Tóm tắt. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc đất nước, những
năm gần đây, Quảng Ninh tập trung đầu tư phát triển du lịch và bước đầu đã đạt
được những thành tựu đánh kể. Bài viết đi vào tìm hiểu những lợi thế (vị trí địa lí
thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, chính sách phát triển du lịch phù hợp,. . . )
đã và đang khai thác hiệu quả, cũng như những thách thức của ngành du lịch Quảng
Ninh (tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức, lực lượng
lao động của ngành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, khai thác tài nguyên
du lịch phần lớn ở dạng tự nhiên,. . . ).
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 163-170
This paper is available online at
NHỮNG LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC
CỦA NGÀNH DU LỊCH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Nguyễn Thị Bích Thủy
Trường Đại học Hải Phòng
Tóm tắt. Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc đất nước, những
năm gần đây, Quảng Ninh tập trung đầu tư phát triển du lịch và bước đầu đã đạt
được những thành tựu đánh kể. Bài viết đi vào tìm hiểu những lợi thế (vị trí địa lí
thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, chính sách phát triển du lịch phù hợp,. . . )
đã và đang khai thác hiệu quả, cũng như những thách thức của ngành du lịch Quảng
Ninh (tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức, lực lượng
lao động của ngành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, khai thác tài nguyên
du lịch phần lớn ở dạng tự nhiên,. . . ).
Từ khóa: Lợi thế, thách thức, du lịch Quảng Ninh, tài nguyên du lịch,. . .
1. Mở đầu
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh [8], khẳng định: phát triển du
lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại,...; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện đột phá chiến lược, gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương
thức phát triển,. . . Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành du lịch Quảng Ninh cần xác
định rõ những lợi thế và thách thức hiện nay để có chính sách khai thác du lịch phù hợp,
phát huy tối đa tiềm năng về du lịch, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm du lịch quốc
tế của cả nước trong tương lai. Bài viết này của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ thêm
những vấn đề mà ngành du lịch Quảng Ninh đang được thụ hưởng cũng như phải đối mặt.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tiềm năng và lợi thế của ngành du lịch Quảng Ninh
2.1.1. Vị trí địa lí, lãnh thổ
+ Với vị trí địa lí thuận lợi, là cửa ngõ quan trọng của nước ta, là điểm hội tụ của
hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (hành lang kinh tế Côn Minh
Ngày nhận bài 10/12/2013. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Nguyễn Thị Bích Thủy, e-mail: nguyenthibichthuy.dhhp@gmail.com
163
Nguyễn Thị Bích Thủy
– Hà Nội – Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng,
và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ) [5]. Đồng thời, đây là điểm trung chuyển tiếp nối giữa
Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam và là trung tâm của vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ,
nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Quảng
Ninh từ lâu được xem là địa bàn trọng yếu không chỉ về địa chính trị, quốc phòng, an ninh
mà đây còn là địa bàn cư trú lâu đời, phát triển kinh tế sầm uất của nhiều dân tộc anh em.
+ Thành phố Hạ Long là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc có
cửa khẩu quốc tế Móng Cái và các hải cảng lớn bậc nhất phía Bắc nước ta. Ngoài ra,
Quảng Ninh còn có vùng biển rộng lớn trong vịnh Bắc Bộ với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ,
trong đó có 1.030 đảo có tên, tập trung thành một dải đảo dày đặc ven bờ. Quảng Ninh có
Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, di sản địa chất thế giới với hàng trăm di tích
lịch sử, văn hóa tiêu biểu.
Lợi thế về vị trí địa lí, lãnh thổ độc đáo đó đã trở thành lực lượng sản xuất “gián
tiếp”, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng đất trù phú này qua các luồng,
tuyến, điểm du lịch mở hướng ra thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Lợi thế này
được phản ánh rõ qua số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế (đặc biệt là khách du
lịch Trung Quốc) đến Quảng Ninh tăng nhanh trong thời gian qua.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
Điều kiện tự nhiên đa dạng, truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của các dân tộc
anh em,. . . đã giúp cho nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Ninh phong phú, đủ sức
hấp dẫn du khách du lịch trong nước và quốc tế. Cụ thể :
a) Về tài nguyên du lịch tự nhiên
Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo, hấp dẫn đầu tiên phải kể đến là quần
thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Hệ thống quần thể có trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ (những
đảo lớn nhất trong vùng là Cái Bầu, Trà Bản, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô,. . . ) với hệ
sinh thái, động – thực vật phong phú và nhiều cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái và
động vật biển nhiệt đới quý hiếm, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khám phá, mạo
hiểm, ẩm thực,. . .
