Những sai lầm lớn nhất trong đầu tư

Tại hai trường đại học nổi tiếng –đại học Yale và Princeton, các chuyên gia tâm lý học thường phát cho sinh viên bản câu hỏi về họ so sánh bản thân họ với bạn học như thế nào. Ví dụ, sinh viên được hỏi: “Bạn có giỏi hơn bạn học của mình không?” Nhìn chung, số đông trả lời họ tốt hơn. Ngay cả khi được hỏi về sức khỏe, trên phương diện này người ta sẽ khó để che giấu bán thân hơn, sinh viên vẫn luôn cho rằng họ tốt hơn người khác. Họ coi họ như những vũ công khá, bạn bè tốt và nhiều hơn thế. Tâm lý tương tự có thể áp dụng trong đầu tư. Những năm gần đây, một nhóm chuyên gia tâm lý học và kinh tế tài chính đã tạo ra lĩnh vực mới chuyên nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư tài chính. Nghiên cứu của họ cho thấy không phải khi nào chúng ta cũng có hành vi hợp lý. Chúng ta thường quá tự tin. Nếu chúng ta đầu tư thành công một phi vụ nào đó, chúng ta có xu thế coi đó là kỹ năng đầu tư giỏi chứ không phải do may mắn. Giống như thời điểm năm 2000, người ta dễ lừa dối rằng họ là nhà đầu tư đại tài khi cổ phiếu Internet tăng gấp đôi và sau đó lại gấp đôi thêm một lần nữa.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những sai lầm lớn nhất trong đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 sai lầm lớn nhất trong đầu tư Nhà đầu tư nên tránh: quá tự tin, nghe theo đám đông, tính toán sai thời điểm thị trường, quá tự tin vào khả năng kiểm soát tình hình, không hạn chế chi phí đầu tư… 1. Quá tự tin Tại hai trường đại học nổi tiếng – đại học Yale và Princeton, các chuyên gia tâm lý học thường phát cho sinh viên bản câu hỏi về họ so sánh bản thân họ với bạn học như thế nào. Ví dụ, sinh viên được hỏi: “Bạn có giỏi hơn bạn học của mình không?” Nhìn chung, số đông trả lời họ tốt hơn. Ngay cả khi được hỏi về sức khỏe, trên phương diện này người ta sẽ khó để che giấu bán thân hơn, sinh viên vẫn luôn cho rằng họ tốt hơn người khác. Họ coi họ như những vũ công khá, bạn bè tốt và nhiều hơn thế. Tâm lý tương tự có thể áp dụng trong đầu tư. Những năm gần đây, một nhóm chuyên gia tâm lý học và kinh tế tài chính đã tạo ra lĩnh vực mới chuyên nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư tài chính. Nghiên cứu của họ cho thấy không phải khi nào chúng ta cũng có hành vi hợp lý. Chúng ta thường quá tự tin. Nếu chúng ta đầu tư thành công một phi vụ nào đó, chúng ta có xu thế coi đó là kỹ năng đầu tư giỏi chứ không phải do may mắn. Giống như thời điểm năm 2000, người ta dễ lừa dối rằng họ là nhà đầu tư đại tài khi cổ phiếu Internet tăng gấp đôi và sau đó lại gấp đôi thêm một lần nữa. Để giải quyết vấn đề này, hãy nghĩ về những người chơi tennis nghiệp dư. Những người biết điều khiển quả bóng một cách đều đặn, không có cú đánh đột phá nào thường là người chiến thắng. Và tương tự như vậy, người mua và nắm giữ cổ phiếu, duy trì một danh mục đầu tư đa dạng qua nhiều thời điểm của thị trường sẽ là người có khả năng đạt được mục tiêu dài hạn của mình. 2. Nghe theo đám đông Người ta cảm thấy an toàn với những con số. Nhà đầu tư thường ngày một lạc quan hơn, và vì thế vô thức đưa ra quyết định tiềm ẩn rủi ro