Những lưu ý trong nguyên tắc thiết kế website

WEBSITE LÀ GÌ Hẳn ngôi nhà là thứ rất gần gũi với bạn ! Và để nói về một căn hộ sẽ không có gì khó khăn cho việc hình dung của bạn. Chúng tôi sẽ minh họa tại sao một website lại giống như 1 căn hộ bạn đang ở. WEBSITE LÀ GÌ ? Hãy hình dung website như một tòa nhà nơi bạn đang ở. Nó sẽ bao gồm các thành phần sau: 1. Địa chỉ: ( là 1 cái tên miền, ví dụ: www.AhuyWeb.com ) 1. Một chỗ ở với đủ không gian ( Hosting – không gian để lưu trữ website ) 2. Các căn phòng khác nhau như phòng ngủ, nhà bếp (Các trang web khác nhau) 3. Một cái cửa đủ lớn để cho mọi người có thể ra vào ( Bandwidth – băng thông ) 4. Một người cai quản, chăm sóc ( nhà thiết kế web / Quản lý web ) KHÁCH VIẾNG THĂM Khách ghé thăm bạn cần một phương tiện để đưa họ đến. Ví dụ xe bus. Trong trường hợp của website người ta cần đến các ISP – nhà cung cấp dịch vụ mạng ( VietTel, VDC, FPT, VNPT )

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lưu ý trong nguyên tắc thiết kế website, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website là gì Hẳn ngôi nhà là thứ rất gần gũi với bạn ! Và để nói về một căn hộ sẽ không có gì khó khăn cho việc hình dung của bạn. Chúng tôi sẽ minh họa tại sao một website lại giống như 1 căn hộ bạn đang ở. WEBSITE LÀ GÌ ? Hãy hình dung website như một tòa nhà nơi bạn đang ở. Nó sẽ bao gồm các thành phần sau: Địa chỉ: ( là 1 cái tên miền, ví dụ: www.AhuyWeb.com ) Một chỗ ở với đủ không gian ( Hosting – không gian để lưu trữ website ) Các căn phòng khác nhau như phòng ngủ, nhà bếp (Các trang web khác nhau) Một cái cửa đủ lớn để cho mọi người có thể ra vào ( Bandwidth – băng thông ) Một người cai quản, chăm sóc ( nhà thiết kế web / Quản lý web ) KHÁCH VIẾNG THĂM Khách ghé thăm bạn cần một phương tiện để đưa họ đến. Ví dụ xe bus. Trong trường hợp của website người ta cần đến các ISP – nhà cung cấp dịch vụ mạng ( VietTel, VDC, FPT, VNPT …) CÁC THÀNH PHẦN KHÁC Các thành phần sau đây bạn cũng mong muốn căn hộ của mình có được 1. Hòm thư ( email với tên miền của bạn ban@tenmien.com ) 2. Máy trả lời tự động ( autoresponder – cài đặt cho email của bạn ) 3. Người đưa thư ( mã lệnh và form để gửi thư ) 4. Đồ nội thất tiện nghi, thoải mái ( các thành phần trang trí trên website ) 5. Bản đồ định hướng nếu ở 1 tòa nhà lớn ( sitemap hoặc các menu định hướng thật tốt trên website ) THẾ CÒN VIỆC KINH DOANH? Nếu bạn muốn kinh doanh tại đây bạn cần có Những xe đẩy hàng (Giỏ hàng) Quầy thanh toán Hệ thống an ninh (đường truyền bảo mật SSL) Quảng cáo thật tốt ( quảng bá web – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ) Đặt biến cho nơi của bạn ( quảng cáo banner ) Tổ chức sự kiện ( PR cho website, cập nhật tin tức, thông cáo báo chí ) Chú ý đến những người gần cận ( mạng internet toàn cầu ) 7 chiến lược tăng tốc bán hàng online Không có một bí quyết nào về việc đẩy mạnh doanh số bán hàng qua Internet. Bạn thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người và gia tăng các khách hàng tiềm năng. Khi đó, bạn gắn kết với họ và chuyển những mối quan tâm của họ thành các giao dịch mua sắm. Nhưng trên thực tế, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Sẽ có rất nhiều khó khăn và thách thức xuất hiện trong việc chuyển các khách hàng tiềm năng thành những khách hàng chính thức.  Và dưới đây là 7 chiến lược để xây dựng những xung lực bán hàng và tăng tốc mạnh mẽ cho cửa hàng trực tuyến của bạn:  1. Tìm kiếm các đối tác chiến lược  Câu hỏi đặt ra: Đối với các cửa hàng trực tuyến, điều gì tương đương với yếu tố “địa điểm, địa điểm, địa điểm” tại các cửa hàng thông thường? Câu trả lời là: Các đường link tới trang web của bạn trong tất cả những địa điểm thích hợp.  Bạn muốn xây dựng một nhận thức sâu sắc về sản phẩm của bạn trong số các khách hàng? Vậy bước đi đầu tiên đó là xác định rõ ràng các khách hàng mục tiêu.  Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và những sở thích của khách hàng. Tiếp theo, hãy phát triển những chào mời, “ve vãn” khách hàng, giải quyết những thắc mắc cho họ, đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo tương tác cùng các nội dung hấp dẫn cho trang web của bạn.  “Các công ty nhỏ có thể xây dựng những nội dung tương thích với nhiều trang web khác để thu hút sự chú ý của mọi người với mức chi phí thấp nhất”, Andrew Restivo, sáng lập viên trang web GourmetFoodMall.com, một cửa hàng trực tuyến nổi tiếng với trên 150 công ty thực phẩm chuyên biệt, cho biết.  Trong việc tìm kiếm các đối tác hay những liên kết trực tuyến khác, bạn đừng quên các tổ chức và hiệp hội chuyên nghiệp, đặc biệt là khi bạn tiếp thị dịch vụ. Giao dịch hoặc trả tiền để đặt đường link của bạn tại trang web của các doanh nghiệp tiếp thị thương mại điện tử nhỏ và vừa. Nhưng trước đó, bạn cần đảm bảo rằng đường link của bạn sẽ bổ sung giá trị cho các trang web đó. Ví dụ, các đường link tới cửa hàng trực tuyến chuyên bán quần áo của bạn có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho trang web của những nhà hàng địa phương hay cửa hàng sửa xe,... thậm chí cả phòng thương mại và công nghiệp địa phương.  2. Đảm bảo một trang web đơn giản và tiện lợi  Các khách hàng sẽ không nán lại lâu với những trang web được thiết kế nặg nề, cầu kỳ hay có khiếm khuyết. Những đường link chết hay khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin khó khăn sẽ huỷ hoại các cơ hội bán hàng của bạn.  Do vậy, bạn cần hợp lý hoá một cách có tổ chức và tiện lợi nhất tất cả các đường dẫn trong trang web và không những kiểm tra từng đường link, từng cú click chuột. Dựa vào những đường link bằng chữ đơn giản, dễ dàng dẫn tới tất cả các sản phẩm, dịch vụ và mẫu đơn đăng ký.   “Hình ảnh và đồ họa sẽ khiến trang web của bạn trông bắt mắt hơn, nhưng nếu không có các thông tin bằng chữ để tối ưu hoá những kết quả tìm kiếm, các khách hàng chắc chắn sẽ không cảm thấy thoải mái”, Michelle Jackson, giám đốc hãng tiếp thị tìm kiếm Range Online Media, cho biết. 3. Xúc tiến kinh doanh chéo Đừng để cửa hàng trực tuyến của bạn như là những đứa trẻ mồ côi đơn độc, hãy đảm bảo cho nó hoạt động cùng với các kênh bán hàng khác. Các nhà bán hàng thành công đã chỉ ra rằng trang web chỉ là một kênh bán hàng, bên cạnh đó còn có các kênh bán hàng khác như bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp....  Mọi thứ cần phải hoạt động cùng với nhau. Điều này có nghĩa rằng các khách hàng có thể nghiên cứu và lựa chọn một trong các kênh bán hàng của bạn mà họ cảm thấy phù hợp nhất.   Nếu chỉ bán hàng trực tuyến, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh trang web của bạn rất sâu và rộng. Điều này bao gồm việc đưa đường link trang web vào chữ ký email của tất cả các nhân viên, in đường link lên các tờ rơi, quảng cáo, các bao bì sản phẩm, hộp vận chuyển, xe giao nhận và danh thiếp kinh doanh,.... Nếu bạn tham dự một cuộc hội thảo hay một hội chợ thương mại, hãy chắc chắn rằng sạp trưng bày, chỗ ngồi và các tài liệu xúc tiến kinh doanh của bạn phải biểu lộ một đường link ULR thật to và rõ. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.  Cũng như vậy, bạn hãy đăng ký một vài tên miền tương tự nhau để những khách hàng nhầm lẫn vẫn có thể tìm thấy bạn. Chẳng hạn như một công ty tên là “Baskets R Us” cũng nên đăng ký thêm một tên “Baskets Are Us”. Hãy nghĩ về việc này: chỉ mất một vài trăm USD phí đăng ký nhưng bù lại bạn có thể có được hàng nghìn USD khác từ không ít các khách hàng còn đang lẫn lộn về bạn.  4. Đảm bảo yếu tố cá nhân  Các khách hàng sẽ cảm thấy đáng giá và thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến tại cửa hàng của bạn nếu bạn xây dựng một lời cam kết rõ ràng. Những tiếp xúc và biểu lộ của bạn càng mang tính cá nhân bao nhiêu, các khách hàng càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu. Dưới đây là một phương pháp để bạn lựa chọn:  - Xây dựng trang chuyên mục “Về chúng tôi” hay “Giới thiệu chung” thật hấp dẫn và cụ thể để các khách hàng có thể biết được những thông tin cơ bản về công ty bạn, về đội ngũ nhân viên và về lịch sử hoạt động.  - Xây dựng một trang blog, một địa chỉ email hay một trang phản hồi khách hàng để mọi người có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm. Song điều tệ hại nhất sẽ là khi bạn thiết lập các kênh giao tiếp nhưng rồi lãng quên chúng.  - Xây dựng một cách thức cho khách hàng truy cập vào trang web cá nhân của họ trên trang web chính của bạn để theo dõi các đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.  - Xây dựng một hệ thống thông điệp email trả lời tự động, xác nhận đã vận chuyển hàng, nói lời cảm ơn sự quan tâm của khách hàng, trả lời các thắc mắc hay gửi những phần thưởng mua sắm....  5. Chào hàng sản phẩm phải thật trung thực và cụ thể  “Càng chi tiết bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Mọi người muốn biết rõ về lịch sử của những gì bạn đang bán và bạn là ai”, đó là lời khuyên của Lynne Dralle, một thành viên nổi tiếng trên eBay  - người đã bán được trên 20.00 mặt hàng khác nhau trong 6 năm qua.  Theo Lynne Dralle, các cửa hàng trực tuyến cần miêu tả chính xác những gì người mua sẽ có được. Hãy thành thực. Khi bán các đồ sành sứ thủy tinh, Dralle đề cập đến mọi sứt mẻ hay rạn nứt, đồng thời bà còn kể những câu truyện liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn như việc làm thế nào mà bà cô Mary mua chiếc bình cổ từ Anh quốc xa xôi về đây.  Những hình ảnh chất lượng cao về sản phẩm cũng rất cần thiết. Nếu bạn không có máy ảnh kỹ thuật số, bạn nên quan tâm đầu tư mua một chiếc.  6. Xây dựng những chính sách giao nhận thích hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn  Những tranh cãi lâu nay về việc vận chuyển miễn phí có thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hay không cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Trong khi còn có nhiều ý kiến phản đối và tán thành đan xen lẫn nhau, vấn đề này được quy về việc định giá sản phẩm. “Các chi phí vận chuyển miễn phí có thể giết bạn nếu bạn không thể đưa chúng vào trong giá thành sản phẩm”, Mark Restivo, chủ trang web chuyên điều tra trực tuyến GourmetFoodMall.com, cho biết.   Nhưng nếu bạn đẩy giá thành lên để bù đắp việc vận chuyển miễn phí cho những sản phẩm chỉ được bán với mức giá thấp nhất có thể bạn cũng thất bại. Trong các trường hợp đó, các khách hàng mong đợi sẽ được trả một khoản phí vận chuyển nhất định.  Nói cách khác, chi phí vận chuyển cao sẽ là một trong những nguyên nhân khiến doanh số bán hàng tụt giảm, các khách hàng không còn cảm thấy thích thú nữa. Lời khuyên của Restivo: Bạn nên trông cậy vào việc vận chuyển hàng loạt theo thời gian của bạn chứ không phải thời gian của khách hàng hay thuê hẳn dịch vụ vận chuyển của một công ty với chi phí được trả định kỳ. Điều này sẽ giảm đáng kế chi phí trong khi khách hàng vẫn thoả mãn vì mua được sản phẩm giá thấp. Còn trường hợp khách hàng yêu cầu thời gian cụ thể, bạn có thể tính thêm một khoản chi phí nhỏ.  7. Trau chuốt trang web và chăm sóc khách hàng tốt  Mục tiêu là để các khách hàng quay trở lại và giới thiệu với người thân, bạn bè rằng cửa hàng trực tuyến của bạn là rất đáng giá để ghé thăm. Vì vậy hãy làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo những trải nghiệm khách hàng thú vị, vui vẻ và tuyệt vời trên trang web của bạn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.   Hãy giải thích rõ ràng và thẳng thắng tất cả các chính sách của bạn. Cam kết sẽ hoàn trả 100% tiền cho khách hàng nếu có gì trục trặc. Cung cấp những sản phẩm mẫu. Nhanh chóng phản hồi với các khúc mắc, bình luận của khách hàng. Đầu tư xây dựng chức năng live chat để các khách hàng có thể ngay lập tức có câu trả lời cho câu hỏi về sản phẩm. Tạo dựng những lý do quay trở lại thông qua câu lạc bộ khách hàng trung thành, những cuộc thi, giảm giá hay khuyến mại,.... Luôn giữ mối  liên lạc với khách hàng.  Điểm cuối cùng: Bạn đừng quên rằng việc xây dựng những miêu tả sản phẩm cùng các nội dung thông tin được soạn thảo chính xác và hấp dẫn là rất quan trọng  - bởi vì chắc hẳn bạn rất muốn các công cụ tìm kiếm trực tuyến sẽ tìm thấy bạn. Do vậy, hãy quan tâm tới việc tối ưu hoá trang web cho những công cụ tìm kiếm trực tuyến.   