Tóm tắt:
Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây và hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp thuộc khu vực này. Bài viết đi sâu vào tổng
hợp, phân tích những khó khăn, thách thức trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của
các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nói riêng và đưa ra một số gợi ý về giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thách thức
trong thời gian tới.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thách thức và một số giải pháp đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
347
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA KHU VỰC KINH TẾ
TƯ NHÂN VIỆT NAM.
TS. Phạm Hương Thảo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt:
Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây và hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo của các doanh nghiệp thuộc khu vực này. Bài viết đi sâu vào tổng
hợp, phân tích những khó khăn, thách thức trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của
các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nói riêng và đưa ra một số gợi ý về giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thách thức
trong thời gian tới.
Từ khóa: Khởi nghiệp sáng tạo, khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã từng bước thừa nhận vai trò to lớn
của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp khởi
nghiệp nói riêng đối với sự phát triển kinh tế. Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đã
ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa7. Vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp và khuyến khích tinh thần khởi
nghiệp ở Việt Nam với nền tảng là các doanh nghiệp tư nhân có khả năng tăng trưởng
nhanh dựa trên tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới đã trở thành
hướng đi đúng đắn. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để bắt nhịp với
những diễn biến nhanh chóng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một trong
những cách thức ứng phó phù hợp là đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại Việt Nam (Startup). Trong thời gian qua, số lượng và chất lượng các doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tăng, cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp
khởi nghiệp, các khu không gian làm việc chung, các cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc
đẩy kinh doanh, đã hình thành thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm như Quỹ đầu tư
mạo hiểm của Tập đoàn Vingroup, Startup Viet Partner Nhiều vườn ươm tiêu biểu
đã được hình thành như Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm
doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Vườn ươm Đà Nẵng (DNES),
Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Vườn ươm doanh nghiệp công
7 Báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân 2018.
348
nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mô tương đối nhỏ. Hai năm
trở lại đây, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp,
thế nhưng tỷ lệ thất bại ở các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chiếm tới 90%. Tìm hiểu
môi trường khởi nghiệp sáng tạo và những thách thức đối với các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo Việt Nam, đặc biệt trong khu vực sở hữu tư nhân đã và đang là bài
toán cần sớm tích cực đưa ra đáp án và giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp và
các cơ quan chuyên môn.
1. Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo Eric Ries (2011), “A startup is a human institution designed to create
new products and services under conditions of extreme uncertainty” (Tạm dịch:
startup là một tổ chức của con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện rất không chắc chắn).
Theo quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ
sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo được mô tả là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên
khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”8. Đây là khái niệm
được kế thừa dựa trên các nghiên cứu quốc tế và hiện nay được dùng chính thức trong
các văn bản chính sách của Việt Nam.
Có thể hiểu, khởi nghiệp sáng tạo là khởi nghiệp dựa trên sự đam mê tột độ,
trải nghiệm tột cùng và công nghệ cao để từ đó tạo ra các mô hình, sản phẩm sáng
tạo, tạo ra các đột phá trong tăng trưởng, vượt trội trong cạnh tranh Nhằm giải
quyết một hoặc nhiều nhu cầu nào đó đến từ thị trường. Doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo hay còn gọi là Startup không chỉ đánh giá lĩnh vực kinh doanh hay
số vốn họ cần để cạnh tranh. Mà nó nằm ở khả năng “tăng trưởng nhanh” về khách
hàng hoặc doanh thu của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được
hiểu là những doanh nghiệp mà nguồn lực chủ yếu bằng phát triển công nghệ, tri thức
và sáng tạo, hướng tới phát triển nhanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, có những
sản phẩm, có các dịch vụ mô hình kinh tế mới nhằm đa dạng hóa, số hóa các sản
phẩm, dịch vụ thương mại, tài chính, sản xuất, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của
đất nước trong kỷ nguyên chuyển đổi số mà các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ
lực để có được thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự khác biệt giữa
khởi nghiệp với lập nghiệp nằm ở tính mới, cụ thể là việc cung ứng những sản phẩm,
dịch vụ, mô hình mới ra thị trường. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, khởi
8 Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc
gia đến năm 2025”. Định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trên đây là kế thừa khái niệm khởi nghiệp
của các loại hình “emerging high-growth companies”, “early-stage innovative companies”, “entrepreneurs”
hay “startups” trong các văn bản chính sách và các nghiên cứu trên thế giới.
