TÓM TẮT
Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng của nhân loại nhằm để giao tiếp và
truyền tải kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ còn được sử dụng
trong lĩnh vực giải trí, đặc biệt là trong phim ảnh - món ăn tinh thần thiết yếu của
con người. Thực tế là tất cả các nhà làm phim đều mong muốn chuyển tải đến
khán giả những thông điệp ẩn chứa trong các bộ phim cũng như thu hút được
nhiều người xem phim. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng công chúng khi quyết định sẽ
xem phim gì, ngoài poster, trailer hay các hình ảnh thì ngôn ngữ sử dụng trong tựa
đề phim cũng rất cần thiết để tạo nên chất lượng và thành công của bộ phim. Trên
tinh thần ấy, bài viết là một khảo sát về những đặc điểm sử dụng từ vựng trong
các tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc về
khía cạnh này của ngôn ngữ cũng như thông hiểu hơn việc sử dụng ngôn ngữ
trong tựa đề phim của các nhà làm phim.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm sử dụng từ vựng trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
45
NHỮ ỂM Ự
TRONG TỰA Ề PHIM TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Ngô Thị Khai Nguyên
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Email: khainguyenvnh@gmail.com
Ngày nhận bài: 01/4/2019; ngày hoàn thành phản biện: 13/7/2019; ngày duyệt đăng: 02/4/2020
TÓM TẮT
Ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng của nhân loại nhằm để giao tiếp và
truyền tải kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ còn được sử dụng
trong lĩnh vực giải trí, đặc biệt là trong phim ảnh - món ăn tinh thần thiết yếu của
con người. Thực tế là tất cả các nhà làm phim đều mong muốn chuyển tải đến
khán giả những thông điệp ẩn chứa trong các bộ phim cũng như thu hút được
nhiều người xem phim. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng công chúng khi quyết định sẽ
xem phim gì, ngoài poster, trailer hay các hình ảnh thì ngôn ngữ sử dụng trong tựa
đề phim cũng rất cần thiết để tạo nên chất lượng và thành công của bộ phim. Trên
tinh thần ấy, bài viết là một khảo sát về những đặc điểm sử dụng từ vựng trong
các tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc về
khía cạnh này của ngôn ngữ cũng như thông hiểu hơn việc sử dụng ngôn ngữ
trong tựa đề phim của các nhà làm phim.
Từ khóa: phim ảnh, đặc điểm, sử dụng từ vựng, tựa đề phim, ngôn ngữ.
1. MỞ ẦU
Ngôn ngữ là phương tiện vĩ đại của con người nhằm mục đích giao tiếp với
nhau và truyền đạt lại kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với sự phát triển
của xã hội, ngôn ngữ cũng phát triển đa dạng và giàu sắc thái biểu cảm hơn. Ngoài
việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ trong giao tiếp, con người cũng sử dụng ngôn ngữ
trong văn hóa và xã hội, trong đó không thể không nhắc đến mục đích giải trí. Trong
lĩnh vực nghệ thuật, trong số bảy loại hình nghệ thuật: văn học, hội họa, điêu khắc, âm
nhạc, vũ kịch, kiến trúc và điện ảnh, rõ ràng nghệ thuật thứ bảy – điện ảnh đóng một
vai trò không kém phần quan trọng và thiết yếu đối với đời sống tinh thần của mỗi con
người. Đặt tâm huyết của mình vào tác phẩm, các nhà làm phim đều mong muốn có
thể truyền tải được trọn vẹn thông điệp đến khán giả, đồng thời thu hút nhiều người
thưởng thức bộ phim của họ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của công
Những đ c điể d ng t ng t ng t a đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
46
chúng khi quyết định xem một bộ phim. Bên cạnh các yếu tố về h nh thức như poster,
trailer, hình ảnh phim thì yếu tố ngôn ngữ trong tựa đề phim cũng không kém phần
quan trọng tạo nên chất lượng và sự thành công cho bộ phim đó. Với ý nghĩa quan
trọng đó của tựa đề phim, bài viết này đi sâu vào việc khảo sát những đặc điểm sử
dụng từ vựng của tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt để cung cấp cho những ai quan
tâm về chủ đề này một số hiểu biết về việc sử dụng ngôn ngữ trong các tựa đề phim
tiếng Anh và tiếng Việt.
