Chưa dám nói những tin kiểu này góp phần gây bối rối cho xã
hội, nhưng chắc chắn nó đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản
của báo chí.
Thực ra những nguyên tắc cơ bản này luôn là những điều đầu
tiên được nhắc nhở đối với bất kỳ nhà báo nào, vậy tại sao tình
trạng đăng tin không kiểm chứng, đăng tin đồn, tin với quan điểm
thiên vị, thậm chí tin sai, lại nhiều như vậy?
28 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điều cần thiết để có tin hay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều cần thiết để có tin hay
Chưa dám nói những tin kiểu này góp phần gây bối rối cho xã
hội, nhưng chắc chắn nó đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản
của báo chí.
Thực ra những nguyên tắc cơ bản này luôn là những điều đầu
tiên được nhắc nhở đối với bất kỳ nhà báo nào, vậy tại sao tình
trạng đăng tin không kiểm chứng, đăng tin đồn, tin với quan điểm
thiên vị, thậm chí tin sai, lại nhiều như vậy?
Sau khi đảm bảo nắm vững cấu trúc cơ bản của tin, hãy để ý đến
một số yếu tố cần thiết để bài viết được hay. Những yếu tố này
gồm có: tin tức chính xác, xác định nguồn gốc của tin, công bằng,
cân bằng, không thiên vị và thấu đáo. Diễn đàn Báo chí Việt Nam
xin giới thiệu quan điểm của Peter Eng và Jeff Hodson, nêu trong
cuốn "Cẩm nang viết tin."
Chính xác
Điều quan trọng hơn cả là phóng viên cần phải đưa tin thật chính
xác, nếu không, độc giả sẽ không tín nhiệm vào báo của bạn và
mua báo khác. Các sai sót có thể làm hại đến các nguồn tin và
độc giả.
Không bao giờ nên cho rằng một điều gì đó là đúng. Luôn luôn
đặt câu hỏi. Luôn luôn kiểm chứng. Chính xác có nghĩa là luôn
luôn lưu ý đến mọi chi tiết. Bắt đầu từ việc đơn giản nhất như:
cách đánh vần tên, chức danh và địa điểm. Tiếp đến là việc xác
nhận các thông tin chứa đựng trong các thông cáo báo chí, và
trích lời một người nào đó thật đúng, hoặc mô tả đúng quan điểm
của họ.
Có thể bạn nghĩ rằng viết tên sai ‘không quan trọng lắm’ nhưng
nếu bạn mắc lỗi này, một độc giả biết cách đánh vần đúng sẽ
nghĩ rằng, ‘nếu phóng viên viết tên cũng sai thì không hiểu còn
sai thêm những gì nữa trong bài.’ Các nguồn cung cấp tin có thể
bực mình nếu bạn viết sai tên của họ. Họ có thể không tin cậy
bạn nữa. Hãy hỏi nguồn tin này cách đánh vần, xin họ danh thiếp.
Xem trong niên giám điện thoại. Viết là Chuan Leepai hay Chuan
Leekpai? Jacky Chan hay Jackie Chan?
Một tờ báo có thể gây ra nhiều vấn đề nếu phạm sai lầm. Một tờ
báo Campuchia làm cho người dân lo ngại khi đưa tin rằng một
loại bao cao su tránh thai có thể đã bị nhiễm vi khuẩn HIV gây ra
bệnh AIDS. Chính phủ đã phải mở một cuộc họp báo để bác bỏ
tin này. Tờ báo đăng tải lời xin lỗi: ‘Chúng tôi sai lầm trong tư
cách phóng viên chuyên nghiệp.’
Sai sót là quá tệ khi chúng ta phải vội vã và để kịp hạn ra báo.
Nhưng mẵc lỗi lầm chỉ vì bất cẩn hay lười biếng không kiểm lại tin
là điều không thể tha thứ được.
Kiểm chứng
Không bao giờ nên đăng tải những tin dễ gây tranh cãi mà không
kiểm chứng. Nếu được, hãy kiểm chứng bằng cách đến tận nơi.
