Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH thể hiện ỏ những nội dung sau:
1. BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phúc tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản suất hàng hóa hoạt động theo cơ chế tiền tệ, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó.
2. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát ssinh ở cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
3. Những biến cốc làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của chủ nhân như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản
4. Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ 1 nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà Nước.
5. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập:
Những nội dung cơ bản của BHXH Việt Nam
A.Các vấn đề chung:
I.Khái niệm:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp những biến ccos làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ chung nhằm đảm bảo đời sốns cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
II.Bản chất
Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH thể hiện ỏ những nội dung sau:
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phúc tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản suất hàng hóa hoạt động theo cơ chế tiền tệ, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó.
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát ssinh ở cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Những biến cốc làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của chủ nhân như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản…
Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ 1 nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà Nước.
Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.
III.Chức năng
Thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập của NLĐ tham gia BHXH khi học bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao đọng hoặc mất việc làm.
Tiến hành phân phối hoặc phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ cho NLĐ mà còn cho NSDLĐ. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH
Góp phần kích thích NLĐ hăng say lao động sản xuất nâng cao NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.
Gắn bó lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, giữa NLĐ và xã hội.
IV.Nguyên tắc
Mọi NLĐ đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH.
Mức hưởng trợ cấp BHXH phải phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXH và mức đóng góp. BHXH là 1 trong những hình thức phân phối lại thu nhập giữa người tham gia BHXH nên cần xác định mức hưởng 1 cách cân bằng và hợp lý.
Nguyên tắc số đông bù số ít, nghĩa là lấy số đông bù lại số ít người không may gặp rủi ro ( trong số những người tham gia BHXH có người ốm đau, tai nạn…).
Nhà nước thống nhất quản lý BHXH. BHXH là 1 cuộc sống lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhà nước với tư cách là đại diện chính thức về mặt quản lý xã hội, phải có trách nhiệm với thực hiện chính sách xã hội, quản lý các hoạt động BHXH để đảm bảo ổn định và cân bằng xã hội.
Kết hợp hài hòa với các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Khác với BHTM, BHXH ngoài mục đích là đảm bảo thu nhập cho NLĐ còn phải tính tới lợi ích chung và lợi ích của NSDLĐ, kết hợp với các mục tiêu đó là mục tiêu xã hội.
V.Đối tượng của BHXH:
* Đối tượng:
- là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.
- VD do ốm đau, tai nạn, tuổi già,….
* Đối tượng tham gia:
- người lao động
- người sử dụng lao động
Ở VN thực hiện BHXH với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương ->không bình đẳng giữa tất cả những người lao động.
Mối quan hệ ràng buộc trong BHXH:
+ người lao động
+ người sử dụng lao động
+ cơ quan BHXH dưới sự bảo trợ của Nhà nước
B.Các chế độ của bảo hiểm xã hội
I.Chế độ trợ cấp ốm đau :
-Mục đích :
bù đắp thu nhập bị mất hoặc bị giảm trong thời gian người tham gia bh gặp rủi ro đau ốm.
-Đối tượng
Ngừoi lao động tham gia BHXH theo luật định.
-Điều kiện hưởng
+Người lao động tham gia BHXH bị ốm phải nghỉ việc,có xác nhận của cơ sở y tế .
+Người lao động phai nghỉ để chăm sóc con nhỏ dưới 7 tuổi ,có xác nhận của cơ sở y tế
-Thời gian hưởng chế độ ốm đau
+Tùy vào điều kiện điều kiện làm việcvà thời gian đóng bh của người lao động mà thời gian nghỉ khác nhau theo điểm a,b,c khoản 1 điều 2 luật BHXH.
+Nếu người lao động mắc những bệnh thuộc danh mục các bệnh phải chũa trị dài ngày của Bộ Y Tế thi tùy vào thới gian đống góp mà được hưởng số ngày khác nhau.
-Thời gian hưởng khi con ốm đau
+Tối đa 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi,tối đa 15 ngày nếu con từ 3 đến 7 tuổi
+Cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì nếu một người đã hết thời hạn thì người kia đựoc hưởng theo khoản 1 BHXH.
-Mức hưởng
+đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm:Mức trợ cấp được tình bằng 75% mức tiền lương ,tiền công làm căn cứ đóng bhxh của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày sau đó nhân với số ngày thực tế nghi việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo qui định.
+Đối Với bệnh cần chữa trị dài ngày:Trong 180 ngày đầu của 1 năm mức hưởng bằng 75% mức tiền lương ,tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.Sau 180 ngày thì mức hưởng bằng 45% mức tiền lương ,tiền công nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm,55% mức tiền lương ,tiền công nếu đã đòng bh từ 15 năm dến dưới 30 năm,65% nếu đủ 30 năm trở lên.
