Những điểm khác biệt cơ bản về cái nhìn đời sống trong những truyện viết về nông thôn của Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Huy Thiệp

TÓM TẮT Bài viết nói về những điểm khác biệt cơ bản trong các truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Huy Thiệp. Người viết nhận thấy rằng, có thể nhìn nhận sự khác biệt trên ba điểm lớn. Thứ nhất, đó là sự khác biệt trên sự miêu tả có tính chất khái quát về các chiều kích không gian hiện thực, với các sáng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, không gian chủ yếu là không gian sông rạch Nam Bộ với những con người có tâm hồn phóng khoáng, rộng mở. Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, đó là không gian khá đa dạng với những con người sống trong những lề luật ngặt nghèo của tinh thần gia trưởng, bảo thủ. Người đọc cũng có thể thấy sự khác biệt trong đời sống tinh thần, trong lối hành xử của con người, trong chất thơ thẫm đẫm ở tác phẩm của cả hai tác giả. Tất cả những điểm khác biệt đó được/ bị quy định bởi sự phân biệt mang tính chất địa - văn hóa.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm khác biệt cơ bản về cái nhìn đời sống trong những truyện viết về nông thôn của Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Huy Thiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 92 NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ CÁI NHÌN ĐỜI SỐNG TRONG NHỮNG TRUYỆN VIẾT VỀ NÔNG THÔN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ NGUYỄN HUY THIỆP LÊ VIỆT ĐOÀN(*) TÓM TẮT Bài viết nói về những điểm khác biệt cơ bản trong các truyện ngắn viết về nông thôn của Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Huy Thiệp. Người viết nhận thấy rằng, có thể nhìn nhận sự khác biệt trên ba điểm lớn. Thứ nhất, đó là sự khác biệt trên sự miêu tả có tính chất khái quát về các chiều kích không gian hiện thực, với các sáng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, không gian chủ yếu là không gian sông rạch Nam Bộ với những con người có tâm hồn phóng khoáng, rộng mở. Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, đó là không gian khá đa dạng với những con người sống trong những lề luật ngặt nghèo của tinh thần gia trưởng, bảo thủ. Người đọc cũng có thể thấy sự khác biệt trong đời sống tinh thần, trong lối hành xử của con người, trong chất thơ thẫm đẫm ở tác phẩm của cả hai tác giả. Tất cả những điểm khác biệt đó được/ bị quy định bởi sự phân biệt mang tính chất địa - văn hóa. Từ khóa: truyện ngắn, không gian hiện thực, tinh thần gia trưởng, bảo thủ, tâm hồn phóng khoáng. ABSTRACT The article is about the basic differences among short stories about the countryside written by Nguyen Ngoc Tu and Nguyen Huy Thiep. The writer shows that we can acknowledge the differences based on three main viewpoints. Firstly, that is the difference on the description which has generalized property about real space . In Nguyen Ngoc Tu’s composition, the main space is the southern rivers with open minded people. In Nguyen huy Thiep’s composition, that is the various space with paternalistic and conservative people. Readers can also see the difference in mantal life, people’s behaviour, poeticalness which have in both writers. All those differences are decided by the geographic and cultural distinction. Keywords: short stories, real space, paternalism, conservative, opened minded (*)Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Huy Thiệp có thể coi là hai gương mặt tiêu biểu viết về nông thôn và nông dân trong thể loại truyện