Sự nhầm lẫn giữa 'of' và 'off'
WORD FORMATION (tiền tố, hậu tố, và các dạng kết hợp từ vựng tiếng Anh)
Sự khác nhau giữa "Look", "See" và "Watch"
Phân biệt speak, say, talk, và tell
Những Lỗi Tiếng Anh Cơ Bản (Phần I)
Các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh
________________________________________
Trong tiếng Anh, khi đã thân mật, người ta gọi nhau bằng tên không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Nếu chúng ta gọi tên người lớn trong tiếng Việt như vậy thì quá "hỗn", nhưng trong tiếng Anh việc gọi tên nhau là bình thường và khi nói tiếng Anh, nếu ta cố tình làm theo kiểu như tiếng Việt thì mới là bất thường.
(ví dụ, nếu JOHN lớn hơn bạn 10 tuổi, bạn kêu JOHN là Brother JOHN để giống tiếng Việt là Anh John thì mới là không giống ai).
Tuy nhiên, trong trường hợp xa lạ, trang trọng bạn phải biết cách thêm danh xưng phù hợp để xưng hô. Bài này đề cập các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kiến thức tiếng Anh tổng hợp hay và hữu ích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những từ tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn
Sự nhầm lẫn giữa 'of' và 'off'
WORD FORMATION (tiền tố, hậu tố, và các dạng kết hợp từ vựng tiếng Anh)
Sự khác nhau giữa "Look", "See" và "Watch"
Phân biệt speak, say, talk, và tell
Những Lỗi Tiếng Anh Cơ Bản (Phần I)
Các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, khi đã thân mật, người ta gọi nhau bằng tên không phân biệt tuổi tác, giới tính.Nếu chúng ta gọi tên người lớn trong tiếng Việt như vậy thì quá "hỗn", nhưng trong tiếng Anh việc gọi tên nhau là bình thường và khi nói tiếng Anh, nếu ta cố tình làm theo kiểu như tiếng Việt thì mới là bất thường.(ví dụ, nếu JOHN lớn hơn bạn 10 tuổi, bạn kêu JOHN là Brother JOHN để giống tiếng Việt là Anh John thì mới là không giống ai).Tuy nhiên, trong trường hợp xa lạ, trang trọng bạn phải biết cách thêm danh xưng phù hợp để xưng hô. Bài này đề cập các danh xưng cơ bản trong tiếng Anh.* Đối với đàn ông:- Ta thêm MR (đọc là /'mistə/ ) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người đàn ông. Trong tiếng Anh, người ta luôn ghi tên trước, chữ lót nếu có và họ sau cùng.+ Ví dụ: MR. FRANK MCCOY hoặc MR MCCOY, không nói MR FRANK. (Ở Việt Nam, chúng ta hay nói Mr Frank cho phù hợp với cách gọi của người Việt: không ai đem họ nhau ra mà gọi ở Việt Nam)- SIR : ông, anh, ngài...bạn muốn dịch sao cũng được, đây chỉ là từ dùng ở đầu câu, hoặc cuối câu, không kết hợp với họ tên gì cả để tỏ ý RẤT lễ phép.- SIR + HỌ hay HỌ TÊN : chỉ dành cho những người đã được Nữ Hoàng Anh phong tước.+ SIR WILLIAM SHAKESPEAR đã được phong tước.* Đối với phụ nữ:- Ta thêm MRS (đọc là /'misiz/ ) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ ĐÃ CÓ CHỒNG. Thường ở các nước nói tiếng Anh, phụ nữ khi lấy chồng sẽ đổi họ theo họ của chồng.+ MRS BROWN = Bà BROWN (chồng bà này họ BROWN)- Ta thêm MISS (đọc là /mis/) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ CHƯA CÓ CHỒNG. Người ta cũng có thể dùng MISS không để gọi một người phụ nữ chưa chồng, tựa như "cô" trong tiếng Việt.- Ta thêm MS (vẫn đọc là /mis/) trước HỌ hoặc HỌ TÊN của người phụ nữ ta KHÔNG BIẾT CÓ CHỒNG HAY CHƯA hoặc không muốn đề cập tình trạng hôn nhân của họ.- MADAM tương đương với SIR, dùng đầu câu hoặc cuối câu tỏ ý RẤT lễ phép với phụ nữ. Thường người ta đọc MADAM là M'AM (bỏ âm D để tránh trùng âm với từ MADAM khác có nghĩa là tú bà)* Đối với tổng thống:- Trường hợp này, ngoài SIR ra, người ta còn dùng cụm từ MR PRESIDENT để xưng hô lịch sự, trang trọng với tổng thống (dĩ nhiên tổng thống là đàn ông).* Đối với quan tòa:- YOUR HONOR = Kính thưa quý tòa* Đối với vua, nữ hòang:- YOUR MAJESTY: kính thưa Đức Vua/Nữ HoàngLưu ý: Tuyệt đối không kêu réo, gây sự chú ý của người nước ngoài bằng từ YOU, như một số người bán hàng rong ở các khu vực đông khách nước ngoài. Từ YOU khi dùng để kêu ai, gây chú ý của ai là một cách dùng khiến người khác rất "nóng mặt", thường dùng khi sắp có đánh nhau (giống như: Ê THẰNG KIA) .Thay vào đó, để gây sự chú ý của đàn ông, ta kêu lớn SIR, đối với phụ nữ ta kêu lớn M'AM (nhớ đừng nói MADAM -tú bà-), đối với phụ nữ trẻ hơn, ta dùng MISS!
