NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT
Những văn bản liên quan trước đây:
* Pháp lệnh thanh tra do UBTVQH ban hành ngày
29/3/1990
* Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế - ban hành theo Nghị
định số 23-HĐBT ngày 24-01-1991 của Hội đồng Bộ
Trưởng
* Nghị định 191/HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ
Trưởng về Qui chế thanh tra viên
* Quy chế Thanh tra Dược theo Quyết định số 590/BYT-QĐ
ngày 19-7-1993 của Bộ Trưởng BYT
* Thông tư số 18/BYT-TT ngày 2-7-1991 hướng dẫn thực
hiện Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế
19 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những quy định của luật thanh tra áp dụng trong lĩnh vực y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT THANH TRA
ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT
Những văn bản liên quan trước đây:
* Pháp lệnh thanh tra do UBTVQH ban hành ngày
29/3/1990
* Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế - ban hành theo Nghị
định số 23-HĐBT ngày 24-01-1991 của Hội đồng Bộ
Trưởng
* Nghị định 191/HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ
Trưởng về Qui chế thanh tra viên
* Quy chế Thanh tra Dược theo Quyết định số 590/BYT-QĐ
ngày 19-7-1993 của Bộ Trưởng BYT
* Thông tư số 18/BYT-TT ngày 2-7-1991 hướng dẫn thực
hiện Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế
VẤN ĐỀ CẦN BIẾT
Văn bản đang áp dụng hiện nay:
Luật Thanh tra
- Quốc hội khoá XI thông qua ngày 15-6-2004
- Chủ tịch nước công bố ngày 24-6-2004 theo Lệnh số
11/2004/L-CTN
- Có hiệu lực từ ngày 1-10-2004
Nghị định số 77/2006/NĐ-CP
- ngày 3/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ thi hành Luật
Thanh tra
Phạm vi điều chỉnh
Luật quy định về tổ chức, hoạt động:
- Thanh tra nhà nước (bao gồm thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành)
- Thanh tra nhân dân
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra phải:
Tuân theo pháp luật
Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời
Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THANH TRA Ở
CÁC CƠ SỞ TRONG NGÀNH Y TẾ.-
1. Thanh tra nhân dân
2. Thanh tra chuyên ngành y tế (gọi tắt là Thanh tra y tế)
VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG CỦA THANH TRA Y TẾ –
THANH TRA DƯỢC.-
- Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý
Nhà nước
- Thanh tra y tế có chức năng thực hiện quyền thanh tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật trong ngành y tế
- Thanh tra Dược là bộ phận cấu thành của thanh tra y tế
QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC THANH TRA Y TẾ
- Thanh tra trước hết là để giữ vững kỷ cương của pháp luật
- Thanh tra không chỉ để phát hiện sai phạm của đối tượng
mà phải thấy được mặt ưu, điểm mạnh và sự phấn đấu tiến
bộ của đối tượng
- Cả thanh tra và đối tượng thanh tra đều phải có mục tiêu
chung là đảm bảo đủ thuốc có chất lượng tốt và an toàn
phục vụ sức khỏe nhân dân
- Trong xây dựng kế hoạch thanh tra cần lưu ý :
+ Coi trọng hình thức thanh tra định kỳ
+ Chọn trọng điểm thanh tra là các cơ sở bán (phát) thuốc
trực tiếp cho người dùng thuốc
TỔ CHỨC CỦA THANH TRA Y TẾ –
THANH TRA DƯỢC.- Có 2 cấp :
Ở cấp trung ương (Bộ y tế): Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế
* Thanh tra Bộ y tế có Chánh thanh tra, các Phó thanh tra và
các thanh tra viên
* Chánh Thanh tra BYT do Bộ Trưởng BYT bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra nhà
nước
* Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền mời
những chuyên viên, những cán bộ chuyên môn công tác ở các
đơn vị tham gia "Cộng tác viên thanh tra" để đáp ứng những
yêu cầu cụ thể theo từng nội dung thanh tra
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA
BỘ Y TẾ
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ y tế
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật các hoạt động liên quan
đến lĩnh vực y tế
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
- Thanh tra những vụ việc do Bộ trưởng Bộ y tế giao
- Giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong ngành y tế
- Phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng
- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh
tra sở y tế
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
CHÁNH THANH TRA BỘ Y TẾ
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi BYT
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng quyết
định và tổ chức thực hiện
- Trình Bộ trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật
- Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái
về thanh tra của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ y tế
- Xử phạt vi phạm hành chính
- Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý những người có
hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng
- Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết các vấn đề về công tác thanh tra
- Lãnh đạo cơ quan thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định của Luật thanh tra
Ở tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW (Sở y tế)
* Thanh tra y tế có trách nhiệm giúp Giám đốc sở y tế thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra các hoạt
