Bảo tàng quốc gia Hàn quốc được xây dựng mới trong những năm gần đây;
được đánh giá là một trong 6 bảo tàng có quy mô lớn nhất thế giới về kiến
trúc xây dựng cũng như sự hiện đại, tối tân của kỹ thuật công nghệ hiện đại
hỗ trợ trưng bày, vận hành và quản lý tòa nhà cũng như các hoạt động
chuyên môn của bảo tàng.
11 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kinh nghiệm xây dựng bảo tàng từ Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc (National Museum of Korea), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kinh nghiệm xây dựng bảo tàng từ
Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc (National
Museum of Korea).
Bảo tàng quốc gia Hàn quốc được xây dựng mới trong những năm gần đây;
được đánh giá là một trong 6 bảo tàng có quy mô lớn nhất thế giới về kiến
trúc xây dựng cũng như sự hiện đại, tối tân của kỹ thuật công nghệ hiện đại
hỗ trợ trưng bày, vận hành và quản lý tòa nhà cũng như các hoạt động
chuyên môn của bảo tàng.
Tổng diện tích bảo tàng khoảng: 307.227m2; diện tích xây dựng: 137.542m2. Chiều
cao công trình 43,08m gồm 6 tầng và có 1 tầng hầm. Kinh phí đầu tư xây dựng bảo
tàng này vào hơn 500 triệu USD. Bảo tàng được thiết kế năm 1995; được xây dựng
trong 8 năm (1997- 2005). Ngày 28 tháng 10 năm 2005, Bảo tàng quốc gia Hàn
Quốc mở cửa đón khách tham quan ở địa điểm mới tại Yongsan (thủ dô Seoul).
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc là bảo tàng hàng đầu của lịch sử cũng như văn hóa
nghệ thuật của Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1945 và là Bảo tàng lớn nhất ở
châu Á.
Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc có 45 phòng triển lãm, tập trung trưng bày trên
11.000 hiện vật quý giá nhất của đất nước Hàn Quốc.
Ở đây còn có một khu triển lãm thường niên dành riêng để giới thiệu lịch sử và văn
hóa các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Việt Nam Đặc biệt, các
nước châu Á đang phát triển cũng có một khu trưng bày riêng. Tại đó, mỗi nước
triển lãm trong thời gian hai năm, luân phiên nhau, đầu tiên là Indonesia. Năm
2008, tại bảo tàng này, đã diễn ra cuộc trưng bày có chủ đề "Nghề thủ công truyền
thống và văn hóa Việt Nam" kéo dài hai năm - là một hoạt động giới thiệu văn hóa
Việt Nam quy mô nhất từ trước đến nay tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc.
Tòa nhà phía Tây của bảo tàng có tên là Yeollin Plaza, đây là cổng vào chính của
bảo tàng. Nóc nhà được thiết kế tạo thành một không gian mở, thoáng, có thể nhìn
xuyên suốt từ ngoài vào phía trong. Với thiết kế này, nó có thể điều chỉnh ánh sáng
một cách trung hòa bên trong bảo tàng.
Hệ thống kính phía trên tòa nhà hấp thụ ánh sáng mặt trời nhưng luôn giữ một
nhiệt độ thích hợp (luôn cân bằng dù giữa mùa đông và mùa hè) cũng như độ sáng
trung bình để rọi vào lối đi phía dưới.
Về kiến trúc: vật liệu kiến trúc của tòa nhà, cũng chỉ là đá, xi măng và kính, nhưng
kiến trúc Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc đem lại cho du khách cảm giác hoành tráng
mà vẫn gần gũi, thân thiện.
Các biện pháp để bảo vệ kho báu bên trong bảo tàng bao gồm kỹ thuật xây dựng để
chịu được cường độ 6.0 Richter động đất. Các trường hợp màn hình hiển thị cho
hiện vật đã được trang bị nền tảng địa chấn-bảo vệ để hấp thụ những cú sốc. Điểm
đặc biệt của bảo tàng này là phía dưới mọi cổ vật trang trí tại đây đều được trang bị
hệ thống chống động đất (dù từ trước đến nay Hàn Quốc chưa bao giờ có động
đất).