ngắn. Khi nghiên cứu tác phẩm của hai nhà văn này, người đọc có thể thấy những điểm gặp gỡ, cũng như những khác (*)ThS, Trường THPT Khánh Hưng - Huyện Trần Văn Thời - Tỉnh Cà Mau biệt lí thú. Những điểm khác biệt trong cái nhìn về nông dân và nông thôn giữa hai tác giả được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng bao trùm tất cả là khoảng cách thế hệ và yếu tố địa dư văn hóa. Một tác giả miền Bắc - nơi kết tinh truyền thống văn hóa lâu đời, có chiều sâu, nơi con người bị đè nén, áp bức bởi bao định kiến với tính bảo thủ tất yếu của những vùng văn hóa giàu LÊ VIỆT ĐOÀN 93 truyền thống; một ở miền Nam, miền đất được khai phá muộn màng của Tổ quốc, với đời sống phóng khoáng, hồn nhiên, rộng mở. 1. SỰ KHÁC BIỆT TRONG MIÊU TẢ NHỮNG CHIỀU KÍCH KHÔNG GIAN HIỆN THỰC Hiện ra trong trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là những vùng nông thôn thật nghèo nàn, nhiều khi u tối, với những người nông dân khổ cực, man mác buồn. Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chú tâm miêu tả nông dân bên bờ kinh ruộng lúa mà tác giả còn đặt họ vào môi trường xa lạ và rộng lớn hơn. Trên sông nước Nam Bộ có nghề buôn bán lặt vặt các sản vật như hàng bông, trái cây, đồ ăn, thức uống, tạp hóa... Họ chính là những con người làm nghề “thương hồ”, sống trên ghe và coi đó là nghề của mình. Có người cũng có nhà trên bờ, còn lại là những người nghèo phần lớn không có miếng đất cắm dùi, gia tài chỉ có chiếc ghe nhỏ vừa là nơi che mưa che nắng, vừa là phương tiện để mưu sinh. Cực khổ, rày đây mai đó, dãi nắng dầm mưa nhưng những khách thương hồ không mấy khi cảm thấy mình thiệt thòi, họ vẫn vui sống và tự hào về nghề nghiệp của mình: “Đạo nào bằng đạo đi buôn Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông” Chỉ trong hai câu thơ mà gói gọn được hết cái thú vui hải hồ của những con người thuộc về sông nước này. Họ yêu sống bằng mối tình đằm thắm kì lạ, tựa như sông không chỉ là thiên nhiên, là môi trường sống của mình mà nó như là một sinh thể có linh hồn. Vì lẽ đó mà nhân vật Giang trong Nhớ sông dù đã có chồng và ở hẳn trên bờ nhưng vẫn không sao quên được những năm tháng sống cùng cha và em trên ghe, tuy cực khổ, nhưng ấm áp và vui vẻ. Vì vậy nên dứt khỏi sông rồi thì Giang như người mất hồn, sống với chồng mà “lòng dạ nó ở đâu đó”, hở ra giờ nào đó lại hối hả chèo đi, chèo khơi khơi vậy rồi tấp vào một bụi lá nào đó, ngồi ở đó một chút rồi chèo về. Nhưng cuối cùng phải vì cha mà bỏ sông, ông Chín vì con cháu mà bỏ sông, vì yêu thương nhau mà họ tự nguyện từ bỏ điều mình yêu thương. Cuộc sống “thương hồ” lênh đênh rày đây mai đó, chịu nhiều thiệt thòi so với những người trên bờ nhưng cũng có thú vị riêng, những tâm tình riêng mà chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu được. Bằng khả năng quan sát tinh tế và tấm lòng nhân hậu, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên những chân dung tâm hồn sâu sắc và giàu cảm xúc của các nhân vật “thương hồ”. Đa phần họ đều nghèo khó, thiệt thòi về những điều kiện sống so với những con người trên bờ nhưng họ vẫn sống và yêu tha thiết dòng sông của mình như ông Chín, Giang.... Bởi vì họ biết thương, biết nhớ, nên những dòng sông tưởng như vô tình ấy lúc nào cũng trôi chảy tràn trề, ăm ắp tình thương để vỗ về và cưu mang những phận người trót mang kiếp lưu lạc hải hồ. Những truyện ngắn mang đậm chất đồng quê của Nguyễn Ngọc Tư thường bàng bạc một không gian văn hóa Nam Bộ với đời sống phóng khoáng: những buổi đờn ca tài tử, những buổi biểu diễn khắp hang