Nếu không thể đến được thì yêu cầu những ai chứng kiến tận
mắt xác nhận sự việc. Đồng thời, cũng nên xem những tài liệu
chứng tỏ sự việc có thật.
Trong cuộc chiến tại Campuchia năm 1997, một viên chức tỉnh
Siem Reap đã nói với một phóng viên là không hề có vấn đề gì tại
nơi đó, ông cho biết chỉ ở Phnom Penh mới có giao tranh. Tuy
nhiên, người phóng viên này nghe thấy tiếng súng từ xa vọng lại.
Anh đã không tin lời viên chức đó. Anh đến xem tình hình tại nhà
thương. Tại đấy, anh gập các bác sĩ đang chữa trị cho một bé trai
bị thương vì đạn.
Thân nhân của em cho biết, hai nông dân lớn tuổi đã thiệt mạng.
Nhưng người phóng viên này không thấy có binh lính nào bị
thương. Anh đến bệnh viện quân đội bên ngoài thành phố để xem
xét. Tại đó anh thấy có nhiều binh lính bị thương, họ cho anh biết
có những người khác bị thiệt mạng nữa. Anh phóng viên liền đến
một ngôi chùa để xem, chùa là nơi xác những người chết được
hỏa táng.
Kiểm chứng cả giấy tờ nữa. Nếu bạn không kiểm chứng, bạn có
thể trở thành nạn nhân bị lừa.
Một đêm, tờ báo Căm Bốt, Campuchia, nhận được một tờ fax của
ai đó nói rằng ông ta là tân chủ tịch của đảng đang cầm quyền.
Tờ fax nói các đảng viên đã bỏ phiếu bầu tân chủ tịch đảng trong
một buổi họp đặc biệt tại một nơi hẻo lánh trong nước. Tờ báo
không kiểm chứng được tin này nhưng vẫn đăng. Đó là một sai
sót lớn. Ngày hôm sau, các viên chức trong đảng nói không hề có
một buổi họp như vậy.
Xử trí như thế nào với các tin đồn là một trong các thử thách khó
nhất của người ký giả đang phải gấp rút viết bài cho kịp kỳ hạn.
Các chính trị gia và những người khác muốn đề cao quyền lợi
riêng của họ thường lợi dụng các phóng viên để nói xấu đối thủ.
Không bao giờ nên đăng tải tin đồn. Hỏi thẳng nguồn gốc của tin
đó, đòi phải có chứng cớ. Hỏi người bị đồn về thực hư. Nếu
không thể kiểm chứng được tin đồn đó là thực, đừng đăng.
Các sai sót gây bối rối cho tờ báo và làm hại đến uy tín của báo.
Nhưng không phải chỉ có thế. Có thể còn làm cho báo bị tổn hao
nữa. Một tờ báo Hồng Kông đăng một bài ngầm ý cho rằng một
trong các hoàng tử của quốc vương Norodom Sihanouk không
phải là con chính thức của ngài. Quốc vương Sihanouk nói tin
này sai và làm hại đến uy tín của ngài. Ngài dọa sẽ kiện tờ báo,
đòi bồi thường hàng triệu USD. Nếu một tờ báo nhỏ phải bồi
thường một số tiền như vậy, báo sẽ phải đóng cửa.
Khách quan
Các phóng viên luôn luôn nên tìm cách tường thuật sự thật một
cách trung lập và giữ không để ý kiến cũng như tình cảm của
mình len lỏi vào bài.
Nếu phóng viên pha trộn giữa sự thật và ý kiến riêng, độc giả sẽ
không thể coi bài báo là tin chính xác được. Phóng viên nên dành
cho độc giả của mình quyền tự có ý kiến, dựa trên sự thật mà
phóng viên tường thuật trong tin.
Điều này không có nghĩa là báo của bạn không được có quan
điểm về các vấn đề. Báo có quyền làm như vậy, và nên làm.
Nhưng, tờ báo phải xác định rõ các ý kiến đó là bình luận, hoặc
xã luận, đăng trên một trang riêng, khác với các trang tin tức.
Làm như vậy sẽ gia tăng uy tín của tờ báo.
