Những hướng nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ

Tóm tắt. Từ những cách tiếp cận khác nhau, các hướng nghiên cứu ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn phê phán đã xây dựng những khung lí thuyết và mô hình phân tích nhân tố quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ. Ngữ dụng học nhấn mạnh vai trò của quyền lực đối với việc thực hiện hành động ngôn ngữ và giữ gìn lịch sự trong giao tiếp ; ngôn ngữ học xã hội xem xét quyền lực trong quan hệ với các nhân tố xã hội; phân tích hội thoại đo lường mức độ quyền lực qua phần đóng góp ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp; phân tích diễn ngôn phê phán chỉ ra tính chất tương tác năng động và gắn kết chặt chẽ của ba bình diện “hệ tư tưởng - quyền lực - ngôn ngữ”.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hướng nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 33-42 This paper is available online at NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ Lương Thị Hiền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ những cách tiếp cận khác nhau, các hướng nghiên cứu ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn phê phán đã xây dựng những khung lí thuyết và mô hình phân tích nhân tố quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ. Ngữ dụng học nhấn mạnh vai trò của quyền lực đối với việc thực hiện hành động ngôn ngữ và giữ gìn lịch sự trong giao tiếp ; ngôn ngữ học xã hội xem xét quyền lực trong quan hệ với các nhân tố xã hội; phân tích hội thoại đo lường mức độ quyền lực qua phần đóng góp ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp; phân tích diễn ngôn phê phán chỉ ra tính chất tương tác năng động và gắn kết chặt chẽ của ba bình diện “hệ tư tưởng - quyền lực - ngôn ngữ”. Từ khóa: Quyền lực, giao tiếp ngôn ngữ. 1. Mở đầu Với tư cách là một phạm trù của khoa học xã hội, quyền lực đã được khám phá trong lịch sử tri thức nhân loại từ những triết gia thời cổ đại, các nhà thần học thời trung cổ, các nhà phục hưng, các nhà chính trị học hiện đại, các nhà xã hội học Đức với những tên tuổi lớn như Aristote, K.Dantra, Lesliel Lipson, Hradil, Weber, Scheneider, Ridder, Popitz... Tùy vào điểm nhìn và cách tiếp cận của các học giả, thuật ngữ “quyền lực” được định nghĩa theo những cách khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt [6] thì “quyền” là: (1) Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi, và (2) Những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm. Từ khái niệm “quyền” theo đó ta có các khái niệm cụ thể hơn như: quyền bính, quyền biến, quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, quyền môn, quyền quý, quyền thế, quyền uy...; trong dân gian còn có thành ngữ có chứa yếu tố “quyền” như quyền cao Ngày nhận bài: 24/6/2013. Ngày nhận đăng: 30/9/2013 Liên hệ: Lương Thị Hiền, e-mail: luonghien82@gmail.com 33 Lương Thị Hiền chức trọng, quyền sinh quyền sát, quyền rơm vạ đá... Còn khái niệm “quyền lực” thì được hiểu là “quyền định đoạt mọi công việc quan trong về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo việc thực hiện quyền ấy”. Có thể thấy với các tác giả của Từ điển Tiếng Việt thì khái niệm “quyền” rộng hơn, phủ lên nhiều bình diện xã hội khác nhau; trong khi khái niệm “quyền lực” hẹp hơn chỉ xuất phát từ điểm nhìn chính trị. Khái niệm “quyền”, “quyền lực” cũng được các học giả trên thế giới quan tâm từ thuở sơ khai. Theo T. Murphy, “Từ điển Edinburgh về triết học lục địa” (The Edinburgh Dictionary of Continental Philosophy) phân biệt hai phạm trù