cùng ngõ vắng vào những mùa khô, hay những người hát rong lang thang với những bản vọng cổ buồn não ruột... Cuộc sống của những người chăn vịt chạy đồng lần đầu tiên được Nguyễn Ngọc Tư phơi bày một cách trần trụi và đậm đặc. Ngòi bút của chị đã vẽ ra những bức tranh tăm tối chưa từng thấy của nông thôn Nam Bộ, khắc họa những con người hình như chỉ sống bằng bản năng nguyên thủy của mình NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ CÁI NHÌN ĐỜI SỐNG TRONG NHỮNG 94 ngay giữa đồng loại trong thời hiện đại. Tóm lại, thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư là những con người sống bằng xương bằng thịt sống xung quanh chị, những con người dù sinh sống nơi đồng ruộng hay giữa chốn thị thành, dù làm bất cứ nghề nghiệp nào nhưng dưới ngòi bút sống động của tác giả chúng ta lại cảm nhận được nhiều điều về đời sống, và tính cách của con người Nam Bộ với đầy đủ những nét vốn có đặc trưng. Nguyễn Huy Thiệp khi viết về nông thôn đã cố gắng khái quát hiện thực đói nghèo, sự tù đọng, quẫn bách của đời sống nơi đây, mặt khác, ông cũng rất có ý thức mang đến cho người đọc cảm nhận về tính chất khép kín, bảo thủ của đời sống ấy, trên tinh thần gia trưởng được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các sáng tác của mình. Trong bữa cơm gia đình Lâm cái thứ trật tự trước sau đã được những người phụ nữ trao đổi trong những câu đối thoại buồn não ruột: “Chị Hiên mời: “Các cụ xơi tự nhiên”. Thằng Tiến đòi: “Cho em làm các cụ với!”. Mẹ Lâm gạt đi: “Hỗn nào, chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao?” Cái Khanh bụm miệng cười, tôi đỏ mặt. Bà Lâm thở dài: “Các cụ toàn chim to...”. Mọi người cười lăn. Chỉ có bố Lâm không cười. Khuôn mặt ông sạm đen, vất vả, nhưng không buồn tí nào, bình thản, vô sự.” [1;187]. Từ đây người đọc dễ có cảm giác chua xót bởi sự chà đạp nhân phẩm của con người ở một xã hội đầy rẫy những hủ tục lạc hậu, bất công. Và với Con gái thủy thần bộ mặt của một miền quê mà nhân vật Chương đã đi qua thật khủng khiếp tạo nên những nỗi ám ảnh đáng sợ: “Những định kiến, những tập tục thật nặng nề. Tôi thấy tinh thần gia trưởng hủy hoại bao nhiêu số phận con người. Tôi cũng đã thấy những ngộ nhận giới tính và đạo đức giết chết vẻ diễm lệ trên các gương mặt thiếu nữ...” [1;122]. Cuối cùng Chương đã ra đi, cuộc đi thấm đẫm tinh thần lãng mạn, nhưng cũng thật chua xót, não nề với tâm trạng hoang mang, sợ hãi. Đó chính là một bi kịch ở đời, trong cảm quan thống thiết của Nguyễn Huy Thiệp. Rồi đi tìm sự thật về huyền thoại trâu đen, chàng thanh niên trong Chảy đi sông ơi bị những người đánh cá đêm đột ngột, vô lý ném xuống dòng sông cuộn xoáy, không thể bấu víu vào đâu. Không ai cả. May mà có một người tốt bằng xương bằng thịt đến cứu, nhưng người này về sau lại chết đuối không một ai đến cứu chị. Với nhân vật tôi - người bị đồng loại, những kẻ đánh cá đêm độc ác, lạnh lùng dìm xuống nước, sống chết mặc kệ - lúc đó chỉ còn một điều này là có thực: “Nước chảy rất xiết, nước chảy bao giờ cũng xiết. Có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ”. Mấy chục năm sau, con sông vẫn chảy, bến Cốc vẫn còn, nhưng người tốt - vị ân nhân, nữ anh hùng đã cứu sống “tôi” - thì không còn. Câu hỏi “Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?” xoáy vào tâm can nhân vật chính trong âm điệu của bài hát ngày nào - “Chảy đi sông ơi” - nghe thật ngọt ngào mà biết bao bi thiết. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn tô đậm bi kịch bị kết án giữa cuộc đời bằng cách miêu tả con người trong thực tại như là những chủ thể sống cô độc, bị bỏ rơi. Nhân vật Chương trong Con gái thủy thần, sau khi đã sống, đã ao ước sống, đã dấn thân trong thế giới hiện sinh non nửa đời người, than thở: “Tôi vui một mình, buồn bã một mình, mơ mộng một mìnhTôi chỉ con gái thủy thần chờ đợi”. Chương là ai? Liệu có ai biết đến sự hiện hữu của chàng LÊ VIỆT ĐOÀN 95 trai này không? Nhân vật này hơn ai và hơn bao giờ hết ý thức được sự cô đơn hay tình trạng “bị bỏ rơi” của mình. Và thật sự con người càng ra sức đi kiếm tìm cái khát vọng, đời sống tự do lại càng hoài nghi dù tâm nguyện bao giờ cũng muốn dâng hiến, hưởng thụ, được hòa nhập, được thừa nhận là người với đầy đủ những cái vốn có. 2. SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI Nguyễn Ngọc Tư đi sâu khám phá từng ngõ ngách trong tâm hồn của nhân vật để thấy được những tấn bi kịch tồn tại trong mỗi con người giữa cuộc sống đời thường trong những mối quan hệ gần gũi như quan hệ gia đình, làng xóm, tình yêu đôi lứa Các nhân vật trong các sáng tác của nhà văn thường là những con người ít bộc lộ, sống khép kín, lặng lẽ như dòng chảy của những con sông, ẩn chứa những đợt sóng ngầm tạo nên những tấn bi kịch nội tâm. Đó là những day dứt, trở trăn, những sám hối của một người cha có con gái bỏ nhà ra đi (vì lỡ làm mất đôi trâu); là hoàn cảnh bất hạnh của Diễm Thương, sự bất hạnh đó tạo cho cô cái vẻ ngoài “lạnh trơ, vui buồn không ra” đối lập hẳn với một con người bên trong đầy nhạy cảm và luôn khao khát tình cảm; đó là anh Hết, cô Hảo, chị Hoài, ba con người đó có chung một hoàn cảnh là duyên nợ dở dang; bi kịch của Út Nhỏ, Tứ Hải, Tứ Phương trong Nhà cổ Tất cả những nhân vật ấy luôn luôn ôm trong mình những nỗi niềm, đôi khi như là mối hận không thể giải tỏa. Viết về nỗi đau của những con người trải qua chiến tranh, Nguyễn Ngọc Tư không nhấn mạnh những đau thương mất mát trong quá khứ, lại càng không thể hiện sự tự vấn lương tâm của những con người sau chiến tranh soi rọi giữa quá khứ và những sự đổi thay cùng những mặt bất toàn ở hiện tại. Nhà văn chủ yếu tập trung thể hiện những tâm tư tình cảm đời thường để thấy được những vẻ đẹp giản dị gần gũi, những nỗi trăn trở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận phải đối mặt với bi kịch gia đình, đối mặt với sự thiếu thốn triền miên cả về vật chất và tinh thần. Hầu như lúc nào hai đứa trẻ đó cũng luôn khát khao tình thương, khát khao được đối đãi như những con người thật sự. Bi kịch đó bắt đầu từ sự lầm lạc của người mẹ cạn nghĩ, nhẹ dạ, đã đánh đổi thân xác để lấy vật chất phù phiếm làm tan nát một gia đình và một người cha trượt dài trong thù hận. Hai đứa trẻ cô đơn đến cùng cực. Sự thiếu thốn tình thương khiến chúng khát khao được chính người cha của mình đánh đập vì còn đánh là còn quan tâm và chúng nghĩ mình vẫn còn có cha. Những bi kịch của những con người trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư xét cho cùng đều xuất phát từ bi kịch của tình thương. Và nhà văn viết về họ không phải để chỉ thấy họ đau khổ bất hạnh, mà quan trọng hơn từ trong sự bất hạnh đó để thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Nguyễn Ngọc Tư không nhấn mạnh về cái đẹp của sự chiến thắng giữa cái ác và cái thiện trong tâm hồn con người, cũng không phải là những sự đấu tranh giằng xé giữa phần con và phần người trong mỗi nhân vật. Nhà văn chủ yếu thông qua ngôn ngữ, sự miêu tả hành động và nội tâm nhân vật để phát hiện những tình cảm bình dị mà đẹp lạ lùng của những con người nơi miền sông nước. Những