,
Biện chứng của tự nhiên 1870; Phê phán cƣơng lĩnh Gôta (1875); Chống Đuyrinh 1878, của
C. Mác và Ph. Ăngghen.
2
“Những ngƣời bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những ngƣời dân chủ xã hội ra sao”
(1894); “Hai sách lƣợc của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” (1905); Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908); Bút ký triết học của Lênin (1914 - 1915); “Cách mạng
vô sản và tên phản bội Causky”; Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1918); Thà ít
mà tốt (3/1923); Nhà nƣớc và cách mạng; Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|28
lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin (xin đƣợc nhấn mạnh) với tƣ cách là một “hệ thống các
học thuyết khoa học và cách mạng” và phát triển trong đó một sự phong phú, đồ sộ, sâu
sắc về mặt văn hóa, tƣ tƣởng khoa học và cách mạng mà đến nay không một hệ thống
tƣ tƣởng, học thuyết, chủ nghĩa nào có thể vƣợt qua. Đánh giá về tinh thần phê phán,
thái độ và tầm vóc khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Lênin đã từng nói:
“Tất cả những thứ xã hội loài ngƣời sáng tạo ra Mác đều nghiên cứu, suy xét lại trên
tinh thần phê phán, không bác bỏ qua bất kỳ điểm nào. Mọi thành quả tƣ tƣởng của
nhân loại đều đƣợc Mác đƣa vào kiểm nghiệm trong phong trào công nhân, rồi đi
nghiên sâu cứu, phê phán sâu sắc, trên cơ sở đó rút ra đƣợc những kết luận mà những
ngƣời chịu sự hạn chế, ràng buộc bởi tính hạn hẹp, tầm nhìn phiến diện của giai cấp tƣ
sản trƣớc đó không đúc rút đƣợc”3. Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ lúc mới hình
thành, chức năng hệ tƣ tƣởng đã không tách rời chức năng văn hóa. T.I.Ôigiécman cho
rằng, khi đề cập đến chức năng hệ tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta cần
nhấn mạnh tính định hƣớng của nó đối với giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
chống ý thức hệ tƣ sản; song, chớ nên quên rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa
những gì tốt đẹp nhất trong triết học tƣ sản cổ điển, mà đó lại chính là những yếu tố đã
đóng góp vào kho báu tinh thần của nhân loại4.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sáng lập, bổ sung và phát triển bởi C. Mác và
Ph. Ăngghen, V.I. Lênin. Những ngƣời sáng lập, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin là C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin - là những nhà bác học anh minh, nhà tƣ
tƣởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại; là lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. C. Mác là một bậc tài danh, có trí tuệ siêu việt, “một nhân vật khổng lồ của
loài ngƣời", đã tìm ra lục địa mới trong vũ trụ khoa học của loài ngƣời. Viên Giám đốc
cảnh sát Béclin đã phải thừa nhận: "Bản thân Mác là một người nổi tiếng và cần phải
thừa nhận rằng trí tuệ trong đầu ngón tay của ông ta còn nhiều hơn trí tuệ trong đầu
của toàn bộ phe đảng khác" (xem tiểu sử Ăngghen). Nhà nghiên cứu Trần Tích Hỷ,
trong cuốn Mác nói gì với chúng ta, đã viết: “Có thể nói rằng, xét từ góc độ tầm uyên
bác về mặt tri thức và độ sâu sắc trong tƣ tƣởng, thì tự cổ chí kim, chƣa ai có thể sánh
ngang với Mác”5. Ph. Ăngghen là nhà bác học và nhà tƣ tƣởng vĩ đại, “cây vĩ cầm thứ
hai” bên cạnh C. Mác, con ngƣời có “khối óc sắc sảo”, “một kho bách khoa toàn thƣ”,
là một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, và cùng hợp sức với
3
Văn tuyển Lênin (2009), Bàn về chính đảng của giai cấp vô sản, Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, tr.281.
4
T.I. Ôigiécman (1982), Những vấn đề của khoa học lịch sử triết học, Nxb Tƣ tƣởng, Mátxcơva,
tr.248 (Tiếng Nga).
5
Trần Tích Hỷ (2017), Mác nói gì với chúng ta (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
tr.50. (Ngƣời dịch: Thanh Huyền, Văn Tân).
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
29|
C. Mác, ông đã để lại cho nhân loại ngày nay một kho tàng lý luận phong phú về triết
học mácxít, về kinh tế mácxít, về chiến lƣợc và sách lƣợc của cuộc đấu tranh giải
phóng của giai cấp công nhân: “Không thể nào hiểu đƣợc chủ nghĩa Mác và trình bày đầy
đủ đƣợc chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ph. Ăngghen”6.