349
nghiệp gắn liền đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao để tạo nên những giải pháp
đột phá. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt, nó mang tính
chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới. Thông qua những
công nghệ mới cùng các ý tưởng kinh doanh mới chưa từng có. Bên cạnh đó là cách
tiếp cận thị trường mới cùng công nghệ thông tin không biên giới. Doanh nghiệp khởi
nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới,
xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ
ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới.
2. Thực trạng hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (DNTN) chiếm hơn
96% về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (Hình 1),
tuy nhiên lại là khu vực có quá trình phát triển chưa dài và cũng không có những lợi
thế kinh doanh được như khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI). Xét về mặt lịch sử các DNTN gắn liền
với công cuộc Đổi mới của đất nước. Khi Luật Doanh nghiệp (1999) ra đời đã tạo ra
sự bùng nổ về số lượng DNTN. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2000
chiếm hơn 31% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập của cả giai đoạn 1991-1999.
Đặc biệt, sau khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi (năm 2005) thì riêng số doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới của riêng năm 2006 đã bằng tổng tổng số doanh nghiệp
đăng ký thành lập của cả giai đoạn 1991-1999 trước đó. Ước tính trong giai đoạn
2015-2017, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần 50% GDP, trên 30% thu ngân sách
nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động
(NSLĐ) của khu vực này tương đối ổn định.
Hình 1. Tỷ lệ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (%)
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê
350
Tình hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 5 năm gần đây cũng cho thấy
những dấu hiệu khả quan về số lượng doanh nghiệp mới. Việt Nam có 504.073 doanh
nghiệp đăng ký thành lập trong giai đoạn 05 năm 2011-2016, xấp xỉ số lượng doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh trong cả 10 năm trước đó. Xu hướng thanh lọc doanh
nghiệp diễn ra mạnh mẽ từ sau khủng hoảng năm 2011. Hậu khủng hoảng, với tâm
lý còn lo ngại rủi ro, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có phần chững lại.
Giai đoạn 2011-2014, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới liên tục giảm. Tuy
nhiên, đến năm 2015, 2016 thì số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt
động đã có những kết quả khả quan. Trong năm 2016, tổng số doanh nghiệp thành
lập mới và doanh nghiệp trở lại hoạt động của Việt Nam là 136.789 doanh nghiệp
(trong đó 110.100 doanh nghiệp thành lập mới).
Hình 2. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2011 – 2017
Nguồn: Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sang năm 2017, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã vươn tới con số
126.859 doanh nghiệp – cao nhất từ trước tới nay (Hình 2). Bên cạnh đó, có 26.448
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong năm
qua là 3.165.233 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay
đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng với 35.276 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung
vốn. Song song với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thì việc cắt giảm chi
phí khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp cũng được các Bộ ngành chú trọng. Riêng
lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, kể từ ngày 20/1/2018, lệ phí đăng ký doanh nghiệp
được giảm 50% so với quy định trước đây và miễn phí 100% lệ phí đối với trường
hợp doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử.
351
Có thể nói, với những cải cách đổi mới mạnh mẽ trong chính sách phát triển
kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã có sự phát
triển mạnh mẽ trong suốt hơn 1 thập kỷ qua về số lượng doanh nghiệp. Cùng với sự
bùng nổ về số lượng, DNTN đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch về cơ cấu
ngành nghề thông qua tạo việc làm, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, tham
gia đầu tư vào các thị trường ngách, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
2.2. Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Các DNTN có xu hướng chuyển dịch sang các mô hình kinh doanh sáng tạo,
hiệu quả và bền vững. Hiện nay, DNTN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại
và dịch vụ, chiếm khoảng 68-70% tổng số doanh nghiệp (Hình 3).
Hình 3. Cơ cấu ngành nghề DNTN giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những năm gần đây, xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp
sáng tạo trong khu vực kinh tế tư nhân đang diễn ra sôi động. Hiện có khoảng 3.000
công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động. Trong đó có nhiều startup
thành công, được rót vốn hàng triệu đô từ các quỹ đầu tư nước ngoài như Cốc Cốc -
một công ty khởi nghiệp của 3 lập trình viên Việt Nam đã nhận được khoản đầu tư
14 triệu USD từ tập đoàn truyền thông Hubert Burda (Đức), KAfe Group (startup của
người Việt) vào tháng 10/2015 công bố được Cassia Investments – một quỹ đầu tư
Hồng Kông rót vốn 5,5 triệu USD với mục đích mở rộng thị trường, Quỹ CyberAgent
(Nhật Bản) mới đây cũng rót thêm tiền vào Công ty cổ phần VeXeRe - một dự án
start-up trong lĩnh vực công nghệ vận hành hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến, ngoài
ra còn có Tiki, NCT - đơn vị sở hữu website nghe nhạc trực tuyến Nhaccuatui.com...