quyền lực như sau: trong tiếng Pháp, tiếng Latin và một số ngôn ngữ Roman khác, có hai khái niệm phân biệt: (1) uy quyền/ thế lực (tiếng Pháp: puissance, tiếng Latin: potentia) thể hiện khả năng gây ảnh hưởng của một cá nhân (tập thể) đối với cá nhân khác (nhóm khác) và (2) quyền hạn/quyền hành (tiếng Pháp: pouvoir, tiếng Latin: Potesta) chỉ quyền lực chính trị trong các hoạt động hành pháp, tư pháp, lập pháp. Nếu khái niệm (1) chỉ ra dạng quyền lực có tính xã hội, năng động, dễ thay đổi theo hoàn cảnh thì khái niệm (2) lại chỉ ra dạng quyền lực có tính thể chế, ổn định, tồn tại trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong tiếng Anh, hai khái niệm này nhập trong một khái niệm “quyền lực” (power), không lưỡng phân thành hai bình diện như đã nói ở trên [dt 11;105]. Nhà xã hội - chính trị Đức, Max Webber (1864 -1920) định nghĩa quyền lực (trong tiếng Đức là Macht) “là cơ hội để ý chí của ai đó chiếm ưu thế trong quan hệ xã hội và cũng là để chống lại sự phản kháng nó” [dt 9;35], quyền lực có thể biểu hiện bằng sử dụng hình thức cưỡng bức (force) hay quyền uy (authority). Xã hội và các tổ chức xã hội quy tụ với nhau dựa trên cơ sở thực hiện quyền lực, chứ không phải thông qua quan hệ khế ước hay thỏa thuận về đạo lí. Không có quyền lực thì bất kì một tổ chức xã hội nào cũng không hoạt động bình thường được và đo đó không đạt được mục tiêu xã hội đã đề ra. Cách hiểu này của Max Weber thiên về định hướng chính trị, gần gũi với khái niệm pouvoir trong tiếng Pháp nêu trên. Có thể thấy việc trả lời câu hỏi: Quyền lực là gì không phải là điều dễ dàng. Trong khái niệm "quyền" có cả hai mặt pháp luật và tập quán, xã hội và cá nhân. Cách hiểu về quyền đôi khi mơ hồ, không tường minh là vì vậy. 2. Nội dung nghiên cứu Hiện hữu trong mọi cấu trúc xã hội, hiện tượng quyền/ quyền lực thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau - trong đó có ngôn ngữ học. Lí luận về quyền/ quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ theo đó cũng có những đường hướng khác nhau. 34 Những hướng nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ 2.1. Nghiên cứumối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ theo hướng xã hội học Nhận thức về hiện tượng quyền lực xuất hiện ngay từ thưở sơ khai của xã hội loài người, song đưa lí luận quyền lực vào trong ngôn ngữ thì phải nhắc đến công lao của triết gia Pháp- Michael Focault (1926-1984). Luận điểm của Foucault về quyền lực và ngôn ngữ có ba điểm cơ bản sau: 1) Quyền lực không đơn giản chỉ là quyền lực nhà nước, được xác định bằng các quan hệ kinh tế, mà “được phân tán rải rác trong các mối quan hệ xã hội” có mặt ở khắp mọi nơi như trong các cuộc thăm bệnh của bác sĩ đối với bệnh nhân, cuộc nói chuyện của ông chủ đối với thư kí, trong bài giảng của thầy giáo đối với học sinh... Quyền lực là mối quan hệ giữa các lực lượng trong hoạt động xã hội, chứ không phải là sự sở hữu hay chiếm hữu của bất cứ cá nhân nào hay nhóm xã hội nào. 2) Quyền lực không phải chỉ là sự trấn áp từ bên trên mà còn là sự phản kháng từ bên dưới, điều này được Foucault phát biểu qua mệnh đề nổi tiếng: “Ở đâu có quyền lực, ở đó có đấu tranh” [dt 11;15]. 