Những Lỗi Tiếng Anh Cơ Bản (Phần I)
Tác giả Micheal Swan đưa ra cặp câu sai - đúng..Các bạn hãy so sánh khác biêt sẽ thấy ngay lỗi của câu..Đây là phầm tóm lược nhanh và rất hay trong Bộ sách văn Phạm của Ông Micheal Swan..Sau đây là 35 Lỗi Cơ Bản đầu tiên mà Cụ Micheal Swan nhắc chúng ta nhớ:don't say/write say/writeLook - it rains........ Look - it's raining......It's often raining here....... It often rains here.......When I was 20 I was smoking...... When I was 20 I smoked ........I have seen Louis yesterday....... I saw Louis yesterday.......We're living here since April...... We've been living here since April......I'll phone you when I will arrive. I'll phone you when I arrive........I'm not believing him. ........ I don't believe him........I am born in Chicago. ........ I was born in Chicago.......My sister has 15 years. ....... My sister is 15 (years old).......I have cold in this house........ I am cold in this house.........I can to swim....... I can swim........I must see the dentist yesterday... . I had to see the dentist yesterday...I want go home. ....... I want to go home......I came here for study English....... I came here to study English.......I drove there without to stop. ..... . I drove there without stopping.......Where I can buy stamps? ......... Where can I buy stamps? ........Is ready my new office? ......... Is my new office ready? ........I'm no asleep........ I'm not asleep.........She looked, but she didn't see nothing. She didn't see anything./ she saw nothingWhere is station? Where is the station?My sister is photographer. My sister is a photographer.You speak a very good English You speak very good EnglishThe life is difficult...... Life is difficult......I haven't got some free time today. I haven't got any free time todayEverybody were late....... Everybody was late.......It is more cold today..... It is colder today......It's too much hot in this house. It's too hot in this house.The man which lives here is from Greece. The man who lives here is from Greece.The people in this town is very friendly. The people in this town are very friendly.She never listens me...... She never listens to me.......We went at the seaside on Sunday. We went to the seaside on Sunday.I like very much skiing. I very much like skiing/I like skiing very muchThis soup isn't enough hot..... This soup isn't hot enough......I gave to her my address...... I gave her my address .......I have done a mistake. I have made a mistake.
Phân biệt speak, say, talk, và tell
Đây toàn là những động từ dùng diễn đạt lời nói cả. Nhưng trong trường hợp nào thì dùng SAY, TALK, TELL hay SPEAK. Việc hiểu và dùng đúng không khó, chỉ cần có 1 chỉ điểm. Hy vọng bài viết này (sưu tầm) sẽ giúp ích phần nào cho các bạn khi phân biệt nhóm động từ này.Bạn có thể tra một cuốn tự điển tốt sẽ thấy nhiều nghĩa của speak, say, talk. Thường thì speak, say, talk, và tell ít nhiều có cùng 1 nghĩa là nói, nhưng tùy hoàn cảnh, cách dùng và cấu trúc có khác nhau. Tóm tắt vài nghĩa thường dùng:-Speak thường dùng khi 1 người nói với 1 tập thể-Talk thường dùng khi 2 hay nhiều người đối thoại với nhau-Say theo sau bởi words (cấu trúc: say something to somebody)-Tell thường dùng để truyền tải thông tin (cấu trúc: tell somebody something)Speak:-Speak = talk: He is speaking/talking to John = Anh ấy đang nói chuyện với John.-Speak = tell: Speak to him now = Tell him now.-Speak = nói (một ngôn ngữ): He doesn't speak a word of French = Một chữ tiếng Pháp anh ta cũng không biết.-To speak in public = Nói trước công chúng-Speak for yourself = Hãy nói cho mình, đừng nói hộ người khác: The look on his face speaks volumes about his opinion=Nhìn vẻ mặt ông ta là biết rõ ý kiến của ông.Talk:-Talk about = nói về. Let's not talk about the accident=Đừng nói chuyện về vụ tai nạn.-Talk = chat. Now you're talking (dùng câu này khi người khác có ý hay).-Talkative = nhiều chuyện; talking book = cuốn sách ghi âm dành cho ngưòi mù; talking head = Người đọc tin trên TV hay bình luận.Say:-Say = tell: Say "you want to marry me" = Tell me "you want to marry me"-It's not for me to say = Tôi không phải là người có quyền nói điều đó. Say your piece=Hãy nói rõ chuyện bực mình của anh. You can say that again=I completely agree with you=Tôi đồng ý với anh. (Nhớ cách phát âm: He says /sez/).