Vùng biển rộng hơn 6.000 km2, tương ứng với phần phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, là
một vịnh nông (trên dưới -20m) với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên kín gió và
lặng sóng.
Dải bờ biển dài hơn 250 km với nhiều bãi tự nhiên đẹp và độc đáo (các bãi tắm đẹp
và nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô
Tô),. . . ), liên hoàn (nối liền Vịnh Hạ Long với vịnh Bái Tử Long, vườn quốc gia Bái Tử
Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực,. . . ), kết hợp với hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc
phân bố dọc bờ biển của tỉnh, rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm
biển với các tour du lịch sinh thái biển: tắm biển, nghỉ dưỡng trên vịnh, câu cá cùng ngư
dân, khám phá Vịnh Hạ Long bằng thuyền,. . .
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía Tây Vịnh Bắc
Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của
huyện đảo Vân Đồn. Vịnh có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong
164
Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay
đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được thế giới công nhận có diện
tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía
Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông).
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là nơi tập trung đa
dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động, thực
vật vô cùng phong phú, đa dạng (vùng Vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có
mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong tổng số 347 loài thực vật đã biết, có 16 loài đang nằm
trong danh sách Đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật
quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10
nhóm có khả năng sử dụng khác nhau. Về động vật, các đảo tại Vịnh Hạ Long có các loài
động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động
vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm,
sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp
nuôi lấy ngọc. . . ). Năm 1994, Vịnh Hạ Long chính thức được UNESCO công nhận là Di
sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công
ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Năm 2000, Hội đồng Di sản Thế giới
đã công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất,
địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ
Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh
học trong vùng Vịnh. Du lịch trên Vịnh Hạ Long là loại hình du lịch được khách trong
nước và quốc tế ưa chuộng với hai tour du lịch chính: 1) Động Thiên Cung – Hang Đầu
Gỗ – Hòn Chó Đá – Làng chài Ba Hang – Hòn Đỉnh Hương – Hòn Trống Mái (Cặp Gà)
– Làng chài Hoa Cương; 2) Hang Sửng Sốt, Đảo Ti Tốp (hoặc Hòn Soi Sim) – Động Mê
Cung – Hồ Động Tiên (hoặc Hang Trống hoặc Hang Trinh Nữ hoặc Hang Bồ Nâu hoặc
Hang Luồn).
Địa hình thấp, xen lẫn là những đồi núi thoải phân bố ở phía Tây của tỉnh là nguồn
tài nguyên du lịch thuận lợi. Cánh cung núi Đông Triều – Móng Cái chạy theo hướng Tây
– Đông ở phía Nam và hướng Đông Bắc – Tây Nam ở phía Bắc, được coi là xương sống
của lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các cảnh quan
du lịch của hai sườn Bắc – Nam hoặc Đông – Tây. Cánh cung Đông Triều gồm hai dải núi
chính: phía Bắc là dải núi Bình Liêu, phía Nam là dải núi Nam Mẫu, xem giữa hai dải núi
là vùng đồi thấp Ba Chẽ – Tiên Yên. Nhiều điểm cao của địa hình đồi núi Đông Triều –
Mông Dương có tiềm năng phát triển du lịch với các điểm cao trên 1.000 m (Phía Nam
cánh cung Đông Triều có các điểm cao: Yên Tử (1.068 m), Am Váp (1.094 m); phía bắc
cánh cung Đông Triều có các điểm cao: Cao Xiêm (1375 m), Cao Đông Châu (1.089 m),
Nam Châu Lãnh (1.506 m),. . . ), trong đó tiêu biểu nhất là đỉnh Yên Tử (có độ cao 1.068
m). Các dạng địa hình trên đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Quảng Ninh,
kéo dài thời gian lưu trú và tham quan khi đến với tỉnh này, đặc biệt là đối tượng du khách
thích khám phá, chinh phục thiên nhiên.
