Nhưmọi ngành công nghệ, ngành năng lượng hạt nhân cũng sinh ra phế
liệu. Từkinh nghiệm thực tế, những phếliệu hạt nhân không nguy hiểm, dễ
kiềm chếvà dễxử. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nhân loại vẫn sợnhững phế
liệu hạt nhân hơn là những phếliệu độc hại hơn nhiều nhưlà phếliệu của
các ngành hóa học hay nông thực phẩm.
Để đóng góp vào tham luận vềvấn đềnày chúng tôi xin khai triển những
điểm trên.
Nguồn gốc của các phếliệu hạt nhân
Những phếliệu hạt nhân sinh ra :
- Khi làm nổmột quảbom nguyên tử,
- Khi một nhà máy hạt nhân bịtai nạn và thải ra những sản phẩm phân
hạch,
- Do sự điều hành thường xuyên của những cơsởliên quan đến sản xuất
năng lượng hạt nhân,
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những phế liệu hạt nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những phế liệu hạt nhân
KS Đặng Đình Cung , Kiều bào Pháp
Như mọi ngành công nghệ, ngành năng lượng hạt nhân cũng sinh ra phế
liệu. Từ kinh nghiệm thực tế, những phế liệu hạt nhân không nguy hiểm, dễ
kiềm chế và dễ xử. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nhân loại vẫn sợ những phế
liệu hạt nhân hơn là những phế liệu độc hại hơn nhiều như là phế liệu của
các ngành hóa học hay nông thực phẩm.
Để đóng góp vào tham luận về vấn đề này chúng tôi xin khai triển những
điểm trên.
Nguồn gốc của các phế liệu hạt nhân
Những phế liệu hạt nhân sinh ra :
- Khi làm nổ một quả bom nguyên tử,
- Khi một nhà máy hạt nhân bị tai nạn và thải ra những sản phẩm phân
hạch,
- Do sự điều hành thường xuyên của những cơ sở liên quan đến sản xuất
năng lượng hạt nhân,
- Và từ những quần áo, dụng cụ làm việc và trắc nghiệm và những đồng vị
dùng trong các ngành y tế, nghiên cứu khoa học, trắc nghiệm vật liệu, xử lý
nông thực phẩm,...
Khi một quả bom nguyên tử nổ thì những phản ứng hạt nhân sinh ra những
tia neutron và tia gamma và một số sản phẩm phân hạch. Những vật này chỉ
sống có vài giây khắc cho tới trên dưới 30 năm. Nói một cách khác, chỉ cần
chờ vài chục năm là những nơi bị oanh tạc hạt nhân sẽ trở lại bình thường.
Những tỉnh Hiroshima và Nagasaki bây giờ là những thị xã phồn thịnh. Thổ
dân quần đảo Bikini, nơi Hoa kỳ thí nghiệm bom kinh khí khi xưa, đã được
phép hồi hương.
Ảnh hưởng đến môi trường của một tai nạn hạt nhân tương tự như một quả
bom nguyên tử nổ. Nếu tai nạn có quy mô lớn như ở Tchernobyl thì xung
quanh nhà máy có thể bị ô nhiễm trong một thời gian vô hạn định bởi
những sản phẩm phân hạch có chu kỳ dài chứa trong lò phản ứng.
Trong ngành năng lượng hạt nhân, những phế liệu thải từ khâu đào mỏ cho
đến khâu chế tạo những bó nhiên liệu thì không có hoạt tính phóng xạ.
Ngược lại, những vật liệu thường xuyên được rút ra từ lò phản ứng có hoạt
tính phóng xạ cao hay rất cao. Chúng gồm bởi những đồng vị uranium và
plutonium chưa bị đốt cháy, những sản phẩm phân hạch actinid như là
neptunium, americium và curium, và vài sản phẩm phân hạch nhẹ khác như
là cesium, strontium và iodium.
Ngoài ra những kim loại cấu trúc của những bó nhiên liệu và của lò phản
ứng sinh ra những sản phẩm hoạt hóa như là những đồng vị côban Co-60 và
sắt Fe-55.