Một bài gần đây đăng trên tờ báo tiếng Campuchia đã gọi một
viên chức hàng đầu trong chính phủ là: ‘chỉ biết có tiền... cha đẻ
của tham nhũng chẳng khác gì một con cá sấu già cỗi, một nhà
độc tài với các tư tưởng quan liêu.’ Bài báo này nói, đây là ‘lời
của các viên chức Bộ Phát triển Nông thôn’ nhưng không nêu
danh những viên chức đó cũng như không đưa ra bằng cớ nào
để chứng minh cho những lời cáo giác của họ.
Nhưng không phải chỉ riêng các tin chính trị gặp phải lỗi lầm này.
Không may là nhiều phóng viên thường hay thêm ý của họ vào
đủ mọi loại tin, kể cả tin xã hội, thể thao, tội phạm, hay ngay cả về
tai nạn nữa.
Không thể nào tỏ ra vô tư 100% được. Tất cả mọi chúng ta đều
có tình cảm và ý kiến gây ảnh hưởng đến cách chúng ta đưa tin
và viết bài. Song phóng viên giỏi biết sử dụng tình cảm của mình.
Một phóng viên nổi giận khi thấy các vấn đề của nông dân nghèo
khổ có thể quyết định viết bài để chia sẻ tình cảm với những
người khác và buộc chính phủ phải có hành động. Nhưng cho dù
phóng viên có cảm nhận sâu sắc về một câu chuyện nào đi nữa,
phóng viên đó cũng vẫn phải viết bài một cách chính xác và công
bằng.
Cách đây vài năm, nhiều tờ báo Campuchia chỉ đăng tải ý kiến.
Nhưng nay, họ đăng thêm nhiều tin tức. Không những chỉ các
báo độc lập, mà cả các báo thân chính phủ và chống chính phủ
nữa. Đó là vì người dân bây giờ muốn đọc ‘không những chỉ ý
kiến, mà còn về những gì xẩy ra ở đâu đó,’ ông Pen Samitthy,
chủ biên của nhật báo bán chạy nhất Rasmei Kampuchia (ánh
sáng Campuchia), nói vậy.
Xác định xuất xứ
Nếu bạn có mặt tại một sự kiện có tính chất thời sự nào đó, bạn
chỉ cần viết lại những gì mắt thấy tai nghe tại đó. Nhưng trong
nhiều trường hợp, tin của bạn do người khác cung cấp hay từ nơi
khác đến. Đó cũng có thể là một lời tuyên bố, một cuộc phỏng
vấn, một văn kiện. Vậy phải xem ai đã nói.
Cho độc giả biết tin của bạn từ đâu đến gọi là xác định nguồn tin.
Nếu độc giả biết tin đó từ đâu đến, họ có thể nhận định xem có
nên tin hay không, hoặc tin đó quan trọng như thế nào. Bạn phải
ghi rõ xuất xứ những lời trích dẫn, cũng như những lời mô tả hay
giải thích về sự kiện mà chính bạn không chứng kiến. Nếu bạn
không xác định rõ ràng xuất xứ nguồn tin, người đọc sẽ cho rằng
chính phóng viên hay tờ báo là nơi xuất phát ra những tin đó. Xác
định nguồn tin thường được đặt ở đầu hay cuối câu. Chỗ đặt tùy
theo cách viết và ý trong sáng của bài. Sau đây là vài thí dụ:
- Bộ Trưởng Ngoại giao Thái Lan nói quốc gia ông sẽ tiếp tục hợp
tác lâu dài với ASEAN
- Con số du khách nước ngoài đến thăm Malaysia đã tăng gấp
đôi trong năm ngoái, theo lời văn phòng du lịch chính phủ.
Xác định xuất xứ nguồn tin không làm cho tin đó xác thực nhưng
chỉ cho độc giả biết đó là lời của một người khác. Bạn không nên
đăng tải bất cứ lời ai nói chỉ vì bạn có thể nêu xuất xứ của lời nói.
