Người Chăm cũng như hầu hết các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Raglai đều quan niệm rằng hôn nhân được tiến hành khi trai gái đã đến tuổi trưởng thành, được đánh dấu bằng một nghi lễ, một tục lệ nhất định.
Ở Chăm hồi giáo Bà Ni, tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lễ “Karoeh” (đối với nữ), lễ “Kho tan” (đối với nam). Chỉ khi được tiến hành nghi lễ trên, người con trai và người con gái mới được quyền tìm kiếm người yêu và tiến đến hôn nhân. Người nào không được thực hiện nghi lễ trên sẽ bị xã hội trê cười. Và khi chết đi sẽ không được làm đám tuần và chon chung ở nghĩa địa dòng họ, vì họ cho rằng người chết không qua lễ nghi đánh dấu tuổi thành niên được coi là “ha râm” (xấu, không tôt). Theo tập quán của mẫu hệ Chăm, nữ đến tuổi 16 có thể lấy chồng. Tuy nhiên vì sự phát triển của thể lực không giống nhau, nên tuổi 16 chỉ là cái mốc ước định tương đối. Cho nên họ thường căn cứ vào hình dáng bề ngoài, sức khỏe của người thiếu nữ đã ở độ tuổi chin muồi hay chưa, có đủ sức khỏe và khả năng làm vợ, làm mẹ trong tương lai hay chưa chứ không chỉ căn cứ vào tuổi tác.
Người Chăm cũng quan niệm như các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Raglai , người thiếu nữ đã quá độ tuổi theo tập quán quy định mà chưa thành đôi lứa thì rất khó lấy chồng, thậm chí ế chồng. Người Chăm cho rằng nữ từ 24 tuổi trở đi mà chưa có chồng thì sẽ được gọi là “may plầu” (gái lỡ thì). Tuổi kết hôn của nam giới có phần rộng rãi, thường từ 18 tuổi trở đi, nhưng ngoài 20 thậm chí 30 chưa lấy vợ vẫn không coi là bị ế vợ. Đặc biệt người Chăm không có tục “nối dây” như các dân tộc mẫu hệ ở Trường Sơn Tây Nguyên (cuê cuê của người Ê Đê, cuai cuai ở người Gia Rai), là tục thay thế người chết trong hôn nhân. Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng trong xã hội Chăm cần có các đặc tính sau: vui vẻ, thỏa vát, cần cù, gần gũi và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Trong lao động, nam giới phải thạo tất cả các việc của nam giới như cày bừa, làm rẫy, ruọng, dựng nhà Đặc biệt phải có học vấn cao, họ rất trọng người có học vấn. Ngoài ra người Chăm Nam Bộ quan niệm nam giới phải thuộc thông thạo kinh “Cran”.
28 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những quan niệm truyền thống đối với việc hôn nhân của người chăm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Những Quan Niệm Truyền Thống Đ ối Với Việc Hôn Nhân Của Người Chăm Ở Việt Nam
Chương 2: Các Quy Tắc Và Hình Thái Hôn Nhân Của Người Chăm Ở Việt Nam
2.1 Hôn Nhân Đồng Tôn Giáo
2.2 Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
2.3 Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
2.4 Các Quy Tắc Về Hôn Nhân
Ch ư ơng 3: Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Ở Việt Nam
3.1 Lễ Nghi Đám Cưới Hỏi Của Người Chăm Trung Bộ
3.2 Lễ Nghi Đám Cưới Của Người Chăm Islam Nam Bộ
3.3 Sự Đính Hôn Và Bãi Hôn
Kết Luận
Tài Liệu Tham Khảo
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
Người Chăm cũng như hầu hết các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Raglaiđều quan niệm rằng hôn nhân được tiến hành khi trai gái đã đến tuổi trưởng thành, được đánh dấu bằng một nghi lễ, một tục lệ nhất định.
