Những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị x ã trong quá trình công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Đặc điểm của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo đ ịnh hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đ ời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung.

pdf408 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị x ã trong quá trình công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2 Phần I NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Chuyên đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Đặc điểm của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam có nhiều nét đặc thù cả về nội dung, hình thức, quy mô, cách thức tiến hành và mục tiêu chiến lược. Những nét đặc thù này được thể hiện khái quát ở một số điểm sau đây: 3 - Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện. Có nghĩa là nó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có sự kết hợp giữa các bước đi tuần tự và các bước đi nhảy vọt, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, kết hợp giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất,... của các tác nhân tham gia quá trình. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn diện quá trình công nghiệp, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Ở các nước chậm phát triển, sự đóng góp của nông nghiệp vào GDP là rất lớn. Ở Việt Nam, lao động nông nghiệp chiếm 70% lực lượng lao động xã hội. Nếu như nền kinh tế không có vốn nước ngoài, chiến lược phát triển nông nghiệp ở các nước này trong giai đoạn đầu tất nhiên phải dựa vào tích lũy nông nghiệp. Hơn nữa, nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân tăng cao mới thấy được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong việc tích lũy cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế. Do vậy, đối với Việt Nam và các nước chậm phát triển, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước thì Đảng và Nhà nước phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của nông dân, tạo điều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng dồi dào về lao động. Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế tương đối quan trọng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngược lại, khi quá trình đó diễn ra, nó lại giải phóng sức lao động ở nông thôn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn có nguồn tài nguyên đất đai vô cùng phong phú. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn có thể khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. - Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đó là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật của 4 giống cây trồng và vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Như vậy sản xuất nông nghiệp là nền sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Nông nghiệp có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ, cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa. Để công nghiệp hóa thành công đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn đầu tư cho nông nghiệp thông qua quá trình xuất khẩu nông sản phẩm, có thể góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. - Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hóa các nước là rất cần thiết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân bằng các hình thức phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như: xây dựng kết cấu hạ tầng và đề án phát triển đa dạng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn; phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi của nông dân. - Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải đi tắt, đón đầu và có thể được rút ngắn. Đây là điều kiện khách quan của nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng tụt hậu. Bối cảnh mới trong nước cũng như trên thế giới cho phép nước ta có khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về cơ bản, cách để nước ta có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: đạt và duy trì mô hình tăng trưởng liên tục cao hơn so với các nước đi trước; lựa chọn và áp dụng một phương thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho phép bỏ qua một số bước đi vốn bắt buộc theo kiểu phải tuần tự, để đạt tới một nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn. 5 - Thứ năm, ở nước ta quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ chặt chẽ với việc từng bước phát triển kinh tế tri thức trong thời gian qua. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nắm bắt các tri thức công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp. 2. Quan điểm, chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Từ một nước nông nghiệp với 80% dân cư sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương tất yếu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng ta ngày càng hoàn thiện các quan điểm xây dựng Chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế và xu thế vận động của thời đại. Trên cơ sở quan điểm phát triển chung, các ngành, các cấp vận dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành mình. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần quán triệt các quan điểm sau: - Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn. Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội, củng cố liên minh công nông với đội ngũ trí thức, giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải tạo ra một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh về xuất khẩu. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động và yêu cầu ít vốn, chú trọng phát triển các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ kể cả quy mô hộ gia đình. 6 - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo cho công nghiệp nông thôn có trình độ công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ truyền thống để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm với nhiều thành phần kinh tế. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp, trong đó cần khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động hiện đang tập trung ở đô thị vào phát triển ở nông thôn. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; đảm bảo những yêu cầu về cải tạo môi trường sinh thái ở nông thôn. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp; hệ thống đê điều được xung yếu và củng cố vững chắc, hệ thống thủy nông phát triển, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh, hiện đại. 2. Nội dung và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.1. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 7 Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào xác định đúng đắn nội dung và hướng đi cho nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt. Cần thực hiện tốt những nội dung sau: - Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản; công nghiệp dệt may, giày dép, thủy tinh, sành sứ, cơ khí sửa chữa; các ngành nghề truyền thống tại các địa phương. Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như: dịch vụ thủy nông, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. - Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm thủy lợi hóa, cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa, hóa học hóa trong các ngành nghề nông, lâm, thủy sản. Coi trọng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh hóa vào nông nghiệp. Khoa học công nghệ là một khâu quan trọng trong quá trình cải tiến và nâng cao các giá trị sản phẩm nông nghiệp. - Tiến hành đồng thời với từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải từng bước chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Trong những năm trước mắt, ở nước ta phải dựa vào thế mạnh từng vùng để từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế vừa đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa khai thác tốt tiềm năng để tăng trưởng kinh tế nhanh. - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay. Cơ sở hạ tầng được phát triển sẽ tạo điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế với nhau; kích thích kinh tế hàng hóa phát triển đồng đều; mở rộng thị trường trong nước. 8 - Xây dựng nông thôn mới sạch về môi trường, giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh. - Ưu tiên đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, miền núi. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì một trong những vấn đề cơ bản là phải có vốn. Điều này thúc đẩy nước ta phải tạo vốn và đầu tư mạnh từ nhiều phía: nhà nước, các khoản viện trợ và từ chính người nông dân để có thu hút tối đa những nguồn vốn hiện có và tiềm ẩn trong nền kinh tế quốc dân đưa vào phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. - Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và trình độ dân trí trong dân cư nông thôn, đặc biệt là lực lượng lao động nông nghiệp. Phát triển hệ thống truyền thanh, truyền hình, thư viện, nhà văn hóa nông thôn... Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đòi hỏi đội ngũ lao động nông nghiệp và nông dân phải có trình độ dân trí, kiến thức khoa học, kỹ thuật cao mới có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới về sản xuất nông nghiệp. 2.2. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.2.1. Hiện đại hóa nền nông nghiệp - Gia tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng và từng loại sản phẩm. Như vậy mới rút được lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn bảo đảm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng. - Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. + Điều chỉnh quy hoạch phù hợp và ổn định các vùng sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất lao động đi đôi với nâng cao chất lượng. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa; tận dụng điều kiện thích hợp trên các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực. 9 + Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các cây công nghiệp như cà phê, chè, dừa, bông, mía, lạc...hình thành các vùng rau quả có giá trị cao gắn với phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến. + Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, áp dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. + Phát huy lợi thế của các ngành thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy, hải sản theo phương thức tiến bộ và bền vững môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ. + Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp để định canh, định cư ổn định và cải thiện đời sống người dân miền núi. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế và ngăn chặn nạn đốt phá rừng, tạo nguồn gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, chế biến đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ xuất khẩu. 2.2.2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn - Phát triển các làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với những chính sách ưu đãi như: đất đai, thuế, tín dụng... - Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác; từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp; mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện của kinh tế thị trường, tránh chủ quan duy ý chí; chú ý tới các yếu tố khách quan như khả năng về vốn, tổ chức quản lý, công nghệ và điều kiện thị trường. 2.2.3. Giảm bớt tỷ trọng lao động làm nông nghiệp Đây là một tiêu chí quan trọng nhất để thực hiện và đánh giá kết qủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, cơ 10 cấu lao động nông nghiệp và nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo số liệu đưa ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, cơ cấu lao động trong nông nghiệp từ 57,1% (năm 2005) giảm xuống còn 48,2% ( năm 2010). Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong những năm qua đã có một bước tiến đáng kể. Với thực tiễn này, chương trình Chiến lược phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 40-41% lao động xã hội, đến năm 2020 còn khoảng 25-30% lao động xã hội. Để đạt được những mục tiêu đó, phải có thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra ngay tại khu vực nông thôn và những đô thị vừa và nhỏ nằm rải rác trên khắp các vùng ngay sát với các làng xóm nông thôn. 2.2.4. Phát triển nông nghiệp và nông thôn nhìn theo giác độ vùng - Đối với các vùng đồng bằng: Địa hình đồng bằng có đặc điểm là đất ít, người đông, bình quân đầu người chỉ được 434m2 đất nông nghiệp; nông sản chủ yếu hiện nay vẫn là lúa, chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Phương hướng phát triển chung và dài hạn ở các vùng nông thôn đồng bằng ngoài việc tiếp tục gia tăng lúa gạo còn phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phải đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sang sản xuất các cây thực phẩm như: rau, đậu, khoai tây, cà chua, hoa tươi,... chăn nuôi lợn nhiều thịt nạc và gia cầm, thủy sản nước ngọt. Phát triển nhiều loại làng thủ công nghiệp và nhiều điểm công nghiệp chế biến nông sản. Lao động nông nghiệp phải chuyển sang phi nông nghiệp (khoảng 20%). Các vấn đề về tổ chức sản xuất theo kinh tế hộ tiến dần lên có sự tích tụ và tập trung ruộng đất cho từng hộ lớn hơn và sự liên kết các hộ thành kiểu tổ chức hợp tác thích hợp sẽ tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại. Mặt khác, các vùng đồng bằng có địa hình nhiều châu thổ sông ngòi và có mùa ngập lũ cho nên việc phát triển kết cấu hạ tầng phải thích nghi để xử 11 lý hợp lí, khai thác thuận lợi về giao thông đường thủy, khắc phục khó khăn hạn chế về phát triển đường bộ và các điểm dân cư, đô thị, mạng điện, cấp thoát nước, nước sạch cho dân cư... 2.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài những việc về thủy lợi hóa, sử dụng giống mới đã có phương thức, quy hoạch thực hiện tốt, trên nhiều lĩnh vực còn có chưa có phương thức, cách làm có hiệu quả như cơ giới hóa, sinh học hóa, đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất... rất cần có những mô hình được xây dựng từ thực tiễn, thích hợp với từng địa bàn sinh thái và tính chất của từng hoạt động sản xuất. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến thực phẩm, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật viên bám sát đồng ruộng, huấn luyện về kỹ năng cho người nông dân. 2.2.6. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn trong các làng nghề, trong hoạt động dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ trang trại phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Đối với kinh tế tư nhân cần có chính sách hỗ trợ hướng dẫn tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển vì đây là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ c
Tài liệu liên quan