1.1. ơ sở lý luận
Các thể loại phim
Điện ảnh là một phạm trù rộng bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình
chuyển động, kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh, ánh sáng để tạo thành một bộ phim,
là hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và ngành công nghiệp
cũng như thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim
ảnh. Điện ảnh có thể được phân thành các thể loại dựa theo ý đồ nghệ thuật của biên
kịch và đạo diễn khi thực hiện phim, dựa theo cách phân tích người ta có thể chia phim
ra thành các thể loại khác nhau. Dựa theo bối cảnh, người ta chia phim ra làm bảy loại:
Phim hình sự, phim lịch sử, phim chiến tranh, phim khoa học viễn tưởng, phim thể
thao, phim Miền Tây, phim kiếm hiệp. Dựa theo kiểu, người ta chia phim làm mười
loại: Phim hành động, phim phiêu lưu, phim thần bí, phim trinh thám, phim hài, phim
kinh dị, phim tưởng tượng, phim chính kịch, phim giả tưởng, phim lãng mạn. Dựa
theo dạng thực hiện, người ta chia phim làm bốn loại: Phim hoạt hình, phim tài liệu,
phim khoa học, phim ca nhạc. Dựa theo đối tượng hướng tới, phim lại được chia thành
bốn loại: Phim trẻ em, phim gia đ nh, phim người lớn và phim độc. [7]
Những cách phân loại phim này tuy có những điểm khác biệt nhưng đã khẳng
định sự đa dạng và phát triển của phim truyền hình. Một bộ phim hay được quyết
định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận vai trò
lớn của tựa đề phim trong việc tạo ra dấu ấn ban đầu với khán giả và trong việc cung
cấp cho họ cái nh n đầu tiên về nội dung truyền tải của mỗi bộ phim.
Các yếu tố ngôn ngữ t n ợc sử dụng trong tựa ề phim
Từ là khái niệm quan trọng nhưng không hề đơn giản. Khái niệm từ đã được
bàn luận nhiều trong suốt quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ học. F. de.
Saussure [2] cho rằng từ là đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như là một cái
g đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ. Bên cạnh đó cũng đã có nhiều quan
niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt. Ranh giới từ trong Việt ngữ học là một vấn đề
nan giải với hai khuynh hướng chính. Theo M. B. Emennue, Cao Xuân Hạo và Nguyễn
Thiện Giáp, từ tiếng Việt trùng với âm tiết, trong khi đó phần lớn các nhà Việt ngữ học
trong và ngoài nước như Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn Lâng, Đỗ Hữu
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
47
Châu, Nguyễn Văn Huỳnh< từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết.
Nếu không đòi hỏi một cách nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm
việc thì từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có
chức năng gọi tên, được vận dụng đọc lập và tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu [1].
Có ba tiêu chí để nhận diện từ: tính nhất thể về ngữ âm, tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa
và tính độc lập về cú pháp. Từ có bốn đặc điểm ngữ pháp quan trọng là có thể đơn
hoặc đa tiết; có thể có biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng không có biến thể hình thái
học; ý nghĩa ngữ pháp không được biểu hiện trong nội bộ từ mà được biểu hiện trong
quan hệ giữa các từ trong câu và ý nghĩa ngữ pháp và từ vựng có quan hệ chặt chẽ với
nhau trong từ trong tiếng Việt.
Cụm từ là tổ hợp gồm hai từ trở lên, giữa các từ có mối quan hệ ngữ nghĩa và
ngữ pháp nhưng chưa thành câu. Mọi cụm từ đều có một thành tố trung tâm, thành tố
quan trọng nhất quyết định loại cụm từ và đặc điểm ngôn ngữ các cụm từ. Bên cạnh
những thành tố chính, cụm từ còn có những thành tố phụ đứng trước và đứng sau
nhằm bổ sung ý nghĩa cho thành tố trung tâm. Dựa theo mối quan hệ ngữ pháp, cụm
từ được chia làm ba loại. Cụm đẳng lập với các thành tố trong cụm b nh đẳng về ngữ
pháp. Cụm chính phụ với thành tố trung tâm quyết định bản chất ngữ pháp của toàn
bộ kết cấu, các thành tố còn lại phụ thuộc vào nó. Cụm chủ vị (kết cấu chủ vị) với mối
quan hệ giữa hai thành tố trong cụm từ là quan hệ chủ vị hay còn gọi là quan hệ nêu-
báo.