cao, đẩy thị trường tăng điểm mạnh và hưng phấn quá mức. Đó là tại sao bong bóng đầu cơ tự nó phình to ra. Thế nhưng bất kỳ chiến lược đầu tư nào đã trở thành chủ đề bàn tán phổ biến trong nhóm bạn bè hay được giới truyền thông ủng hộ nhiều khả năng sẽ không thành công. Trong lịch sử, một số những lỗi lầm đầu tư lớn nhất được đưa ra bởi nhóm người đã bị cuốn theo trong bong bóng đầu tư. Bong bóng hoa tulip tại Hà Lan những năm 1630, bất động sản thập niên 1980, cú sốc Internet tại Mỹ cuối thập niên 1990, người ta khi đó thường nghe và hành động theo đám đông với hy vọng : “Lần này sẽ khác”, người ta đã mắc những lỗi đầu tư rất lớn. Tâm lý phấn chấn quá mức khiến nhà đầu tư chấp nhận rủi ro lớn hơn, hành vi tự hủy hoại khiến nhiều người bán tháo cổ phiếu ở mức đáy của thị trường khi tâm lý bi quan thắng thế. Quý 4/1999 và quý 1/2010, nguồn tiền vào các quỹ đầu tư chứng khoán lên cao hơn bao giờ hết. Phần lớn tiền được rót vào cổ phiếu công nghệ cao và Internet, cuối cùng thị trường ngã ngửa khi cổ phiếu nhóm ngành trên đã bị định giá quá mức, sau đó cổ phiếu nhóm ngành này tuột dốc thê thảm. Đến quý 3/2002, tiền ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán lại nhiều hơn bao giờ hết, các quỹ đầu cơ khốn khổ khi thị trường rơi vào trạng thái “chú gấu”. Giá cổ phiếu của ngày hôm nay hay năm sau không có nhiều ý nghĩa, giá cổ phiếu khi bạn bán mới là yếu tố quan trọng. Đối với phần lớn nhà đầu tư, ngay cả khi người đó nghỉ hưu vào tuổi 60, khả năng bạn có thể sống thêm 25 năm hay người bạn đời của bạn sống lâu hơn bạn là hoàn toàn có thể. Vì thế đừng để đám đông lừa bạn vào trạng thái lạc quan hay bi quan quá mức. 3. Tính toán sai thời điểm thị trường Việc tính toán về thời điểm của thị trường, chi phí của việc cân nhắc lại khi đầu tư trên thị trường, có thể tạo ra khác biệt? Mức lợi tức được tính là nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu sẽ kiếm được bao nhiêu tiền bằng việc rót tiền vào thị trường ở thời điểm khởi đầu và sau đó duy trì tiền đầu tư qua cả thời kỳ thị trường tốt, xấu. Lợi tức thực tế của nhà đầu tư ít nhất giảm đi 2% bởi thông thường họ hay đầu tư khi giá gần lên đỉnh và rút ra khi giá gần xuống đáy. Ngoài việc mất tiền do tính toán sai thời điểm thị trường, nhà đầu tư mất tiền còn bởi chọn sai cổ phiếu. Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, tiền được rót vào các quỹ đầu tư chứng khoán, phần lớn tiền được dành cho các quỹ đầu tư mạo hiểm hơn – đầu tư vào cổ phiếu công nghệ cao và Internet. Sau đó khi giá cổ phiếu giảm sâu, mức chênh lệch giữa tăng trưởng chung của thị trường còn cao hơn mức 2%. 4. Quá tin vào khả năng tự kiểm soát tình hình Các chuyên gia tâm lý học cũng chỉ ra một xu thế: người ta thường cho rằng họ có khả năng kiểm soát đối với các sự kiện nhiều hơn quá nhiều so với khả năng thực tế của họ. Như vậy nhà đầu tư có thể đánh giá quá mức một cổ phiếu đang đi xuống thảm hại trong danh mục đầu tư. Họ có thể tự tưởng tượng ra xu thế trong khi thực tế điều đó không tồn tại, hoặc họ tin rằng họ có thể phát hiện ra xu thế trong một mô hình cổ phiếu và dự báo về tương lai. Trên thực tế, biến động của cổ phiếu có phần mang tính ngẫu nhiên. Không có cách nào có thể dự đoán được diễn biến giá cổ phiếu trong tương lai dựa trên biến động trong quá khứ của nó. Một sai lầm tương tự cũng dùng để áp dụng với các yếu tố mùa, dù yếu tố đã đúng trong nhiều thập kỷ. Một khi ai cũng biết rằng thị trường sẽ tăng điểm ở thời điểm Giáng Sinh (từ Giáng Sinh cho đến năm mới), mô hình đó sẽ không còn hiệu lực nữa. Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu 1 ngày trước Giáng sinh và bán một ngày trước ngày cuối cùng của năm để chốt lời. Thế nhưng sau đó nhà đầu tư có thể sẽ phải mua sớm hơn và bán sớm hơn 2 ngày trước thời điểm ngày cuối năm. Vì thế tất cả hành vi mua vào cổ phiếu diễn ra trước Giang sinh và làn sóng bán có thể ở ngay thời điểm Giáng sinh. Bất kỳ xu thế biến đông nào của thị trường đã bị phát hiện ra sẽ không thể kéo dài bởi quá nhiều người muốn tận dụng nó. 5. Không biết hạn chế chi phí đầu tư Có một lời khuyên trong đầu tư mà nếu nghe theo, bạn có thể tăng được lợi nhuận một cách bền vững: Hạn chế đến mức tối thiểu chi phí đầu tư. Chúng ta đã dành nhiều thời gian nghĩ về việc tại sao giám đốc đầu tư các quỹ tương hỗ nào có lợi nhuận tốt nhất, thực tế điều đó chẳng mang lại ích lợi nào. Thành tích trong quá khứ chẳng là yếu tố đáng tin cậy nào để dự báo về tương lai. Yếu tố giúp dự báo về hiệu quả đầu tư chính là mức phí mà giám đốc đầu tư tính cho bạn. Phí để nhận được lời khuyên càng cao, lợi tức càng thấp. Chúng tôi đã xem xét tất cả các quỹ tương hỗ hoạt động trong khoảng thời gian 15 năm qua và tỷ lệ lợi nhuận họ mang lại cho nhà đầu tư, ngoài ra là chi phí mua và bán lượng cổ phiếu nắm giữ. Những quỹ tính chi phí thấp mang lại lợi nhuận cao nhất. Vì thế nếu muốn có một quỹ tương hỗ với chất lượng đầu tư tốt, hãy tìm đến quỹ tính chi phí thấp nhất. Nếu tính đến lợi nhuận sau thuế, những quỹ mang lại lợi nhuận cao thường rất hiệu quả trong các vấn đề thuế, kết luận của chúng tôi còn có ý nghĩa hơn. 6. Quá tin vào môi giới chứng khoán Công việc thực tế của người môi giới chứng khoán không phải là kiếm tiền cho nhà đầu tư mà là kiếm tiền từ nhà đầu tư. Những người môi giới thường rất hữu hảo vì một lý do: họ sẽ có thêm việc làm. Một người môi giới thường làm việc với khoảng 75 khách hàng với tổng tiền đầu tư khoảng 40 triệu USD (hãy nghĩ xem bạn có bao nhiêu bạn bè và bạn mất bao nhiêu thời gian để củng cố những mối quan hệ đó). Tùy thuộc vào thỏa thuận của người môi giới đó với công ty anh ta, thường, người môi giới đó kiếm được khoảng 40% từ những khoản hoa hồng mà nhà đầu tư chi trả. Như vậy nếu anh ta muốn có thu nhập 100 nghìn USD, anh ta cần khách hàng chi trả mức hoa hồng 250 nghìn USD. Nếu anh ta cần thu nhập 200 nghìn USD, anh ta cần 500 nghìn USD tiền hoa hồng từ khách. Điều này đồng nghĩa với người môi giới đó cần kiếm tiền từ bạn và những khách hàng khác nữa. Tiền đi từ túi bạn sang túi anh ta. Đó là tại sao làm bạn với một người làm nghề môi giới có thể là rất đắt. Người môi giới chỉ có một mục tiêu trọng tâm: đẩy bạn hành động, đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Tài liệu liên quan