Sự khác nhau giữa "Look", "See" và "Watch"
Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn.Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu.Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài.Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng.Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo.Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó.Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.Tương tự chúng ta có ví dụ:- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nóĐiều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó.Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.
WORD FORMATION (tiền tố, hậu tố, và các dạng kết hợp từ vựng tiếng Anh)
Đối với bài tập về ngữ vựng như WORD FORMATION (tạo ra 1 từ phái sinh thì 1 từ cho sẵn) nếu vốn từ chúng ta hạn chế thì chúng ta có thể ... "đoán và điền".Đoán bằng cách học sơ qua các tiền tố (tiếp đầu ngữ), hậu tố (tiếp vị ngữ) hoặc các dạng kết hợp trong tiếng Anh..Không chỉ dừng lại ở đoán, chúng ta sẽ có thể tạo ra những từ mới một cách tự tin hơn.-first- Kết hợp với danh từ chỉ bộ phận cơ thể để tạo trạng từ (adverb) chỉ ý "theo hướng của bộ phận đó"- VD: fall head-first (ngã chúi đầu). When gorillas descend, they do so feet-first, lowering themselves with their arms. (Khi khỉ tuột xuống, chúng tuột chân xuống trước rồi hạ thấp người bằng cánh tay.)-fold1. Với số đếm -> tính từ chỉ gấp bao nhiêu lần- VD: twofold (gấp đôi), fourfold (gấp tư)2. Với số đếm -> tính từ chỉ ý có bao nhiêu thành phần quan trọng.- VD: The aims of the new organization are eight-fold. (Mục tiêu của tổ chức mới có 8 phần.)fore-- Nghĩa là "trước", "phía trước của"- VD: forearm (cánh tay), foredeck (boong tàu phía trước), forefoot (chân trước), forepart (phần trước), forefathers (tổ tiên), foresee (thấy trước), forewarn (cảnh báo trước), foreword (lời nói đầu)Franco-- "Thuộc về Pháp"-free- Với danh từ -> tính từ chỉ ý "không có trong thành phần"- VD: cholesterol-free cooking oil (dầu ăn không chứa cholesterol), meat-free diet (chế độ ăn kiêng không thịt), risk-free investment (sự đầu tư không rủi ro), carefree (vô tư lự), debt-free (không mắc nợ)- Ghi chú: -less cũng có nghĩa là "không có", nhưng khác với -free ở chỗ -less chỉ ý "đáng ra phải có mà không có". VD: careless (bất cẩn, đáng lẽ phải "care" nhưng không "care"), carefree (không "care" gì hết, vô tư lự), a childless couple = 1 cặp vợ chồng không có con (muốn có con mà không có), a childfree couple = 1 cặp vợ chồng không (muốn) có con (không muốn bị con cái ràng buộc)-ful- Với danh từ chỉ vật chứa --> danh từ mới chỉ sự đo lường- VD: a teaspoonful of salt (một muỗng muối), a boxful of chocolates (một hộp đầy sôcôla), mouthful (đầy 1 miệng), handful (đầy 1 nắm tay)full-- "toàn, trọn, hết mức"- VD: full-color (toàn là màu, đầy màu), full-size (cỡ lớn), full-year (trọn năm)geo-- "đất"- VD: geography (địa lý học), geology (địa chất học), geophysics (vật lý học địa cầu)-gon- "góc"- VD: decagon (hình thập giác), polygon (hình đa giác, poly- = nhiều, đa), hexagon (hình lục giác)-graph- chỉ ý "vẽ", "thu", "viết- VD: autograph (chữ ký), photograph (hình chụp)great-- Với danh từ chỉ thành viên trong gia đình -> danh từ mới chỉ thành viên cách hai hay nhiều thế hệ với bạn (chứ không phải danh từ gốc).