Tầm quan trọng của tựa ề phim
Tựa đề phim chính là thứ phản ánh một cách cô đọng và nghệ thuật nhất nội
dung một bộ phim; giúp ghi lại dấu ấn sâu trong lòng khán giả mà mỗi khi nhắc đến,
khán giả sẽ hoài niệm lại những cái hay, những thông điệp nhân văn sâu sắc, những
thước phim đẹp của bộ phim đó. Tựa đề phim đồng thời cũng là một chiêu “câu
khách”, giúp cho nhà sản xuất phim đánh vào tâm lý của công chúng, tạo ấn tượng
mạnh từ cái nh n đầu tiên. Thực tế cho thấy, một cái tựa phim hay chưa đảm bảo rằng
đó là một bộ phim hay, nhưng nó sẽ lôi cuốn sự chú ý của khán giả để thưởng thức bộ
phim đó. Hiểu được điều này, các nhà làm phim không tiếc công sức để nghĩ ra những
tựa đề phim thật hay, thậm chí đổi tên nhiều lần để có được cái tên ưng ý nhất. Bộ
phim Titanic từng có tên khai sinh là “The Ship f D ea ” (Con tàu của những giấc
mơ) và “Planet Ice” (Hành tinh băng). Tuy nhiên, cuối cùng cái tên được lựa chọn lại là
“Titanic”. Hay bộ phim hoạt hình Toy Story (Câu chuyện đồ chơi) từng được đề xuất
đến hơn 200 cái tên như “The New T y” (Món đồ chơi mới), “The C wb y and the
Space an” (Cao bồi và phi hành gia), “Rex’ Fi t M ie” (Bộ phim đầu tiên của Rex),
“Wind-Up He e ” (Những anh hùng quấy nhiễu).
Một điều các nhà sản xuất phim cân nhắc đó là làm sao để với một số lượng từ
nhất định lại có thể thể hiện được tối đa về nội dung, thông điệp của bộ phim. Không
Những đ c điể d ng t ng t ng t a đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
48
có một quy định nào về số lượng từ trong tựa đề phim trong cả tiếng Anh và tiếng
Việt, tuy nhiên tựa đề phim nên ngắn gọn, súc tích và sử dụng từ ngữ có chọn lọc.
Ngoài ra, họ còn sử dụng các biện pháp so sánh ngầm, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ<
nhằm có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
2. NỘI DUNG
Bài viết tập trung nghiên cứu những đặc điểm sử dụng từ vựng trong tựa đề
phim tiếng Anh và tiếng Việt, dựa trên cứ liệu là 40 tiêu đề phim tiếng Anh và 45 tiêu
đề phim tiếng Việt. Dưới đây là những đặc điểm sử dụng từ vựng trong tựa đề phim
tiếng Anh và tiếng Việt cùng số liệu thống kê cho mỗi trường hợp trong tiếng Anh và
tiếng Việt.
2.1. Sử dụng kết hợp từ man n ĩa c un và từ bổ n ĩa ( eneric words plus
modification)
Sử dụng một từ mang nghĩa chung kết hợp với từ bổ nghĩa được xem là cách
đơn giản mà không kém phần hiệu quả được nhiều nhà làm phim sử dụng để tạo tựa
đề cho phim mình. Những từ mang nghĩa chung (generic words) là những từ có tính
chất phổ quát và dễ hiểu, ví dụ như “man”, “woman”, “day”... Việc nhà làm phim lựa
chọn sử dụng những từ mang nghĩa chung này không những bao quát được phần lớn
nội dung phim mà còn khiến khán giả dễ dàng hiểu được nghĩa hay thông điệp mà
nhà làm phim muốn gửi đến. Nếu sử dụng những từ mang nghĩa chung mới chỉ đưa
đến cái nhìn khái quát thì việc đưa thêm những từ bổ nghĩa đã làm chi tiết và cụ thể
hóa vấn đề nội dung mà phim hướng tới. Việc sử dụng những nhan đề phim dựa trên
cách kết hợp này đã mang đến khán giả một cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể. Từ đó,
tên phim sẽ vừa gần gũi, thân thiện với khán giả và vừa nhấn mạnh điểm trọng tâm
nổi bật của phim. Có thể thấy rõ rằng cách sử dụng ngôn ngữ tạo tên phim này - sử