Và rồi điều tiếp theo bạn sẽ thấy: các đơn đặt hàng bắt đầu đổ dồn tới trang web 10 lỗi không đáng có khi thiết kế website Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại thành công & hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua phong cách trình bày và hình thức thể hiện những nội dung đó. Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sự chú ý người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm. Cùng với nội dung thông tin phong phú, thường xuyên được update, vẻ bề ngoài của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh online như mong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều về công ty bạn, cũng như thể hiện một hình ảnh ấn tượng về phong cách kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế web lại thường tự mình huỷ hoại những nỗ lực đã thực hiện trong một thời gian dài bằng việc mắc phải một số sai sót liên quan đến việc trình bày nội dung trang web. Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng: 1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa quá phức tạp và lòe loẹt. Trong khi phần lớn các nhà thiết kế web đều hiểu rằng người sử dụng web luôn mong muốn đi thẳng vào nội dung, thì một số người vẫn làm theo cách bảo thủ là để bạn chờ đợi với trang đồ họa giới thiệu và dường như cố tình không biết rằng bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu với kiểu chào đón khách hàng như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động này gây được sự chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn. 2. Quảng cáo đập ngay vào mắt. Trong khi những quảng cáo pop-up chuẩn luôn làm người xem … khó chịu, thì đương nhiên những quảng cáo toàn màn mình (full-screen) dai dẳng cũng thật không thể chấp nhận được. Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó. 3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web. Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng. 4. Không thể tiếp cận. Xuất phát từ những mối lo lắng về mức độ an toàn và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, người dùng web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang trực tiếp giao dịch kinh doanh. Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể phần nào giải tỏa những lo ngại này của khách hàng. 5. Không có chỗ cho các câu hỏi, bình luận và phản hồi từ phía khách hàng. Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách dễ dàng nhất nhằm gây dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với công ty bạn. Và đó cũng là cách hết sức đơn giản để bạn có được những đánh giá thích hợp về tính hiệu quả của trang web, về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp, đồng thời bạn sẽ biết được các khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn. 6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh. Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi người sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Một khoảng trống màu trắng nhỏ trên trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu khi nhìn vào. Nó giúp người đọc tìm kiếm các chủ đề nội dung chi tiết, phân biệt được các khu vực thông tin và quảng cáo khác nhau, đồng thời tăng thêm tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn. 7. Sự vui nhộn quá mức. Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khi viết ra bất kỳ mục nào cho trang web của bạn, hãy nghĩ tới những người dùng web – họ có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, và đơn giản chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp. 8. Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán. Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư. Hãy đảm bảo rằng các màu sắc và câu chữ bạn sử dụng sẽ biểu lộ một sự rõ ràng, sáng sủa (và thích hợp) về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi lựa chọn đồ họa và hình ảnh, bạn hãy ưu tiên cho những hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn và nói lên được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của bạn. 9. “Tra tấn” khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ. 10. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất. Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng. Hãy tạo ra sự dễ dàng đó bằng cách sắp xếp việc mua sắm theo loại sản phẩm, theo thứ tự ABC, theo kích cỡ, theo giới tính, theo nhà sản xuất, hay theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác mà khách hàng có thể sử dụng đến tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp. Có thể nói, để có một wesite kinh doanh hoàn chỉnh, thì bên cạnh nội dung hợp lý, bạn cần chú ý tới hình thức bên ngoài của trang web, sao cho trang web thực sự hấp dẫn nhưng không quá loè loẹt, sinh động nhưng không ồn ào, thông tin nhiều nhưng không tràn ngập… Điều đó tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 10 thủ thuật khi thiết kế website Hiện nay, việc thiết kế Website ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc 10 thủ thuận nhỏ trong thiết kế website để làm tăng sự hữu ích của các trang web của bạn Đặt Tên và Logo của bạn trên mỗi trang và tạo cho Logo một link tới trang chủ (ngoại trừ trên bản thân trang chủ, nơi mà Logo không nên là một link liên kết. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên có một link lại chỉ ngay tới trang hiện tại). - Cung cấp tính năng Search nếu trang web có hơn 100 trang. - Viết các tiêu đề trang và tiêu đề bài đơn giản và dễ hiểu, giải thích thật rõ ràng trang đó nói về cái gì và điều đó sẽ trở nên có ý nghĩa khi đọc ngoài ngữ cảnh trong một danh mục kết quả của search engine. - Xây dựng cơ cấu trang web để tạo điều kiện cho việc đọc và giúp người truy cập dễ dàng có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. - Sử dụng hypertext. Thay vì nhồi nhét mọi thứ về một sản phẩm hay một chủ đề vào một trang đơn, dài vô tận, bạn hãy sử dụng hypertext để xây dựng hệ thống không gian nội dung thành một trang ban đầu cung cấp một cái nhìn bao quát và nhiều trang cấp hai mà mỗi trang đó chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể. Mục đích của việc xây dựng này là nhằm cho phép người truy cập tránh được việc lãng phí thời gian vào những chủ đề phụ, những chủ đề mà không liên quan đến họ. - Sử dụng các tranh ảnh về sản phẩm. Bạn chỉ nên có một bức ảnh nhỏ trên mỗi một trang sản phẩm riêng và link bức ảnh tới một hoặc nhiều bức ảnh lớn hơn mà chúng biểu diễn chi tiết như mong muốn của người truy cập. Sự thay đổi này phụ thuộc vào loại sản phẩm. Một số sản phẩm thậm chí đòi hỏi những bức ảnh có thể phóng to, thu nhỏ hay xoay được nhưng để dự trữ tất cả các bài viết trước cho các trang cấp 2. Trang sản phẩm ban đầu phải nhanh và nên được giới hạn đến một bức ảnh thumnail. - Sử dụng việc thu nhỏ hình ảnh làm nổi bật tính liên quan khi chuẩn bị các bức ảnh và hình ảnh nhỏ: thay vì sửa lại kích thước ảnh gốc một cách đơn giản thành một thumnail nhỏ và không thể đọc được thì hãy phóng to theo khía cạnh thích hợp nhất và sử dụng sự kết hợp của việc cắt xén và hiệu chỉnh lại kích thước. - Sử dụng các tiêu đề link để giúp cho người truy cập xem trước được nơi mà mỗi cái link sẽ đưa họ đến trước khi họ click vào đó. - Đảm bảo rằng tất cả những trang quan trọng đều có thể dễ dàng truy cập đối với người sử dụng bị mất khả năng, đặc biệt là những người khiếm thị. - Hãy làm giống như bất kỳ người nào khác: nếu hầu hết các trang web lớn đều làm một cái gì đó theo một cách cố định, làm theo họ bởi vì người truy cập cũng sẽ mong muốn làm như vậy trên trang web của bạn. Hãy ghi nhớ Luật về Kinh nghiệm người truy cập Web của Jakob: Người truy cập sử dụng hầu hết thời gian của họ vào các trang web khác, vì vậy đó là nơi họ định hình mong muốn được biết một trang Web hoạt động như thế nào. Alexa - có phải là 'Khuôn vàng thước ngọc' cho website ? Hiện nay, các website tiếng Việt, nhất là các trang thông tin điện tử, đang có "trào lưu" thường xuyên cập nhật chỉ số Alexa để khẳng định "vùng phủ sóng" của mình đối với bạn đọc trong nước. Tuy nhiên, Alexa có phản ánh đúng mục đích chứng tỏ này hay không thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy chỉ số Alexa là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời. Alexa là gì? Tổng quan, Alexa là
Tài liệu liên quan