Những thay đổi trong tổ chức quản lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Tổ chức quản lý là một trong ba mặt của quan hệ sản xuất ( bao gồm Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, Quan hệ tổ chức quản lý và Quan hệ phân phối sản phẩm lao động) Từ khi ra đời cho tới ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn, ba thời ký phát triển . Đó là: • Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh • Chủ nghĩa tư bản độc quyền • Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Trong mỗi giai đoạn phát triển của mình, để phù hợp với thực tế khách quan và với những nhu cầu của mình, chủ nghĩa tư bản luôn có những điều chỉnh trong tổ chức quản lý đề phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đang phát triển trong xã hội. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn Chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh. Về tổ chức quản lý vĩ mô có sự quản lý của thị trường và nhà nước. Tức là sản phẩm hang hóa trên thị trường vận hành theo những quy luật như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.Các nhà sản xuất phải chú ý sản xuất theo sự vận động của thị trường. Bên cạnh đó là sự điều tiết của nhà nước thong qua chính sách thuế và luật pháp. Về quản lý vi mô được thực hiện theo chế độ khoán.

doc6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thay đổi trong tổ chức quản lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thay đổi trong tổ chức quản lý của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Tổ chức quản lý là một trong ba mặt của quan hệ sản xuất ( bao gồm Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, Quan hệ tổ chức quản lý và Quan hệ phân phối sản phẩm lao động) Từ khi ra đời cho tới ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn, ba thời ký phát triển . Đó là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh Chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Trong mỗi giai đoạn phát triển của mình, để phù hợp với thực tế khách quan và với những nhu cầu của mình, chủ nghĩa tư bản luôn có những điều chỉnh trong tổ chức quản lý đề phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đang phát triển trong xã hội. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn Chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh. Về tổ chức quản lý vĩ mô có sự quản lý của thị trường và nhà nước. Tức là sản phẩm hang hóa trên thị trường vận hành theo những quy luật như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh..Các nhà sản xuất phải chú ý sản xuất theo sự vận động của thị trường. Bên cạnh đó là sự điều tiết của nhà nước thong qua chính sách thuế và luật pháp. Về quản lý vi mô được thực hiện theo chế độ khoán. Trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn Chủ nghĩa tư bản Độc quyền. Nhà nước tư sản có sự điều chỉnh từ quản lý bình quân chuyển thành quan hệ lợi nhuận độc quyền cao Bước vào giai đoạn thứ 3, giai đoạn Chủ nghĩa độc quyền nhà nước hay chúng ta gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vậy, Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì? 1. Khái niệm: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Ở đây nhà nước tư bản xuất hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội, đồng thời lại là người quản lý xã hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to lớn. Như vậy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, chứ không chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. 2. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung tư bản càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sư kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội lực lượng sản xuất đã đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh đầu tư vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốbn chậm, ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, GTVT Thứ ba, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với gia cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách xoa dịu những mâu thuẩn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phá triển phúc lợi xã hội Thứ tư, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vẫn vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đốt lợi ích với các đối thủ trên thị trường. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế; nhà nước tư sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ đó. 3. Về Tổ chức quản lý hiện nay. + Sự điều tiết kinh tế của nhà tư bản ở tầm vĩ mô. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những tác động tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, khi nào và ở đâu mà trính độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã vượt quá giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thỉ tất yếu đòi hỏi bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc, bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chánh - pháp lý , bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và bằng những giải pháp ngắn hạn như chống khủng hoảng tài chính, tiền tệ, lạm phát + Tổ chức quản lý ở tầm vi mô. Ở thời C. Mác, sự tách rời giữa tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất ở các công ty cổ phần đã có song chưa nhiều. Nó mới chỉ là những hiện tượng kinh tế mới xuất hiện ở những ngành kinh doanh lớn. Còn ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến, không chỉ ở các công ty lớn, mà cả ở các công ty vừa và nhỏ. Trong các công ty cổ phần không chỉ các nhà tư bản có cổ phần, mà những người công nhân cũng có cổ phần. Đương nhiên, lợi tức cổ phần được chia bình đẳng cho mọi cổ phiếu. Song do lượng cổ phiếu ít ỏi, người công nhân không thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty. Mặt khác, ngày nay trong các công ty cổ phần, xuất hiện tương đối phổ biến một tầng lớp giám đốc, điều hành, quản lý. Trên thực tế, những giám đốc đó vẫn là người làm thuê cho tư bản bởi lẽ, họ điều hành công ty dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị. Tuy nhiên, bên cạnh những giám đốc là người làm thuê, cũng có một lượng không nhỏ những giám đốc đồng thời là chủ tư bản, họ sở hữu trong tay một tỷ lệ cổ phiếu không nhỏ, có thể giữ địa vị khống chế. Như vậy, các giám đốc và chủ tư bản đan xen, xâm nhập lẫn nhau, hình thành một hình thức tư bản tập thể. Cũng không như trước đây, các công ty cổ phần cũng hoàn toàn không mang tên một ông chủ nào nữa. Điều hành công ty là những liên minh tạm thời của những nhà tư bản. Điều đó, làm cho công nhân và nhân viên của các hãng trong công ty nhiều khi không biết ông chủ thực sự của mình là ai. Ngược lại, các ông chủ cũng không biết công nhân của mình là ai. Trong các hệ thống đó, dường như giữa chủ tư bản, công nhân và nhân viên làm thuê không còn ranh giới nữa; tư bản làm quản lý, giám đốc làm chủ sở hữu và công nhân cũng được chia lợi tức cổ phiếu như nhà tư bản, mọi người đều trở thành tư sản và đều phải lao động và chẳng ai bóc lột ai nữa. Trên thực tế, không phải thu nhập của mọi tầng lớp đều như nhau, do lượng cổ phiếu khác nhau nên xét về thu nhập thực tế, công nhân vẫn là công nhân, nhà tư bản vẫn là nhà tư bản. Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp bóc lột, vẫn sống nhờ vào lao động làm thuê. Chỉ có khác là trong một công ty hiện đại, người ta không thể biết được chính xác giá trị thặng dư do người công nhân nào sản xuất và nộp cho ông chủ tư bản cụ thể nào. Như vậy, ở tầm vi mô đã xuất hiên một hiện một hình thức quản lý mới và phổ biến đó là sự xuất hiện của một độ ngũ những người công nhân làm thuê, họ không đơn thuần là những công nhân áo xanh, áo vàng mà đó là những người công nhân áo trắng. Họ có tri thức, họ được thuê để làm nhiệm vụ quản lý cho những nhà tư bản, không giống như trước kia-người sở hữu đồng thời là người tổ chức quản lý. Kết luận: Trong giai đoạn chủ nghĩa tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò nhà nước có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bấy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thong, tiêu dung. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự thay đổi trong hệ thống tổ chức quản lý nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chư nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.