Ở Chăm hồi giáo Bà Ni, tuổi dậy thì được đánh dấu bằng lễ “Karoeh” (đối với nữ), lễ “Kho tan” (đối với nam). Chỉ khi được tiến hành nghi lễ trên, người con trai và người con gái mới được quyền tìm kiếm người yêu và tiến đến hôn nhân. Người nào không được thực hiện nghi lễ trên sẽ bị xã hội trê cười. Và khi chết đi sẽ không được làm đám tuần và chon chung ở nghĩa địa dòng họ, vì họ cho rằng người chết không qua lễ nghi đánh dấu tuổi thành niên được coi là “ha râm” (xấu, không tôt). Theo tập quán của mẫu hệ Chăm, nữ đến tuổi 16 có thể lấy chồng. Tuy nhiên vì sự phát triển của thể lực không giống nhau, nên tuổi 16 chỉ là cái mốc ước định tương đối. Cho nên họ thường căn cứ vào hình dáng bề ngoài, sức khỏe của người thiếu nữ đã ở độ tuổi chin muồi hay chưa, có đủ sức khỏe và khả năng làm vợ, làm mẹ trong tương lai hay chưa chứ không chỉ căn cứ vào tuổi tác.
Người Chăm cũng quan niệm như các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Raglai, người thiếu nữ đã quá độ tuổi theo tập quán quy định mà chưa thành đôi lứa thì rất khó lấy chồng, thậm chí ế chồng. Người Chăm cho rằng nữ từ 24 tuổi trở đi mà chưa có chồng thì sẽ được gọi là “may plầu” (gái lỡ thì). Tuổi kết hôn của nam giới có phần rộng rãi, thường từ 18 tuổi trở đi, nhưng ngoài 20 thậm chí 30 chưa lấy vợ vẫn không coi là bị ế vợ. Đặc biệt người Chăm không có tục “nối dây” như các dân tộc mẫu hệ ở Trường Sơn Tây Nguyên (cuê cuê của người Ê Đê, cuai cuai ở người Gia Rai), là tục thay thế người chết trong hôn nhân. Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng trong xã hội Chăm cần có các đặc tính sau: vui vẻ, thỏa vát, cần cù, gần gũi và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Trong lao động, nam giới phải thạo tất cả các việc của nam giới như cày bừa, làm rẫy, ruọng, dựng nhàĐặc biệt phải có học vấn cao, họ rất trọng người có học vấn. Ngoài ra người Chăm Nam Bộ quan niệm nam giới phải thuộc thông thạo kinh “Cran”.
Tiêu chuẩn của người vợ phải nết na, thùy mị, giỏi công việc nội trợ như nấu ăn, quản lý nhà cửa. Ngoài ra phải biết rệt phải, kéo sợi, và đặc biệt nuôi con phải giỏi
Tập quán truyền thống của người Chăm xưa không coi sắc đẹp là điều chính yếu tạo nên hạnh phúc, đảm bảo cuộc sống gia đình, nhưng nam cũng như nữ, vừa có sắc lại vừa có đức có tài thì được mọi người yêu mến và là đối tượng của lớp trẻ. Quan niệm đó đã xuyên suốt nhiều thế kỷ và tồn tại cho đến ngày nay. Ngược lại, nếu cô gái chỉ có sắc đẹp mà không biết lao động, không có đủ các đức tính cần thiết của người vợ thì bị dư luận chê cười, khó lấy chồng. Người Chăm có câu tục ngữ “siam mư nai tai adâu é” và câu “xạ mư nài mư tai adâu mứk” (nghĩa là xấu ở bên ngoài, lòng dạ như vàng).
Còn đối với người Chăm Bà La Môn thì không có lễ thức nào đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ vị thành niên sang tuổi trưởng thành. Tuy nhiên khi cô gái hoặc cậu con trai sắp xửa lập gia đình, cha mẹ đều phải đến trình với người tộc trưởng để người này lấy “ciết a tâu” (tổ tiên) của dòng họ xuống, và sắm xửa một mâm lễ vật gồm một trai rượu, 3 trưng gà và đĩa bánh trái để cúng “ôn prók” (ông tổ) và báo cáo cho tổ tiên biết. Người Chăm quan niệm rằng: Khi có một thành viên mới của dòng họ ra đời, ôn prók đã biết qua lễ cúng đầy tháng thì đến khi trưởng thành lấy chồng, lấy vợ cần phải báo cáo cho ôn prók biết.