Một phần nhỏ những đồng vị uranium và plutonium do các lò phản ứng hạt
nhân thải ra được dùng để chế taọ nhiên liệu MOX. Phần còn lại được tạm
trữ chờ ngày những lò phản ứng neutron nhanh được hiệu chỉnh để tiêu thụ
chúng. Vì thế chúng không phải là phế liệu của ngành năng lượng hạt nhân
mà phải coi chúng là những nhiên liệu để dành cho tương lai. Việc để dành
quặng mỏ, nguyên liệu và nhiên liệu để xử lý hay sử dụng khi những điều
kiện kinh tế hay công nghệ thuận lợi hơn rất thông thường trong mọi ngành
công nghệ.
Những đồng vị phóng xạ có chu kỳ ngắn hơn một năm có thể coi là phế liệu
nhưng không phải là phế liệu hạt nhân vì quy trình xử lý phế liệu của ngành
hạt nhân là mười năm, thời hạn để chúng mất hết hoạt tính phóng xạ.
Rút cục chỉ có những đồng vị phóng xạ có chu kỳ dài hơn một năm và
những vật liệu bị chúng ô nhiễm (quần áo, găng tay, công cụ, thành phần
cấu trúc,...) mới đúng là phế liệu hạt nhân.
Khối lượng những phế liệu hạt nhân
So với phế liệu công nghiệp thường thì khối lượng những phế liệu hạt nhân
không lớn mấy. Hiện nay, ở Pháp, nước có nhiều nhà máy điện hạt nhân
thứ nhì sau Hoa kỳ, mỗi năm thải ra :
- Một tỷ mét khối phế liệu công nghệ đủ loại, chiếm một khối một kilô-mét
mỗi cạnh,
- Trong số đó có 10 triệu mét khối phế liệu công nghệ độc hại, chiếm một
khối 215 mét mỗi cạnh,
- Trong số 10 triệu mét khối phế liệu công nghệ độc hại có 80.000 mét khối
phế liệu hạt nhân, chiếm một khối 43,1 mét mỗi cạnh, khối lượng một kho
hàng cỡ trung bình,
- Và trong số 80.000 mét khối phế liệu hạt nhân những phế liệu có hoạt tính
cao chiếm 5,3 mét khối, khối lượng nước sinh hoạt một gia đình Pháp tiêu
thụ trong một ngày.
Với tiến bộ của kỹ thuật xử lý phế liệu những khối lượng trên liên tục giảm
xuống.
Vì chiếm một khối lượng nhỏ như thế nên việc lưu trữ tạm thời hay vĩnh
viễn bỏ rơi những phế liệu hạt nhân không phải là một vấn đề nan giải có
ảnh hưởng quan trọng đến môi trường tự nhiên.
Những chính sách xử lý nhiên liệu hạt nhân đã được phóng xạ
Chúng ta có hai chính sách xử lý nhiên liệu hạt nhân đã được phóng xạ :
- Không xử lý trước khi chôn vùi,
- Phân loại phế liệu và sau đó chôn vùi tùy theo loại phế liệu.
Hoa-kỳ coi những vật đã được phóng xạ là phế liệu cuối cùng nên không có
chính sách xử lý trước khi chôn vùi những gì do những lò phản ứng dấn sự
thải ra. Lẽ cốt nhiên họ bố trí mọi quy định đề phòng thích ứng để làm tối
thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Lý lẽ chính thức nêu lên là nếu phân loại
những thành phần nhiên liệu đã được phóng xạ thì có thể tách rời nguyên tử
plutonium và, do đó, có thể gây nên tăng sinh vũ khí hạt nhân. Thực ra họ
nghĩ rằng xử lý những bó nhiên liệu hạt nhân để phân loại những thành
phần phóng xạ là không kinh tế vì nước họ không thiếu chỗ hoang vu.
Pháp thì có chính sách xử lý những bó nhiên liệu để giải quyết khác nhau
mỗi loại phế liệu hạt nhân. Nhờ thế, thay vì giải quyết vấn đề do một triệu
mét khối phế liệu hạt nhân thải ra từ đầu kỷ nguyên hạt nhân, họ chỉ chú
trọng đến 10.000 mét khối phế liệu có hoạt tính cao hay có chu kỳ dài đang
chờ được xử lý dứt khoát. Giải pháp này nhất định là thuận lợi cho môi
trường. Về phương diện kinh tế thì giải pháp này cho phép dùng triệt để
những nguyên tử uranium lấy ra từ mỏ và nhân lên gần một trăm lần dự trữ
nhiên liệu hạt nhân tiềm tàng !