Nhiều DNTN trong lĩnh vực công nghệ thông tin khởi nghiệp thành công như Công
ty Giải pháp phần mềm Hòa Bình, Công ty Phần mềm iSphere, Công ty VinaGame,
352
Navigos Group, Công ty cổ phần Dịch vụ giải pháp không dây, VC Corporation,
CyVee.com, Công ty cổ phần Tài Việt, MJ Group, góp phần không nhỏ trong việc
tạo dựng các thương hiệu Việt về công nghệ thông tin trên bản đồ khởi nghiệp thế
giới. Theo báo cáo của Topica Founder Institutes từ năm 2015-2018, các thương vụ
đầu tư vào các startup Việt không ngừng tăng lên cả về số lượng các thương vụ đầu
tư và số tiền đầu tư trong mỗi thương vụ. Nếu năm 2015 tổng vốn đầu tư vào các
starup là 136 triệu USD, năm 2016 là 205 triệu USD, năm 2017 là 291 triệu USD;
năm 2018 vốn đầu tư tăng hơn 3 lần, gấp 3 lần so với năm 2017 (cùng số thương
vụ) và gấp 6 lần năm 2016, đạt 889 triệu USD. Tuy nhiên, đa phần là các startup
với quy mô nhỏ.
Về hỗ trợ DNTN khởi nghiệp sáng tạo:
Về đổi mới sáng tạo, trong 5 năm gần đây, thứ hạng các trụ cột Đổi mới sáng
tạo của Việt Nam có xu hướng cải thiện liên tục. Năm 2018, chỉ số Đổi mới sáng tạo
của nước ta được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp vị trí thứ 45/126 nền
kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2017. Xếp hạng chung về Đổi mới sáng tạo của nước
ta năm 2018 so với năm 2014 tăng 26 bậc với 6/7 chỉ số thành phần tăng hạng. Trong
đó, Thể chế tăng 43 bậc (từ vị trí 121/143 lên thứ 78/126); Nguồn nhân lực và nghiên
cứu tăng 23 bậc (từ vị trí 89 lên vị trí 66); Cơ sở hạ tầng cải thiện 21 bậc (thứ 99 lên
vị trí 78); Trình độ phát triển của thị trường tăng 59 bậc (từ vị trí 92 lên thứ 33); Sản
phẩm kiến thức và công nghệ tăng 14 bậc (từ thứ 49 lên vị trí 35); Sản phẩm sáng tạo
cải thiện 12 bậc (từ thứ 58 lên thứ 46). Ngoài ra, xem xét mối tương quan giữa mức
thu nhập (GDP bình quân đầu người) và năng lực Đổi mới sáng tạo (điểm số), WIPO
đánh giá Việt Nam tiếp tục có kết quả đổi mới sáng tạo tốt hơn nhiều so với mức độ
phát triển GDP9.
Tiếp tục thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp
tổ chức Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018. Mục tiêu
của Chương trình nhằm quy tụ và huy động tối đa nguồn lực chất xám, đặc biệt là từ
các chuyên gia người Việt được đào tạo bài bản và đang làm việc tại các quốc gia có
nền tảng khoa học công nghệ phát triển. Hiện đã có 100 chuyên gia, nhà khoa học
Việt Nam tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài tham
gia vào chương trình. Bên cạnh đó, đề án xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc
gia cũng đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện và sớm trình Thủ tướng Chính
phủ trong thời gian tới. Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiếp tục thực hiện các
chương trình, đề án phát triển khoa học công nghệ, trong đó lồng ghép các hoạt động
hỗ trợ DNNVV nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm
9 Số liệu Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019.
353
chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải
mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài
sản trí tuệ doanh nghiệp. Trong năm 2018, Chương trình phát triển thị trường khoa
học và công nghệ đến năm 2020 đã hỗ trợ 40 nhiệm vụ với kinh phí 114 tỷ đồng;
Chương trình hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KHCN đã hỗ trợ được
22 doanh nghiệp với kinh phí hơn 50 tỷ đồng; Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
đã xét chọn 184 nhiệm vụ, trong đó phê duyệt, thẩm định kinh phí cho 79 nhiệm
vụ với kinh phí gần 1000 tỷ đồng; đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ cho gần 2000
lượt người, chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại. Vừa qua, ngày
01/02/2019, Chính phủ mới ban hành Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp
khoa học và công nghệ10.
Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai các hoạt động trong khuôn khổ
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề
án 844)11. Trong đó nổi bật với hoạt động tổ chức ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo quốc gia 2018 (TECHFEST 2018)12 Đà Nẵng với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo
4.0 - Kết nối toàn cầu”, thu hút gần 5.500 lượt người tham dự, 250 gian hàng khởi
nghiệp tham gia triển lãm; 250 nhà đầu tư, quỹ đầu tư, diễn giả trong nước, quốc tế;
20 nước trong khu vực và trên thế giới; đã có 160 cuộc kết nối đầu tư, số quan tâm
đầu tư là 7,86 triệu USD. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh cùng
các cơ quan liên quan đang đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày
30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025”. Ngoài ra, các Bộ ngành, địa phương, đài truyền hình, các chương trình dự án
của nước ngoài, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đã tổ chức hàng trăm hội thảo, hội
nghị, cuộc thi, chương trình dành cho khởi nghiệp trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Trong năm 2018, lĩnh vực khởi sự kinh doanh – gia nhập thị trường tiếp tục
có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Theo báo cáo khảo sát của VCCI, đa số các doanh
nghiệp đều hài lòng về thủ tục đăng ký kinh doanh. Đây là lĩnh vực các doanh nghiệp
đánh giá là có mức độ cải thiện nhất trong 11 lĩnh vực của Nghị quyết 19 về cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh.
Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Ninh Bình, Vũng Tàu, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Hà Nội,
v.v.), trong đó có địa phương đã hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo thông qua hoạt
10 Hoạt động hỗ trợ về công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật theo Báo cáo 1 năm tình hình triển khai Luật
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2019.
11 Đề án nhằm tuyển chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
12 Chương trình TECHFEST là sự kiện thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp ĐMST,
nhằm quy tụ các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
354
động đào tạo kỹ năng khởi nghiệp (Hà Tĩnh). Đặc biệt, trong năm 2018 có địa phương
đã thành lập Quỹ khởi nghiệp (Bình Phước) và trong năm đã tiếp nhận, xem xét 4 hồ
sơ đủ điều kiện vay vốn. Hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp ở các địa
phương ngày càng trở nên phổ biến, góp phần từng bước hình thành hệ sinh thái
khởi nghiệp. Cần Thơ trong năm 2018 đã tổ chức hơn 30 sự kiện với nhiều chủ đề
về Hệ sinh thái khởi nghiệp, Vai trò vườn ươm trong hỗ trợ khởi nghiệp, v.v. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt giải tại các cuộc thi cấp tỉnh về khởi nghiệp sáng tạo
của Thừa Thiên Huế sẽ được hỗ trợ đầu tư vốn mồi tối đa 25 triệu đồng/DN, hỗ
trợ 50% kinh phí ươm tạo, huấn luyện khởi nghiệp, v.v. Trong năm 2018, đã có 3
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh này kêu gọi được
vốn đầu tư.
Hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp
đã được kết nối đến với cộng đồng và các quỹ đầu tư. Hơn 40 quỹ đầu tư mạo
hiểm đã có hoạt động tại Việt Nam, có 24 cơ sở ươm tạo (BI), 10 tổ chức thúc đẩy
kinh doanh (BA) và nhiều mang lưới hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành như
“Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, chương trình “Sáng kiến cố vấn
khởi nghiệp Việt Nam”. Những vườn ươm tiêu biểu như Vườn ươm doanh nghiệp
công nghệ cao Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ
Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
(BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội...
Hiện tại, có 600.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó khoảng 3.000 doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi
nghiệp ĐMST, chúng ta có thể hi vọng đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 19-
2017/NQ-CP của Chính phủ đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp,
trong đó 0.5% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây sẽ là lực lượng doanh
nghiệp tiên phong, có khả năng tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2018, 5 lĩnh vực khởi nghiệp hút vốn đầu tư nhất tại Việt Nam đều liên
quan đến công nghệ, gồm Fintech, Thương mại điện tử, TravelTech (công nghệ du
lịch), Logistics và Edtech (công nghệ giáo dục). Thêm nhiều động thái đầu tư với các
quỹ trong nước, điển hình như Vinacapital Ventures (100 triệu USD). Quỹ Hỗ trợ
khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ của Vingroup có mức
đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD để hỗ trợ các ý
tưởng sáng tạo đột phá về công nghệNăm 2018 Việt Nam cũng tiếp nhận 92 thương
vụ đầu tư vào startup, nhưng trong đó 10 giao dịch hàng đầu đã mang về 734 triệu
USD, chiếm đến 83% tổng giá trị thỏa thuận13. Đó là những giao dịch trên 30 triệu
13 Theo Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư khởi nghiệp của Topical Founder Institute (TFI) 2