nhiều thông điệp của tổ tiên đã được gửi đến tận chúng ta
ngày nay thông qua các trống đồng. Ngoài tạo dáng, âm
thanh, giá trị biểu tượng, di sản công nghệ cổ đại các trống
đồng còn truyền tải trên mặt, trên tang, trên quai và trên thân
trống cả một hệ thống hình tượng về đời sống, tôn giáo
nguyên sơ, hệ động vật bản địa, lối kiến trúc nguyên
khai và nhất là những lễ hội tưng bừng của người Việt cổ.
14 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lễ hội tưng bừng cách đây hơn 2000 năm trên mặt trống đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những lễ hội tưng bừng
cách đây hơn 2000 năm
trên mặt trống đồng
Rất nhiều thông điệp của tổ tiên đã được gửi đến tận chúng ta
ngày nay thông qua các trống đồng. Ngoài tạo dáng, âm
thanh, giá trị biểu tượng, di sản công nghệ cổ đạicác trống
đồng còn truyền tải trên mặt, trên tang, trên quai và trên thân
trống cả một hệ thống hình tượng về đời sống, tôn giáo
nguyên sơ, hệ động vật bản địa, lối kiến trúc nguyên
khaivà nhất là những lễ hội tưng bừng của người Việt cổ.
1 / Trống đồng Đông Sơn – di sản tuyệt vời của văn minh
Việt cổ
Chắc chắn chúng ta đều tự hào về TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG
SƠN. Đó là báu vật tuyệt vời mà tổ tiên để lại cho hậu thế
thừa kế. Như đã biết: nền văn minh Đông Sơn cổ đại đang
vươn tới đỉnh cao lung linh cách đây hơn 2000 năm thì đột
ngột đứt đoạn bởi cuộc xâm lăng tàn bạo đến từ phương Bắc.
Kể từ đó, dân tộc ta phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc
tăm tối trước khi giành lại độc lập nhờ vị anh hùng dân tộc
Ngô QuyềnQuá khứ vĩnh viễn lùi xa. Nhưng hào quang
của tổ tiên thì lấp lánh mãi: những trống đồng Đông Sơn
tuyệt đẹp vẫn còn lại với con cháu Việt tộc, bất chấp vô vàn
thử thách nghiệt ngã của thời gian, thời tiết, chiến tranh, khí
hậu và sự lãng quên
Rất nhiều thông điệp của tổ tiên đã được gửi đến tận chúng ta
ngày nay thông qua các trống đồng. Ngoài tạo dáng, âm
thanh, giá trị biểu tượng, di sản công nghệ cổ đạicác trống
đồng còn truyền tải trên mặt, trên tang, trên quai và trên thân
trống cả một hệ thống hình tượng về đời sosongs, tôn giao
nguyên sơ, hệ động vật bản địa, lối kiến trúc nguyên
khaivà nhất là những lễ hội tưng bừng của người Việt cổ.
2 / Những thông điệp kỳ diệu.
Quả là thời ấy vô cùng xa xăm nhưng không hề tăm tối. Định
danh Văn minh Đông Sơn là hoàn toàn hợp lý. Sẽ rất nhiều
cách để chứng minh, trong đó có vấn đề tạo hình hoa văn và
tài nghệ bố cục. Hẳn phải là cấp bậc thiên phú mới có thể tạo
ra kết cấu tổng thể thông minh đến vậy trên mặt trống tròn,
chạy suốt tang trống vồng cong hay chia ô kết nối trên thân
trống. Rất nhiều họa tiết mang tính hình tượng đơn lẻ cho đến
biểu tượng bao trùm. Đó là mặt trời – ngôi sao bao giờ cũng
với tổng số cánh chẵn. Đó là những đàn hươu nai đang bước
thong dong, những đàn chim xòa cánh bay lượn hàng nối
hàng, những đoàn người nhảy múa tưng bừng mừng lễ hội,
những nhà sàn sung túc ấm no, những dàn trống vang rền hay
những đoàn thuyền độc mộc nối đuôi vòng quanh tang
trốngTất cả đều tuân theo một kết cấu phân tầng nhưng
hướng tâm hết sức thống nhất và chặt chẽ đến lạ kỳ. Mặt trời
tỏa sáng cho muôn loài bao giờ cũng ở chính tâm mặt trống,
được đúc nổi dày dặn, với số cánh chắn và cạnh thẳng dứt
khoát. Bao quanh là những vòng hào quang đồng tâm mà
chim muông hay hươu nai bao giờ cũng ở vòng ngoài để ưu
tiên cho cảnh lễ hội của con người ở vòng trong. Tất cả đều
hướng theo một chiều quy ước từ trái sang phải (hoặc gọi là
ngược chiều kim đồng hồ). Gián cách cho những vòng chứa
đầy người, chim, thú ấy là những dải hoa văn hình học mảnh
mai, liên tục lặp lại nhịp nhàng.