Chính sách của Pháp xử lý và phân loại trước khi chôn vùi đang được sự
nhất trí của giới chuyên gia hạt nhân. Mặc dù hoàn cảnh địa dư cũng thuận
lợi như Hoa-kỳ, Canada mới chuyển sang chính sách này nhưng chưa khởi
công gì cụ thể cả. Sau sự cố 11 tháng chín 2001, tổng thống Bush hình như
cũng có xu hướng thiên về chính sách xử lý và phân loại. Hiện nay Pháp
đang gia công chộn plutonium lấy từ những bom nguyên tủ Mỹ vào
uranium tự nhiên để chế tạo thử vài mẻ nhiên liệu cho những lò phản ứng
hạt nhân dân sự.
Đức nhờ Pháp gia công việc xử lý nhiên liệu đã được phóng xạ. Lý do
không phải vì áp lực của những đảng chính trị có chủ nghĩa bảo vệ môi
trường. Lý do là Đức có ít nhà máy hạt nhân nên xây một nhà máy để xử lý
phế liệu của mình tốn tiền hơn là thuê Pháp xử lý hộ. Trong khi chờ đợi xây
xong nhà máy của họ, Nhật-bản cũng giao cho Pháp việc xử lý nhiên liệu
đã được phóng xạ của họ. Sau khi được xử lý ở Pháp phế liệu của nước nào
thì mang về nước ấy.
Vì khối lượng tích lũy của họ chưa tới mức trầm trọng, những nước khác
tạm trữ nhiên liệu đã được phóng xạ trong những bể nước. Chỉ cần bốn mét
nước là ngăn cản tất cả những loại tia phóng xạ nên việc tạm trữ như thế rất
an toàn với điều kiện là phải canh phòng khắt khe.
Những loại phế liệu hạt nhân
Chúng ta xếp loại những phế liệu hạt nhân theo hai tiêu chuẩn :
- Theo hoạt tính, tính bằng becquerel, để quy định những biện pháp bảo vệ,
- Theo chu kỳ những đồng vị phóng xạ trong phế liệu, tính bằng đơn vị thời
gian, để ước lượng thời gian phải canh phòng.
Dựa trên đó các chuyên gia Pháp xếp phế liệu thành ba loại chính với ba
phương pháp xử lý khác nhau : những phế liệu có hoạt tính rất thấp, những
phế liệu có hoạt-tính thấp và chu kỳ dưới 30 năm, và những phế liệu có chu
kỳ hơn 30 năm.
Những phế liệu có hoạt tính rất thấp
Những phế liệu loại này có hoạt tính từ một đến một trăm Becquerel mỗi
gram. Chúng thể hiện dưới dạng bêton, gạch vụn, đất, kim khí vụn, plastic,
khung nhà, ống dẫn không khí, ống dẫn thủy,... Khối lượng của chúng chủ
yếu là những vật liệu xây dựng tháo gỡ từ những cơ sở hạt nhân đã ngưng
hoạt động. Một phần nhỏ những phế liệu loại này sinh ra từ những cơ sở
công nghiệp hóa học và luyện kim và từ việc chỉnh đốn và khôi phục những
địa hình xưa kia bị ô nhiễm bởi những chất phóng xạ.
Sau vài chục năm hoạt tính những phế liệu có hoạt tính sẽ giảm xuống mức
của mọi vật liệu sẵn có ngoài môi trường tự nhiên. Vì thế không có quy
định đặc biệt nào để xử lý chúng ngoài những quy định sẵn có của những
phế liệu công nghệp đặc biệt.