Hệ thống thủy văn tương đối dày (Quảng Ninh có ba hệ thống sông chính: hệ thống
sông Tiên Yên – Móng Cái, hệ thống sông đổ ra cửa Lục, hệ thống sông đổ ra sông Bạch
Đằng), xen kẽ là hệ thống các hồ nước ngọt (toàn tỉnh Quảng Ninh có 72 hồ, trong đó có
165
Nguyễn Thị Bích Thủy
các hồ nước ngọt lớn như hồ Yên Lập, hồ Bến Trần, hồ Khe Chẽ, hồ Trại Lốc) phân bố
xen kẽ các thung lũng núi, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Mặc dù các sông ở
Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc, khả năng điều tiết nước yếu nhưng thời gian gần
đây, các doanh nghiệp du lịch đã tận dụng phát triển các loại hình du lịch trên sông, hồ có
trên địa bàn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương.
Chính các yếu tố tự nhiên (địa hình, biển đảo, thủy văn, tài nguyên sinh vật,. . . ) đã
góp phần hình thành nên hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng với nhiều tour du lịch gắn với
biển, núi, song, hồ đặc trưng của Quảng Ninh. Đồng thời, các yếu tố tự nhiên cũng góp
phần thu hút du khách nhờ nguồn thực phẩm cung cấp phong phú, nguyên vật liệu chế tác
đồ lưu niệm đa dạng,. . . từ tự nhiên, nhất là đối tượng du khách có nhu cầu sưu tầm đồ
lưu niệm, ẩm thực.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
Các tài nguyên du lịch nhân văn như các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, các lễ
hội dân gian, các làng nghề truyền thống, văn hoá ẩm thực, các truyền thuyết và tôn giáo,
tín ngưỡng,... của dân cư ven biển cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bổ sung, làm giàu
thêm giá trị của tài nguyên, đồng thời làm phong phú thêm các nội dung hoạt động du lịch
trong vùng.
Quảng Ninh là khu vực có mật độ di tích cao nhất cả nước (bình quân 17 di tích/100
km2 so với trung bình cả nước là 2,2 di tích/100 km2), trong đó, nhiều di tích vừa có giá
trị lịch sử vừa có giá trị văn hóa cao như Bãi Cọc Bạch Đằng, Đình Trà Cổ, Đền Cửa
Ông, Đình Phong Cốc,... là những địa điểm thăm quan hấp dẫn đối với du khách. Đến
năm 2013, Quảng Ninh có hơn 600 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận
và xếp hạng. Đặc biệt phần lớn các di tích được phân bố khá tập trung ở những khu vực
có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, là điều kiện thuận lợi để hình thành các trung
tâm du lịch lớn và hiện đại.
Trên địa bàn tỉnh, mật độ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa dày và
độc đáo. Nhiều di tích – danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có
giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch không chỉ của Quảng Ninh mà còn có tầm vóc
cả nước. Tiêu biểu là khu di tích nhà Trần, danh lam Yên Tử, quần thể di tích lịch sử chiến
thắng Bạch Đằng, di tích thương cảng Vân Đồn, trong đó khu di tích Yên Tử là một trong
những điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của cả vùng, hằng năm thu hút khoảng hơn 2
triệu du khách tham quan, chiêm bái.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng
khác như Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), Chùa Long Tiên, Đền Đức Ông Trần Quốc
Nghiễn (thành phố Hạ Long), Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân
Đồn),. . . Tỉnh còn có hệ thống các đền thờ, chùa, đình, miếu độc đáo, có khả năng thu hút
khách du lịch như Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), Đền thờ Đức Thánh Trần Trần Hưng
Đạo, Miếu Vua Bà, Đình Phong Cốc (Quảng Yên), Chùa Xuân Lan, Đình Xã Tắc,. . .
Cùng với các di tích lịch sử – văn hóa, các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc
dân tộc như lễ hội Yên Tử, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Phong Cốc, lễ hội Nghinh Ông ở hầu
khắp các địa phương trong vùng,... cũng có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch.
Các lễ hội kết hợp với các làng nghề truyền thống có trên địa bàn đã tạo ra hệ thống
166
Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay
các sản phẩm du lịch vừa mang các yếu tố thị trường, vừa mang các yếu tố mới lạ và hấp
dẫn du khách gần xa.