dụng từ mang nghĩa chung và từ bổ nghĩa được áp dụng trong cả công nghiệp sản
xuất phim tiếng Anh và tiếng Việt. Điều này được thể hiện rõ qua những ví dụ dưới
đây:
Bảng 1. Những ví dụ về việc sử dụng kết hợp từ mang nghĩa chung và từ bổ nghĩa (generic
words plus modification) trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (6/40 = 15%) TIẾNG VIỆT (5/45 = 11,11%)
1. The third man (đạo diễn Carol Reed, 1949) 1. Câu chuyện quê hương (đạo diễn H ng
Th i
2. The jazz singer (đạo diễn Richard Fleischer,
Sidney J. Furie, 1980)
2. Bài ca ra trận (đạo diễn Trần Đắc, 1975)
3. Rogue one: A star wars story (đạo diễn
Gareth Edwards, 2016)
3. Chiến dịch trái tim bên phải (đạo diễn Đ
Duy Phúc, 2005)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
49
4. The other woman (đạo diễn Nick Cassavette,
2014)
4. Trò c ơi tình ái (đạo diễn Decadencia, 2005)
5. One day (đạo diễn Lone Scherfig, 2011) 5. án ồng hoang (đạ diễn Ng yễn H ng
Sến
2.2. Sử dụng từ có cùn tr ng nghĩa, từ ồn n ĩa và từ trái n ĩa (words of the
same lexical fields, synonyms and antonyms)
Có nhiều nhà làm phim khai thác mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong việc
tạo ra tựa đề cho phim. Trong những mối quan hệ từ - nghĩa này, việc sử dụng từ cùng
trường/ trái trường nghĩa (ví dụ: “hoa” và “cỏ” cùng trường nghĩa, “angels” và
“demons” trái trường nghĩa) và từ có nghĩa bao hàm (ví dụ: “hẻm” bao hàm “nhà”)
dường như được sử dụng nhiều hơn cả. Việc vận dụng quan hệ từ - nghĩa làm tăng
tính liên kết, tạo độ mạch lạc, tôn lên nét nghĩa nổi bật của tên phim. Những tựa đề
phim đồng thời cũng trở nên ngắn gọn, hàm súc, gây ấn tượng mạnh và kích thích
khán giả hơn. Tựa đề có sử dụng đặc trưng của từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ
nghĩa được tìm thấy ở cả trong phim tiếng Anh và phim tiếng Việt. Điều này có thể
được thấy rõ trong những tựa đề phim dưới đây:
Bảng 2. Những ví dụ về việc sử dụng từ có cùng trường nghĩa, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
(words of the same lexical fields, synonyms and antonyms)
trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (5/40 = 23,61%) TIẾNG VIỆT (5/45 = 11,11%)
1. Mad max: Fury road (đạo diễn George Miller,
2015)
1. Mẹ con Đậu Đũa (đạo diễn T ương Dũng,
1998)
2. Beauty and the Beast (đạo diễn Bill Codon,
2017)
2. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (đạo diễn
Vict Vũ 2015)
3. The Bad and the Beautiful (đạo diễn
Vincente, 1952)
3. 4 năm, 2 chàng, 1 tình yêu (đạo diễn Luk
Vân, 2016)
4. Angels and demons (đạo diễn Ron Howard,
2009)
4. Ngôi nhà trong hẻm (đạo diễn Lê Văn Kiệt,
2012)
5. Children of men (đạo diễn Alfonso Cuarón,
2006)
5. Người t ơn kẻ nhớ (đạ diễn yền L c
2015)
2.3. Sử dụng các biện pháp tu từ (literary devices)
Biện pháp tu từ đóng một vai trò hết sức quan trọng và thường xuyên xuất hiện
trong bất cứ văn bản nào. Đặc biệt, trong các loại văn bản không trang trọng thì tần
suất xuất hiện của các biện pháp tu từ càng nhiều hơn. Ngôn ngữ tạo tựa đề phim đa
phần là ngôn ngữ thân thiện với khán giả, không trang trọng nhằm để tạo kết nối.
Chính vì vậy, biện pháp tu từ cũng thường xuyên xuất hiện trong nhan đề phim.