3) Quyền lực không chỉ hiện hữu bằng pháp luật mà xuyên thấm vào điều khiển cách tư duy và hành xử, cách nói năng giao tiếp của con người. Đối với Foucault, quyền lực không đơn giản chỉ là sự cưỡng bức, ngăn trở tự do và ý nguyện của người khác, mà còn là “điều kiện tạo thành tất cả mọi lời nói” và “Diễn ngôn có thể vừa là một công cụ, vừa là hệ quả của quyền lực.” [dt. 12;15] Trong bất kì xã hội nào, khi ngôn ngữ ra đời, ngay lập tức nó bị khống chế, sàng lọc, tổ chức và chi phối lại của mạng lưới quyền lực. Ông cụ thể hóa sự hiện hữu của quyền lực bằng hình ảnh nhà tù hình tròn, nơi đó, tất cả các phạm nhân đều cảm thấy bị giám sát bởi một con mắt vô hình. Ở bất cứ nơi đâu, lúc nào, người ta cũng có thể nhận thấy bàn tay vô hình của quyền lực, áp đặt và kiểm soát chủ thể trong từng thời khắc. Như vậy, có thể thấy khái niệm quyền lực của Foucault vừa mang tính xã hội, vừa mang tính chính trị. Cách tiếp cận mối quan hệ ngôn ngữ và quyền lực là cách tiếp cận của xã hội học. Mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ được Foucault đặt ra tiếp tục được Pierre Bourdieu (1930-2002) phát triển, mở rộng thêm. Theo [1], Bourdieu đã dựa theo hình thức chiếm hữu, sử dụng và ra đời của vốn hay tư bản (capital) trong các xã hội khác nhau để miêu tả quyền lực. Thuật ngữ tư bản, khác với định nghĩa truyền thống trước hết chỉ tư bản kinh tế, theo quan niệm của Pierre Bourdieu, chỉ mọi nguồn lực xã hội mà cá nhân tích lũy được và được cá nhân ấy sử dụng trong cạnh tranh xã hội để giành được lợi thế. Vị thế của mỗi cá nhân trong không gian xã hội không tồn tại tự nó, mà tồn tại trong sự so sánh với số lượng tư bản do các cá nhân khác sở hữu. Ông phân biệt bốn loại tư bản chính: tư bản kinh tế (gia sản, các nguồn lợi); tư bản xã hội (mạng lưới quan hệ xã hội) và tư bản văn hóa với ba dạng: hội nhập vào bản thân mỗi con người (kiến thức, kĩ năng v.v.), khách quan hóa (sở hữu các vật thể văn hóa) và thể chế hóa (bằng cấp, danh vị v.v); cuối cùng là tư bản tượng trưng chỉ mọi dạng tư bản (văn hóa, xã hội, kinh tế) được sự thừa nhận đặc biệt của xã hội. Dạng tư bản tượng trưng này có vai trò quan trọng đối với bất kì một hoạt động nào. Bourdieu cho rằng tư bản sẽ chuyển hóa thành quyền lực. Chẳng 35 Lương Thị Hiền hạn: Trong quan hệ giao tiếp, tư bản ngôn ngữ có thể chuyển hóa thành quyền lực, ảnh hưởng đến vị thế của mỗi người tham gia giao tiếp. Ví dụ xem xét ở phạm vi pháp đình, sự chênh lệch về nguồn lực ngôn ngữ (lượng từ vựng chuyên ngành luật, khả năng sử dụng cấu trúc cú pháp phức tạp, hiểu biết về nghi thức giao tiếp ngôn ngữ tòa án...) sẽ đưa đến sự chênh lệch về quyền lực giữa một bên là những người tiến hành tố tụng (thẩm phán, công tố viên, luật sư); một bên là những người tham gia tố tụng (bị cáo, những người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Khái niệm quyền lực tượng trưng của Bourdieu đã cung cấp một khung phân tích cho mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ khá cụ thể, gắn với những ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp. Đưa vấn đề quyền lực vào trong ngôn ngữ, các học giả xã hội học như Foucault, Bourdieu xây dựng nền móng cho một phạm vi nghiên cứu thu hút nhiều nhà ngôn ngữ học thuộc những đường hướng khác nhau, bao gồm: hướng ngữ dụng học, hướng ngôn ngữ học xã hội, hướng phân tích hội thoại và hướng phân tích diễn ngôn phê phán. Mỗi hướng tiếp cận đều cố gắng đưa ra hệ thống khái niệm và mô hình nghiên cứu thích hợp để phân tích, nhận diện hiện tượng này. 2.2. Nghiên cứu mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ theo hướng ngữ dụng học Theo hướng ngữ dụng học, hiện tượng quyền lực trong ngôn ngữ được nhìn nhận như là một yếu tố gắn liền với vai giao tiếp và phép lịch sự. Lí thuyết về hành động ngôn từ do các nhà triết học J. Austin (1962) và J. R.Searle (1968, 1979) đề xướng đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu ngữ dụng và khoa học giao tiếp. Austin cho rằng “Nói là hành động” và dựa vào động từ ngôn hành, tác giả phân loại 5 phạm trù hành động ở lời: phán xét, bày tỏ, hành xử, ứng xử, cam kết [dt.2]. Khi nêu ra điều kiện sử dụng của mỗi loại hành động ngôn từ, Austin đã phát hiện ra nghĩa tương tác xã hội hay nghĩa liên nhân của phát ngôn, bước đầu có đề cập đến quyền lực của các nhân vật giao tiếp. Trên cơ sở quan niệm hành động ngôn từ của Austin, Searle đã điều chỉnh, hoàn thiện thành “Lí thuyết hành động ngôn từ” với luận điểm: đơn vị cơ bản của giao tiếp ngôn ngữ là hành động ngôn từ; giao tiếp ngôn ngữ là một bộ phận của khoa học hành động xã hội [dt. 5]. Searle cho rằng hàng loạt những quy tắc mà hành động của nhân loại phải tuân thủ cũng đồng thời là quy tắc mà hành động ngôn từ phải tuân theo. So sánh với Austin, Searle đã làm sáng rõ hơn vai trò của những nhân tố xã hội bên ngoài hệ thống ngôn ngữ. Bên cạnh việc xác định quyền lực với tư cách là điều kiện để tạo lập hành động ngôn từ, các nhà ngữ dụng học còn gắn quyền lực với hiện tượng lịch sự có tính phổ biến đối với các văn hóa và ngôn ngữ. Có 2 quan điểm về lịch sự, trong đó vai trò của quyền lực thể hiện khác nhau. Từ quan điểm lịch sự chuẩn mực, Hu (1944), Hill (1986), Idle (1986), Gu (1990) [dt. 3]... nhấn mạnh hình ảnh xã hội, tức uy tín và danh dự của một cá nhân 36 Những hướng nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ trong cộng đồng. Quyền lực được xác định thông qua sự tôn trọng trật tự thứ bậc trong quan hệ xã hội và sự thừa nhận vị thế xã hội của người đối thoại. Từ quan điểm lịch sự chiến lược, Brown và Levison (1978) xây dựng khái niệm thể diện (face) gồm có hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập nhau: mặt dương tính - nhấn mạnh ý muốn hòa đồng của các cá nhân; mặt âm tính - nhấn mạnh ý muốn độc lập của cá nhân. Mọi hành vi giao tiếp đều tiềm tàng khả năng đe dọa thể diện. Đe dọa càng lớn thì nỗ lực bù đắp càng cao, và phát ngôn sẽ có giá trị lịch sự lớn. Các tác giả xác định ba nhân tố cơ bản để xác định mức độ đe dọa thể diện (Wx) của người nói (S) đối với người nghe (H) là quyền lực (P ) (power), khoảng cách xã hội (D) (distance) và mức độ áp đặt đến thể diện tiêu cực hay tích cực (R) (ranking), được tính toán theo công thức như sau:Wx = D(S;H) + P (H;S) +Rx. Trên cơ sở xác định mức độ đe dọa thể diệnWx mà người nói lựa chọn chiến lược thích hợp. Kế thừa những luận điểm mà Austin, Searle đã đề xuất, ở Việt Nam, khái niệm vị thế xã hội cũng có thể dễ dàng tìm thấy trong bất cứ cuốn giáo trình nghiên cứu ngữ dụng học kinh điển nào. Các nhà ngữ dụng học trên dường như khá thống nhất ở luận điểm: Thừa nhận bình diện quyền lực như là một mặt quan trọng tạo nên quan hệ liên cá nhân trong tương tác hội thoại “mặt đối mặt” (face to face). Nhìn chung, đối với các nhà ngữ dụng học, hiện tượng quyền lực trong ngôn ngữ chưa thực sự được giải quyết triệt để, các tác giả mới phân tích mối quan hệ này thuần túy ở phương diện tính logic của ngôn ngữ chứ chưa đi sâu vào điều kiện sử dụng của hành động ngôn từ ở phương diện xã hội, ở thuộc tính quan hệ trong các tổ chức, thiết chế. Đóng góp to lớn của ngữ dụng học chủ yếu là đã đề cập trực diện đến vai trò của quyền lực đối với việc đảm bảo điều kiện thuận lợi cho thực hiện hành động ngôn từ; đảm bảo lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, từ đó xây dựng những chiến lược giao tiếp phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2.3. Nghiên cứu mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ theo hướng ngôn ngữ học xã hội Theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, mặc dù thống nhất ở sự thừa nhận về sự tồn tại của quyền lực (hoặc quyền) trong ứng xử ngôn ngữ, song các nhà khoa học tuỳ theo mô hình lí thuyết, cứ liệu ngôn ngữ mà tiếp cận, khai thác quyền lực theo những cách khác nhau. Theo Brown và Gilman (1960), quyền “là mối quan hệ giữa ít nhất hai cá thể... người này có quyền với người kia khi anh ta có khả năng kiểm soát được hành vi của người kia” [dt. 5]. Khảo sát hình thức đại từ nhân xưng trong tiếng Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Brown và Gilman đi đến kết luận rằng phương tiện ngôn ngữ này đánh dấu sự duy trì và nhấn mạnh quan hệ quyền lực giữa những người tham gia giao tiếp. Chẳng hạn, trong tiếng Pháp, việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai sẽ cho biết tương quan quyền lực giữa hai bên: người có quyền lực sử dụng T để gọi người không có quyền lực, còn người không có quyền lực phải sử dụng V khi gọi người có quyền lực. Ở những người có 37 Lương Thị Hiền quyền lực ngang nhau, việc xưng hô lúc đầu không có sự khu biệt (mà chỉ căn cứ vào địa vị cao thấp trong xã hội để sử dụng T hoặc V); về sau thì nếu hai người có quyền lực mà có “điểm chung” thì xưng gọi nhau là T, không có “điểm chung” thì xưng là V. Ý nghĩa của đại từ xưng hô ngôi thứ hai tiếp tục được phân hóa về mặt tính chất “kết liên”: đại từ V thường sử dụng “đơn hướng” xác định địa vị xã hội của người nói và người nghe trong giao tiếp quy thức; đại từ T thể hiện quan hệ gần gũi trong giao tiếp phi quy thức. Và cách sử dụng T và V tiếp tục thay đổi giữa những người có quan hệ quyền lực bất bình đẳng: chỉ cần có điểm chung thì gọi nhau là T, không có điểm chung thì gọi nhau là V. Như vậy, sử dụng T hay V có quan hệ mật thiết đến cấu trúc xã hội và ý thức cộng đồng; cũng như tâm tư thái độ nhất thời của những người tham gia giao tiếp [dt. 4]. Nhà ngôn ngữ học xã hội Lakoff cho rằng bản chất quyền lực là sức ảnh hưởng và chi phối suy nghĩ và hành động người khác bằng ngôn ngữ. Lakoff cho rằng “Giao tiếp thường ngày của chúng ta là một loại chính trị. Cho dù là về mặt chủ quan chúng ta có cố ý làm như vậy không. Hành vi ngôn ngữ mỗi ngày của chúng ta đều truyền đạt được quyền lực tương đối của chúng ta. . . Khi tiến hành giao tiếp, chúng ta có thể vô tình “đóng vai” người thao túng hay người bị thao túng - nhưng chúng ta vẫn luôn đang thuyết phục, cố gắng thuyết phục để người khác nhìn thế giới bằng cách thức của chúng ta, đồng thời hành động theo phương thức của chúng ta. Nếu chúng ta thành công vậy chúng ta có quyền lực” [dt 14]. Quyền có khi lại được tiếp cận từ góc độ bất bình đẳng về giới trong ứng xử ngôn ngữ theo quan niệm của những người đấu tranh cho sự bình đẳng nam nữ Gregory M. Matoesian (1993), Conley và O’Barr (1998). Phân tích cùng một nguồn ngữ liệu từ bản ghi âm quá trình xét xử những vụ án hiếp dâm, nhà ngôn ngữ học Gregory M. Matoesian (1993) trong “Tái tạo vụ án hiếp dâm: sự chi phối đối với hội thoại pháp đình” (Reproducing rape: Domination through talk in the courtroom) và Conley, J. M. và William M. O’Barr (1998) trong “Những từ ngữ đáng giá: Pháp luật, ngôn ngữ và quyền lực” (Just Words: Law, Language, and Power) [dt. 9] đã chỉ ra hiện tượng “bạo lực” ngôn ngữ đối với nạn nhân là nữ. Người này trước đó đã chịu bạo hành tình dục, bị xâm hại cơ thể. Nhưng trong phiên tòa, những xét hỏi của luật sư bào chữa để bình luận sự việc, chất vấn tiền sử