Sự kết hợp hài hòa giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn dọc ven biển, trên các đảo đã tạo cho Quảng Ninh có tiềm năng rất lớn về phát triển
du lịch, đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. Đây là tiền đề quan trọng để
xây dựng các trung tâm du lịch và vui chơi giải trí biển – đảo tầm cỡ khu vực và thế giới.
Từ lâu tài nguyên du lịch trong vùng đã được quan tâm khai thác, sử dụng. Đặc biệt trong
những năm gần đây, du lịch ở Quảng Ninh phát triển rất nhanh và tại đây đã hình thành
một số khu du lịch quy mô tương đối lớn như Trà Cổ, Hạ Long, Tuần Châu, Yên Tử,...
hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lich.
2.1.3. Chính sách phát triển du lịch
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lí hành chính tỉnh Quảng Ninh đã ban
hành hàng loạt các nghị quyết, chỉ thị về quy hoạch, phát triển du lịch, cụ thể: Nghị
quyết số 07–NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020 của Ban Chấp Hành
Đảng bộ Tỉnh; Kết luận số 29–KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ giải
pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020; Chỉ thị 11/CT–UBND và Quyết định
3268/2012/QĐ–UBND của UBND tỉnh về quản lí môi trường kinh doanh du lịch,...[10]
Các văn bản này đã và đang được triển khai trong hoạt động du lịch, giúp các cơ quan
quản lí có thêm cơ sở giám sát, thực thi pháp luật, các doanh nghiệp và người dân có thêm
thông tin để thực thi và thúc đẩy đầu tư, khai thác tiềm năng vốn có.
Cơ quan chủ quản ngành du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp Kinh doanh Du lịch tỉnh
đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, hội chợ thương mại, du lịch quy mô trong nước và
quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người vùng đất Quảng
Ninh đến các địa phương khác trong và ngoài nước. Đây là cơ hội lớn để gắn kết các địa
phương lân cận có cùng lợi thế, đồng thời cũng là kênh truyền thông quan trọng để thu
hút khách quốc tế, nhà đầu tư du lịch đến với Quảng Ninh.
Nhân dân cùng các nghệ nhân, tiểu thương và các cộng đồng xã hội tỉnh Quảng
Ninh tham gia xây dựng nhiều tuyến đường không rác, nhiều tuyến phố tự quản, đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cam kết không tăng giá sản phẩm, giá phòng, nhà
nghỉ vào các đợt cao điểm,. . .
2.1.4. Cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cao, hạ tầng phục vụ du lịch và nghỉ
dưỡng phát triển nhanh
a) Về giao thông vận tải
Hệ thống đường bộ của Quảng Ninh dài gần 2.500 km trong đó nổi bật nhất là quốc
lộ 18 dài 225 km, đi qua các thành phố lớn có tiềm năng du lịch quan trọng. Ngoài ra,
Quảng Ninh còn có 3 tuyến đường quan trọng khác như: quốc lộ 10 từ Biểu Nghi đi Hải
Phòng, quốc lộ 4B Mũi Chùa – Lạng Sơn, quốc lộ 279 Hà Khẩu – Bắc Giang. Đây là hệ
thống đường bộ nối liền Quảng Ninh với Hà Nội và các tỉnh xung quanh và cửa khẩu quốc
tế Móng Cái. Thời gian gần đây, quốc lộ 18 được mở rộng lên 4 làn xe, rút ngắn thời gian
di chuyển của du khách cũng như tiếp nối các quốc lộ hình thành tuyến đường duyên hải
Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa với thị trường
167
Nguyễn Thị Bích Thủy
du lịch hơn 10 triệu dân.
Hệ thống giao thông đường sông (dài gần 700 km), hệ thống giao thông đường biển
được chú trọng phát triển, thuận lợi cho du lịch trong nước và quốc tế. Hệ thống cảng biển
được mở rộng, nâng cấp nhanh. Cảng Cái Lân là thương cảng lớn thuộc cụm cảng Quảng
Ninh có công suất gần 3 triệu tấn/năm, tiếp nhận tầu đến 40.000 DWT và các tàu du lịch
lớn. Hiện nay Cảng Cái Lân đang được đầu tư mở rộng giai đoạn II nâng quy mô lên 16
– 20 triệu tấn/năm để trở thành cảng trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
là cửa ngõ chính của Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh. Ngoài cụm cảng chính nêu trên, Quảng Ninh còn có một số cảng tổng hợp
khác với quy mô nhỏ, dưới 0,5 triệu tấn/năm và các cảng chuyên dùng phục vụ du lịch
đang triển khai xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng Bắc Bộ và hai
hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới. Tuy nhiên
vấn đề môi trường từ các hoạt động của các cảng nói trên và tàu thuyền là rất đáng quan
ngại, cần chú ý trong hoạch định chính sách phát triển.