V.I. Lênin - nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, nhà tƣ tƣởng lỗi lạc; lãnh tụ thiên tài của
giai cấp công nhân Quốc tế; một trong những vĩ nhân xuất sắc nhất của lịch sử nhân
loại, “linh hồn” của Cách mạng tháng Mƣời vĩ đại, đã phát triển chủ nghĩa Mác thành
chủ nghĩa Mác - Lênin; và hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin bằng thực tiễn cách
mạng sống động, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài ngƣời. Nghiên cứu, am hiểu
sâu rộng về toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại, về các lĩnh vực
tri thức; cùng với tri thức hiểu biết thực tiễn cách mạng thời đại phong phú, làm cho
C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin có một kho tàng tri thức vô cùng uyên bác và
nguồn tri thức uyên bác đó lại chính là nền tảng trí tuệ để các ông sáng lập, bổ sung,
phát triển học thuyết, chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần thời đại,
thực sự là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh thần
thời đại; đã tiếp thu, hấp thụ đƣợc tối đa những thành quả của văn minh và di sản văn
hóa ƣu tú của nhân loại. C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin - những ngƣời sáng lập, bổ
sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa tinh hoa tƣ tƣởng nhân loại từ sự
“tỏa sáng rực rỡ của những ngôi sao trên bầu trời tƣ tƣởng của nhân loại”7. Chủ nghĩa
Mác - Lênin không phải là thứ lý luận kinh viện, khép kín, nó luôn hƣớng về thực tiễn,
thời đại; tiếp thu không ngừng nghỉ những thành tựu tƣ tƣởng, khoa học ƣu tú của nhân
loại; trở thành “tinh hoa” của thời đại, linh hồn sống của văn hóa. Lênin đã nói: “Hệ tƣ
tƣởng cách mạng của giai cấp vô sản của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa mang tính lịch sử
thế giới, bởi vì nó không bài trừ những thành tựu đáng quý nhất của giai cấp tƣ sản,
ngƣợc lại đã tiếp thu và cải tạo tất cả những thứ có giá trị trong lịch sử hơn 2.000 năm
phát triển tƣ tƣởng và văn hóa nhân loại”8. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin mang
trong mình những giá trị tiêu biểu của tiến trình phát triển lịch sử nhận thức của nhân
loại, thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử tƣ tƣởng loài ngƣời; giá trị của
6
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.110.
7
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2008), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
(Tài liệu phục vụ dạy và học Chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng Đại học,
Cao đẳng), Nxb Đại học kinh tế quốc dân, tr.13.
8
Văn tuyển Lênin (2009), Bàn về chủ nghĩa xã hội, Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, 2009, tr.167.
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|30
cuộc cách mạng đó không bao giờ bị phai mờ trong suốt chiều dài sƣơng gió của lịch
sử tƣ tƣởng nhân loại. Trong Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa
Mác, V.I. Lênin đã chỉ rõ rằng, mọi toan tính xem xét chủ nghĩa Mác bên ngoài con
đƣờng phát triển của văn hóa nhân loại, biến nó thành một học thuyết biệt phái, “đóng
kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đƣờng phát triển vĩ đại của văn minh thế giới”
đều là biểu hiện của cách tiếp cận mang tính xuyên tạc, trái với chân lý”9.
2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin - kho tàng tri thức phong phú, quý báu của nhân loại;
những bộ phận hạt nhân, cốt lõi, những giá trị nền tảng
Chủ nghĩa Mác - Lênin - là hệ thống tƣ tƣởng, lý luận khoa học, “hệ thống các
quan điểm và học thuyết”10 khoa học, cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi thảo, sáng lập, V.I. Lênin bảo vệ và phát triển.
Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng những
giá trị lịch sử tƣ tƣởng nhân loại để giải thích, nhận thức thực tiễn thời đại; là thế giới
quan duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của nhận thức khoa
học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp tự giải phóng giai cấp vô sản,
giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con ngƣời, về những quy luật chung nhất
của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tạo
nên hệ tƣ tƣởng khoa học của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm
khối lƣợng di sản tri thức vô cùng đồ sộ, phong phú và đa dạng: 1/ Chủ nghĩa Mác -
Lênin là hệ thống lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, đƣợc phản ảnh
trong di sản đồ sộ 105 tập ( C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (50 tập), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản, 3/1995 và V.I. Lênin, Toàn tập, (55 tập), Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản, 2005). 2/ Chủ nghĩa Mác - Lênin có nội
dung bao gồm hệ thống các học thuyết, chứa đựng những tri thức phong phú, sâu sắc
về triết học, kinh tế, chính trị, lịch sử, quân sự, luật học, dân tộc học, xã hội học, mỹ
học, logic học, mối quan hệ giữa sự phát triển xã hội với giới tự nhiên; bao quát
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là cội nguồn tri thức để hình thành
nên rất nhiều bộ môn khoa học với những giá trị lịch sử, thời đại và khoa học to lớn.
