Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu

1. Mở đầu Biến đổi khí hậu là một khái niệm được nhắc đến nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà những tác động của nó không nhằm riêng khu vực nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và quan tâm đến điều này, thậm chí, còn rất bàng quan. Một thực tế cho thấy trong giới trẻ - tương lai của đất nước, là thế hệ chúng ta đang chờ mong và hi vọng lại rất mơ hồ về những vấn đề này. Trong nhà trường, một môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi nhưng lại chưa phát huy được những lợi thế đó. Môn học Địa lí có một lượng kiến thức không nhỏ liên quan đến vấn đề môi trường, song việc chuyển tải chúng còn quá mờ nhạt. Đây là sự bỏ lỡ cần xem xét lại vì bản thân khoa học Địa lí đã bao hàm các vấn đề này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 74-80 NHỮNG LỢI THẾ CỦA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Võ Thị Vinh Trường Đại học Vinh E-mail: vothivinh.dhv@gmail.com Tóm tắt. Đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và ý thức là các nhiệm vụ của một bài học. Trong thực tế dạy học hiện nay mục tiêu về giáo dục ý thức thường không được chú trọng nhiều và nhiều khi còn bị lãng quên. Bài báo này đề cập đến những lợi thế của môn Địa lí, sự cần thiết và nêu ra một số cách thức để nâng cao hiệu quả về mục tiêu giáo dục về biến đổi khí hậu ở phổ thông hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, biến đổi khí hậu, kiến thức, kĩ năng, môn Địa lí. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu là một khái niệm được nhắc đến nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà những tác động của nó không nhằm riêng khu vực nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và quan tâm đến điều này, thậm chí, còn rất bàng quan. Một thực tế cho thấy trong giới trẻ - tương lai của đất nước, là thế hệ chúng ta đang chờ mong và hi vọng lại rất mơ hồ về những vấn đề này. Trong nhà trường, một môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi nhưng lại chưa phát huy được những lợi thế đó. Môn học Địa lí có một lượng kiến thức không nhỏ liên quan đến vấn đề môi trường, song việc chuyển tải chúng còn quá mờ nhạt. Đây là sự bỏ lỡ cần xem xét lại vì bản thân khoa học Địa lí đã bao hàm các vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu 2.1.1. Địa lí là khoa học nghiên cứu về không gian lãnh thổ Việc nghiên cứu về các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ cho phép chúng ta hiểu được những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng, miền trên Trái Đất. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ ra rằng các thành phần đó có những đặc điểm khác nhau ở những khu vực khác nhau. Ví dụ, khí hậu nóng khác khí hậu ôn hòa và khí hậu lạnh về các yếu tố như: nhiệt, ẩm, lượng mưa, bốc hơi,. . . Sự khác biệt đó cũng tạo nên sự khác nhau trong cách thức, mức độ tác động lên chúng của con người. Do lịch sử khai thác lãnh thổ, trình 74 Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục... độ phát triển của lực lượng sản xuất. . . mà hiện trạng các không gian lãnh thổ trên Trái Đất đã không còn phát triển theo quy luật của nó, trong đó rõ rệt nhất là các thành phần tự nhiên. Khoa học Địa lí cho phép chúng ta nhìn rõ sự biến đổi về môi trường nói chung và khí hậu nói riêng của các khu vực trên thế giới như bão, lũ, lốc xoáy, tăng nhiệt, băng tan. . . trong trường hợp này kiến thức địa lí chính là kiến thức về môi trường. Với những loại bài và dạng kiến thức này giáo viên nên giáo dục về biến đổi khí hậu bằng chính kiến thức địa lí và học sinh được nhận thức vấn đề này dưới góc độ địa lí thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân phạm vi, mức độ, đặc biệt là sự khác nhau ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Nhận biết thực trạng và hậu quả trên họ sẽ có những hành vi, cách tác động đến môi trường tích cực theo hướng bền vững. Ví dụ, vì sao ngày xưa Thành phố Hồ chí Minh rất ít khi bị lũ lụt thế nhưng những năm gần đây người dân thật khổ sở với các đợt lũ lụt trong thành phố, hoặc theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. Các núi băng ở dãy Hymalaya cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm. Với những ví dụ từ thực tế trên thế giới cũng như ngay tại địa phương mình, mỗi học sinh sẽ tự thấy trăn trở và thực sự cần thiết phải hành động. 2.1.2. Khoa học Địa lí nghiên cứu các mối liên hệ trong không gian trong đó chú trọng các mối liên hệ nhân quả Một trong những quy luật địa lí tạo nên tên tuổi của nhà khoa học nổi tiếng Kalexnik chính là quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Quy luật này nói rằng các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động tương hỗ, ràng buộc không tách rời nhau trong một thể thống nhất, một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi cả toàn bộ hệ thống. Thực tế cho ta thấy, chúng ta đã không tuân theo quy luật này, con người đã tác động vào thiên nhiên theo ý muốn chủ quan và thiên nhiên đã biến đổi theo hướng ngày một xấu đi trầm trọng và kéo theo nó là cả một hệ lụy rất bất lợi cho chúng ta như: + Mực nước biển đang dâng lên; + Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ; + Những đợt nắng nóng gay gắt; + Bão lụt; + Hạn hán; + Dịch bệnh; + Các tác hại đến kinh tế; + Chiến tranh và xung đột; + Mất đa dạng sinh học; + Các hệ sinh thái bị phá hủy. Như vậy sự thay đổi các hiện tượng tự nhiên không đơn giản là sự thay đổi của chính nó mà đã tác động rất sâu sắc đến các thành phần khác. Đối với các mối liên hệ nhân quả 75 Võ Thị Vinh địa lí như trên giáo viên nên nêu ra các nguyên nhân để các em đi tìm các hậu quả hoặc nêu ra hậu quả để các em tìm nguyên nhân, các vấn đề này chúng ta tổ chức các hoạt động dạy học bằng các thực tế địa phương để các em được trải nghiệm và tự đưa ra các hướng giải quyết cho các hậu quả trên. Việc xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ chi phối giúp học sinh hiểu có cách nhìn toàn diện, tổng hợp và sẽ có được những hành vi và tác động tích cực hơn đối với môi trường xung quanh cũng như sẽ có được ý thức trong việc xây dựng môi trường bền vũng ngay tại địa phương mình bằng những hành động thiết thực cụ thể. 2.1.3. Kiến thức Địa lí có sự tích hợp với kiến thức giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu Một lợi thế cho thấy, kiến thức Địa lí có sự tích hợp với kiến thức về môi trường và giáo dục về biến đổi khí hậu. Tùy theo cấp học, lớp học mà sự tích hợp đó mà sự tích hợp đó có những mức độ khác nhau. Ở Tiểu học, kiến thức về môi trường được thể hiện thông qua những sự vật, hiện tượng tự nhiên bao quanh môi trường sống của các em. Đến cấp trung học cơ sở, sự tích hợp đã rõ hơn và được thể hiện thông qua các bài địa lí các châu lục, khu vực. Dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp việc tích hợp với kiến thức về môi trường, nhất là sự biến đổi khí hậu đều có trong các bài địa lí. Đến trung học phổ thông, cấp học mà học sinh đã có sự trưởng thành trong mọi mặt, nhất là nhận thức và tâm sinh lí, đặc biệt sự biến đổi về môi trường nói chung và khí hậu nói riêng theo hướng nào phụ thuộc rất lớn vào hành vi, ý thức tác động đến môi trường nên việc lồng ghép kiến thức với dung lượng nhiều đã được các nhà khoa học chú trọng. Lượng kiến thức về môi trường và sự biến đổi khí hậu nhiều khi là cả bài địa lí (bài 41, 42, Địa lí lớp 10) Nội dung toàn bài nêu lên những vai trò chức năng của môi trường cũng như sự tác động của con người và hậu quả của những tác động đó, nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc tích hợp đó còn được thể hiện trong sự thay đổi một số bài, câp nhật các thông tin mới nhất. Ví dụ bài 20, 21 của Địa lí lớp 10. Đây là kiến thức hoàn toàn mới với việc đưa vào các quy luật địa lí và các ví dụ thực tế về biến đổi về môi trường và khí hậu đã thấy rõ được sự tích hợp cần thiết và ý nghĩa này. 2.1.4. Các phương tiện