- VD: great-grandmother (bà cố), great-aunt (bà thím), great-grandson (cháu cố), great-great-great-great-grandfather (????????)haem-- "máu"- VD: haematology (huyết học), haemoglobin (huyết cầu tố)half-- Với danh từ chỉ thành viên trong gia đình --> mối quan hệ không phải cùng cha và mẹ- VD: half-brother (anh/em trai cùng cha khác mẹ (hay cùng mẹ khác cha)-hand1. "tay cầm"- VD: cup-hand (tay cầm tách), gun-hand (tay cầm súng). The blond man held his bloody knife-hand over him. (Gã tóc vàng chĩa tay cầm dao vấy đầy máu vào chàng)2. "người làm"- VD: cowhand (người quản lý bò sữa), factory-hand (người làm trong nhà máy), fieldhand (người làm việc trên đồng)-headed- với tính từ -> "có đầu óc"- VD: big-headed (kiêu ngạo), empty-headed (dốt), hard-headed (cứng đầu), soft-headed (khờ khạo), level-headed (điềm đạm)hetero-- "khác", trái với "homo"- VD: heterodox (không chính thống), heterosexual (tình dục khác giới), heterogeneous (hỗn tạp)hom-, homo-- "đồng, cùng"- VD: homosexual (đồng tính), homogeneous (đồng nhất), homonym (từ đồng âm khác nghĩa)-hood1. Với danh từ chỉ người --> danh từ mới chỉ tình trạng, thời điểm một việc đã kinh qua. Đôi khi nôm na chỉ ý "thời..."- VD: adulthood (tuổi trưỏng thành), bachelorhood (tình trạng độc thân), girlhood (thời con gái), childhood (thời thơ ấu), studenthood (thời sinh viên), wifehood (cương vị làm vợ, sự làm vợ), parenthood (cương vị làm cha mẹ)2. "tình"- VD: brotherhood (tình anh em), sisterhood (tình chị em), neighborhood (tình hàng xóm)hydr-- "nước"- VD: hydrant (vòi nước chữa cháy), hydro-electric (thủy điện), hydro-power (thủy lực), hydrology (thủy học), hydrophobia (chứng sợ nước, phobia- = chứng sợ)hyper-- "quá mức cần thiết", đôi khi dùng như super-- VD: hyper-active child (đứa bé quá hoạt bát), hypersensitive (quá nhạy cảm), hyperdevoted (quá tận tâm)hypo-- "ở dưói"- VD: hypodermic (dưới da, derm- = da)
Những từ tiếng Anh dễ gây nhầm lẫn
Đó là những từ rất dễ gây nhầm lẫn về cách viết, ngữ nghĩa, chính tả hoặc phát âm. . angel (N) = thiên thần. angle (N) = góc (trong hình học) · cite (V) = trích dẫn· site (N) = địa điểm, khu đất ( để xây dựng).· sight (N) = khe ngắm, tầm ngắm; (V) = quang cảnh, cảnh tượng; (V) = quan sát, nhìn thấy· dessert (N) = món tráng miệng· desert (N) = sa mạc; desert (V) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ· later (ADV) = sau đó, rồi thì (thường dùng với động từ thời tương lai)· latter (ADJ) = cái thứ 2, người thứ 2, cái sau, người sau. >· principal (N) = hiệu trưởng (trường phổ thông); (Adj) = chính, chủ yếu.· principle (N) = nguyên tắc, luật lệ· affect (V) = tác động đến· effect (N) = ảnh hưởng, hiệu quả; (V) = thực hiện, đem lại· already (Adv) = đã· all ready = tất cả đã sẵn sàng.