Bạn không nên trích bất cứ lời nói nào của bất cứ một người nào
đó. Trước tiên, nguồn tin phải có thẩm quyền về vấn đề mà họ
nói tới. Tiếp đấy, bạn có trách nhiệm kiểm tra lại xem lời nói đó có
đúng sự thật hay không. Nếu điều đó không đúng nhưng bạn vẫn
trích dùng vì đó là lời của một viên chức cao cấp hay của một
nhân vật có tiếng nào đó, bạn phải thêm vào trong bài một câu
cho độc giả biết sự thực là như thế nào. Điều này có thể trở
thành một vấn đề trong một tình huống dễ gây va chạm, vì người
này nói ngược lại với người kia. Bạn nên trình bầy lời của cả hai
phía và cho độc giả biết rõ ràng lời nào là của ai.
Phóng viên nên ghi xuất xứ các nguồn tin của họ bằng cách dùng
tên, chức vụ nghề nghiệp và các chi tiết khác, nếu có. Độc giả
càng biết nhiều về nguồn tin, họ càng dễ quyết định xem tin đó có
đúng hay không, hoặc họ nên phản ứng như thế nào trước tin đó.
Lấy thí dụ, có người nói: ‘nền kinh tế đang bắt đầu cải thiện’.
Người đọc sẽ phản ứng khác đi nếu đó là lời của giám đốc ngân
hàng trung ương thay vì của một người chủ tiệm bán hàng.
Nhưng bạn không cần phải đề tên hay toàn bộ chức vụ của
nguồn tin ngay trên đầu. Nếu tên này không được nhiều người
biết đến, hay chức vụ của họ dài dòng, đoạn mở đầu sẽ trở nên
khó đọc. Bạn có thể để các chi tiết đó trong đoạn văn thứ nhì.
Hãy tránh loại mở đề như sau, đó là tin của một cơ quan thông tin
Lào:
Người đứng đầu cơ quan nông nghiệp và trồng rừng tỉnh
Borikhamsay Bounckham Phommachuk tuyên bố các nông dân
trong tỉnh đã bắt đầu gặt lúa vụ mùa mưa vào tháng 10.
Đoạn mở đề sau đây của cựu học viên IMMF Parista
Yuthamanop cho thấy cách đưa các chi tiết đó vào đoạn văn thứ
nhì của bài viết:
Ngân hàng Thế giới ngợi khen chính phủ Thái Lan đã đạt được
tiến bộ trong việc giảm nghèo và giải quyết các vấn đề trong
ngành ngân hàng.
Ông Jemal-ud-din Kassum, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại
Đông Á và Thái Bình Dương, nói, ông thấy phấn khởi vì chính
sách của chính phủ Thái Lan chú trọng đến người nghèo và đến
phương pháp quản lý trong thương nghiệp.
Không cần phải nêu xuất xứ của tất cả mọi thứ. Đừng ghi xuất xứ
của những lời nói đã rõ ràng quá rồi, dễ kiểm chứng và không
gây tranh cãi:
- Hàng đống rác chất đầy trên con đường chính tại Pattaya. (rõ
ràng quá, do chính mắt phóng viên trông thấy)
- Chỉ có năm công ty liệt kê trên danh sách thị trường chứng
khoán non trẻ của Việt Nam (dễ kiểm chứng)
- Nhiều người tại Đông Nam Á bị thiệt hại vì cuộc khủng hoảng tài
chính bắt đầu vào năm 1997. (không gây tranh cãi)
Có được trích đăng lời nguồn tin hay không
Đôi khi nguồn tin giới hạn việc cách thức bạn sử dụng tin của họ
cung cấp. Một nguồn tin có thể cho phép bạn dùng tất cả mọi
thông tin họ cung cấp và dùng tên của họ trong bài viết. Trong
trường hợp đó, cuộc phỏng vấn của bạn được gọi theo tiếng Anh
là ‘on the record,’ nghĩa là được trích đăng. Nói chung, một khi
bạn đã tự giới thiệu là phóng viên, bạn có thể cho rằng mọi cuộc
phỏng vấn đều được trích đăng. Không bao giờ đề nghị để nguồn
tin nói ‘off the record,’ nghĩa là không được dùng trong bài.
Đôi khi một nguồn tin có thể nói bạn không được dùng bất cứ
điều gì họ nói trong bài viết của bạn. Trong trường hợp đó, cuộc
phỏng vấn của bạn bị gọi là ‘off-the record,’ nghĩa là ‘không được
đăng’.