con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều là những con người bình dị, phóng khoáng, trọng nhân nghĩa, giàu lòng vị tha. Những con người NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ CÁI NHÌN ĐỜI SỐNG TRONG NHỮNG 96 đó yêu hết thảy từng mảnh vườn, bờ ruộng, dòng sông, yêu từng gương mặt thân quen cùng tiếng nói hàng ngày. Họ gắn bó với đất đai, sông nước, với con người. Đó là tấm lòng của ông Tư Mốt với mảnh đất Mút Cà Tha, cái tình mà ông giành cho đất cũng bởi đất và người cần ông (Thương quá rau răm). Hay hình ảnh của những con người trong Dòng nhớ, Nhớ sông, họ gắn bó với con thuyền, dòng sông cùng câu hát nặng nợ cuộc đời. Đó còn là anh Hết hiếu thảo, yêu chung thủy chân thành, gắn bó cùng bà con làng xóm. “Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới. Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ, những bờ rào râm bụt xanh, những hàng cây đủng đỉnh xanh. Những người đàn ông chuyền tay nhau dỗ giành đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ. Những người đàn bà cho con bú thép, khóc ngoe trên giường”. [2;31]. Hay là những dòng tâm sự của Xuyến khi không nỡ xa mũi đất So Le: “ Đáng lẽ phải nói như vầy, em thấy yêu mến, gắn bó mảnh đất này quá đi, anh à...”(Duyên phận so le). Một điều dễ nhận thấy là những con người đó không phải là những nhân vật chóng yêu mau quên, mà yêu âm thầm lặng lẽ không đòi hỏi, không so sánh thiệt hơn lại càng không có những sự trả thù hằn học mà chỉ âm thầm đau đớn và âm thầm tha thứ. Văn của Nguyễn Ngọc Tư vốn rất dung dị, ta thấy nhiều những con người giàu tình yêu, giàu lòng chung thủy, tuy thầm lặng sống khép kín nhưng có nghị lực và giàu niềm tin. Dẫu có bi kịch nhưng xét cho cùng những ngang trái đó cũng do bởi quá yêu thương. Niềm yêu thương cùng sự tin tưởng đó của nhân vật luôn tồn tại trong nỗi day dứt, nỗi day dứt không ồn ào mà hoá thành những giọt nước mắt trong trẻo. Những gì ta lưu giữ lại được là giá trị của tình người cùng những vẻ đẹp lung linh ngời sáng tuy bàng bạc một nỗi buồn . Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn đi sâu vào phần tự nhiên, phần bản thể, bản năngtrong mỗi con người. Họ là những con người cô đơn, cô độc trong cuộc sống trần thế. Nguyễn Huy Thiệp đã khai thác nhiều về kiểu người này để phản ánh một sự thật khi kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở ra. Lối sống thực dụng như một cơn lốc tràn vào từng ngõ ngách của cuộc sống. Rất nhiều người trở nên bơ vơ lạc loài, không thể thích ứng được trong xã hội đó. Điều này trong văn học các giai đoạn trước dường như vắng bóng. Thầy giáo Triệu trong Những bài học nông thôn, là người thành phố nhưng “bao giờ cũng nói rằng mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn! Anh Triệu sống trong cô đơn vì phải xa gia đình, anh sống độc thân ở làng đã chín năm và bố mẹ đã từ anh. Cuối cùng thầy giáo Triệu chết khi lao vào ngăn con trâu điên để cứu một em nhỏ. Chỉ có dân làng tiễn anh. Cùng với nỗi cô đơn của anh giáo Triệu, trong các sáng tác về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc có thể thấy mỗi nhân vật thường hiện lên như một khối u buồn, khép kín trong những suy nghĩ, những tâm tư của mình mà không tìm được bất kì sẻ chia nào. Đó là Nhâm (Thương nhớ đồng quê), Năng (Chăn trâu cắt cỏ), Lâm (Những bài học nông thôn), Chương (Con gái thủy thần), là chị Thắm (Chảy đi sông ơi), và Trùm Thịnh, ông Nhiêu, lão Ba Đình, Bường, Ngọc Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, một mặt ta thấy đời sống hiện lên với bao lề luật khắc