Một hệ thống chiếu sáng tự nhiên nhập khẩu sử dụng ánh sáng mặt trời thay vì ánh
sáng nhân tạo và hệ thống thanh lọc không khí được thiết kế để bảo vệ nghệ thuật
và hiện vật của bảo tàng. Bảo tàng được làm bằng vật liệu chịu lửa. Bảo tàng có 3
cấp độ mang ý nghĩa tượng trưng, phía bên trái của bảo tàng đại diện cho quá khứ;
phía bên phải của bảo tàng đại diện cho tương lai. Tầng đầu tiên chứa Thư viện
khảo cổ học có khoảng 4.500 hiện vật từ đá cũ đến thời đại Balhae. Mười phòng
triển lãm bao gồm các bộ sưu tập: Phòng thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới; phòng thời
kỳ đồ đồng và sắt; Phòng Tuổi, Phòng Tiền Tam Quốc, Phòng Goguryeo, Phòng
Baekje, và Phòng Balhae... Thư viện lịch sử có chín phòng: Phòng Hangeul, Phòng
In, Phòng chữ khắc, Phòng tài liệu, Phòng bản đồ, Vua và phòng Triều đại của
ông, Phòng cuộc sống kinh tế-xã hội, Phòng truyền thống suy nghĩ, và Phòng quan
hệ đối ngoại. Tầng thứ hai chứa Gallery Mỹ thuật và Thư viện lưu trữ các Phòng
tranh, Phòng thư pháp, Phòng tranh Phật.
Tầng ba là nhà Fine Arts Gallery II, chứa 630 miếng đại diện cho tác phẩm điêu
khắc Phật giáo Hàn Quốc và Nghề thủ công. Cũng trên tầng ba, Thư viện Nghệ
thuật Châu Á có chứa 970 miếng khám phá những điểm tương đồng và sự phân kỳ
của Nghệ thuật Châu Á cũng như sự hội tụ của nghệ thuật châu Á và phương Tây
thông qua con đường tơ lụa. Tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc còn có một khu
giành cho trẻ em vui chơi khám phá sáng tạo khá hấp dẫn.
Tháp Kwung Cho được coi là biểu tượng của đất nước Hàn Quốc, có tuổi thọ cách
đây 14 thế kỷ, cao 13 mét, nặng 110 tấn được tôn tạo lại được đặt ở vị trí trung
tâm, để bất cứ ai vào bảo tàng đều được chiêm ngưỡng.
Rất nhiều hiện quý giá của Hàn Quốc được trưng bày tại bảo tàng này gồm có: Cổ
vật tượng Phật lớn nhất bảo tàng cao 2,88 mét, nặng 6,2 tấn có từ thế kỷ 10. Một
trong những Bảo vật có giá trị nhất và là niềm tự hào của Bảo tàng quốc gia Hàn
Quốc được đặt trang trọng trong phòng kính có hình tạo dáng đức Phật đang ngồi
thiền có niên đại từ 1.400 năm trước.
Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc ngoài trưng bày cố định, mỗi năm họ còn tổ
chức nhiềuchương trình trao đổi, hợp tác với các bảo tàng nước ngoài, triển
lãm quốc tế với nhiều chủ đề như: "Ai Cập, nền văn minh vĩ đại: Pharaohs và xác
ướp" (2009); "Bảo tàng Hàn Quốc: 100 năm nhìn lại" (một buổi lễ kỷ niệm 100
năm của Bảo tàng Hàn Quốc) (2009); "Các vị thần, anh hùng và con người: Nghệ
thuật và cuộc sống ở Hy Lạp cổ đại" (2010); "Kho báu lộng lẫy: Kiệt tác châu
Âu 1600-1800 từ bảo tàng Victoria và bảo tàng Albert" (2011) v.v Các hoạt
động này thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng. Là một quốc gia khá phát
triển ở châu Á, Hàn Quốc đồng thời là quốc gia rất chú trọng các hoạt động của
bảo tàng. Riêng thủ đô Seoul đã có tới hơn 100 bảo tàng, nhưng Bảo tàng quốc gia
Hàn Quốc mấy năm gần đây vẫn được coi là một trong những địa điểm du lịch hấp
dẫn nhất của nước này, thu hút tới hàng triệu lượt khách du lịch thăm quan mỗi
năm. Năm 2009, Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc đứng đầu châu Á và xếp thứ 10
trong danh sách 10 bảo tàng có nhiều khách thăm quan nhất thế giới với trên 2,7
triệu người; và là quốc gia ở châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này. Đây là
kết quả điều tra do Tạp chí “Art Newspaper”, một trong số các tạp chí chuyên về
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và bảo tàng của Anh đưa ra.