quan hệ tình dục, năng lực nhận thức của bị hại... đã biến người phụ nữ đó “tiếp tục trở thành nạn nhân”một lần nữa. Trong một nghiên cứu khác về những cuộc hội thoại hòa giải trong những vụ án li hôn, Conley, J. M. và William M. O’Barr (1998) phân tích ngôn ngữ trong quá trình hòa giải, kết quả cho thấy: 1) Tính chất trung lập của những người hòa giải chỉ là giả tưởng, không thực tế; 2) Những người hòa giải sử dụng kĩ năng ngôn ngữ trong tương tác lời nói đối với những đối tượng cần hòa giải để đạt mục đích họ đặt ra, khi phát biểu hay thảo luận họ thường nghiêng về quyền lợi, nhu cầu của một bên, không thực sự quan tâm đến bên kia; 3) Chiến lược ngôn ngữ của những người hòa giải thường áp đặt quyền chi phối của nam giới đối với nữ giới - chẳng hạn trong những vụ án li hôn, khi đề cập đến vấn đề tài chính, khả năng đàm phán tài chính của nữ giới rõ 38 Những hướng nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ ràng không bằng nam giới; 4) Phụ nữ dễ nghe lời người hòa giải hơn đàn ông, có khuynh hướng thỏa hiệp, làm dịu hóa giao tiếp nên thường ở vị thế bất lợi hơn đàn ông [dt 9]. Như vậy, ở chốn pháp đình, mặc dù người ta về nguyên tắc cố gắng đưa ra luật định bảo vệ sự bình đẳng trước pháp luật cho cả nam và nữ; song thực tế bằng chứng ngôn ngữ học lại chỉ ra sự bất bình đẳng về quyền lực, do đó vị thế bất lợi hơn thường rơi vào giới nữ. Nghiên cứu của Gregory M. Matoesian, Conley, J. M. và William M. O’Barr một lần nữa minh chứng cho một tiên đề về sự bất bình đẳng nam - nữ “Pháp luật là nam” (The law is male). Quyền có khi được hiểu như một sự chênh lệch vị thế giữa những người thuộc các vị thế xã hội khác nhau giữa những người thuộc các giai cấp khác nhau (Bernstein, 1970), giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau (Hill, 1993; Walsh và Diana Eades, 1994)). Quyền được coi là điểm mấu chốt của mối quan hệ vị thế giữa những phương ngữ nhất định trong một ngôn ngữ (Bourdieu, 1977), giữa những ngôn ngữ nhất định trong môi trường đa ngữ (Harries, 1988) v.v... [dt. 4]. Chẳng hạn, Michael Walsh và Diana Eades (1994) khi phân tích ngôn ngữ tại phiên tòa tố tụng của người Australia đã chứng minh do sự hạn chế về khả năng tiếng Anh của người bản địa với những người sử dụng tiếng Anh chính thống mà họ luôn có địa vị quyền lực thấp trong các vụ kiện, không được hưởng chế độ đãi ngộ thực sự bình đẳng khi xét xử [dt. 14]. Điểm thành công trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội là phân tích ngôn ngữ và quyền lực trong quan hệ với các các nhân tố xã hội. Những cách tiếp cận quyền lực khác nhau như trên có nguyên nhân sâu xa nằm ở sự biến đổi của ngôn ngữ với tư cách một phương ngữ xã hội. 2.4. Nghiên cứu mối quan hệ quyền lực và ngôn ngữ theo hướng phân tích hội thoại Phân tích hội thoại có đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ nói trong tương tác (talk - in - interaction), mục tiêu là khám phá cách thức những người tham gia giao tiếp hiểu và hồi đáp người khác trong lời nói của mình, tập trung vào cấu trúc chuỗi bước thoại nảy sinh trong tương tác. Các nhà phân tích hội thoại quy tụ theo hai xu hướng: nghiên cứu hội thoại đời thường (phân tích hội thoại thuần túy - pure conversation analysis) hoặc nghiên cứu hội thoại thể chế (phân tích hội thoại ứng dụng- applied). Quyền lực và quan hệ quyền lực bất bình đẳng (asymmetry) là tâm điểm phân tích của phân tích hội thoại thể chế. Thornborrow (2002) cho rằng tính chất bất bình đẳng biểu hiện chủ yếu ở không gian tương tác và p
Tài liệu liên quan