3/. Chủ nghĩa Mác - Lênin tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong tiến trình lịch sử của
nhân loại; để lại những giá trị không bao giờ bị phai mờ trong suốt chiều dài sƣơng gió
của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại; lan tỏa rộng khắp toàn cầu, có sức cuốn hút tƣ tƣởng vô
cùng mạnh mẽ và kỳ lạ trên phạm vi toàn thế giới.
9
V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.49-50.
10
V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.59.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
31|
Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc cấu thành từ một loạt các lý luận cơ bản, các quan
điểm cơ bản, phƣơng pháp cơ bản; nó là một chỉnh thể hoàn chỉnh, trong đó triết học
Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận hạt
nhân, cốt lõi.
Triết học Mác - Lênin ra đời đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong
lịch sử phát triển triết học của nhân loại: Triết học Mác - Lênin đã kế thừa một cách có
phê phán những thành tựu của tƣ duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết
học triệt để, khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch
sử phát triển của triết học, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình
chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học coi triết học là "khoa học của các khoa học",
đứng trên mọi khoa học; với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, vai trò xã hội của triết
học cũng nhƣ vị trí của triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. “Các
nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải
tạo thế giới”; triết học Mác - Lênin là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân,
giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản
của nhân dân lao động và sự phát triển xã hội. Triết học Mác - Lênin là hệ thống tri
thức chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò của con ngƣời trong thế giới ấy. Thế giới
quan và phƣơng pháp luận triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nền tảng của chủ
nghĩa Mác - Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tƣ tƣởng
triết học trong lịch sử nhân loại. C. Mác, Ph. Ăngghen và VI. Lênin đã phát triển chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất và hoàn bị nhất, đó là: chủ
nghĩa duy vật biện chứng với tƣ cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; là
phép biện chứng duy vật với tƣ cách “học thuyết về sự phát triển, dƣới hình thức hoàn
bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tƣơng đối của nhận thức
của con ngƣời”11; và do đó, nó cũng chính là phép biện chứng của nhận thức hay là “cái
mà ngày nay ngƣời ta gọi là lý luận nhận thức”12; đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử
với tƣ cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn
gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài
ngƣời. "Giống nhƣ Đác-uyn (Charles Darwin) đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới
hữu cơ, C. Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài ngƣời"13 và đây là một
11
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.53.
12
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.65.
13
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.499.
Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại
|32
trong những phát kiến vĩ đại nhất của C. Mác đối với nhân loại, nhƣ V. Lênin khẳng
định: "Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa
học"14.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin ra đời đã tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng
trong lịch sử phát triển tƣ tƣởng kinh tế của nhân loại. Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã
đƣa ra nhiều quan điểm mới về kinh tế chính trị học thực hiện một cách mạng về học
thuyết giá trị - lao động; xây dựng học thuyết giá trị thặng dƣ; dự đoán những đặc trƣng
kinh tế cơ bản của xã hội tƣơng lai Kinh tế chính trị Mác - Lênin là sự vận dụng chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu và chỉ ra
những quy luật kinh tế, quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tƣ
bản. Kinh tế chính trị Mác - Lênin đã phát hiện ra quy luật giá trị thặng dƣ - "quy luật
vận động riêng của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tƣ sản
do phƣơng thức đó đẻ ra"15; chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội tƣ bản là mâu thuẫn
giữa lực lƣợng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ
liệu sản xuất chủ yếu, mâu thuẫn giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản, mà "sự sụp đổ
của giai cấp tƣ sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu"16. Học thuyết kinh tế
của chủ nghĩa Mác - Lênin về phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa không chỉ bao
gồm học thuyết của C. Mác về giá trị và giá trị thặng dƣ mà còn bao gồm học thuyết
kinh tế của V.I Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước. Bộ Tư bản chính là công trình khoa học vĩ đại nhất của C. Mác. V.I. Lênin
đã khẳng định: “Mục đích cuối cùng của bộ sách này là phát hiện ra quy luật kinh tế
của sự vận động của xã hội hiện đại”, nghĩa là của xã hội tƣ bản chủ nghĩa, của xã hội
tƣ sản. Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và suy tàn của những quan hệ sản xuất của
một xã hội nhất định trong lịch sử, đó là nội dung của học thuyết kinh tế của Mác”17.
Đánh giá về khám phá vĩ đại trên của C. Mác, V. Lênin khẳng định: "Học thuyết giá trị
thặng dƣ là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác"18.
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã khắc phục triệt để những hạn chế và kế thừa
những hạt nhân hợp lý của chủ nghĩa xã hội không tƣởng, tạo ra một cuộc cách mạng
14
V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.53.
15
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.500.
16
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà