1.1.SỰ PHÂN BIỆT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT
THƯƠNG MẠI, VÀ LUẬT KINH TẾ
Sự xuất hiện của luật kinh tế với tính cách là một ngành luật độc lập, theo quan
niệm của các luật gia ở Việt Nam, đã càng làm phức tạp thêm cho sự phân biệt và mối
quan hệ giữa luật thương mại và luật dân sự mà các luật gia trên thế giới đã dày công
nghiên cứu.
Vấn đề phân chia các ngành luật được coi là một công việc rất cần thiết trong
khoa học pháp lý không chỉ được đặt ra với các nước theo Civil Law, Sovietique Law
mà còn được đặt ra một cách rất nghiêm túc với các nước theo Common Law và các
hệ thống pháp luật khác.
Tuy nhiên việc phân chia các ngành luật hay phân loại pháp luật là một vấn đề
phức tạp, tế nhị và gây nhiều tranh luận. Ngay Nhật Bản- một nước phát triển đứng
hàng thứ hai thế giới đã hết sức chú ý tới việc xây dựng một hệ thống pháp luật hiện
đại, nhưng có thể nói cho tới nay "chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề phân loại
các ngành luật" 1.
65 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những khác biệt giữa luật thương mại Việt Nam và các chế định pháp luật thương mại các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
VÀ
CÁC CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI CÁC NƯỚC
Người thực hiện :
PGS.TS. Nguyễn Như Phát
TS. Ngô Huy Cương
PHẦN I
SO SÁNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI
1.1.SỰ PHÂN BIỆT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ, LUẬT
THƯƠNG MẠI, VÀ LUẬT KINH TẾ
Sự xuất hiện của luật kinh tế với tính cách là một ngành luật độc lập, theo quan
niệm của các luật gia ở Việt Nam, đã càng làm phức tạp thêm cho sự phân biệt và mối
quan hệ giữa luật thương mại và luật dân sự mà các luật gia trên thế giới đã dày công
nghiên cứu.
Vấn đề phân chia các ngành luật được coi là một công việc rất cần thiết trong
khoa học pháp lý không chỉ được đặt ra với các nước theo Civil Law, Sovietique Law
mà còn được đặt ra một cách rất nghiêm túc với các nước theo Common Law và các
hệ thống pháp luật khác.
Tuy nhiên việc phân chia các ngành luật hay phân loại pháp luật là một vấn đề
phức tạp, tế nhị và gây nhiều tranh luận. Ngay Nhật Bản- một nước phát triển đứng
hàng thứ hai thế giới đã hết sức chú ý tới việc xây dựng một hệ thống pháp luật hiện
đại, nhưng có thể nói cho tới nay "chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề phân loại
các ngành luật" 1.
1. Nhằm mục đích của đề tài này, chúng tôi cố gắng tiếp cận vấn đề phân chia
các ngành luật hay phân loại pháp luật một cách ngắn gọn nhất. Nhưng trước tiên nên
bắt đầu từ một đặc thù của Việt Nam với ngành luật kinh tế.
Theo giáo sư Tsuneo Inako, thuật ngữ luật kinh tế có lẽ xuất hiện và có chỗ đứng
ở Nhật Bản dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền, mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh việc vạch ra phạm vi của luật kinh tế 2. Tại đây ông nhấn mạnh tới tính
chất ra đời muộn mằn của luật kinh tế so với luật thương mại- đặc trưng của kinh tế thị
trường.
Ở phía khác, chúng tôi đã khẳng định khái niệm luật kinh tế hay lĩnh vực luật
kinh tế đã ra đời trước khi có sự hiện diện của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhưng "luật
kinh tế khởi sinh trong khu vực luật công" và "cho đến nay, các học giả tư sản vẫn
chưa có quan niệm thống nhất về luật kinh tế khi đi tìm biên giới về đối tượng điều
chỉnh của lĩnh vực pháp luật này"3. Luật thực định ở nhiều quốc gia có các quy định
về kinh tế, chẳng hạn như ở Hoa kỳ trong các đạo luật về chuyên ngành thường có các
quy định với tên gọi là "Economic Regulations". Lưu ý rằng các luật mà có các quy
định như vậy thường là các luật phức hợp mà ở trong đó tồn tại cả các quy tắc của cả
luật công và luật tư (như luật hàng không, luật hàng hải, luật bưu chính- viễn thông...).
1. Tsuneo Inako- Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản- NXB Khoa học xã hội- Hà nội 1993- tr.195-196.
2. Tsuneo Inako- Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản- NXB Khoa học xã hội- Hà nội-1993- Tr.196.
3 PGS. TS. Nguyễn Như Phát- Lý luận chung về luật kinh tế- Giáo trình luật kinh tế Việt nam- NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội-1997-tr5-6.
2
Các quy định về kinh tế này biểu hiện sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào quá
trình kinh tế- xã hội làm thay đổi tình trạng pháp lý của chủ thể, hay nói cách khác,
làm phát sinh hậu quả pháp lý trực tiếp mà chủ thể có thể được hưởng quyền lợi hay bị
cắt giảm, triệt tiêu về mặt lợi ích do sự can thiệp này. Các quy định đó không chỉ là
các quy định nhằm chống độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng, duy trì trật tự công cộng
mà còn nhằm thực thi các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích kinh tế của một nhóm công
dân hay một số địa phương nhất định.
Quốc gia nào cũng có những vấn đề riêng về kinh tế có tính chất bảo đảm sự trật
tự, ổn định chung của cộng đồng cần phải giải quyết, mặc dù có hạn chế quyền lợi tư.
Các quan hệ này phản ánh vào trong hệ thống pháp luật tạo ra những đặc trưng riêng
mà không dễ gì những ngành luật truyền thống bao quát được.
Rõ ràng là khái niệm luật kinh tế không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa
xã hội, nhưng ngành luật này tồn tại ở các nước XHCN cũ lại trở thành một đặc trưng
riêng có của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, quan liêu bao cấp
dựa trên chế độ sở hữu XHCN mà trong đó sở hữu toàn dân hay sở hữu nhà nước là
bao trùm và thống soái, ngành luật kinh tế này điều chỉnh các quan hệ xã hội mang hai
yếu tố là yếu tố tổ chức- kế hoạch và yếu tố tài sản với hai phương pháp điều chỉnh là
phương pháp mệnh lệnh, phục tùng và phương pháp thoả thuận. Ở đây, cũng cần lưu ý
rằng sự thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế cơ sở của chủ nghĩa xã hội không còn mang
đúng ý nghĩa của bản thân nó nữa vì thực chất nguyên tắc tự do khế ước đã bị thủ tiêu.
Các đơn vị này xây dựng hợp đồng kinh tế trên cơ sở chỉ tiêu pháp lệnh được phân bổ
từ một trung tâm kế hoạch hoá của quốc gia. Vì thế khi khảo sát luật kinh tế truyền
thống người ta thường thấy có các chế định cơ bản như:
1) Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (bao gồm cả xí nghiệp liên hợp và liên
hiệp các xí nghiệp) nơi thực hiện sản xuất trực tiếp ra hàng hoá và dịch vụ theo chỉ tiêu
pháp lệnh. Việc tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp này bằng các mệnh
lệnh hành chính;
2) Chế định kế hoạch hoá xác định vai trò quản lý kinh tế của nhà nước XHCN,
các nguyên tắc và phương pháp tác động vào các quá trình kinh tế- xã hội theo kiểu
XHCN;
3) Chế định hoạch toán kinh doanh XHCN xác định vai trò, vị trí và các nguyên
tắc hoạch toán, có đề cập phần nào tới tính chủ động, sáng tạo không nguyên nghĩa
của các đơn vị kinh tế cơ sở. Chế định này tồn tại là do thực tiễn khách quan của nền
sản xuất mà buộc nhà nước XHCN phải chấp nhận, nhưng được bênh vực và giải thích
bằng học thuyết "quyền quản lý nghiệp vụ" của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh;
4) Chế định về hợp đồng kinh tế ấn định các chủng loại hợp đồng với nhiều điều
kiện bắt buộc, nguyên tắc ký kết, đăng ký, thực hiện, thanh lý hợp đồng và quy định
các mức phạt cụ thể khi có vi phạm hợp đồng.... Nói cho đúng, đây cũng là sự diễn
dịch các mệnh lệnh hành chính tồn tại trong các hình thức khác nhau đối với các quan
hệ kinh tế cụ thể;
5) Chế định về trọng tài kinh tế xác định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệmvụ,
quyền hạn của cơ quan trọng tài kinh tế nằm trong ngành hành pháp để giải quyết một
số công việc chính như đăng ký hợp đồng kinh tế, xét xử khi có vi phạm hợp đồng,
kiểm tra việc thực hiện hợp đồng... Các luật gia XHCN cũ cho rằng đây cũng là các
biện pháp quản lý kinh tế.
Vậy có thể nói cơ sở kinh tế, xã hội để hình thành một ngành luật kinh tế như
3
vậy không còn tồn tại nữa. Năm 1989, khi xây dựng Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế,
những người soạn thảo bị giằng xé giữa quan niệm cũ về luật kinh tế mà điều kiện
kinh tế, xã hội cơ sở của nó đang bị phá vỡ và khuynh hướng mới về kinh tế đang trỗi
dậy với các biểu hiện về bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và cho quyền tự chủ sản xuất, kinh
doanh. Sự giằng xé này đã được phản ánh vào Pháp lệnh là giữa các khuynh hướng
mới, còn giữ lại nhiều quy định kiểu cũ như áp đặt quá nhiều điều khoản bắt buộc cho
hợp đồng, ấn định mức phạt vi phạm hợp đồng cụ thể... Qua đó chúng ta có thể thấy
rằng luật thực định của Việt Nam vẫn còn rơi rớt lại nhiều quan niệm cũ, nên càng làm
rắc rối thêm cho việc phân định các ngành luật nói chung và luật thương mại với luật
kinh tế nói riêng. Nhưng có một điều cần phải khẳng định rằng quan niệm cũ về luật
kinh tế không còn và không thể tồn tại trong điều kiện hiện nay. Điều này khẳng định
vị trí, vai trò và ý nghĩa của luật thương mại. Song cũng không quên rằng có một hệ
thống các quy định pháp luật về kinh tế mà có thể gọi là lĩnh vực luật kinh tế đã được
cách tân nằm trong ngành công pháp.
2- Theo nghĩa truyền thống, luật dân sự là một ngành luật xác định các giới hạn
của quyền lợi tư. Nói một cách đơn giản, nó bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền
lợi tư và chủ thể của quyền lợi. Những quyền lợi này phát sinh trong giao lưu thường
ngày. Có nghĩa là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào cũng có thể tham gia các giao
dịch dân sự nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Nội dung của ngành luật dân sự được thể hiện chủ yếu ở 02 sơ đồ A và B mà sơ
đồ B là tiếp nối của sơ đồ A. Tiếp đó là sơ đồ C nói về các nội dung cơ bản của luật
thương mại.
4
Nội dung củaluật dân sự
Sơ đồ A
Quyền lợi tư Chủ thể của quyền lợi tư
Xác lập
quyền lợi
Thực hiện
quyền lợi
Thực
hiện theo
ý chí của
chủ thể
Quyền
bảo vệ
và yêu
cầu bảo
vệ khi có
vi phạm
Thể nhân Pháp
nhân
Bình
quyền
dân
sự
Quyề
n về
nhân
cách
Tự
do
dân
sự
An
toàn
thân
thể
An
toàn
tinh
thần
Tự do
thân thể
Tự do
tinh thần
Tự do
nghề nghiệp
Tự do
đi lại
Tự do
hoạt
động
Tự do
chỗ ở
(Tiếp sơ đồ B)
Bản
tính
Phân
loại
1.2 1.1
2 1
2.1 2..2
5
5
XÁC LẬP QUYỀN LỢI
Bất động sản
bởi lý do có đối
tượng trên bất
động sản
Bất động sản
do luật định
Sơ đồ B
Quyền lợi
chủ quan
Căn cứ phát sinh
Truyền
thống
Hiện
đại
Hành
vi
pháp
lý
Sự
kiện
pháp
lý
Chuẩn
hợp
đồng
Nghĩa
vụ
pháp
lý
Chuẩn
vi
phạm
Vi
phạm
Hợp
đồng
Sản nghiệp quyền Ngoại sản nghiệp quyền
Nhân
quyền
Quyền
hôn
nhân
và gia
đình
Quyền
đối nhân
Quyền
đối vật
Sản
nghiệp
Nghĩa vụ
chuyển
giao
Nghĩa vụ
hành
động
Các loại
hợp đồng
Nghĩa vụ
không
hành
động
Nghĩa vụ
tự nhiên
Tích
sản
Tiêu
sản
Vật Các
quyền lợi
về vật
Vật
quyền
chính
yếu
Vật
quyền
phụ
thuộc
Động
sản
Bất động
sản
Động
sản do
bản
chất
Động
sản do
luật
định
Bất
động
sản do
bản
chất
Bất
động
sản do
dụng
đích
1.1.1 1.1.2
1.1.1.1 1.1.1.2
1.1.1.1.1 1.1.1.1.2 1.1.1.1.3
6
6
Sơ đồ C
NỘI DUNG CỦA LUẬT THƯƠNG
MẠI
Chủ thể
Hành vi thương mại
Thể nhân Công ty Dự
phần
Pháp nhân
Thương nhân nước
ngoài
Công ty Hợp tư cổ
phần
Công ty Cổ phần
Công ty TNHH
Công ty Hợp tư đơn
thường
Công ty Hợp danh
Hợp tác xã
Khái niệm Các giao dịch cụ thể
Các dịch vụ
Hành vi
thương mại
do bản chất
Hành vi
thương mại
phụ thuộc
Giao dịch hàng hải
Phá sản
Môi giới
Đại lý
Bảo hiểm
Ngân hàng
Thuê mua
Mua bán
Thương phiếu
Tập
đoàn
Luật dân sự
Hành vi dân
sự phụ thuộc
Hành vi dân
sự
Khai thác mỏ
Công ty Thực tế
Công ty
được
thành lập
trên
7
7
Ranh giới của luật dân sự và luật thương mại thường hay được tranh luận trong khu
vực của nhánh số 1 và số 2.1 của sơ đồ A. Nhưng trong nhánh số 1 thì phân nhánh
số 1.1.1.1.2 là khu vực của luật tài sản, ít có liên quan tới luật thương mại, trừ
trường hợp cầm cố thương mại và hợp đồng thuê- mua.
Về tính chất và nguồn gốc phát sinh thì luật thương mại là luật của các thương
nhân được hình thành từ các quy tắc nghề nghiệp của họ từ thời kỳ Trung Cổ ở
Châu Âu. Nên chủ thể thông thường của luật thương mại là các thương nhân lấy
hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình.
Các giao dịch mà luật thương mại điều chỉnh là các giao dịch nhằm mục tiêu
lợi nhuận và được thương nhân sử dụng thường xuyên như nghề nghiệp của họ.
Luật thương mại là con đường riêng mà các nhà làm luật ở Việt Nam nên thừa nhận
bởi các đặc thù của hoạt động thương mại 4.
Luật dân sự liên quan tới đời sống thường ngày mang nặng chủ nghĩa hình
thức, đầy chất lý luận, khái quát chung hầu hết đời sống và hoạt động của con
người. Còn luật thương mại không coi trọng hình thức, đề cao tính hiệu quả, nhanh
chóng và giản đơn của giao dịch. Luật thương mại được áp dụng khi người ta thực
hành nghề nghiệp thương mại, có nghĩa ở một giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống
thường ngày. Luật thương mại mang tính quốc tế rộng lớn hơn luật dân sự với tư
cách là một ngành luật gắn bó rất chặt chẽ với truyền thống văn hoá- xã hội của mỗi
quốc gia.
Mặc dù đều là luật tư, mang phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật tư,
nhưng do hoạt động thương mại có liên quan nhiều tới trật tự công cộng và đời sống
chung của cộng đồng, nên nhà nước can thiệp nhiều và sâu hơn vào các quan hệ này
làm cho các thương nhân phải chịu các quy chế ngặt nghèo hơn. Ví dụ muốn tham
gia các giao dịch thương mại thường xuyên thì cần phải tổ chức thành một hình
thức nhất định và phải được phép tiến hành các giao dịch nhất định, khác với thể
nhân và pháp nhân rất thanh thản, đầy tự tin và được bảo hộ khi tham gia các giao
dịch dân sự theo ý chí của họ.
Do nguồn gốc hình thành các quy tắc khác nhau, chủ thể có đặc điểm khác
nhau, phương pháp thực hiện quyền lợi khác nhau, phương pháp nhà nước can thiệp
vào quan hệ khác nhau, nên luật thương mại và luật dân sự là hai ngành luật khác
biệt, nhưng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Thực tiễn nhiều
nước trên thế giới kể cả Việt Nam từ xưa đến nay đã pháp điển hoá hai ngành luật
này trong các đạo luật khác nhau. Đặc biệt ở Việt Nam có sự phân biệt giữa luật
kinh tế và luật dân sự, nay luật thương mại đã thay thế cho luật kinh tế thì việc phân
biệt với luật dân sự vẫn giữ nguyên ý nghiã của nó. Tuy nhiên, không được quên
rằng luật dân sự xây dựng nền tảng đầy chất lý luận cho hệ thống luật tư.
1.2. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI
4.GS.TSKH. Đào Trí Úc- Một số vấn đề cơ bản về Bộ luật Dân sự Việt Nam- Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số chuyên đề năm 1997.
8
8
Tìm hiểu lịch sử phát sinh và phát triển của luật thương mại là một vấn đề
quan trọng để có thể hiểu được mối liên hệ của nó với các ngành luật khác. Từ đó,
xác định ranh giới của luật thương mại. Dĩ nhiên ranh giới giữa ngành luật này với
ngành luật khác chỉ có ý nghĩa tương đối. Song xác định được chúng sẽ làm đơn
giản hơn cho việc nghiên cứu và các công việc thực tiễn pháp lý khác.
* Ở các nước Civil Law
Luật thương mại không thể tự nhiên xuất hiện mà chúng chỉ có thể được hình
thành khi có vài điều kiện lịch sử nhất định. Giáo sư Roger Houin và Giáo sư
Michel Pédamon cho rằng các yếu tố hợp nhất lại để thành điều kiện lịch sử cho
việc ra đời của luật thương mại là: khi có một khối lượng nhất định về sản xuất và
trao đổi, khi quan hệ quốc tế trở nên sôi động và khi có một sự tự do vừa đủ cho các
thương gia 5. Vì vậy, người ta thường thấy rằng nhiều chế định của luật thương mại
giống với các hợp đồng về ngân hàng, vấn đề thương phiếu, phá sản... vào thời kỳ
Trung cổ.
Các quy tắc thương mại được hình thành ở Miền Bắc Cộng hoà Italy (các xứ
Venise, Gênes, Pise) nơi mà vào thế kỷ thứ XII và XIII thương mại và hàng hải rất
cường thịnh. Ở nơi đó, các thương gia đã nắm được quyền chính trị. Họ đã soạn
thảo và ghi vào điều lệ của thành phố các quy tắc phát sinh từ thực tiễn thương mại
của mình.
Cùng thời, ở Châu Âu đã hình thành một trung tâm thương mại thứ hai trong
các thành phố của Flandre như Bruges, Anwers, Amsterdam nơi mà phát triển nghề
sản xuất len và vải theo kiểu thủ công. Các quy tắc thương mại cũng được hình
thành trong các nơi này.
Người ta nhận thấy các chế định của luật thương mại xuất hiện ở khắp nơi
trong các hội chợ lớn ở miền Tây như hội chợ ở Champagne mở 6 lần trong một
năm tại Provins, Troyes, Bar-sur-Aube để phục vụ cho các trung tâm phân phối
hàng hoá khác ở Châu Âu và đóng vai trò trong việc hình thành những luồng trao
đổi lớn. Các chế định của luật thương mại đã phát triển thông qua các hội chợ trong
tất cả các nước theo đạo Cơ đốc. Vì vậy, các quy tắc của nó mang tính quốc tế
khác với luật dân sự mang nặng tính hình thức. Đòi hỏi về sự nhanh chóng của
các giao dịch và tăng cường tín dụng đã trở thành yếu tố quan trọng của luật
thương mại. Nhu cầu của các thương gia là tới hội chợ và phải tìm thấy một số lợi
ích và đặc quyền nào đó, nên người ta có câu: "La paix des foires" (tạm dịch là sự
an bình của hội chợ). Điều đó có nghĩa là sự bảo đảm tới đó và quay về; tài phán
đặc biệt và nhanh chóng; bảo đảm công việc kết thúc; cách thức thi hành ngắn
gọn...6. Khi sự trao đổi trở nên thường xuyên hơn thì vai trò của hội chợ bị giảm sút.
Khoảng đầu thế kỷ XIII, hoạt động thương mại chuyển dần từ ngoại ô vào
thành phố để quyết định sự phát triển của văn minh đô thị. Các thương gia và thợ
5. Roger Houin- Michel Pédamon - Droit Commercial - Dalloz 11, rue Soufflot, 75240 Paris Cedex 05- 1990-
p..2.
6. Roger Houin- Michel Pédamon- Droit Commercial- Dalloz 11, rue Soufflot, 75240 Paris Cedex 05- 1990-
p..2.
9
9
thủ công đã tự nhóm họp thành các phường hội, cộng đồng nghề nghiệp, các ban
quản lý phường hội và họ đã thiết lập nên các quy chế phường hội.