Người con gái Chăm tuỵêt đối phục tùng cha mẹ được thể hiện rõ qua việc cưới xin cũnh như trong mọi chuyện khác, và con gái lấy ai làm chồng là do cha mẹ chọn, không được từ chối. Trong lĩnh vực này con trai cũng không tự do gì hơn con gái. Cho dù người con trai không hợp với mình, nhưng đó lại là người hợp với cha mẹ mình, được cha mẹ mính cho rằng “chàng rể hiền, chàng rể tốt thì người con gái phải làm tròn bổn phận của người vợ cho đến trọn đời mãn kiếp”. Ngược laic ho dù ưng ý cô gái nhưng nếu không được cha mẹ ưng ý thì người con trai cũng không được để ý đến.
Người con rể phải có bổn phận đối với cha mẹ vợ như đối với bố mẹ đẻ của mình. Như vậy nếu so với người Việt và người Hoa thì thân phận phụ nữ Chăm được “diễm phúc” hơn người vì phụ nữ Chăm theo chế độ mẫu hệ.
Cô dâu người Việt và người Hoa phải có bổn phận với cha mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ. Nhiều khi cô dâu ở vào cuối thang ngôi thứ trong gia đình, đóng vai kẻ hầu người hạ, nhất là ở các gia đình bậc trung ở nông thôn. Đôi khi, tình cảnh không chịu nổi nữa, cô dâu không còn lối thoát nào khác là tìm cách bỏ trốn hoắc quyên sinh.
Người Hoa và người Việt coi sự trinh tiết của người con gái là điều rất quan trọng. Mất trinh bị coi là điều xấu xa và là nguyên cớ chính đáng để hủy bỏ hôn nhân. Trinh tiết là một điều kiện chủ yếu trong hôn nhân và là tiêu chuẩn trọng yếu về đạo đức của người con gái trong xã hội Trung Quốc và Việt Nam xưa và tồn tại và ảnh hưởng cho đến ngày nay. Ngược lại người Chăm cũng như các dân tộc mẫu hệ khác không đặt nặng vấn đề trinh tiết.
Trong xã hội người Chăm hôn nhân không phải là sự kết hợp hai cá nhân mà là một công việc của một gia đình. Nhiều khi hôn nhân còn được sắp đặt ngay từ hồi cô dâu ngay từ hồi cô dâu chú rể mới ra đời, gọi là “váh nhúk”. Trường hợp này trước đây xảy ra rất nhiều và ngày nay đôi khi vẫn tồn tại nhất là ở người Chăm Nam Bộ; còn Chăm vùng Ninh- Bình Thuận hiện nay rất ít gặp trường hợp tảo hôn.
Nhìn chung, co rất ít cuộc hôn nhân của người Chăm chỉ dựa trên tình yêu hoặc sự lựa chọn cá nhân vì làm như vậy bị mọi người khinh bỉ và được coi là bất hiếu. Ngay cả trường hợp một đôi nam nữ đã thề ước với nhau và có quan hệ vụng trộm với nhau trước khi cưới, gia đình cô gái vẫn có thể cưới cho cô một người khác. Tài liệu sử học dân gian Chăm đã cho biết ở nước Chăm Pa cổ đã xảy ra nhiều tình duyên bị cha mẹ chia cắt. Từ đó những trường ca bất hủ đã ra đời, tồn tại xuyên suốt qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay, như trường ca “Ariya Chăm Pini”. Đặc biệt đau lòng hơn, cùng một giống nòi nhưng khác đạo không được quyền lấy nhau dẫn đến nhiều cặp nam nữ đành phải quyên sinh.
“Ché tran, mưng xik tan prong
Mai hu ka ran
Ona lo pô nghi lai ơi »
Dịch
Để bụng từ thuở em còn thơ
Đến lớn em thuộc về người ta
Hỏi trời sao lại bất công
Ở chế độ phụ hệ như ở (người Hoa và người Việt), người con gái lấy chồng sẽ trở thành người của gia đình chồng và bổn phận đầu tiên là phải đẻ cho được một đứa con trai để tiếp nối dòng dõi của nhà chồng. Phụ nữ không sinh được con trai bị coi là có tội lớn vì làm cho chồng không có người nối dõi tông đường. Vì vậy, trong trường hợp này người chồng được phép lấy vợ lẽ hoặc người hầu để có người nối dõi. Tuy nhiên người vợ cả vẫn giữ vị trí của mình trong gia đình và người vợ lẽ phải phục tùng người vợ cả, người vợ duy nhất hợp pháp. Nếu chẳng may chồng chết, xã hội mong muốn người đàn bà góa thủ tiết chờ chồng. Ngược lại, trong chế độ mẫu hệ Chăm, người đàn bà nếu đẻ toàn con trai, thì không được tiến thêm một bước mà chỉ được xin người con của chị hoặc em mình làm con nuôi để phụng dưỡng mình. Trong trường hợp chồng chết, xã hội cho phép người phụ nữ lấy chồng khác, sau khi mãn phép để tang cho chồng trong thời gian một năm. Đặc biệt trong xã hội mẫu hệ các dân tộc Malayô Polynêxia ở Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai...Khi vợ chết thì chồng được phép lấy em gái vợ hoặc chị vợ, điều đó được coi là tốt và được khuyến khích để tiếp tục bảo vệ gia đình và nòi giống của họ. Tục đó gọi là nối nòi ‘cuê cuê’.
Trong xã hội người Chăm quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về phái nữ. Nhà gái đi hỏi chồng cho con gái, con trai là đối tượng để nhà gái cưới về làm chồng. Tuy nhiên ở người Chăm Nam Bộ do ảnh hưởng của tôn giáo, nam đi hỏi vợ chỉ là hình thức. Trong hôn nhân không đặt vấn đề trinh tiết, nhưng vấn đề thủy chung sau khi đã thành hôn lại có yếu tố quan trọng hàng đầu giữ cho gia đình Chăm tồn tại bền vững.
Theo Maspero : « Những quả phụ Chăm không bao giờ tái giá và để tóc mọc dài cho đến khi già. Tuy nhiên theo phong tục Ấn Độ thì người vợ phải nên tự thiêu ở ngay trong dàn thiêu của người chồng, tục đó đã được coi trọng ở người Chăm, ít ra là đối với phụ nữ có phẩm chất tốt.
Cũng như các dân tộc anh em khác ở Việt Nam, trước hôn nhân các đôi trai gái cũng có tìm hiểu nhau. Ở mỗi dân tộc do hoàn cảnh địa lý, tập tục và kể cả quan niệm sống riêng nên đã hình thành đặc tính riêng trong việc tìm hiểu nhau. Ở các dân tộc Malayô Polynêxia Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai con trai đến tuổi trưởng thành thường tập trung ngủ tại nhà rông, hay ngủ tại phần « gah » (phần dành tiếp khách) của một số bạn trai cùng lứa với họ (người Ê Đê), nữ giới cũng tập trung thành từng nhóm vài ba người tại gia đình nào có các cô gái chưa đi lấy chồng. Người Ê Đê gọi ngôi nhà có các chàng trai đến ngủ là « sang ê đam » (nhà của các chàng trai), còn người Gia Rai gọi là « sang dam » ; gọi ngôi nhà con gái đến ngủ tập trung là « sang era » ...Những người đã có tình ý với nhau, đã trao vòng hẹn ước thì đêm đêm các chàng trai đến sang dra làm hiệu rủ bạn tình đi chơi và ngủ đêm tại chòi rẫy ngoài rừng đến sáng hôm sau mới trở về. Nếu cuộc tình suôn sẻ, thì họ tiếp tục trao gửi thân xác cho đến khi thành vợ chồng, nhưng nếu ngay từ lần đẩu gặp gỡ, họ đã không gây được ấn tượng tốt về nhau, thì hôm sau họ đi tìm một đối tượng khác. Cuộc sống hàng ngày cứ diễn ra và tình yêu trao gửi không bờ bến.
Ở người Chăm, giữa các tôn giáo quá trình tìm hiểu có những phong tục và tính cách riêng. Ở Chăm Islam, do ảnh hưởng cảu giáo lý, con gái rất kín đáo, nhất là con gái chưa có chồng ít được tiếp xúc với con trai và khi ra đường thường phải che mặt (ngày nay đã giảm nhiều). Còn phụ nữ Chăm Bà La Môn và Chăm Bà Ni thì được thoải mái hơn trong việc tiếp xúc với bạn trai, nhưng hiếm có trường hợp hai người khác gới ở tuổi cặp kè lai đi chơi riêng hay ngồi ngoài đường nói chuyện riêng (thường là phải có tập thể).
Tình yêu trai gái Chăm ít diễn ra trong lễ hội giống như người Ê Đê, Gia Rai mà thường diễn ra ở nhà cô gái. Thuật ngữ đi tìm hiểu gái gọi là « ink garà » thường vào ban đêm nhất là vào những tuần trăng là dịp các chàng trai có cơ hội đi tmf hiểu, tụm năm, tụm bảy kéo đến nhà cô gái nào đó để tán tỉnh và từ đó, những « tín hiệu xanh » gặp nhau. Một chàng trai người Chăm muốn tìm hiểu một cô gái nào đó thì anh ta đã phải có một thời gian dài để ý cô ta và nếu thấy hợp nhau thì mới đến nhà chơi, tìm hiểu.
Thường thì các chàng trai rủ nhau đến nhà cô gái sau bữa cơm chiều là thời gian nghỉ ngơi sau một ngày lao động.
Trong giai đợn đẩu các chàng trai kết lại thành tập thể từ 2 đến 5 người hoặc 8 người, thường là những bạn bè chơi thân. Trước khi đến nhà cô gái các chàng trai thỏa thuận trước ai sẽ là người ở lại nhà cô gái, còn ai sẽ phải về.
Cũng như các chàng trai các cô gái sau bữa cơm chiều thường trở lại với côngviệc như may vá, dệt vải và nhất là giã gạo vào đêm có tuần trăng, đây là cơ hội để các chàng trai đến tán tỉnh.
Khi đến cửa nhà co gái nào đó, các chang trai phải ý tứ cử một đại diện ăn nói hoạt bát đến thưa chuyện với bố mẹ cô gái, nếu cha mẹ đồng ý thì họ mới được vào. Thường thường cha mẹ rất thoải mái trong việc các chang trai tìm hiểu con gái mình. Khi đến nhà ai đó mà đã có một chàng trai khác đến rồi, thì họ tự động rút lui, tìm đến nhà cô gái khác, vì họ luôn ưu tiên cho người đến trước.
Xã hội Chăm xưa nay vốn hiếu khách và lịch sự, khi các chàng trai đến chơi, họ mời vào nhà, rót nước mời mọc và có khi đãi cả bánh trái. Đầu tiên các chàng trai hỏi han xã giao, rồi nói chuyện mang tính tập thể ít lâu. Sau đó các chàng trai không có tình ý gì với cô gái nháy mắt cho nhau rút về hoặc đến nhà một cô gái khác. Trong nhóm phải cử ra một người đứng ra gửi gắm chàng thanh niên có thành ý với cô gái sau đó mới về. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của cô gái, chàng trai mới được ở lại. Tình yêu đôi lứa phải theo tập quán nhưng với điều kiện cả trai lẫn gái đều còn độc thân và đến với nhau một cách tự nguyện. Sau khi được chấp thuận của cô gái hai người tiếp tục chuyện trò tâm sự từ lạ đến quen, có thể kéo dài sang đêm, nếu khuya quá, chàng trai cso thể ngủ lại nhà cô gái nhưng chỉ được quyền ngủ ở phòng ngoài. Thường khoảng 4 giờ sáng, cô gái hoặc cha mẹ phải đánh thức chàng trai dậy để ra về, hầu để tránh tai mắt thiên hạ, không tốt về sau.
Cuộc tìm hiểu như vậy kéo dài một tuần, hai tuần, một tháng và có thể dài đến vài năm. Khi cuộc tìm hiểu đã chín muồi, cha mẹ cô gái thường tìm cách gặp chàng thanh niên có ý với con gái mình để hỏi thăm một cách tế nhị nhằm biết ý đồ đích thực của chàng trai trong những lần thăm viếng này. Đầu tiên cha mẹ cô gái thăm dò : « Con đến đây để cầu vui hay có ý định gì » ? Nếu chàng trai không vội vàng và tự chủ được thì thường trả lời một cách thận trọng : « Con đến đây trước hết là để cầu vui, sau đó cũng có ý định tìm hiểu ».
Cha mẹ cô gái nào cũng luôn muốn giữ danh tiếng cho con gái mình, nếu chàng trai nào trả lời « cốt để cầu vui » thì cha mẹ cô gái buộc phải có lời khuyên xin chàng trai đừng quan hệ nữa vì nếu kéo dài sợ dư luận đánh giá vè con gái mình không tốt và có thể dẫn đến việc khó lấy chồng về sau.