b) Về hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện tỉnh Quảng Ninh được bảo đảm bởi 500 km đường dây 220 KV
và 110 KV cùng các trạm thị, về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và các huyện,
thị trong vùng đã được dùng điện lưới quốc gia. Riêng huyện đảo Cô Tô và các xã đảo đã
được kéo điện lưới quốc gia, tỉ lệ các xã được sử dụng điện đạt 95%. Điều này góp phần
tăng thời gian lưu trú của du khách ở huyện đảo này.
c) Về hệ thống cấp, thoát nước
Nằm trong khu vực có nguồn nước ngọt hạn chế nên việc cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của vùng ven biển Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn. Ngoài một số công trình
cấp nước quan trọng ở các trung tâm đô thị lớn gần đây được xây mới hoặc nâng cấp cải
tạo, các công trình cấp nước khác, nhất là ở khu vực Quảng Ninh có công suất nhỏ (chỉ
vài trăm m3/ngày đêm) đã xây dựng từ lâu, thiết bị lạc hậu,... nên chưa đáp ứng được yêu
cầu cấp nước ngày càng tăng cho các đô thị.
Hệ thống thoát nước và xử lí nước thải trong vùng còn rất thiếu và lạc hậu. Đến nay,
tại hầu hết các đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung cả nước mưa và nước thải
sinh hoạt. Mặt khác, chất lượng của hệ thống thoát nước tại các đô thị đã quá cũ, tiết diện
cống nhỏ, lượng bùn lắng đọng cao, các miệng xả ra xuống cấp nghiêm trọng,... không
đáp ứng được yêu cầu thoát nước khi có mưa lớn. Các công trình xử lí nước thải cũng rất
thiếu, nhất là tại các cơ sở du lịch nhỏ lẻ.
d) Về hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc
Tính đến cuối năm 2013, 100% xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hệ thống bưu
chính viễn thông và thông tin liên lạc với chất lượng phục vụ ngày càng tăng, nhất là phục
vụ nhu cầu của khách du lịch. Số máy điện thoại cố định và di động tăng nhanh, cao hơn
mức trung bình của cả nước. Mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh đã được xây dựng
hiện đại, kết nối với các mạng truyền hình quốc tế.
168
Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay
2.2. Hạn chế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh
– Ngành du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xướng với tiềm năng và lợi thế
vốn có, đóng góp vào GDP còn thấp. Năm 2013, lượng khách du lịch đạt 7,5 triệu lượt,
trong đó khách quốc tế là 2,6 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt 5000 tỉ đồng, tăng 12%
so với năm 2012. Quý I/2014, Quảng Ninh ước đón 3,2 triệu lượt du khách, tổng doanh
thu du lịch đạt 1.634 tỉ đồng.
– Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa mang tính đặc trưng của tỉnh so với các
tỉnh khác và khu vực. Ngoài hai loại hình du lịch có thế mạnh là du lịch biển đảo và du
lịch văn hóa tâm linh, Quảng Ninh chưa có sự khác biệt đáng kể về các loại hình du lịch
khác so với các tỉnh lân cận. Sản phẩm và dịch vụ du lịch na ná nhau, thiếu tính đặc trưng
địa phương. Thời gian gần đây, sự tràn ngập các sản phẩm quà tặng lưu niệm có nguồn
gốc từ bên kia biên giới là hiện tượng đáng quan ngại trong phát triển du lịch Quảng Ninh.
– Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch đi
kèm thiếu đồng bộ, chất lượng phục vụ thấp và hiệu quả khai thác kinh tế chưa cao. Thời
gian gần đây, dù đã được chú trọng đầu tư và tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lí nhưng
hạ tầng cơ sở vẫn bị quá tải vào các dịp cao điểm. Các dịch vụ du lịch giảm chất lượng,
giá cả gia tăng khiến thời gian lưu trú của du khách bị rút ngắn đáng kể. Tương tự như cả
nước, tình trạng thiếu các cơ sở