-Dưỡng sức sau ốm đau
+Ngoài thời gian nghỉ ốm đau,người lao động còn được nghỉ 10 ngày đẻ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe trong 1 năm.
+Được hưởng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ ngơi tại gia đình,40% mức lương tối thiểu nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung.
II.Chế độ trợ cấp thai sản:
* Nội dung:
Người lao động khi sinh con và nuôi con sơ sinh sẽ được quỹ BHXH trợ cấp thay thế cho thu nhập trong thời gian nghỉ không đi làm để phục hồi sức khỏe và nuôi con sơ sinh.
* Đối tượng áp dụng:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
* Điều kiện hưởng:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi.
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Người lao động quy định tại điểm thứ 2 và thứ 3 ở trên phải đóng bảo hiểm xã hội >=6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
* Thời gian hưởng chế độ:
-> khi khám thai:
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày/lần khám.
(tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
-> khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
Lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:
+ 10 ngày : thai < 1 tháng.
+ 20 ngày : thai từ > 1 tháng đến < 3 tháng.
+ 40 ngày : thai từ > 3 tháng đến < 6 tháng.
+ 50 ngày : thai > 6 tháng.
(tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
-> khi sinh con:
4 tháng (trong điều kiện bình thường).
5 tháng (làm việc nặng nhọc, độc hại; ca 3; phụ cấp > 0,7).
6 tháng (lao động nữ là người tàn tật) từ 21% trở lên.
-Trường hợp sinh đôi trở lên mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày và thêm 1 tháng trợ cấp.
- Nếu mẹ chết khi sinh, cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ đến khi con đủ 4 tháng tuổi .
- Trường hợp sau khi sinh con mà con chết mẹ được nghỉ:
+ <60 ngày tuổi được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con.
+ ≥60 tuổi được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
-> khi nhận nuôi con nuôi:
con nuôi <4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
-> Khi thực hiện biện pháp tránh thai:
+ Khi đặt vòng tránh thai: nghỉ 7 ngày.
+ Khi thực hiện biện pháp triệt sản: nghỉ 15 ngày
(tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
* Mức hưởng:
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi =2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Mức hưởng chế độ:
+ =100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ.
(Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH hoặc cả cha cả mẹ tham gia nhưng người mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người cha; trường hợp chỉ có mẹ tham gia mà mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người mẹ)
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
* Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Sau khi sinh con từ >=60 ngày.
- Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động.
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH
* Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5-10 ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
III.Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định ở trên.
III. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định ở trên.
IV. Giám định mức suy giảm khả năng lao động:
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
V. Trợ cấp một lần:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
VI. Trợ cấp hằng tháng:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
VII. Thời điểm hưởng trợ cấp:
1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật BHXH được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.
VIII. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
IX. Trợ cấp phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật BHXH, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
X. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung.
XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.
Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
IV.Chế độ trợ cấp hưu trí:
1. Điều kiện hưởng lương hưu:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu (Mục II ở trên) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Mức lương hưu hằng tháng:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại (Mục II ở trên) được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật BHXH tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật BHXH được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện
. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Điều kiện hưởng lương hưu:
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 ở trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
Mức lương hưu hằng tháng:
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
V.Chế độ trợ cấp tử tuất:
1.Mục đích :
-Mục đích của chế độ này là hỗ trợ về tài chính cho gia đình người llao động khi người lao động bị chết và vợ con họ bị mất phương tiện sinh sống.Do đó, góp phần khắc phục những khó khăn tức thời để ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình họ.Đồng thời lo lắng được giải tỏa,người lao động yên tâm hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.Đối tượng được trợ cấp :
-Đối tượng được hưởng chế độ này có điểm khác biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội luôn khác đối tượng thụ hưởng.Đối tượng tham gia là người lao động, còn đối tượng thụ hưởng là người vợ(chồng) và con cái người trụ cột gia đình là toàn bộ người lao động, kể cả người học nghề hoặc những người là dân số hoạt động kinh tế với tỷ lệ tối thiểu 75%.Đối với các quốc gia là những người lao động làm công ăn lương nhưng tối thiểu là 25% tổng số.Đối tượng thụ hưởng cũng được mở rộng cho cả các đối tượng ăn theo khác (ngoài vợ,con) của họ.
3.Điều kiện được trợ cấp
-Đk hưởng trợ cấp là người vợ góa hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết, trong trường hợp người vợ góa thì quyền được trợ cấp có thể tùy thuộc vào thuộc vào pháp luật.
4.Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp:
-Trường hợp người lao động đã có thâm niên 15 năm tham gia BHXH hoặc có thâm niên 3 năm nhưng đã đóng góp đạt số trung bình hàng năm, vợ và con họ sẽ được hưởng đủ mức trợ cấp theo quy định.Nếu mới tham gia BHXH 5 năm, tỷ lệ này bị giảm 10%.Đối với trường hợp thâm niên tham gia BHXH nhiều hơ