Những nhiệm vụ ban đầu để trường Đại học Sài Gòn trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố

TÓM TẮT Để thực hiện mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố thì những thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sài Gòn hiện nay là chưa đủ. Cần phải xác định những nhiệm vụ trong thời gian tới với những yêu cầu cao hơn và những giải pháp phù hợp để thực hiện những nhiệm vụ đó. Bài viết đã đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể như: đẩy mạnh việc tham gia viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước; tích cực thực hiện đề tài khoa học các cấp, phối hợp với các trường đại học trong nước và quốc tế, cơ quan nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo, đề xuất những giải pháp cho những vấn đề nổi lên từ thực tiễn trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể. Những giải pháp này xoay quanh việc hình thành cơ chế giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân và quyền lợi của người nghiên cứu khoa học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhiệm vụ ban đầu để trường Đại học Sài Gòn trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG NHIỆM VỤ BAN ĐẦU ĐỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ TRƯƠNG QUANG DŨNG(*) TÓM TẮT Để thực hiện mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố thì những thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sài Gòn hiện nay là chưa đủ. Cần phải xác định những nhiệm vụ trong thời gian tới với những yêu cầu cao hơn và những giải pháp phù hợp để thực hiện những nhiệm vụ đó. Bài viết đã đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể như: đẩy mạnh việc tham gia viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước; tích cực thực hiện đề tài khoa học các cấp, phối hợp với các trường đại học trong nước và quốc tế, cơ quan nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo, đề xuất những giải pháp cho những vấn đề nổi lên từ thực tiễn trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể. Những giải pháp này xoay quanh việc hình thành cơ chế giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân và quyền lợi của người nghiên cứu khoa học. ABSTRACT Achievements in doing scientific research in Saigon University (SGU) have not been sufficient for it to become a research and scientific development center in the city. It is necessary for SGU to identify new tasks with higher requirements and proper solutions to reach its aims. The article suggests some concrete tasks such as increasing writing to newspapers and magazines domestically and internationally, organising workshops, and suggesting solutions for practical problems in the city. At the same time, some concrete solutions about setting up a mechanism to solve relationship between personal duties and researchers’ benefits are also given. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến lược phát triển Trường Đại học Sài Gòn đến năm 2020 đã xác định mục tiêu quan trọng mà trường phấn đấu là xây dựng trường thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố. Định hướng phát triển và mục tiêu đã có, vấn đề đặt ra là trường sẽ thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Nói cụ thể hơn, trường cần phải làm những việc gì và lộ trình thực hiện ra sao để có thể thực hiện được mục tiêu mà chiến lược đã đề ra. 2. NỘI DUNG Mặc dù trường mới thành lập chưa đầy 3 năm, nhưng xét dưới góc độ nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định trường đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, đạt được những thành tựu nhất định. Chẳng hạn, việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học của trường ở cả hai cấp, cấp trường và cấp khoa đã bắt đầu đi vào nền nếp. Trường cũng thực hiện được một số công trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Việc ban hành quy định về hoạt động khoa học công nghệ, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ trong thời gian tới (*) TS, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn giúp cho việc định hướng nghiên cứu của cán bộ giảng viên được rõ ràng hơn. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được xem như là một tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm cũng tạo được sự nỗ lực trong đội ngũ giảng viên của trường. Tuy nhiên những thành tựu đó chủ yếu mới chỉ giới hạn trong phạm vi cấp trường. Để đạt được mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố thì Trường cần có những bước đi thích hợp và cụ thể. Trước hết, cần phải xác định rõ như thế nào là một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố và từ nay đến năm 2020, Trường cần thực hiện những việc gì để thực hiện được mục tiêu đó. Việc xác định mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố liên quan đến nhiều nội dung như: xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành, đội ngũ quản lí khoa học chuyên nghiệp, xây dựng cơ chế nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của các tổ chức trong xã hội, cơ chế đánh giá hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn, hệ thống lưu trữ, v.v. Những nội dung này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể có những ý kiến khác nhau. Trong giai đoạn đầu, để có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố, ít nhất Trường cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.1. Đẩy mạnh việc tham gia viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước Hiện nay, việc viết bài cho tạp chí và các hội thảo do Trường tổ chức đã trở thành nền nếp và đây cũng là công việc phù hợp với giảng viên trong Trường. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tạp chí của Trường thì chưa đủ mà phải khuyến khích mạnh mẽ việc tham gia viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Những bài viết cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước nhìn chung được thẩm định về chất lượng khá nghiêm ngặt nên giảng viên phải đầu tư nghiên cứu nhiều hơn, và quan trọng hơn, phạm vi và chủ đề nghiên cứu của những bài viết này vượt ra khỏi tính nội bộ của Trường. Số lượng các bài viết cho các tạp chí trong nước và quốc tế là tiêu chí cơ bản để xem xét năng lực nghiên cứu khoa học của Trường khi so sánh với các trường đại học trong nước và thế giới. 2.2. Tích cực thực hiện đề tài khoa học các cấp Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ thành phố đều có văn bản về danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học gửi về Trường. Danh mục các vấn đề cần nghiên cứu rất đa dạng và có nhiều vấn đề nghiên cứu phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường. Dù là đơn vị thuộc thành phố quản lí, song trong những năm qua Trường chưa đóng góp được nhiều về số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cho thành phố. Là Thành phố đang trong quá trình phát triển nhanh, bên cạnh những thành tựu đạt được luôn có những vấn đề nảy sinh cần phải có những giải pháp khắc phục. Chỉ riêng lĩnh vực giáo dục, hiện nay Thành phố đang tồn tại nhiều vấn đề xung quanh việc nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục từ phổ thông đến sau đại học; về mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và các tổ chức sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; cơ chế đánh giá năng lực giảng viên như thế nào cho chính xác cũng có nhiều ý kiến khác nhau cần được nghiên cứu, làm rõ. Xa hơn chút nữa có thể xem xét các vấn đề liên quan đến mô hình nhà ở cho sinh viên, trang bị kĩ năng sống cho sinh viên để sao cho khi ra trường, họ không chỉ có đủ kiến thức làm việc mà còn là những người tiên phong về hành vi ứng xử trong một thành phố văn minh, hiện đại. Mặt khác, các vấn đề xung quanh việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quản lí đô thị, bảo vệ môi trường, xây dựng Thành phố thành một trung tâm tài chính của cả nước như định hướng của Thành ủy, UBND Thành phố cũng có một số vấn đề cần nghiên cứu. Những vấn đề này đòi hỏi trước hết phải giải quyết về mặt lí luận, mà lí luận lại là thế mạnh của Trường. Bên cạnh đó, là một đơn vị chịu sự quản lí nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường cũng cần phải có những đóng góp cho Bộ thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Chủ đề nghiên cứu có thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gắn với thực tiễn của Thành phố. Số liệu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Thành phố là sự khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học của Trường và là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của Thành phố. 2.3. Phối hợp với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để tổ chức các cuộc hội thảo, đề xuất những giải pháp cho những vấn đề nổi lên từ thực tiễn trên địa bàn thành phố. Quá trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến sự phát triển của Thành phố. Những vấn đề này cần được đánh giá, tổng kết, đưa ra những ý tưởng hoặc những giải pháp cấp bách trong từng thời điểm. Chẳng hạn, đánh giá những thành tựu và những hạn chế của kinh tế thành phố sau 10 năm nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hệ thống hành chính cần phải đổi mới như thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn, phát triển nguồn nhân lực cho thành phố trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hiểu như thế nào cho đúng về vấn đề quan hệ sản xuất hiện nay, v.v. Trước các vấn đề đòi hỏi chuyên môn sâu, Trường cần chủ động phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu để tổ chức hội thảo, mở các lớp ngắn hạn để phổ biến, tuyên truyền cho những đối tượng cần quan tâm. Về hợp tác quốc tế, hiện nay Thành phố đang có chủ trương thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Một số chương trình đã được thực hiện như: chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, tiếng Anh... Đây là những chương trình dài hạn, chủ yếu đào tạo những cán bộ trẻ cho tương lai. Trong khi đó yêu cầu về cải cách hành chính, yêu cầu về hội nhập đòi hỏi phải nâng cao kiến thức, kỹ năng cho một số cán bộ hiện đang làm các công việc liên quan đến những vấn đề này. Một số nội dung hiện chưa có trường nào giảng dạy hay giảng dạy chưa sát với thực tiễn như kỹ năng thiết kế tổ chức, quản lý đô thị, định giá tài sản, xác định sản phẩm chủ lực, v.v. Những chuyên đề này Trường có thể phối hợp vơi các viện nghiên cứu hay trường đại học ở nước ngoài tổ chức những khoá bồi dưỡng ngắn hạn trong vòng 1 tuần hay mời chuyên gia nước ngoài đến nói chuyện. Những chuyên đề cụ thể là rất bổ ích cho việc cập nhật thông tin, nâng cao kĩ năng cho cán bộ, công chức của Thành phố, đồng thời tạo lập được mối quan hệ về nghiên cứu khoa học cho giảng viên của Trường. Việc hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước nhìn qua tưởng phức tạp, song thực tế cho thấy, có những tờ báo chỉ với một số ít phóng viên có chuyên môn cũng tổ chức được các hội thảo với nhiều nhà khoa học tham dự; có cơ sở đào tạo chỉ được quyền cấp chứng chỉ chứ không được cấp bằng cũng mời được các nhà khoa học danh tiếng thế giới như Philip Kotler, Michael Porter đến nói chuyện. Thậm chí người tham dự phải nộp mấy trăm đôla mới được vào nghe. Xét về vị thế và khả năng, trường ta có nhiều thuận lợi hơn những tờ báo từng tổ chức hội thảo thành công, cơ sở đào tạo nói trên rất nhiều. Thực hiện được điều này Trường sẽ có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của Thành phố. Tiếp theo, để có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cơ bản nói trên, cần xác định những cơ chế thật cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ đó. Hiện nay Trường đã có được một đội ngũ cán bộ khoa học trên 30 tiến sĩ và 200 thạc sĩ. Đội ngũ này chưa phải là nhiều đối với một trường đại học đa ngành, nhưng cũng đủ để giúp Trường xác định những vấn đề cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện các đề tài khoa học, phối hợp với cán bộ khoa học của các cơ quan khác. Vấn đề đặt ra là cơ chế như thế nào để có thể huy động một cách có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học của Trường và đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo trên địa bàn Thành phố tham gia vào nghiên cứu khoa học do trường tổ chức. Cơ chế nào thì suy cho cùng cũng là giải bài toán về mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi của người nghiên cứu khoa học. Tôi xin đề nghị một số giải pháp sau: 