Trong khoảng thời gian từ cuối thời kỳ Trung cổ tới cuối thế kỷ XVIII có
nhiều yếu tố dẫn đến làm đổi hướng sự phát triển của luật thương mại như: sự sản
xuất ra vàng tìm được từ Châu Mỹ gửi về, sự phát triển thương mại trên bờ Đại Tây
Dương, sự mở rộng của sản xuất. Đó là các yếu tố kinh tế tác động đến các yếu tố
chính trị cùng thay đổi theo như sự củng cố của chế độ quân chủ và thể chế của một
quốc gia hiện đại đòi hỏi có luật lệ riêng. Vì thế nhiều Đạo dụ được các nhà vua ban
hành mà trong đó, ở Pháp, có Chỉ dụ (Edit) năm 1563 quy định quyền xét xử của
thẩm phán và Tổng tài ở Paris, đồng thời điều chỉnh thẩm quyền của họ. Trong lời
nói đầu, Nhà vua Charles IX tuyên bố rằng ông ta trả lại đơn của các thương gia từ
Paris gửi tới ông ta để công khai và giảm bớt chi phí và giảm bớt sự khác biệt giữa
các thương gia mà họ phải cùng nhau thương lượng một cách đầy thiện chí, không
bị ràng buộc vào sự tinh tế của luật hay Đạo dụ. Đây chính là các nguyên tắc cơ bản
của luật thương mại.
Năm 1673, một Đạo dụ ra đời được gọi là Bộ luật Savary theo sáng kiến của
Colbert dự định về một nền pháp chế toàn cầu trong lĩnh vực luật tư, tiếp đó là Đạo
dụ năm 1681 về luật hàng hải. Hai Đạo dụ này đánh dấu sự ra đời của luật thương
mại với tư cách là một ngành luật 7. Các văn bản này đã đặt ra một số quy tắc chung
về nghề thương mại, điều chỉnh hối phiếu và thương hội (sociétés commerciales),
giải quyết ngắn gọn vấn đề phá sản và vỡ nợ, xác định thẩm quyền tài phán của
quan toà và một số quy định liên quan tới chủ quản và phường hội. Trong các Đạo
luật về luật tư này không có sự phân biệt giữa thương gia, thợ thủ công, người làm
nghề (Marchands, Artisans, Gens de métier). Các thương gia được hưởng và phục
tùng một chế độ tự trị. Ở Pháp cuối thế kỷ XVIII, đời sống thương mại thoát khỏi
thường luật thống nhất (Droit Commun). Cách mạng tư sản đã làm đảo lộn phạm vi
pháp lý của hoạt động thương mại. Nói cho đúng, nó đã mở rộng hay giải phóng
hoạt động thương mại và công nghiệp. Luật ngày 14-17/6/1791 (gọi là luật Le
Chapelier) đã bãi bỏ phường hội, quyền tự chủ và ban quản lý phường hội, đồng
thời đưa ra nguyên tắc giải phóng thương mại và công nghiệp, cũng như giải phóng
lao động. Luật ngày 2-17/3/1791 (gọi là luật Allarde) đã dự liệu về việc cấp chứng
chỉ và trả lệ phí cho hoạt động thương mại. Năm 1801, một uỷ ban gồm 7 thành
viên bao gồm các thẩm phán và thương gia chuẩn bị dự thảo Bộ luật Thương mại
Pháp và năm 1807 Bộ luật ra đời có hiệu lực từ ngày 1/1/1808 bao gồm 608 điều
được chia thành 4 quyển: Về thương mại tổng quát (Du Commerce en Général); Về
thương mại hàng hải (Du Commerce maritime); Về phá sản và vỡ nợ (Des faillite et
des banqueroutes); Về tài phán thương mại (De la juridiction commerciale). Đây là
Bộ luật thương mại đầu tiên trên thế giới.
Nước Đức vào cuối thế kỷ thứ 19 đã xây dựng hai bộ luật : 1896-1900 Bộ luật
Dân sự ( BGB ) và 1897 Bộ luật Thương mại ( HGB ). Luật thương mại đã được
nhiều luật gia quan niệm có một con đường hình thành riêng. Nhưng cũng có luật
7. GS.TSKH. Đào Trí Úc- Một số vấn đề cơ bản về Bộ luật dân sự Việt nam- Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số chuyên đề về luật bầu cử, về Bộ luật Dân sự, các luật về thuế năm 1997.
10
10
gia cho rằng nó được hình thành trên nền tảng của luật dân sự8. René David khẳng
định luật thương mại hay các qui tắc tập quán của các thương nhân