Một phòng trưng bày trong Bảo tàng
Từ cách làm đạt được hiệu quả mà Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc đã thực hiện trong
mấy năm qua; có nhiều điều mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Việt Nam) có thể tham
khảo, học hỏi. Một trong những điều quan trọng nhất, làm nên sự hấp dẫn đầu
tiên:bảo tàng quốc gia- phải là một trong những công trình văn hóa tiêu biểu
và quan trọng bậc nhất của đất nước. Là một bảo tàng, nhưng thực sự Bảo tàng
Quốc gia Hàn Quốc là một tổ hợp trung tâm văn hóa khá hoàn thiện. Bên cạnh
không gian dành cho việc trưng bày và khu vực hành chính, tích hợp trong bảo
tàng còn có 1 thư viện với hàng vạn đầu sách và CD, 1 auditorium phục vụ hội
thảo và biểu diễn, 1 trung tâm giáo dục với nhiều phòng học phục vụ mọi đối
tượng. Rất nhiều hoạt động giành cho nhiều đối tượng được tổ chức tại bảo tàng.
Và quan trọng hơn cả là chất lượng phục vụ, chất lượng của mọi hoạt động đều
được chú trọng.
Khu bảo quản hiện vật của Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc.
Đến nay, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc vẫn đứng thứ 6 thế giới về quy mô công
trình và được coi là một trung tâm nghiên cứu văn hóa và bảo tàng học hàng đầu
của khu vực Đông Á.
Tại đây, chúng ta có thể học hỏi bạn từ hoạt động đặc trưng nhất của bảo tàng. Đó
là cách Trưng bày của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc tương đối chặt chẽ, kết hợp
giữa trưng bày theo bộ sưu tập và tiến trình lịch sử. Họ sử dụng những thủ pháp
trưng bày lấy hiện vật làm trung tâm, ánh sáng là phương tiện chính dựa trên
những công nghệ tiên tiến nhất về xử lý độ ẩm, nhiệt độ và bảo đảm an ninh. Cách
tổ chức không gian trưng bày cũng rất hợp lý, có nhiều khoảng không gian xanh
được giữ lại tạo chỗ nghỉ ngơi, giải trí cho người tham quan. Trong bảo tàng, họ bố
trí bồn hoa, chậu cỏ khắp nơi; cây cối ít bị uốn tỉa, tạo cảm giác tự nhiên, thân
thiện; bảo tàng gần gũi như một công viên.
Từ góc độ nhìn nhận của cá nhân, tôi thấy một số điều cơ bản mà chúng ta nên học
tập, vận dụng từ Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc:
- Được xây dựng là một Bảo tàng có quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, tiêu biểu cho
nền văn hóa của đất nước; được áp dụng sử dụng tối đa tiến bộ khoa học kỹ thuật
và thành tựu công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động trưng bày, cũng như hoạt
động khác của bảo tàng.
- Là công trình có kiến trúc đẹp, hấp dẫn, hài hòa cảnh quan và môi trường, thu hút
được sự chú ý của công chúng.
- Hệ thống trưng bày, cách trưng bày hiện vật theo phong cách hiện đại nhưng đặc
biệt trân trọng, làm nổi bật hiện vật, tạo cho chúng thực sự sống động.
- Việc thiết kế và trưng bày hiện vật trong bảo tàng phải phát huy được hết công
năng sử dụng, tạo ra nhiều hoạt động hữu ích làm cho bảo tàng thật sự gắn bó, cần
thiết với con người; quan tâm đến lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước,
đem lại lợi ích cho họ; dạy họ tự hào về truyền thống lịch sử- văn hóa; từ đó nâng
tầm quảng bá của bảo tàng: bảo tàng- chính là hình ảnh sinh động của đất nước
chúng ta được thu gọn.
Minh Vượng (tổng hợp)