Từng có một tâm lý khá phổ biến trong mỗi chúng ta là nỗi
buồn u uất bởi những mất mát vô tận về vật chất và truyền
thống trong suốt chiều dài lịch sử nhiều tang tóc cũng như tai
ương của người Việt. Có người còn oán thán về sự kế thừa
những di sản kiến trúc bé bỏng, nhỏ nhoi, rải rác khắp các
làng quê Việt cũng như “Những mảnh vụn của tinh hoa và ký
ức”. Họ chưa hẳn đã sai. Nhưng nỗi buồn bất tận thì không
đúng. Nhiều dân tộc khác ở hoàn cảnh tương tự đã phải chịu
biến mất không tăm tích. Nhưng quốc gia của người Việt vẫn
luôn còn, hiên ngang, bền bỉ, khiêm tốn nhưng oanh liệt.
Người Việt vẫn vui chứ không buồn tủi quá mức. Người Việt
đã từng khéo léo và tinh tế tột bậc khi chế tạo trống đồng. Ở
cái thời mông muội hoàn toàn không có bất cứ máy móc nào,
phải đành thủ công, khuôn đất, lò đất, củi lửa rừng mà tất cả
hoa văn vẫn nét căng, chi tiết cặn kẽ, không một hình thừa
hay thiếu, nối cả vòng dày đặc chi tiết mà không nhỡ hình
nào, không hề vá víuTất cả đều xoay vòng, hướng tâm một
cách nghiêm cẩn, rạch ròi nhưng vẫn sinh động đến tràn trề
sức sống !
3 / Nhứng lễ hội tưng bừng.
Soi xét kỹ vào những hình tượng diệu kỳ trên mặt các trống
đồng Đông Sơn, chúng ta có thể thấy tổng thể cuộc vui bất
tuyệt của một làng Việt thời cổ xưa nhất. Đó là nhóm trống
thuộc loại tinh túy: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Cổ Loa I, Sông
Đà, Khai Hóa cho đến Bản Thôm hay Quảng XươngChỉ
trong một vòng hoa văn khép kín thội, thế mà diễn ra đủ đầy:
2 nhóm vũ công kiêm nhạc công, 2 nhóm đánh trống đồng
trên sàn, 2 tốp giã gạo, 2 nhà sàn lớn với vì nóc vươn dài, 2
nhà sàn kho mái vồng, những đôi chim hay gà hay “khủng
long” thì phải, đang chiễm chệ trên nóc nhà sàn lớn. Có khá
nhiều loại “việc”: nào nhảy múa, nào giã gạo, nào đánh trống
trên sàn hay chơi “trồng nụ, trồng hoa” trong nhà (trò chơi cổ
xưa nhất này đến giờ vẫn được trẻ con chơi nhiều ở miền
quê) hoặc đánh cồng trong nhà sàn kho. Bố cục có khoảng
ken dày như đoạn “giã” trống trên sàn, có chỗ gần như kín
đặc chi tiết như 4 chiếc nhà sàn, có khi lại doãng ra cho 2
khoảng nhảy múa. Hình tượng khắc họa tinh tế đến mức sau
hơn 20 thế kỷ, ta vẫn có thể đoán được các vũ công cắm xòe
lông chim trên đầu đang cầm khèn, chuông, sênh, phách, giáo
mác, rìuẤy là bởi khi tạo ra hình họa tiết trên diện tích vô
cùng nhỏ hẹp (chỉ cao 5 -7 cm là cùng), bằng loại dụng cụ
thô sơ cầm tay, các nghệ nhân xưa buộc phải hình học hóa
sao cho vẫn giữ được dáng vẻ thực, đành tối giản hóa nhưng
phải giữ được các chi tiết cốt lõi nhất. Các khoảng hở cũng
tùy chỗ mau hay thưa nhưng nhịp nhàng, không trùng lặp
nhàm chán bởi tạo dáng phong phú, các tư thế tưởng như
giống nhau nhưng chi tiết lại khác biệt.
Nếu phân loại, ta có thể tìm thấy ở đây các kiến trúc, công
cụ, nhạc cụ, trang phục, vũ khíNếu phân vị trí, ta sẽ thấy
kẻ nhảy múa hay giã gạo dưới đất, kẻ “giã trống” trên sàn cao
hay người đứng, kẻ ngồi trong nhà. Đấy là chưa kể những
người ngồi trên thuyền vòng quanh tang trống hay các chiến
binh cầm rìu, giáo múa quanh thân trống. Chỉ xét riêng dáng
tạo múa, ta sẽ thấy có dáng vươn cao – 2 tay cùng nâng 1
khèn, có dáng tay chuông – tay lục lạc quay về một bên, có
dáng tay sáo – tay sênh (hay phách) dang ra 2 bên, lại có
dáng tay này cầm giáo, tay kia tù và sùng trâu. Nhạc cụ
không chỉ có trống đồng, khèn, chuông mà còn có cả trống
da, trống khẩu, sáo, cồng, lục lạc, sênh phách
Thử thả hồn tưởng tượng một chút, ta sẽ thấy cả làng Việt
đông đúc tụ tập trên khoảng sân hay ruộng rộng rãi trước khu
nhà sàn. Tiếng trống đồng theo dàn rền vang, tiếng khèn sáo
réo rắt, tiếng chuông ngân nga, tiếng sênh phách nhịp đều
theo nhịp nhảy, tiếng chày giã xuống cối xen lẫn cả tiếng hát
hò nữa chứ ! Ngay từ thuở ấy, sử sách đã ghi nhận đồng bằng
sông Hồng trù phú, người Việt làm ruộng lúa nước với năng
suất cao (một người làm, 3 người ăn), lễ hội vui tưng bừng
với từng đoàn con gái đi “bắt chồng” (thời mẫu hệ mà).
4 / Tổ tiên trao gửi mùa xuân đến tận chúng ta ngày nay.
Quả thật vẫn còn nhiều tranh cãi về thời điểm hội làng của
người Việt cổ. Nhưng hình ảnh lễ hội điển hình trên mặt
trống đồng thời Đông Sơn rõ ràng là nhộn nhịp tưng bừng.
Cả làng đổ ra hò reo nhảy múa. Lễ hội không chỉ vui mà còn
thiêng liêng dưới ảnh mặt trời rực rỡ, với cả trò “trồng nụ
trồng hoa” để cầu sinh sôi nảy nở. Nếu rút gọn chiều dài lịch
sử lại còn một năm thì thời Đông Sơn chính là mùa xuân của
dân tộc. Thật cảm động vô cùng khi chúng ta còn được nhìn
rõ mồn một hết thảy mọi chi tiết của một ngày hội làng cách
đây hơn 2000 năm. Biết phải cảm ơn đến thế nào đây, hỡi
những nghệ nhân tài hoa tuyệt đỉnh của dân tộc, ngay từ thuở
hồng hoang, đã khắc họa hoàn hảo những lễ hội cực kỳ sinh
động ! Và kỳ diệu hơn nữa, bất chấp mọi phá hủy tàn bạo của
kẻ thù, mọi hoen gỉ bởi khí hậu, mọi quên lãng của thời gian,
sau hơn 20 thế kỷ, tổ tiên vẫn trao gửi được tới chúng ta ngày
nay những chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp đẽ kỳ diệu cùng
với hình ảnh lễ hội tưng bừng và bất diệt của ngàn xưa.