kĩ thuật đã hổ trợ cho môn Địa lí trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu Ngày xưa, trong dạy học các phương tiện còn rất thô sơ và thiếu thốn nên việc giáo dục về môi trường và biến đổi khí hậu rất khó khăn, học sinh rất khó hình dung và tư duy về các khái niệm như phát triển bền vững, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, eninol, lanina. . . Ngày nay, các em đã dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp cận những kiến thức này. Bằng các đoạn video clip, âm thanh, hình ảnh sống động được xây dựng phù hợp cho từng cấp học, lớp học, từng nội dung giáo dục khác nhau với thời lượng vừa đủ để các em tiếp nhận thông tin nên việc giáo dục về biến đổi khí hậu dễ thấm sâu hơn trong nhận thức của học sinh qua các bài địa lí. Các em không thể bàng quan khi xem hình ảnh về việc đói kém, bệnh tật, chổ ở thiếu thốn do biến đổi khí hậu mang lại. Hơn thế, việc tự đặt câu hỏi cho 76 Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục... các hậu quả như sự biến mất của một số thành phố và các vùng sinh sống của động vật đã trở thành những vấn đề kích thích các em tham gia giải quyết các hậu quả. Như vậy, cùng lúc bài học đạt được mục về ý thức và rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyét các vấn đề thực tiễn đặt ra cho lứa tuổi học sinh. 2.1.5. Xu hướng toàn cầu đang góp phần kích thích tính vì cộng đồng trong mỗi học sinh Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của mỗi nước, mỗi khu vực mà nó là vấn đề chung của toàn cầu. Dù ở đâu chúng ta cũng đã thấy hậu quả của nó. Đây là một thực tế đòi hỏi sự chung tay, chung sức của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thương mại như WTO, EU, AFTA, ASEAN. . . ngoài ý nghĩa về liên kết kinh tế xã hội còn là nơi thực hiện một mục tiêu chung cho toàn nhân loại đó là góp phần chống biến đổi khí hậu. Các hội nghị, các hội thảo diễn ra liên tục hàng năm giữa các bên, đưa ra các điều luật chung về môi trường, biến đổi khí hậu như Hội nghị tại Copenhagen 1991(Đan Mach) về chống biến đổi khí hậu hoặc các chương trình hành động giữa các quốc gia, Hội nghị nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu lần thứ nhất đã được tổ chức tại thủ đô Bangkok vào cuối tháng 3/2010. Cũng với ý nghĩa đó, các dự án hợp tác đầu tư giữa các nước nhất là trong lĩnh vực xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên các thông số về môi trường đã được định lượng cụ thể về mức độ tác động đến và được xây dựng thành các chỉ tiêu để đánh giá. Đặc biệt là việc xuất hiện các nhãn mác thể hiện sự thân thiện với môi trường, mức độ tác động đến môi trường. . . đã giúp khách hàng có những cách nhìn mới từ đó ý thức trách nhiệm với môi trường đã trở thành một làn sóng lan tỏa trong mỗi con người trên toàn thế giới khi nó được nhân rộng. Học sinh là những chủ nhân của tương lai và hiểu hơn ai hết về ý nghĩa của tính cộng đồng trong việc vì sự phát triển bền vững chung cho toàn nhân loại và cũng chính họ sẽ trả lời được các câu hỏi liên quan đến sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu như hiện nay. 2.2. Thực trạng giáo dục về biến đổi khí hậu ở các trường phổ thông hiện nay 2.2.1. Giáo viên Địa lí không phải là các nhà môi trường hay nhà khí hậu học nên tính mục đích trong giáo dục chưa được quan tâm Đây là một yếu thế mà chúng ta dễ nhận thấy bên cạnh lợi thế mà kiến thức địa lí mang lại. Chúng ta có được những lợi thế nhưng chúng ta chưa thực sự chú trọng việc chuyển tải nó nên việc cân đối và linh hoạt trong giáo dục về biến đổi khí hậu không có hiệu quả cao. Các giáo viên chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức địa lí mà trong đó có bao hàm cả phần kiến thức về môi trường và sự biến đổi về khí hậu chứ không xem trọng ý nghĩa về giáo dục ở trong đó mà đáng ra họ có thể cân đối linh hoạt để có thể vừa đảm bảo được cả hai mục tiêu về kiến thức và giáo dục 77 Võ Thị Vinh 2.2.2. Giới hạn về thời gian là một rào cản rất lớn