Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành

Việc nghiên cứu tiếng Việt hiện nay vẫn là sự tiếp nối của những thành tựu trong các giai đoạn trước, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một số phương diện nghiên cứu gần đây thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học, như các vấn đề về Ngữ dụng học và Ngữ pháp chức năng, Xã hội ngôn ngữ học, Tâm lí ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt là những vấn đề về mối liên quan giữa ngôn ngữ và văn hoá. Về cách tiếp cận mới đối với tiếng Việt tất nhiên còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, thậm chí cả việc xác định đối tượng nghiên cứu và tìm kiếm các mô hình và lí thuyết thích hợp với tiếng Việt. Nhưng với những kết quả nghiên cứu này, phần nào cho thấy những đặc trưng của tiếng Việt, mà nếu chỉ nghiên cứu thuần tuý dưới góc độ ngôn ngữ học, hoặc theo các phương pháp nghiên cứu truyền thống, thì có nhiều điểm chưa sáng tỏ; bởi trong khoa học hiện đại, những phạm vi đối tượng nghiên cứu giáp ranh và có tính liên ngành thường đem lại những phát hiện mới. Có thể cho rằng: Việc nghiên cứu phương diện chức năng của ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với sự hành chức của nó, với xã hội, văn hoá, tâm lí, nhận thức và chủ thể người sử dụng ngôn ngữ là những hướng tiếp cận mới đối với tiếng Việt. Những hướng nghiên cứu mới này được thấy khá rõ trong Việt ngữ học, từ những năm cuối của thế kỉ trước đến những năm đầu của thế kỉ XXI.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành Việc nghiên cứu tiếng Việt hiện nay vẫn là sự tiếp nối của những thành tựu trong các giai đoạn trước, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một số phương diện nghiên cứu gần đây thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học, như các vấn đề về Ngữ dụng học và Ngữ pháp chức năng, Xã hội ngôn ngữ học, Tâm lí ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt là những vấn đề về mối liên quan giữa ngôn ngữ và văn hoá. Về cách tiếp cận mới đối với tiếng Việt tất nhiên còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, thậm chí cả việc xác định đối tượng nghiên cứu và tìm kiếm các mô hình và lí thuyết thích hợp với tiếng Việt. Nhưng với những kết quả nghiên cứu này, phần nào cho thấy những đặc trưng của tiếng Việt, mà nếu chỉ nghiên cứu thuần tuý dưới góc độ ngôn ngữ học, hoặc theo các phương pháp nghiên cứu truyền thống, thì có nhiều điểm chưa sáng tỏ; bởi trong khoa học hiện đại, những phạm vi đối tượng nghiên cứu giáp ranh và có tính liên ngành thường đem lại những phát hiện mới. Có thể cho rằng: Việc nghiên cứu phương diện chức năng của ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với sự hành chức của nó, với xã hội, văn hoá, tâm lí, nhận thức và chủ thể người sử dụng ngôn ngữ là những hướng tiếp cận mới đối với tiếng Việt. Những hướng nghiên cứu mới này được thấy khá rõ trong Việt ngữ học, từ những năm cuối của thế kỉ trước đến những năm đầu của thế kỉ XXI. 1. Về hướng nghiên cứu Ngữ dụng học và Ngữ pháp chức năng Ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ và các phạm vi của giao tiếp lời nói. Với phương diện nghiên cứu này, ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng hi vọng tìm kiếm những bản chất mới của ngôn ngữ mà những quan điểm thiên về bản thân kí hiệu ngôn ngữ, coi lời nói chỉ có tính cá nhân trong lí thuyết của F. de Saussure tỏ ra không thích hợp. Bởi vì, theo M.A.K. Halliday thì một sự giải thích cuối cùng đối với các hiện tượng ngôn ngữ là nằm ở trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ở Việt Nam những vấn đề ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng được quan tâm từ những năm 80-90 của thế kỉ XX, như trong một số chuyên đề ở các trường đại học, hay trong một số công trình của một số tác giả, như Hoàng Phê, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân. Trên một số tạp chí nghiên cứu cũng đăng tải nhiều bài của các tác giả Hoàng Phê, Lê