Những quan niệm sai lầm về nghề Luật

Những quan niệm sai lầm về nghề Luật Bài viết này dành cho những ai quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới! Tớ không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật! Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Mặc dù đây là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học. Người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật nhưng không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó. Nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai. Chính vì thế, ngành luật là một trong số ít ngành tuyển sinh đại học ở cả hai khối A và C. Gần đây, một số cơ sở đào tạo ngành luật tuyển sinh cả khối D.

pdf9 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những quan niệm sai lầm về nghề Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những quan niệm sai lầm về nghề Luật Bài viết này dành cho những ai quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới! Tớ không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật! Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Mặc dù đây là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học. Người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật nhưng không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó. Nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai. Chính vì thế, ngành luật là một trong số ít ngành tuyển sinh đại học ở cả hai khối A và C. Gần đây, một số cơ sở đào tạo ngành luật tuyển sinh cả khối D. Nghề luật ư? Quá máy móc và ít sáng tạo Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng pháp luật chỉ có một còn cuộc sống thì muôn hình, muôn vẻ. Liệu có khuôn mẫu nào phù hợp với mọi thứ không? Văn bản pháp luật là cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định lại luôn cần phải mềm dẻo và linh hoạt, vừa có lý vừa có tính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Khô khan và ít tình cảm Công việc của một luật gia bắt buộc bạn thường xuyên tiếp xúc với những bất công trong xã hội, gặp gỡ với rất nhiều hạng người trong xã hội và cả những nỗi đau của con người. Những con người bất hạnh, phải chịu đựng sự bất công đó cần giúp đỡ của bạn và hi vọng bạn sẽ là người mang lại công lý cho họ. Nếu không đồng cảm với những đau khổ, những bất công mà người khác phải gánh chịu thì không thể thấu hiểu được nguyên nhân, không lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền vui buồn của người khác. Rất nhiều thẩm phán tâm sự rằng: khi tuyên án tử hình, kể cả đối với những tội ác ghê tởm nhất, nỗi ám ảnh vẫn theo họ trong nhiều đêm thao thức khi bản án đã được quyết định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ để cho tình cảm lấn át lý trí. Rất khó xin việc Theo dự báo, tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm 2.500 kiểm sát viên, xã hội cần thêm hàng nghìn luật sư và nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an đang cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Vậy ngành luật liệu có khó tìm việc như người ta vẫn nghĩ? Và tại sao, hàng năm, rất nhiều sinh viên luật ra trường vẫn chưa tìm được việc làm? Một nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân đó là: không phải tất cả các cử nhân luật đều đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, của công việc đặt ra. Nếu bạn dám ước mơ, hãy nuôi lớn ước mơ của mình bằng những nỗ lực và cố gắng thực sự. Tin rằng bạn sẽ thành công. Tớ sẽ trở thành một vị quan tòa công minh Học nghề luật ở đâu? Để có thể hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giao đoạn đào tạo: đào tạo pháp luật cơ bản và đào tạo nghề. Đào tạo cơ bản ở trình độ cử nhân Ba cơ sở đào tạo lớn nhất cả nước là: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có: Viện ĐH Mở Hà Nội, Khoa Luật của trường ĐH Khoa học Huế, Khoa Luật ĐH Cần Thơ, Khoa Luật ĐH Quốc gia TP. HCM. Một số cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành nhất định như: ĐH Kinh tế Quốc dân đào tạo cử nhân luật kinh tế, HV An ninh nhân dân đào tạo cử nhân luật chuyên ngành Điều tra tội phạm. Đào tạo nghề tại học viện tư pháp Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn cần trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp nếu muốn trở thành: - Thẩm phán và kiểm sát viên (học nghề 12 tháng) - Luật sư (học nghề 12 tháng, làm luật sư tập sự 2 năm ở văn phòng luật sư và công ty luật) - Chấp hành viên (học nghề 6 tháng) - Công chức viên (học nghề 4 tháng)
Tài liệu liên quan