Nguồn tin có thể có các dữ kiện giúp bạn hiểu một tình huống nào
đó, nhưng có thể quá nhạy cảm, không loan báo cho công chúng
được. Hoặc điều đó có thể làm cho nguồn tin bị mất mặt hoặc
làm hại đến họ nếu bạn đem dùng vào bài viết. Nếu bạn đã đồng
ý không dùng các dữ kiện đó trong bài viết, bạn phải giữ lời.
Lúc nào cũng phải chắc chắn rằng bạn và nguồn tin của bạn hiểu
rõ các điều kiện của cuộc phỏng vấn.
Các nguồn tin vô danh
Đôi khi một nguồn tin sẵn sàng cho bạn thông tin nhưng với điều
kiện bạn không nêu tên họ là xuất xứ của tin đó trong bài. Có thể
bạn phải viết như thế này: ‘theo lời một viên chức chính phủ yêu
cầu không nêu danh’. Một nguồn tin như vậy được gọi là tin vô
danh.
Bạn luôn luôn nên tìm các tin có thể đăng rõ xuất xứ, nhưng có
thể bạn cần phải dùng đến các nguồn tin vô danh khi tin đó quan
trọng cho bài viết của bạn.
Bạn và nguồn tin của bạn nên thoả thuận trước về cách giới thiệu
hay xác định nguồn gốc xuất phát tin của họ. Càng nói rõ càng
hay mà không cần phải nêu tên tuổi của nguồn tin. Chẳng hạn,
‘một viên chức cao cấp trong Bộ Tài chính’ hay hơn là ‘một viên
chức chính phủ’. Càng nói rõ về nguồn tin, tin đó càng có giá trị.
Đừng dùng quá nhiều nguồn tin vô danh. Nếu không nêu tên
nguồn tin thì người đó có thể tỏ ra không có trách nhiệm về lời
nói của mình. Họ có thể chỉ trích dẫn hoặc đưa ra những nhận xét
không đúng về người khác hay về các biến cố nếu họ biết rằng
họ sẽ không phải chịu trách nhiệm. Họ có thể muốn nói gì thì nói
để giúp ích cho chính đảng hay chủ trương nào đó họ muốn ủng
hộ. Bạn càng dùng nhiều nguồn tin vô danh trong bài, giá trị của
bài càng giảm đi.
Hãng tin Associated Press cho biết họ dùng các nguồn tin vô
danh khi các nguồn tin này nói về các dữ kiện có thật, không phải
về ý kiến riêng. AP nói họ chỉ dùng tin vô danh trong những tình
huống nếu (1) AP biết rõ nguồn tin; (2) nguồn tin ở vào địa vị
được biết về tin đó; (3) tin đó tối cần cho bài viết; và (4) không thể
nào tìm được ai khác cho biết về tin đó mà ‘cho phép được đăng’
Cân đối và công bằng
Phóng viên biết rằng trong mỗi câu chuyện đều có nhiều mặt
khác nhau. Vì thế họ phỏng vấn nhiều nguồn tin cho bài của họ.
Quan trọng nhất là khi họ viết về các vấn đề chính trị hay xã hội,
các cuộc vận động bầu cử, hay các diễn biến khác liên quan đến
nhiều người có các ý kiến khác nhau.
Bài viết của bạn sẽ cân đối nếu bạn cho thấy quan điểm của cả
hai phía trong một vấn đề. Bài viết của bạn là công bằng khi
không thiên vị bất cứ bên nào.
Điều này không có nghĩa là bạn phải dành chỗ ngang nhau cho
mỗi quan điễm. Nhưng bạn phải bao gồm trong bài một điều gì đó
cho thấy các quan điểm khác nhau. Một bài về vận động bầu cử
không thể nào được coi là công bằng nếu không bao gồm quan
điểm của tất cả các chính đảng lớn.
Khi có lời tố cáo nào đó nhắm vào một người, bạn phải để cho
người đó có phản ứng. Bạn phải cho họ có cơ hội tự biện minh.
Các cơ quan thông tin do chính phủ hay chính đảng kiểm soát
cũng phải nên tìm cách cân đối bài viết và tỏ ra công bằng. Nếu
không, độc giả sẽ nghĩ rằng bài đó chỉ là để tuyên truyền. Bài viết
sẽ uy tín hơn nếu bao gồm một lời đề cập nào đó đến các quan
điểm khác cho dù ở cuối bài đi nữa.
Trong sáng
Nên viết bài cho thật trong sáng để độc giả có thể dễ hiểu. Muốn
viết rõ, bạn phải biết suy nghĩ rõ ràng. Bạn phải hiểu về sự kiện
đó trước khi viết về các sự kiện đó. Để thực hiện điều này, nên
hỏi những câu hỏi khéo và đặt nhiều câu hỏi khéo để tìm được
các tin cần thiết. Tiếp đấy, ngẫm nghĩ về các thông tin bạn thu
lượm được trước khi viết. Một khi bạn hiểu rõ vấn đề bạn có thể
chọn được khía cạnh chính cho đoạn mở đề. Tiếp đấy, bạn có
thể sắp xếp các chi tiết cho mạch lạc.
Trong sáng nghĩa là dùng các từ đơn giản để người thường cũng
hiểu được. Tránh dùng thuật ngữ, hay những chữ lóng của các
chuyên gia. Trong sáng cũng có nghĩa là gọn gàng. Không dùng
nhiều chữ hơn cần thiết. Viết rõ rệt, và tránh nói chung chung.
Đoạn mở đề sau đây của một hãng tin châu Á viết bằng tiếng Anh
xem ra có vẻ như do các viên chức Bộ Thương mại viết:
Malaysia và Myanmar sắp sửa hoàn tất thoả thuận để làm cho
công cuộc buôn bán đổi chác giữa hai nước được dễ dàng hơn,
Bộ Trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia
Rafidah Aziz tuyên bố hôm thứ năm.
Những từ đó có nghĩa gì? Hãy viết lại gọn gàng hơn: Malaysia va
Myanmar sắp sửa hoàn tất một thoả thuận để thúc đẩy buôn bán,
trao đổi hàng hoá, Bộ trưởng Thương mại Malaysia tuyên bố hôm
thứ năm.
Trong sáng có nghĩa là giải thích rõ các từ. Nếu bạn dùng từ
‘deflation’ ‘thiểu phát’ trong một bài viết về thương mại, hãy thêm
câu giải thích này cho độc giả :’ thiểu phát nghĩa là ngược lại với
lạm phát, nghĩa là giá hàng hóa và dịch vụ bị tụt mạnh’.
Trong sáng có nghĩa là dùng chữ ngắn và viết câu ngắn. Trong
nhiều ngôn ngữ, cấu trúc Chủ ngữ động từ-tân ngữ là cách viết
rõ ràng nhất cho một câu.
Thí dụ: Cảnh sát bắt ba người đàn ông hôm thứ năm
Chủ ngữ: Cảnh sát
Động từ: Bắt
Tân ngữ: Ba người đàn ông
Thí dụ: Thủ tướng sẽ đi thăm Trung Quốc
Chủ ngữ: Thủ tướng
Động từ: Sẽ đi thăm
Tân ngữ: Trung Quốc
Hoàn thiện
Bài viết của bạn không nên để thiếu bất cứ một yếu tố quan trọng
nào. Không những bạn phải trả lời năm chữ W và một chữ H, bạn
còn cần phải nói chuyện với các nguồn tin chính, xem xét các văn
kiện chính yếu, đi thăm những nơi then chốt.
Những yếu tố then chốt đó là gì tùy ở chỗ bài của bạn nói về gì.
Thí dụ bạn viết một bài phóng sự về sự lây lan của bệnh AIDS tại
Hà Nội. Nếu có một bác sĩ hàng đầu chuyên về đề tài này, bạn
nên hỏi chuyện bác sĩ đó. Nếu có ai từng viết một bản nghiên cứu
lớn về đề tài này, bạn nên đọc bản nghiên cứu đó. Nếu có một
bệnh viện điều trị cho phần đông các bệnh nhân bệnh AIDS trong
thành phố, bạn nên đến thăm bệnh viện./.