động liên quan đến y tế trong phạm vi, quyền hạn của sở y tế
* Thanh tra sở y tế có chánh thanh tra, phó chánh thanh tra và
thanh tra viên. Chánh Thanh tra syt do Giám đốc sở y tế bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra
tỉnh
* Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở y tế, đồng
thời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành
chính của thanh tra tỉnh, nghiệp vụ thanh tra y tế của thanh tra Bộ
y tế
* Thanh tra SYT cũng được sử dụng các Cộng tác viên thanh tra
trong phạm vi địa phương mình và có thể xin hỗ trợ từ các nơi
khác
* Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra sở y tế, của chánh thanh
tra sở y tế : giống như của cấp bộ y tế nhưng trên phạm vi của sở y
tế
TIÊU CHUẨN - TRÁCH NHIỆM – QUYỀN HẠN CỦA
THANH TRA VIÊN
Là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra
để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, được cấp trang phục và thẻ
thanh tra viên
* Thanh tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp của nước CHXHCN
Việt Nam; có đạo đức, phẩm chất tốt, có ý thức trách nhiệm,
liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Có trình độ đại học về Dược nếu là thanh tra viên dược hoặc
đại học khác.
- Có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật, chính
trị và nghiệp vụ Thanh tra
TIÊU CHUẨN - TRÁCH NHIỆM – QUYỀN HẠN CỦA
THANH TRA VIÊN (t.t)
* Thanh tra viên dược còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như
thanh tra
- Phải có khả năng thuyết phục trong giao tiếp để đạt được
hiệu quả cao
- Khiêm tốn đúng mực
- Trong quá trình thanh tra nên cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
Tư thế và phong thái phải đàng hoàng, trang phục, biểu
hiện, cách đặt vấn đề và nêu yêu cầu cụ thể - rõ ràng...
Trách nhiệm của Thanh tra viên dược
- Thanh tra việc chấp hành luật lệ, quy chế về dược của các tổ
chức nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức xã hội và công
dân
- Phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về thực thi nhiệm vụ được giao. Đồng thời còn chịu trách
nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm
vụ thanh tra
- Phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp
thời và giữ vững nguyên tắc độc lập của thanh tra
- Nhận xét và kết luận trong và sau thanh tra phải "chặt chẽ,
trung thực, khách quan"
Các hành vi nghiêm cấm
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra
- Thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết
định thanh tra
- Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao
che cho nguời có hành vi vi phạm pháp luật
- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra khi chưa có kết
luận chính thức
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực;
chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm
nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt
động thanh tra
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
Quyền hạn của thanh tra viên y tế (thanh tra viên dược)
* Khi tiến hành thanh tra theo đoàn thanh tra:
- Thực hiện theo sự phân công của trưởng đoàn
- Yêu cầu đối tượng cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng
văn bản, giải trình về những nội dung liên quan đến nội dung
thanh tra;
- Yêu cầu những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp
- Kiến nghị trưởng đoàn áp dụng các biện pháp thuộc phạm vi
quyền hạn của trưởng đoàn
- Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng
đoàn, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách
quan của nội dung đã báo cáo
Khi tiến hành thanh tra độc lập, thanh tra viên phải xuất
trình thẻ thanh tra viên y tế và có những nhiệm vụ,
quyền hạn như sau:
- Yêu cầu đối tượng xuất trình giấy phép đăng ký kinh
doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ tiêu
chuẩn điều kiện hành nghề
- Lập biên bản về việc vi phạm và xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật
- Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của mình
thì phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định
- Báo cáo chánh thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được
phân công.
QUYỀN VÀ NGHIÃ VỤ CỦA
ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
1. Quyền
* Quyền tham gia ý kiến trong khi thanh tra và lúc dự thảo
biên bản thanh tra
* Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
* Khiếu nại và tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của thủ
trưởng cơ quan thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh
tra viên hay các thành viên trong đoàn thanh tra
2. Nghiã vụ
* Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu
theo yêu cầu của cơ quan thanh tra
* Tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra hoàn thành
nhiệm vụ
CÁC HÌNH THỨC THANH TRA
Có 2 hình thức:
1. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch
Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2. Thanh tra đột xuất
Được tiến hành khi:
- Phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
- Theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Do Bộ trưởng Bộ y tế hay Giám đốc sở y tế giao