Đông,... Đã có một hội nghị về ngữ dụng học tại Đại học ngoại ngữ Hà Nội (1996), và một số luận án tiến sĩ về ngữ dụng học. Công trình sau này của Đỗ Hữu Châu Đại cương Ngôn ngữ học (Tập II: Ngữ dụng học[2]), có thể xem là một công trình tiêu biểu trong việc nghiên cứu ngữ dụng học ở Việt Nam. Trong công trình này cũng như ở những công trình của một số tác giả khác (Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân) những vấn đề trung tâm của ngữ dụng học đã được trình bày một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt như: chiếu vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và tường minh. Có thể thấy điểm nổi bật của việc nghiên cứu ngữ dụng học là khảo sát về ngữ cảnh và việc giao tiếp. Hướng nghiên cứu này có thể xem là đối lập với cấu trúc luận. Bởi vì các nhà nghiên cứu ngữ dụng học cho rằng các yếu tố bên ngoài, thuộc về ngữ cảnh giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố bên trong của hệ thống ngôn ngữ. Trong đó, phạm vi cấu trúc thông tin của phát ngôn trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng, liên quan đến cái gọi là cấu trúc “đề - thuyết” của câu. Đây là một phương diện được một số tác giả, tiêu biểu là Cao Xuân Hạo, quan tâm và có thể cho đó là một hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt hiện nay. Trên quan điểm ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình không phải có kết cấu chủ - vị, mà là thuộc loại hình có kết cấu đề - thuyết [1]. Về quan niệm đề - thuyết và quan niệm kết cấu chủ - vị trong những năm vừa qua đã liên tiếp có những tranh luận cả trên các báo chí lẫn trong các hội thảo khoa học về ngữ pháp tiếng Việt ([3], số 14/2004). Có thể thấy những quan điểm khác nhau của một bên tiêu biểu là Đỗ Hữu Châu, Lê Xuân Thại,... bên kia là Cao Xuân Hạo và một số người khác. Thực chất của hai quan điểm nêu trên là: Một bên cho rằng cấu trúc chủ - vị là cấu trúc của các ngôn ngữ phương Tây, khác với loại hình đơn lập tiếng Việt; còn bên kia cho rằng cấu trúc đề - thuyết là không tiêu biểu cho thực tế của tiếng Việt và có tính khiên cưỡng. Gần đây Hoàng Văn Vân lại vận dụng một hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng hệ thống đối với ngữ pháp tiếng Việt mà theo ông thì những nghiên cứu ngữ pháp của tiếng Việt, cũng như ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo, mặc dù có những thành tựu nhưng vẫn không tỏ ra có sức mạnh giải thích ngữ pháp tiếng Việt [18]. Chúng tôi cho rằng, những quan điểm nêu trên của ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học, ngữ pháp chức năng hệ thống đều cho thấy những phương diện khác nhau của cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt và dường như càng ngày chúng ta càng tiến gần đến một đối tượng phức tạp, đó là Ngôn ngữ - tiếng Việt và người sử dụng nó. 2. Về hướng nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội Ở Việt Nam, những vấn đề về ngôn ngữ học xã hội đã được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ, chuẩn hoá ngôn ngữ, song ngữ, đa ngữ, phương ngữ, v.v... của các tác giả: Hoàng Phê, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Lợi, Lí Toàn Thắng, Hoàng Văn Hành, Phạm Đức Dương, Bùi Khánh Thế, Hồ Lê, v.v... Song cuốn Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản[11] của Nguyễn Văn Khang là công trình đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học xã hội với tư cách là một bộ môn khoa học một cách hệ thống và toàn diện nhất. Công trình nghiên cứu này cho thấy một cách tổng quan không chỉ những quan điểm đáng chú ý trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, mà cả một số vấn đề cấp bách trong tiếng Việt hiện nay cũng được tác giả lí giải và phân tích, so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác. Một phạm vi quan trọng khác của ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, đó là kế hoạch hoá ngôn ngữ được trình bày trong cuốn: Kế hoạch hoá ngôn ngữ - ngôn ngữ học xã hội vĩ mô[12] của Nguyễn Văn Khang. Trong