Sự nhầm lẫn giữa 'of' và 'off'
Trong tiếng Anh hiện đại, người ta vẫn thường nhầm lẫn cách dùng giữa hai từ of và off.Ví dụ:Peter took off with the money.Peter đã mất tích cùng với tiền.Nhưng một số người vẫn hay viết thành: "Peter took of with the money."- Of thường xuyên được dùng như giới từ để biểu thị mối quan hệ khác nhau được mô tả trong câu:I always think of him.Tôi luôn luôn nghĩ về anh ta.Give me a cup of water, please.Lấy giùm tôi một cốc nước với.He was a King of England.Ông ấy (đã) là vua của nước Anh.- Off cũng là một từ rất phổ biến với chức năng của một trạng từ và một giới từ.+ Với chức năng trạng từ, off được dùng để mô tả một trạng thái ngưng, hoặc tạm đình chỉ.Ví dụ:Turn off the lights.Tắt hết đèn đi.+ Với chức năng giới từ, off được dùng để chỉ sự tách biệt về mặt vật chất hoặc khoảng cách với cái gì.Ví dụ:Take it off the table.Hãy mang nó ra khỏi bàn.A shop is off the main street.Một cửa hàng cách xa con phố chính
6 bước chinh phục Ngữ pháp Tiếng anh
Chúng ta cần phải nhận thức được rằng trên thực tế, có những bạn có thể không giỏi ngữ pháp nhưng nói vẫn khá tốt và người nghe vẫn hiểu được nhưng những bạn đã nói giỏi tiếng anh thì ngữ pháp của các bạn ý luôn rất vững. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngữ pháp. Không chỉ trong Speaking, mà ngữ pháp còn tham gia vào Writing bởi nếu ngữ pháp dở thì hiển nhiên khi viết câu sẽ sai và sẽ không diễn đạt hết được những ý mà mình muốn show ra. Ngữ pháp quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng có cảm hứng cũng như quyết tâm để chinh phục nó.Vậy đâu ra nguyên nhân?(i) Trong các phần của Tiếng anh thì có thể nói ngữ pháp là phần đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của các bạn nhất. Và tất nhiên nhiều bạn thiếu điều này nên không thể follow nó được hết.(ii) Một vài bạn khác thì chỉ đọc được những quyển ngữ pháp cơ bản và nghĩ rằng nó là đủ và dừng lại. Điều này là sai lầm bởi ngữ pháp tiếng anh rất rộng lớn, chúng ta nên mua/ download trên mạng những tài liệu về ngữ pháp (từ cơ bản đến nâng cao, học thành ngữ tiếng anh, cách dùng câu trong văn viết/ văn nói,…)(iii) Rất nhiều bạn học ngữ pháp không có hệ thống, không khoa học. Mình giả sử việc học từ mới đi chẳng hạn. Nhiều bạn chỉ học bằng cách thấy một từ mới trong sách rồi xem nghĩa của nó trong từ điển để hiểu nghĩa của nó. Hoặc là từ “Many” chẳng hạn, nó có nghĩa là “nhiều” nhưng nhiều bạn chỉ tra từ này là xong, như vậy sẽ không mở rộng được vốn từ, các bạn có thể sử dụng từ điển Anh – Anh để có thể biết thêm các từ đồng nghĩa của nó để mình có thể đa dạng hóa trong cách sử dụng, ví dụ như các từ “Heaps/Bunches of”, “Scores of”, “A flood/mountain of”, … cũng có nghĩa là “nhiều/ rất nhiều” mà lại mang tính hình ảnh rất hay,…(iv) Các bạn chưa có cách học hợp lý. Có nhiều cách học mà có thể nhiều người đã post lên diễn đàn này rồi, mình chỉ muốn đề cập thêm một cách, đó chính là: Study group. Khi học nhóm thì mọi người có thể sửa sai cho nhau, bổ sung kiến thức cho nhau rất hiệu quả mà lại nhớ lâu. Tuy nhiên một nhóm thì không nên quá nhiều người đâu (chỉ tầm 3 – 4 bạn thôi) vì có một idiom là: “Two heads are better than one” mà. Hì. Rất nhiều bạn học một mình với lý do là để tập trung. Điều này đúng trong trường hợp học các môn khác chứ không phải tiếng anh vì Tiếng anh bản chất của nó là một ngôn ngữ, mang tính giao tiếp vì thế khi học mà có sự giao tiếp thực hành thì còn gì bằng!Dưới đây là một vài bước đơn giản bạn có thể áp dụng:Bước 1Lên kế hoạch. Có cái nhìn tổng quát về ngữ pháp Tiếng anh (từ sách giáo khoa hoặc trên mạng). Ghi chú những đặc điểm ngữ pháp quan trong và lên kế hoạch học từng phần trong vài ngàyBước 2Nhận dạng những lỗi thường gặp. Những người nói cùng 1 ngôn ngữ thường mắc những lỗi giống nhau. Ví dụ: người Nga thường gặp rắc rối khi sử dụng “a” và “the”. Hãy tìm ra những phần ngữ pháp mà mọi người thường gặp khó khăn. Và chú ý hơn tới những phần ngữ pháp nàyBước 3Tìm bài tập ngữ pháp. Để học tốt ngữ pháp, bạn cần luyện tập cho tới khi có thể sử dụng dễ dàng. Kiếm một cuốn sách bài