hạn chế việc giáo dục về biến đổi khí hậu Việc lên lớp để hoàn thành các kiến thức bài học là nhiệm vụ chung và chủ yếu của các giáo viên. Tuy nhiên nhiệm vụ đó thành công ở mức độ nào lại là kết quả riêng của từng giáo viên. Với thời lượng 45 phút cho một tiết học chỉ đủ để chúng ta chuyển tải kiến cơ bản và rất khó để chúng ta chuyển tải các thông tin khác hoặc ý tưởng khoa học khác. Đối với Địa lí, môn học có rất nhiều phương pháp và hình thức để giáo dục về biến đổi khí hậu như: đóng vai, thảo luận, tổ chức các trò chơi, câu lạc bộ, tham quan, các ý tưởng nhỏ. . . thế nhưng để làm được những điều này trong một tiết học là rất khó mặc dầu hiệu quả của nó cao hơn nhiều so với việc truyền thụ kiến thức thông thường. Cùng với việc khống chế về thời gian là mức độ tham gia của các giáo viên trong việc giáo dục về các biến đổi khí hậu, điều này thể hiện ở việc soạn giáo án, phương pháp vận dụng, hình thức dạy học và các yếu tố tác động khác trong quá trình dạy học. Những hạn chế của bài giảng trong việc giáo dục về môi trường nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng có phần lớn nguyên nhân từ việc hạn chế về thời gian 2.2.3. Phương tiện, thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ Như trên đã phân tích, trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng hiện nay, các phương tiện, thiết bị dạy học đã góp phần rất lớn vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, ở các địa phương khác nhau mức độ ứng dụng cũng khác nhau nên không thể đưa ra được một hình thức chung trong giáo dục về biến đổi khí hậu mà chỉ dựa vào khả năng của từng giáo viên. Thực tế hiện nay trên địa bàn cả nước, ngoài một số các trường phổ thông có điiều kiện đầu tư thì vẫn còn nhiều các trường phổ thông các phương tiện thiết bị còn rất hạn chế, thiếu và yếu. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc vận dụng những kênh hình mới trong dạy học, một kênh thông tin có hiệu quả cao trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu. Ví dụ: Khi hình thành khái niệm “Hiệu ứng nhà kính”, thông thường giáo viên đưa về các dấu hiệu về hiệu ứng nhà kính và lần theo đó để hình thành khái niệm. Cũng với khái niệm này học sinh được quan sát về những biểu hiện, nguyên nhân cũng như hậu quả của nó qua các hình ảnh, quá trình được các nhà khoa học xây dựng bằng các đoạn video clip với thời lượng vừa đủ, các giáo viên chỉ việc lần theo để đặt các câu hỏi thì khả năng tư duy cũng như hiệu quả về giáo dục cao hơn rất nhiều. 2.3. Một số gợi ý để nâng cao hiệu quả giáo dục về biến đổi khí hậu bằng các bài Địa lí 2.3.1. Xem việc giáo dục về sự biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ quan trọng việc dạy - học Địa lí Khi mỗi giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh thì chính họ sẽ có được những kế hoạch, dự định cho một bài học địa lí với ý nghĩa trên. Đầu tiên là việc xem xét, phân tích nội dung. Tùy vào nội dung kiến thức của 78 Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục... từng bài địa lí mà khả năng tích hợp có sự khác nhau về mức độ. Có các mức độ kiến thức sau: - Chỉ một phần kiến thức có liên quan, ví dụ mục 1 (Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ozon) trong mục II bài 3 của chương trình Địa lí lớp 11. Đây là kiểu tích hợp nhiều nhất trong chương trình địa lí ở phổ thông. Với kiểu kiến thức này chúng ta không quá lạm dụng nhưng cũng phải biết cách tận dụng để giáo dục về biến đổi khí hậu như: Cách thức tổ chức để lĩnh hội các kiểu kiến thức này có hiệu quả là cho giáo viên lập sẵn các dàn ý dưới dạng các câu hỏi theo thứ tự, sau đó cho các em xem video, hoặc các hình ảnh về các hiện tượng như mưa axit, thủng tầng ozon, lũ lụt, băng tan. . . và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn có mục đích. - Cũng là tích hợp kiến thức, kiểu thứ 2 thường kiến thức giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu chiếm khoảng 1/2 kiến thức bài địa lí, ví dụ bài 41 - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bài 20 – Quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Đây là kiểu kiến thức đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để ý nghĩa về giáo dục đạt kết quả cao. Với dạng bài này giáo viên có thể thay đổi vai trò linh hoạt: Vừa có thể là nhà địa lí, vừa là nhà giáo dục môi trường khí hậu. Với các vai trò đó chúng ta có thể thay đổi hình thức, phương pháp dạy học để giờ học đạt hiệu quả cao hơn. 2.3.2. Tổ chức dạy học bằng thực tế địa phương Đây là một hình thức dạy học đem lại ý nghĩa cho bài học địa lí khi nó thực sự gắn liền với thực tiễn địa phương. Các em ngoài được lĩnh hội tri từ thực tế địa phương, được trải nghiệm với thực trạng. chính thực tiễn này sẽ giúp các em hiểu sâu hơn lí thuyết, không có hiệu quả nào cao hơn khi các em được giáo dục ngay tại nơi đang diễn ra các vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu. Để thực hiện được hình thức này giáo viên phải chú tâm vào một số vấn đề sau: - Liệt kê các vấn đề về biến đổi khí hậu tại địa phương như: bão, lũ, các, hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu. . . Lựa chọn các vấn đề này với kiến thức địa lí liên quan trong các bài, chương, cân đối chúng để tạo nên sự hài hòa của bài học. - Sưu tầm các tranh ảnh, video, mô hình, sơ đồ có liên quan ở địa phương để các em có thể dễ tri giác. - Thiết kế các hoạt động học tập, thảo luận với các chủ đề cụ thể cho từng nhóm. - Có thể cho các em thể hiện kiến thức bằng các hình thức khác nhau như: đóng vai, diễn kịch, hát, thi, kể chuyện. . . nhằm nâng ý kiến chủ quan của các em qua các kiểu kết luận của các chủ đề trên. - Phát động phong trào sưu tầm các dữ kiện, minh chứng liên quan đến sự biến đổi khí hậu tại địa phương và những hậu quả trực tiếp, gián tiếp của nó. - Các hoạt động trên tiến hành có hiệu quả khi học sinh được tham quan, thực địa, điều tra tại địa phương. Để không mất thời gian và không ảnh hưởng tới các hoạt động khác các giáo viên nên tổ chức theo nhóm nghiên cứu với số lượng 3-5 em với cùng chủ đề. Cần có sự đánh giá công bằng khách quan nhất về khả năng của từng nhóm. 79 Võ Thị Vinh Với các hoạt động dạy học trên giáo viên có cơ hội giáo dục các em từ thực tiễn, học đi đôi với hành, những kiến thức lĩnh hội được sẽ được trải nghiệm trong thực tế địa phương. Nói rộng ra, ý thức và hành động của các em sẽ thay đổi. 3. Kết luận Như phân tích trên việc giáo dục về biến đổi khí hậu là rất cần thiết và cấp bách hiện nay khi mà sự ảnh hưởng của chúng đang ngày một sâu sắc và nguy hại hơn. Không thể để hiện tượng trên diễn ra trong sự thiếu hiểu biết hoặc có hiểu biết nhưng không quan tâm nhiều của mọi người nhất là lớp trẻ. Môn Địa lí đã tiên phong, quyết tâm đưa các nội dung liên quan đến sự biến đổi về khí hậu và những hậu quả của nó để học sinh hiểu và có ý thức hơn trong việc góp sức chung vào sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Để có được những kết quả cao hơn nữa các giáo viên phải thực sự đầu tư công sức, thời gian tìm ra các phương pháp, cách thức tiếp cận với các vấn đề trên nhanh nhất, gần nhất và thực tế nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Giáo dục môi trường qua môn địa lí. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Thi Thu Hằng, 2008. Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Trần Đức Tuấn, 2006. Đổi mới giáo dục địa lí theo định hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa Địa lí – 50 năm xây dựng và phát triển. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT Advantages of the list in school geography in the education of climate change Ensure the knowledge, skills and awareness is the task of a lesson. In fact the current teaching of educational goals are often not aware of much attention and many of them forgotten. The article mentions the advantages of geographical subjects, the need and set out some ways to improve the educational climate at school today. 80