nghiệt với tinh thần gia trưởng, với sự áp bức, đè nén của phong tục, tập tục, trách nhiệm đè nặng lên đôi vai nhân vật. Nhưng cuộc sống còn là LÊ VIỆT ĐOÀN 97 một cõi hoang sơ, trì đọng, một thế giới hỗn tạp xô bồ. Ở đó có những con người tàn ác, xấu xa, đê tiện. Ở đó có những con người vụ lợi, dối trá, lừa lọc. Với dung lượng lớn các tác phẩm viết về kiểu người này, độc giả đã cảm nhận được cái tột cùng của phần “con” ghê sợ tồn tại trong tâm hồn con người. Đây là kiểu nhân vật bị tha hóa về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn, sống độc ác và tàn nhẫn. Họ lấy đồng tiền, lấy quan hệ vật chất làm thước đo cho mọi giá trị. Họ tham lam, ích kỷ, thực dụng một cách tỉnh táo và vụ lợi một cách bỉ ổi. Với những trang viết chân thực chưa từng thấy trong văn học Việt Nam những năm trước đó. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn con người không chỉ qua lăng kính của người nghệ sĩ mà ông soi chiếu chúng từ góc nhìn rất đời tư và đời thường. Nguyễn Huy Thiệp đã kéo con người về gần sát với cuộc sống đời thường chân thực và sống động. Cuộc sống không đơn giản như nó vốn có mà rất phức tạp, xô bồ. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tạo nên những làn sóng di dân từ nông thôn đến thành thị. Thậm chí lịch sử cũng đã tạo ra những cuộc di dân xuyên biên giới như ở Việt Nam và các nước khác. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người Việt Nam dù đi đâu, ở đâu cũng nặng trĩu tâm thức “thương nhớ đồng quê”, được hiểu như là một tâm thức cộng đồng. Đối tượng mà Nguyễn Huy Thiệp gửi tới bạn đọc là những con người rất gần với đời sống thường nhật. Ông cũng có những trang viết rất đẹp về những tâm hồn thiên lương, thánh thiện thể hiện niềm tin đối với con người. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp cũng đã tập trung ngòi bút của mình vào việc bóc trần hiện thực thuộc về những mảng tối, góc khuất trong đời sống con người.. 3. NHỮNG KIỂU CHẤT THƠ KHÁC NHAU Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm bi kịch của mọi kiếp người, thế nhưng độc giả không thấy bế tắc, trái lại đằng sau mỗi số phận hiện lên niềm hy vọng, cuộc sống sẽ đổi khác. Đây chính là chất ngọc mà chị tạo ra từ những trang viết của mình. Chị chạm vào những mảng tối của xã hội để hướng tới chân trời mơ ước, nơi mọi khổ đau dừng lại và hạnh phúc cứ thế trải rộng thênh thang. Con người sẽ giàu có hơn về tình yêu để con người xứng đáng với danh hiệu con- người. Dẫu số phận con người có tủi cực đến đâu thì cái khát vọng hướng thiện vẫn không bị tuyệt diệt, nó chỉ khuất lặn đâu đấy nơi đáy sâu tâm hồn đã bị cái xấu và cái ác đày đoạ đến hoang lạnh, điều đó thể hiện tài năng và tấm lòng của nhà văn. Bên cạnh đó, Ngọc Tư rung chuông báo động vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong toàn xã hội. Ngày càng nhiều gia đình vỡ tan, trẻ em không được nuôi dạy trong môi trường tốt nhất, tạo nên mối đe dọa và gánh nặng cho toàn xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xây dựng một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh, trước hết điều kiện cần và đủ phải xây dựng môi trường đạo đức ngay trong chính mỗi gia đình. Chị chuyền thông điệp đi, một thông điệp rất dung dị, tự nhiên nhưng không kém phần nhiệt thành, day dứt và trăn trở. Chị mất ăn mất ngủ vì những điều, làm sao thực thi được “dân giàu nước mạnh”, cái đói, cái nghèo và sự dốt nát được xoá sổ một cách triệt để trong tương lai gần. Vì tất cả những vấn đề đó khởi nguồn của cái xấu và cái ác, nó có thể làm cho con người bi