Trong trường hợp chàng trai, cô gái tâm đầu ý hợp thì chàng trai có thể bày tỏ lòng thành cảu mình với cha mẹ cô gái và nếu cha mẹ cô gái cảm thấy nghe được thì lễ trầu cau sẽ được tiến hành ngay sau đó, thông qua ông bà mai mối tượng trưng.
Những trường hợp trai gái yếu nhau tha thiết muốn kết bạn trăm năm nhưng không được phép của đôi bên cha mẹ sẽ có các tình huống sảy ra như sau :
Đôi trai gái không phản đối cha mẹ ép duyên, họ vẫn chịu làm lễ thành hôn. Nhưng sau khi lễ thành hôn kết thúc, họ tìm cách ly thân. Tình huống này thường xảy ra ở xã hội Chăm ngày nay mà thường gọi là « plày ya ka mé, amư pai, bók (ý nói làm cho cha mẹ khỏ bị xã hội chê cười, vì con có hiếu nghe theo lời cha mẹ.
Đôi trai gái tuân theo ý muốn cha mẹ hai bên, tự cắt quan hệ tình yêu cảu mình để cưới vợ, cưới chồng do cha mẹ sắp đặt.
Không nghe theo lời ngăn cản của gia đình, họ quyết định lấy nhau và cùng nhau bỏ chốn đến một nơi khác trong một thời gian và sau đó dẫn nhau trở về xin cha mẹ đôi bên tha thứ.
Đôi trai gái sẽ cùng nhau tự tử vơi hy vọng được sống bên nhau ở thế giới bên kia. Trường hợp này xảy ra không phải là ít, và phổ biến ở xã hội Chăm ngày nay, nhất là Chăm vùng Ninh- Bình Thuận.
Nhìn chung, xã hội Chăm cho phép đôi trai gái tự quan hệ tự tìm hiểu. Trong hôn nhân không đặt nặng trinh tiết nhưng nghiêm cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đặc biệt ở Hồi giáo Islam nếu trai gái nào vi phạm sẽ bị phạt 30 roi.
CHƯƠNG 2: CÁC QUY TẮC VÀ HÌNH THÁI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM
2.1. Hôn Nhân Đồng Tôn Giáo
Tôn giáo là một yếu tố rất quan trọng chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và nhất là văn hóa và quan hệ hôn nhân gia đình. Tôn giáo là một trong những tiêu chuẩn dung để phân biệt cộng đồng người Chăm. Nếu dựa vào cách phân loại mang tính lý thuyết thì người Chjăm có hai tôn giáo: Bà La Môn và Hồi Giáo, song trên thực tế người Chăm được chia thành 3 cộng đồng tôn giáo: Chăm Bà La Môn, Chăm Hồi giáo Bà Ni và Chăm Islam. Thành viên của từng cộng đồng tôn giáo chỉ có quyền cưới vợ chồng trong nội bộ tôn giáo mình. Tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo buộc người Chăm cư trú theo từng tôn giáo riêng biệt, và tôn giáo đã ăn sâu vào tiềm thức tư tưởng của mỗi thành viên người Chăm, chi phối tất cả mọi hoạt động xã hội, đưa gia điình của người Chăm vào khuân khổ của 3 cộng đồng tôn giáo. Trên mỗi đứa con của người Chăm sinh ra đều được cha mẹ hướng theo nhuyên tắc lễ nghi của tôn giáo mà họ đang theo. Điều đó tác động rất sâu sắc đến đời sống của người con và khi con lớn lên xây dựng cuộc sống hạnh phúc đều tuân theo luật lệ tôn giáo của cha mẹ.
Tôn giáo đã chi phối sâu sắc nếp sống, văn hóa và ảnh hưởng lớn đến gia đình người Chăm cũng như trong xã hội, gây nên những mối bất hòa giữa các cộng đồng tôn giáo và nhất là trong hôn nhân để lại hậu quả rất lớn cho đến ngày nay mà xã hội người Chăm đang giải quyết. Những nguyên tắc đạo lý cảu 3 cộng đồng tôn giáo trên đã chi phối và hình thành nên rất nhiều phong tục, tập quán trong hôn nhân với những nghi lễ rất phức tạp.
Hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân của người Chăm. Như đã nói ở trên người Chăm có 3 cộng đồng tôn giáo chỉ có quyền cưới vợ cưới chồng trong nội bộ tôn giáo của mình. Theo quan niệm của người Chăm, nếu hôn nhân diễn ra giữa những người khác tôn giáo, khác dân tộc là không đảm bảo tính thuần khiết về dòng giống, cho nên con cái của họ khi chết sẽ không được chính thức hóa thân: Ở đạo Bà La Môn không được vào kút chính, ở đạo Hồi giáo Bà Ni và Hồi giáo Islam không được chon ở khồn, hàng chính trong nghĩa địa. Mặt khác, người Chăm muốn bảo tồn tôn giáo, sợ mất người của tôn giáo mình nên không muốn có quan hệ hôn nhân với tôn giáo khác, đặc biệt vì theo chế độ mẫu hệ cư trú bên vợ, con cái tính theo dòng họ mẹ nên không thể có phép con trai đi lấy vợ thuộc tôn giáo khác.
Trong lịch sử xã hội Chăm, nguyên tắc hôn nhân trên đây được phản ánh rõ nét trong trường ca Chăm- Bà Ni. Chuyện tình giữa người con trai Bà Ni với cô gái Bà La Môn vừa ca ngợi tình yêu chung thủy của đôi trai gái Chăm vừa hàm chứa nội dung phê phán tôn giáo. Một mặt người ta thầm ngợi khen sự chung thủy của đôi trai gái, nhưng mặt khác mọi người thuộc hai tôn giáo vẫn coi đó như là một sự súc phạm đến họ hàng, tổ tiên và phá đạo luật. Bởi vậy mà cái đạo luật cũ kỹ ngăn cấm hôn nhân giữa các cộng đồng tôn giáo Chăm, nhất là Chăm Bà La Môn và Chăm Bà Ni cho đến nay vẫn tồn tại và có hiệu lực nguyên xi như cũ. Trong xã hội Chăm vẫn còn âm vang tiếng kêu thống thiết nói lên khát vọng tình yêu chân chính của người co trai Bà Ni trong trường ca khi lao vào lửa cùng tự thiêu cùng người yêu:
“Hỡi những người ngày trước đã chết đi làm sao nghĩ ra.
Những điều bịa đặt làm chúng tôi khổ thế này.
Hỡi những người ngày nay, có ai là người có quyền thế
Làm cho mất đi những ý nghĩa độc địa của người trước để lại đó không!
Để cho hai dòng đạo chúng ta
Được lấy vợ lấy chồng, không phải ngăn cách như chúng tôi”.
Tiếng kêu cầu cứu đó đến nay vẫn chưa được xã hội Chăm đáp ứng, thỏa mãn. Trong lĩnh vực hôn nhân, hai đạo giáo Bà La Môn và Bà Ni được coi như hai con suối không thể chảy trung một dòng, như mặt trời mặt trăng không thể sáng cùng một lúc, con trai con gái của họ vẫn được phép xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau. Ngay cả đối với Cham Bà Ni và Chăm Islam trên nguyên tắc đều thuộc cộng đồng Hồi giáo song giữa hai nhóm này ít có quan hệ hôn nhân với nhau.
2.2. Hôn Nhân Đồng Dân Tộc
Bên cạnh hôn nhân đồng tôn giáo, hôn nhân đồng dân tộc cũng được coi là một nguyên tắc trong chế độ hôn nhân của người Chăm. Dù rằng đã từ lâu người Chăm cộng cư với người Việt và các dân tộc khác trên một địa bàn khá gần gũi nhau, nhưng hôn nhân giữa người Chăm và người Việt cũng như các dân tộc khác hầu như không có. Có chăng chỉ là trường hợp chồng Chăm vợ Việt, còn chồng Việt vợ Chăm hầu như không có. Thường đàn ông Chăm lấy vợ Việt, chủ yếu diễn ra ở những người thoát ly gia đình đi làm ăn xa.
Đối với người Chăm Islam Nam Bộ do ảnh hưởng của tôn giáo nên theo chế độ phụ hệ. Chế độ đa thê được chấp nhận, nên đã có nhiều trường hợp đàn ông Chăm cưới vợ là người Việt, người Khơ Me, nhưng đó cũng chỉ là vợ thứ hai hoặc vợ thứ ba. Thực ra hôn nhân trong nội bộ dân tộc (nội hôn tộc người), là một nguyen tắc phổ biến hầu hế