Những phế liệu có chu kỳ dưới 30 năm
Những phế liệu này được gọi là phế liệu loại A. Chúng do những phòng thí
nghiệm, những dịch vụ y tế hạt nhân, công nghiệp không liên quan đến
năng lượng hạt nhân (nông thực phẩm, luyện kim,...) và những nhà máy hạt
nhân (những vật dụng bị nhiễm xạ như là bao tay, bộ lọc, nhựa trao đổi
ion,...) thải ra. Ở Pháp, 80 phần trăm khối lượng và non một phần trăm tổng
số hoạt tính phế liệu hạt nhân thuộc vào loại này. Chúng phát ra những tia
bêta và gamma.
Những phế liệu loại A có chu kỳ ngắn hơn 30 năm, nghĩa là sau 300 năm
thì hoạt tính của chúng tương đương với hoạt tính của môi trường tự nhiên.
Vì thế chúng được đặt trong những phuy kim loại có xi măng chèn và được
chôn trong một hố đào ngay từ mặt đất ở một nơi địa chất có đặc tính thuận
tiện. Những địa điểm đó sẽ được canh phòng và kiểm tra trong ba thế kỷ.
Sau đó khuôn viên sẽ được trả lại cho thiên nhiên.
Những phế liệu có chu kỳ dài hơn 30 năm
Những phế liệu này được gọi là phế liệu loại B và C.
Những phế liệu loại B gồm bởi những tập hợp những bó nhiên liệu đã được
phóng xạ để sản xuất năng lượng sau đó bị cắt xén ở cơ sở xử lý phế liệu
hạt nhân, những công cụ cắt xén những tập hợp đó bị hao mòn và không
còn dùng được nữa, và, trong tương lai, những cấu trúc bị nhiểm xạ mạnh
của các lò phản ứng hạt nhân bị tháo gỡ.
Sau khi cắt xén những phế liệu này được ép lại để giảm khối lượng của
chúng. Ở Pháp 10 phần trăm khối lượng và 10 phần trăm hoạt tính tổng số
phế liệu hạt nhân thuộc vào loại này.
Những phế liệu loại C gồm bởi những sản phẩm phân hạch của những lò
phản ứng hạt nhân không còn công dụng kinh tế nào nữa. Ở Pháp, những
phế liệu loại này tập trung 90 phần trăm hoạt tính của tất cả những loại phế
liệu hạt nhân nhưng khối lượng chúng chỉ bằng chưa tới một phần trăm.
Những phế liệu loại B và loại C có chu kỳ dài hơn 30 năm nên phải chờ vài
nghìn năm thì hoạt tính của chúng mới giảm một cách đáng kể. Vì thế
tương lai của chúng đặt ra vấn đề.
Các chuyên gia ngành hạt nhân đã đề ra hai giải pháp thỏa mãn về mặt an
toàn :
- Chôn những phế liệu đó ở dưới lòng đất,
- Và/hay biến đổi những đồng vị có hoạt tính mạnh thành những đồng vị
khác không phóng xạ hay có hoạt tính nhẹ hơn.
Giải pháp thứ hai này có thể được thực hiện trong một lò phản ứng neutron
nhanh khi những loại lò này được hiệu chỉnh. Tuy nhiên dù áp dụng triệt để
giải pháp đó cũng còn một phần ít hay nhiều phế liệu phải chôn vùi.
Những phế liệu loại B phát ra những tia alpha nên tỏa ra ít nhiệt. Những
phuy chứa những phế liệu loại này có thể xếp sát gần nhau để tiết kiệm
khối tạm trữ. Những phế liệu loại C phát ra cả ba loại tia alpha, bêta và
gamma và tỏa nhiệt trong cả chục năm. Những phuy chứa những phế liệu
loại này phải cách nhau nhiều hay ít tùy theo nhiệt lượng tỏa ra để cho sức
nóng có thể tự nhiên phân tán.
Những chuyên gia dự trù sẽ tiếp tục xếp đặt như vậy khi đặt những phuy
phế liệu dưới lòng đất. Họ cũng dự trù để những hầm chôn thoáng gió trong
một thế kỷ trước khi bịt kín hầm vì họ muốn có thì giờ nghiên cứu những
biến đổi về tính chất an toàn của hầm và tiếp tục khám phá ra được một
phương thức an toàn hơn và/hay giảm thêm khối lượng phế liệu hạt
nhâncuối cùng.