đó tác giả đã giới thiệu và phân tích một cách hệ thống các công việc kế hoạch hoá ngôn ngữ với những nội dung cơ bản là: kế hoạch hoá vị thế ngôn ngữ, kế hoạch hoá bản thể ngôn ngữ, kế hoạch hoá uy tín ngôn ngữ. Ở đây kế hoạch hoá uy tín ngôn ngữ được coi là một khung tổng thể về kế hoạch hoá ngôn ngữ. Như chúng tôi trình bày ở mục ngữ dụng học và cả ở phần dưới đây về tâm lí ngôn ngữ học, vấn đề giao tiếp được ngôn ngữ học xã hội đặc biệt quan tâm. Khảo sát về lớp từ xưng hô trong tiếng Việt, cũng như các vấn đề về giới tính và yếu tố lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, tác giả cho thấy tiếng Việt có những đặc thù và khuynh hướng riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Yếu tố lịch sự trong giao tiếp cũng được nhiều tác giả khác như Nguyễn Thiện Giáp [10], xem xét như một chiến lược quan trọng cùng với “nguyên lí cộng tác”, yếu tố này chi phối cả quá trình cũng như kết quả giao tiếp. Khảo sát những vấn đề trên dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội còn cho thấy những đặc trưng văn hoá - xã hội của người Việt trong giao tiếp. 3. Về hướng nghiên cứu Tâm lí ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học tri nhận Cũng như tình hình chung của các bộ môn có tính liên ngành ở Việt Nam, những vấn đề về tâm lí ngôn ngữ học và ngôn ngữ học tri nhận gần đây đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.Trong một số giáo trình đại học và chuyên khảo đã đề cập đến các vấn đề tâm lí ngôn ngữ học. Chẳng hạn như sưu tập chuyên đề Một số vấn đề cơ bản của tâm lí ngôn ngữ học[15]; những bài về ngôn ngữ trẻ em tại các hội nghị khoa học nghiên cứu nuôi dạy trẻ ở Hà Nội (1978, 1986, 1991). Việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em ở Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đã thu được một số kết quả nhất định, như đưa ra những chỉ số phát triển về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, vốn từ; về khả năng ngôn ngữ trẻ em và những cách tiếp cận tâm lí ngôn ngữ học, ngôn ngữ học xã hội đến đối tượng này. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: hướng tiếp cận ngôn ngữ trẻ em theo cách mà nó hình thành (Ontogenez) đã thu hút sự chú ý của các nhà tâm lí học và ngôn ngữ học trên thế giới. Hướng tiếp cận này cho phép làm sáng tỏ phương diện bên trong của tổ chức của khả năng ngôn ngữ, không phải về mặt “định lượng”, mà quan trọng là ở mặt “định tính” và sự phát triển kế tiếp nhau của các thành tố trong khả năng ngôn ngữ của đứa trẻ. Đây là hướng nghiên cứu được chúng tôi triển khai trong nhiều năm và đã công bố trong một số công trình tại Viện Ngôn ngữ học, Viện HLKH Liên Xô (1989, 1990), ở Việt Nam (2001, 2005), và một số hội nghị khoa học quốc tế (1996, 2004). Lần đầu tiên ở Việt Nam với công trình Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em [14], chúng tôi đã không chỉ xác định cơ sở tâm lí ngôn ngữ học của sự tiếp thu ngôn ngữ của trẻ em người Việt, mà còn nêu lên những đặc điểm của tổ chức, hoạt động của khả năng ngôn ngữ trẻ em nói một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập là tiếng Việt. Trong Tâm lí ngôn ngữ học và việc nghiên cứu ngôn ngữ ở trẻ em Việt Nam[9], chúng tôi đã cố gắng tổng kết những thành tựu trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam không chỉ trên phương diện “định lượng” là quá trình phát triển của các phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của trẻ em, mà còn nêu lên những đặc trưng của quá trình tiếp thu và sản sinh phát ngôn của trẻ em người Việt. Đó là sự hình thành và phát triển các cấu trúc nền tảng thuộc các cấp độ ngữ âm, ngữ nghĩa, cú pháp được biểu hiện trong các giai đoạn phát triển sớm trong hoạt động lời nói của trẻ em. Chúng tôi cho rằng sự sản sinh phát ngôn lời nói ở trẻ em gắn liền với sự tri nhận của trẻ đối với thế giới xung quanh, mà trực tiếp là tri nhận về hoạt động thực tiễn của đứa trẻ cũng như những thao tác của đứa trẻ đối với đối tượng
Tài liệu liên quan