Những biện pháp tu từ như ẩn dụ, lặp từ vựng, nói quá, nói ngược đời có tần suất xuất
hiện nhiều trong các tựa đề phim. Việc sử dụng những biện pháp này không ngừng
nhấn mạnh, tạo bất ngờ và tạo chiều sâu cho tựa đề phim. Chính vì vậy, chúng mang
Những đ c điể d ng t ng t ng t a đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
50
lại ấn tượng, cảm xúc và chiêm nghiệm riêng cho khán giả, kích thích họ xem phim.
Việc sử dụng các biện pháp tu từ cho tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt đều được
tìm thấy, hiệu ứng mang lại của từng biện pháp tu từ lên tựa đề phim cũng tương đối
giống nhau.
Bảng 3. Những ví dụ về việc sử dụng các biện pháp tu từ (literary devices)
trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (4/40 = 10%) TIẾNG VIỆT (7/45 = 15,55%)
1. The great beauty (đạo diễn Paolo Sorrentino,
2013) [“beauty” ám chỉ một người phụ nữ
xinh đẹp]
1. Ngày nảy ngày nay (đạo diễn Cường Ngô,
2015) [lặp từ kết hợp láy từ]
2. 27 dresses (đạo diễn Anna Fletcher, 2008) [ám
chỉ số lần cưới của cô dâu]
2. Sóng ở đáy sông (đạo diễn Lê Đức Tiến,
2000) [lặp phụ âm “s”]
3. Pretty in pink (đạ điễn Howard Deutch,
1986) [ẩn dụ cho tình yêu]
3. Số ỏ (đạo diễn H Văn T ọng, L ng Chương
1990) [ẩn dụ cho số phận may mắn]
4. Love, Rosie (chuyển thể t tiểu thuyết Where
Rainbows End, 2014) [ám chỉ tình yêu]
4. Điệp vụ chân dài (đạo diễn Nguyễn Quang
Tuyến, 2016) [ẩn dụ về người phụ nữ đẹp]
5. Beauty and the Beast (đạo diễn Bill Codon,
2017) [hàm ý giống 1]
5. Khi àn ôn có bầu (đạo diễn Phạm Hoàng
Nam, 2005) [lối nói ngược đời]
2.4. Sử dụng thành ngữ (idioms)
Trước đây, trong công nghiệp phim, việc sử dụng thành ngữ làm tựa đề không
thật sự phổ biến, tuy nhiên hiện nay, xu hướng đặt tên phim dựa theo các thành ngữ
trở nên phổ biến hơn. Những thành ngữ được sử dụng làm tựa đề phim thường là
những thành ngữ có nội dung nghĩa giống hoặc gần giống với nội dung phim. Thành
ngữ là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và thân thuộc với mọi người, với lý do này,
nhà làm phim hy vọng qua tựa đề phim, những bộ phim của họ có thể nhanh chóng
được công chúng tiếp nhận và dễ đi vào lòng khán giả. Tựa đề phim được sinh ra từ
thành ngữ thường được dễ dàng nắm bắt và dễ hiểu hơn đối với khán giả xem truyền
hình. Nhà làm phim có thể sử dụng lại những thành ngữ hoặc điều chỉnh yếu tố từ
vựng, thêm hoặc bớt từ nhằm tăng lên tính hấp dẫn, biểu cảm cho nhan đề phim. Cả
trong phim tiếng Anh và phim tiếng Việt, xu hướng đặt nhan đề phim dựa vào những
thành ngữ đều được vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo. Điều này được thể hiện rõ
trong những ví dụ dưới đây:
Bảng 4. Những ví dụ về việc sử dụng thành ngữ (idioms)
trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (4/40 = 10%) TIẾNG VIỆT (4/45 = 8,88%)
1. Love me, love my dog (1903) 1.Vẽ ng cho yêu chạy (đạo diễn Vũ Ngọc
Phượng, 2015)
2. Once upon a time (đạ diễn Nuri Bilge
Ceylan, 2011)
2. Thứ ba học trò (đạo diễn Đ ng Lư Việt Bảo,
2009)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020)
51
3. Call it a day (đạ diễn Archie Mayo, 1937) 3. Vợ chúa chồng tôi (đạo diễn Chu Thiện,
2017)
4. So far so good (đạ diễn Roan Johnson, 2014) 4. ật ổi sao d i (đạ diễn Cha lie Ng yễn
2001)
2.5. Sử dụng danh từ riêng (proper nouns)
Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, danh từ riêng được định nghĩa là tên riêng của
m t s vật như tên người tên địa phương tên địa danh Nhờ việc sử dụng danh từ riêng
trong tên tựa đề phim mà vô h nh chung nhan đề phim trở nên hấp dẫn, gợi tính hiếu
kì của khán giả về nội dung của bộ phim. Mặt khác, danh từ riêng như tên nhân vật,
tên địa danh< xuất hiện trong tiêu đề phim phần nào tiết lộ một phần về bối cảnh bộ
phim. Điều đó được thể hiện rõ qua một số ví dụ dưới đây:
Bảng 5. Những ví dụ về việc sử dụng danh từ riêng (proper nouns)
trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (6/40 = 15%) TIẾNG VIỆT (6/45 = 13,33%)
1. Titanic (đạo diễn James Cameron, 1997) 1. Làng ũ ại ngày ấy (đạo diễn Phạ Văn
Khoa, 1982)
2. Finding Nemo (đạo diễn Stanton, Lee
Unkrich, 2003)
2. Sài Gòn anh yêu em (đạo diễn Lý Minh
Thắng, 2016)
3. Harry Potter (8 phần, chuyển thể t tiểu
thuyết cùng tên của nh ăn JK R wling
3. Cô Ba Sài Gòn (đạo diễn Trần B u L c, Kay
Nguyễn, 2017)
4. Sherlock Holmes (đạo diễn Guy Ritchie,
2009)
5. Áo lụa Hà ôn (đạo diễn Lư H ỳnh, 2007)
5. Romeo and Juliet (đạo diễn Franco
Zeffirelli, 1968)
5. Gió làng Kình (đạo diễn Nguyễn Hữu
Phần, 2008)
2.6. Sử dụng từ ngắn gọn, súc tích (concise words)
Thông thường các bộ phim sử dụng tựa đề phim ngắn gọn, súc tích nhưng gây
được ấn tượng mạnh mẽ, đi vào trọng tâm của nội dung bộ phim, tạo một bố cục đẹp
trên poster và cô đọng nội dung phim. Điều đó được thể hiện qua các ví dụ dưới đây:
Bảng 6. Những ví dụ về việc sử dụng từ ngắn gọn, súc tích (concise words)
trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (5/40 = 12,5%) TIẾNG VIỆT (5/45 = 11,11%)
1. It (đạo diễn Andrés Muschietti, 2017) 1. Nắng (đạo diễn Đ ng Đăng Gia 20
2. Saw (đạo diễn James Wan, 2004) 2. Lửa Phật (đạo diễn Dustin Nguyen, 2013)
3. Up (đạo diễn Pete Docter, Bob Peterson, 2009) 3. Trúng số (đạo diễn Dustin Nguyen, 2015)
4. Friends (đạo diễn David Crane, Marta
Kauffman, 1994)
4. Chơi vơi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, 2009)
5. Zombies (đạo diễn Hamid Torabpour, 2016) 5. Rừng đen (đạo diễn Vương Đức, 2007)
Những đ c điể d ng t ng t ng t a đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
52
2.7. Sử dụn ại từ n ân x n (personal pronouns) và từ dùn ể x n ô
Đại từ nhân xưng hay đại từ xưng hô hay đại từ chỉ ngôi là những đại từ dùng
để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không muốn
đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy. Trong các tựa đề phim
tiếng Anh và tiếng Việt có bao gồm đại từ nhân xưng, các đại từ đó có thể dùng để chỉ
các nhân vật trong phim và gợi ra mối quan hệ hoặc vai trò của nhân vật đó với các
tuyến nhân vật khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai như “ ”, “we”, “you” trong tiếng Anh và từ dung để xưng hô “em”,
“an ”, “bạn” < trong tiếng Việt thường tạo cảm giác gần gũi như trong những ví dụ
dưới đây:
Bảng 7. Những ví dụ về việc sử dụng đại từ nhân xưng (personal pronouns)
và từ dùng để xưng hô trong tựa đề phim tiếng Anh và tiếng Việt
TIẾNG ANH (5/40 = 12,5%) TIẾNG VIỆT (6/45 = 13,33%)
1. You me her (đạo diễn John Scott Shepherd,
2016)
1. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (đạo diễn
Vict Vũ 2015)
2. 10 things I hate about you (đạo diễn Gil
Junger, 1999)
2. Xin hãy tin em (đạo diễn Đỗ Thanh Hải, 1997)
3. Me bef