Kết luận
Phế liệu hạt nhân đặt ra những vấn đề tế nhị về kỹ thuật cũng như về chính
trị.
Về kỹ thuật thì ở gần phế liệu hạt nhân không có gì là nguy hiểm vì chỉ cần
đến một mét bê tông hay bốn mét nước là ngăn cản được tất cả những tia
phóng xạ. Những phế liệu đó chỉ nguy hiểm khi cơ thể hấp thụ chúng mà
không thải chúng ra ngay. Việc này có thể xảy ra khi gió thổi làm bốc lên
những bụi phế liệu và chúng ta hít những bụi đó. Quy trình thông thường là
những phế liệu được chất ở một nơi có nước ngầm chảy qua. Nước ngầm sẽ
chuyển những nguyên tử phóng xạ đi xa. Sau đó những nguyên tử đó thấm
vào thảo vật và nước uống rồi qua đó vào cơ thể súc vạt và con người.
Vì thế những địa điểm chôn vùi phế liệu hạt nhân phải là những nơi kín
không có thấm nước ở thời điểm chôn vùi và trong tương lai : địa chất
không được biến đổi, một cách tự nhiên hay do hiệu ứng của phế liệu, để
trở nên thấm nước.
Về chính trị thì người dân thường cũng như những nhà cầm quyền của họ
đâu phải là những chuyên gia về hạt nhân. Khi nghe những lý lẽ mâu thuẫn
với nhau thì họ lo ngại nếu địa phương của họ đựơc chọn làm nơi chôn vùi
phế liệu hạt nhân.
Để giải tỏa sự lo ngại này và có thể quyết định trên cơ sở khoa học, năm
1991 Quốc hội Pháp đã ra một đạo luật gọi là đạo luật Bataille, tên ông
nghị sĩ đề xướng đạo luật đó. Đạo luật Bataille gia hạn mười năm năm cho
những chuyên gia hạt nhân Pháp phải nghiên cứu và trình kết quả nghiên
cứu trước Quốc hội trên ba đề tài :
- Phân tách và chuyển hóa những hạt nhân phóng xạ.
- Tồn trữ những phế liệu có hoạt tính cao và chu kỳ dài ở những lớp địa
chất xâu.
- Đông gói những phế liệu và tạm lưu trữ chúng trong một thời gian có thể
dài.
Sau khi đánh giá những báo cáo thì Quốc hội sẽ ra quyết định vào khoảng
những năm 2006 2007.
Đây là một gương sáng mà các nước khác cần nêu theo : chuyên gia chỉ có
thể đặt vấn đề và giải quyết vấn đề nhưng không thể quyết định thay thế đại
diện của dân về những chuyện trọng đại như là an toàn của con người. Như
viết ở trên, phế liệu hạt nhân không phải là rủi ro kỹ thuật mà chỉ là một rủi
ro chính trị.
Rủi ro chính trị thứ nhất là những nước chậm tiến có chính thể chuyên chế
và tham nhũng hùa với những xí nghiệp hạt nhân vô kỷ luật. Nếu theo đúng
những quy cách và quy định tả ở trên thì không có gì là nguy hiểm cả.
Nhưng một công ty có thể thấy rằng làm như vậy thì tốn kém và thông
đồng với một nhà độc tài một xứ vô trị để chuyển phế liệu của mình vứt
sang nước đó. Trong tình huống đó thì dân địa phương có rủi ro bị nhiểm
xạ.
Rủi ro thứ hai là một cường quốc hạt nhân có chính thể chuyên chế và vô
trách nhiệm. Hiện nay những phế liệu phóng xạ và những lò phản ứng của
tầu biển không dùng nữa bị thải ra từ thời đại Liên-xô ứ đọng bừa bãi mà
không có ai trông nom ở bán đảo Kola, những đảo New Zemble, những
vùng Archangelsk và Norilsk và ven biển Nhật-bản. Không ai có ý kỳ dị đi
du ngoạn ở những nơi lạnh lẽo gần Bắc cực đó. Nhưng không ai biết những
dòng nước bể chở những nguyên tử phóng xạ đi đâu và những nguyên tử đó
làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân loại cho tới đâu.