2.3.1. Về trách nhiệm Cần tạo lập cơ chế vừa khuyến khích, vừa có tính ràng buộc với đội ngũ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của Trường. Trong điều kiện tiền lương còn thấp và nặng tính bình quân như hiện nay, không thể tránh khỏi việc người có bằng cấp ưu tiên đi dạy để tăng thu nhập. Do đó cần phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong nghiên cứu khoa học. Cơ chế đó có thể khởi đầu bằng những quy định cụ thể. Chẳng hạn: - Về viết bài cho các tạp chí: cần quy định cán bộ giảng viên có học vị tiến sĩ mỗi năm ngoài việc ít nhất phải có một bài viết cho tạp chí của Trường, còn cần phải viết 1 bài cho hội thảo hay tạp chí trong nước, phấn đấu trong 5 năm có một bài cho hội thảo hay tạp chí quốc tế; học vị thạc sĩ có thể yêu cầu thấp hơn mỗi năm phải có một bài viết cho tạp chí của Trường, trong 2 năm phải viết 1 bài cho hội thảo hay tạp chí trong nước; học vị cử nhân thấp hơn một chút nhưng cũng cần định lượng cụ thể. Ngoài ra, các NCS, học viên Cao học cũng phải quy định cụ thể về việc viết bài. - Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: cũng cần có quy định tương tự như đối với các bài viết. Chẳng hạn, cán bộ giảng viên có học vị tiến sĩ trong 2 năm thực hiện tối thiểu một đề tài khoa học cấp Khoa hoặc cấp Trường, trong 5 năm phải thực hiện ít nhất một đề tài khoa học cấp Thành phố hoặc cấp Nhà nước; học vị thạc sĩ trong 2 năm phải thực hiện một đề tài khoa học cấp Khoa, trong 5 năm phải thực hiện một đề tài khoa học cấp TrườngNhìn chung định mức cho mỗi loại học vị của cán bộ giảng viên trong trường là bao nhiêu cần được thảo luận để đi đến sự thống nhất chung. Song về phương pháp luận, phải có quy định cụ thể mới có sự ràng buộc về trách nhiệm, không thể kêu gọi một cách chung chung. Hàng năm, phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo Sau đại học có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công trình khoa học của cán bộ giảng viên trong trường trình Hội đồng thi đua khen thưởng của Trường. Nếu kiên quyết không xét các danh hiệu thi đua cho những cán bộ giảng viên không hoàn thành trách nhiệm nghiên cứu khoa học theo quy định thì hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ nhanh chóng đi vào nền nếp và phát huy tác dụng. - Phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước, cơ quan nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo, đề xuất những giải pháp cho những vấn đề nổi lên từ thực tiễn trên địa bàn thành phố. Hàng năm, Trường nên giao cho các khoa, phòng chọn và đề xuất vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ quan phối hợp, nội dung cần đào tạo, v.v. Sau đó, trên cơ sở báo cáo đề xuất của các khoa, phòng, Hội đồng khoa học Trường sẽ xem xét như một đề tài khoa học và tham mưu cho Ban Giám hiệu. Nếu được phê duyệt, Hội đồng khoa học Trường sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng các nhân hay một nhóm theo hợp đồng với những điều khoản ràng buộc thật cụ thể. 2.3.2. Về quyền lợi Như đã trình bày ở trên, do tiền lương của cán bộ giảng viên còn thấp nên họ ưu tiên cho việc đi dạy để tăng thu nhập. Do đó Trường cần phải có các chính sách hỗ trợ thích hợp, đặc biệt là chính sách tài chính. Trong tình hình hiện nay, cần tập trung giải quyết tốt 2 mặt sau: - Các thủ tục hành chính liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học phải thật đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện. Hiện nay, một số tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học than phiền việc mất thời gian không đáng vào các thủ tục hành chính. Ví dụ, theo quy định của Trường, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, cấp Trường được cung cấp giấy, bút, văn phòng phẩm, thanh toán chi phí đánh máy, in ấn các sản phẩm khoa học nếu tác giả thuê cơ sở dịch vụ thực hiện (theo chứng từ tài chính). Như vậy, khi thực hiện đề tài khoa học cấp Khoa, cấp Trường tác giả phải làm thủ tục hành chính để nhận hoặc mua bút giấy, văn phòng phẩm mà thực tế những khoản này không đáng để mất thời gian. Sản phẩm khoa học chủ yếu được photocopy, mà chỉ có rất ít nơi cung cấp dịch vụ photocopy có hóa đơn tài chính. Do vậy, để đơn giản, thuận tiện, trường nên: + Đối với đề tài khoa học cấp Khoa, cấp Trường: khoán gọn chi phí thực hiện cho tác giả theo từng loại đề tài. Chẳng hạn, nếu đề tài nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên, chi phí thực hiện đề tài cấp khoa được thanh toán là 2 triệu đồng, cấp trường là 3 triệu đồng. Khi đã có quy định được phê duyệt, lúc này biên bản nghiệm thu được coi như chứng từ tài chính. Nếu việc thanh toán tiền nhất định phải có hóa đơn tài chính thì trường nên quy đổi thành giờ chuẩn, thanh toán theo mức vượt giờ giảng. Như vậy, thủ tục hành chính duy nhất là biên bản nghiệm thu, rất đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện. + Đối với đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Thành phố: với các loại đề tài này Trường không chủ động trong thủ tục hành chính, song Trường có thể hỗ trợ cho các tác giả. Cụ thể, phần thủ tục hành chính sẽ do phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo Sau đại học chịu trách nhiệm, tác giả chỉ chịu trách nhiệm về nội dung. Kinh phí thực hiện đề tài do hai bên thỏa thuận (thường phân chia theo tỷ lệ các thủ tục và viết nội dung mỗi bên hưởng bao nhiêu phần trăm). Việc không phải quan tâm nhiều đến thủ tục hành chính để dành thời gian và sức lực cho việc nghiên cứu là một thuận lợi rất lớn của các tác giả nghiên cứu khoa học, từ đó khuyến khích, động viên họ mạnh dạn trong việc nhận đề tài. - Chính sách tài chính phải được ban hành trên nguyên tắc quyền lợi của người thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học không thấp hơn việc giảng dạy. Hiện nay quy định của Trường về quyền lợi của tác giả thực hiện các bài viết, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp Khoa, cấp Trường đã rõ ràng và có những ưu đãi so với một số trường đại học khác. Chẳng hạn việc khen thưởng cho bài báo được đăng ở tạp chí nước ngoài là 2 triệu đồng, trong nước là 500 ngàn đồng. Thực hiện đề tài khoa học cấp Trường được thưởng tiền nếu đạt loại xuất sắc, loại giỏi; nếu được ứng dụng vào thực tiễn còn được thưởng thêm. Dù đã rõ ràng và có những ưu đãi nhất định, song những quyền lợi đó đã đủ để khuyến khích cán bộ giảng viên nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu khoa học hay chưa cần phải đánh giá thường xuyên để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Cách đánh giá thường sử dụng là thống kê xem thực tế những quy định đó có hiệu quả như thế nào. Chẳng hạn, trong vài năm qua, số lượng các bài viết đăng ở tạp chí trong nước, nước ngoài, số lượng đề tài khoa học các cấp được thực hiện là bao nhiêu. Nếu số lượng của một loại nào đó còn quá ít ỏi so với mong đợi của Trường thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh chính sách. Cách đánh giá khác có thể là mở hội nghị thảo luận về chính sách hay lấy ý kiến của cán bộ giảng viên để trên cơ sở những thông tin tổng hợp được điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Việc có những quy định đơn giản về thủ tục hành chính và quyền lợi thỏa đáng cho người làm khoa học là rất quan trọng, nếu không muốn nói có ý nghĩa quyết định đến sự thành công. Nó sẽ giúp trường tránh được hiện tượng một số trường đang mắc phải là mọi người đều đồng thanh nhất trí trong các cuộc họp rằng nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, v.v. nhưng khi thực hiện thì tìm đủ mọi lí do để né tránh mà lí do thật ẩn chứa đằng sau đó thì không ai muốn nói thẳng ra. 3. KẾT LUẬN Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân về một vài nhiệm vụ cơ bản, ban đầu góp phần tạo nền tảng xây dựng Trường thành một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của thành phố như chiến lược phát triển Trường từ nay đến năm 2020 đã đề ra. Những nhiệm vụ cần làm chỉ giới hạn trong phạm vi những việc đã làm lâu nay, những đề xuất trong bài viết chỉ mang tính chất cá nhân nên có thể còn phiến diện, chưa đầy đủ. Song người viết cho rằng chỉ cần làm được những việc cơ bản trên thôi cũng góp phần đáng kể giúp cho Trường thực hiện được một phần mục tiêu trong chiến lược phát triển.
Tài liệu liên quan