Những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn từ năm 2001 đến nay

1. Đặt vấn đề(*) Tương quan lực lượng là một nhân tố cốt lõi dẫn đến phân bố quyền lực giữa các quốc gia để từ đó hình thành nên cấu trúc quốc tế. Những thay đổi tương quan lực lượng trong lịch sử đã từng dẫn đến các cuộc chiến tranh. Ngày nay, các quốc gia vẫn không ngừng củng cố sức mạnh nhưng theo một cách toàn diện hơn thay vì chỉ tập trung phát triển lực lượng quân sự để thực thi và đảm bảo các lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Trong một thập kỷ đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ trải qua “khoảnh khắc đơn cực” với sức mạnh nổi trội toàn diện về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ và các nguồn lực mềm mà không có quốc gia nào có khả năng thách thức. Bước vào thế kỷ XXI, từ năm 2001 tương quan lực lượng bắt đầu có sự chuyển biến rõ rệt.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201844 Những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn từ năm 2001 đến nay(*) Vũ Vân Anh(**) Tóm tắt: Bài viết làm rõ sự thay đổi trong tương quan sức mạnh tổng hợp giữa các nước lớn từ năm 2001 đến 2017, xét trên các phương diện: kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ, sức mạnh tinh thần. Từ khóa: Mỹ, Trung Quốc, Sức mạnh tổng hợp quốc gia Abstract: The article analyses the changes in comprehensive national power among great powers in terms of economic, military, scientifi c and technilogical factors as well as moral strength in the period of 2001-2017. Key words: The United States, China, Comprehensive National Power 1. Đặt vấn đề(*) Tương quan lực lượng là một nhân tố cốt lõi dẫn đến phân bố quyền lực giữa các quốc gia để từ đó hình thành nên cấu trúc quốc tế. Những thay đổi tương quan lực lượng trong lịch sử đã từng dẫn đến các cuộc chiến tranh. Ngày nay, các quốc gia vẫn không ngừng củng cố sức mạnh nhưng theo một cách toàn diện hơn thay vì chỉ tập trung phát triển lực lượng quân sự để thực thi và đảm bảo các lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Trong một thập kỷ đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ trải (*) Bài viết là một sản phẩm của Đề tài cấp quốc gia KX.01.12/16-20 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia KX.01/16-20 của Bộ Khoa học và Công nghệ. (**) NCS. Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: vananh.vu1611@gmail.com qua “khoảnh khắc đơn cực” với sức mạnh nổi trội toàn diện về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ và các nguồn lực mềm mà không có quốc gia nào có khả năng thách thức. Bước vào thế kỷ XXI, từ năm 2001 tương quan lực lượng bắt đầu có sự chuyển biến rõ rệt. Sự suy giảm vai trò của Mỹ chủ yếu xuất phát từ sự trỗi dậy nhanh mạnh của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh tế của các quốc gia này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bên trong và phát triển thiếu tính bền vững. Hơn nữa, kinh tế dù quan trọng như một nguồn cho các sức mạnh khác nhưng chỉ bản thân kinh tế cũng không thể phản ánh đầy đủ và toàn diện sức mạnh tổng hợp quốc gia. Vì thế, khi xét tổng thể các nguồn lực khác, bài viết đi đến nhận định rằng tương quan lực lượng giữa các cường quốc - cụ thể trong Những thay đổi 45 phạm vi của bài viết là Mỹ, các đồng minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, có sự thay đổi nhưng chưa đem lại sự đảo ngược của cán cân. 2. Tương quan sức mạnh kinh tế Thứ nhất, xét về quy mô nền kinh tế Theo số liệu thống kê của IMF, năm 2001, GDP của Mỹ đứng đầu các quốc gia trên thế giới, cao hơn cả GDP của 27 nước thành viên EU cộng lại; gấp hơn 8,5 lần nền kinh tế của Trung Quốc; gấp hơn 21,5 lần nền kinh tế Ấn Độ và gấp hơn 39,5 lần nền kinh tế Nga. Mặt khác, Mỹ cùng các đồng minh châu Âu (EU) và Nhật Bản chiếm khoảng 71% quy mô nền kinh tế thế giới. Như vậy, khi bước vào thế kỷ XXI, tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Mỹ cùng các đồng minh. Chưa đầy hai thập niên từ sau cải cách mở cửa, Trung Quốc luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Khoảng cách giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã được thu hẹp lại. Trung Quốc từ một nền kinh tế chỉ bằng 1/5 của Nhật Bản, 1/8 của EU năm 2010 đã vượt cả EU và Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (theo GDP danh nghĩa) và đứng đầu thế giới (theo GDP PPP) vào năm 2016. Hơn nữa, quy mô ba nền kinh tế mới nổi phát triển mạnh mẽ đã vươn lên chiếm hơn 1/5 GDP toàn thế giới. Nhìn tổng thể, cán cân kinh tế đang nghiêng dần về nhóm các quốc gia mới nổi Trung Quốc, Nga, Ấn Độ(*). Thứ hai, xét về chất lượng nền kinh tế GDP tổng sản phẩm quốc nội chỉ phản ánh được độ lớn của nền kinh tế. Một nền kinh tế mạnh còn phải là một nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Nếu so (*) Tổng hợp từ số liệu của IMF, World Economic Outlook Database, data.htm sánh về thu nhập bình quân đầu người để đánh giá đúng đắn hơn mức sống của người dân hay mức độ giàu có của các quốc gia thì Trung Quốc vẫn còn kém hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhìn vào các số liệu GDP đầu người từ 2001-2016, khoảng cách giữa Mỹ cùng các đồng minh so với ba nền kinh tế mới nổi là rất lớn. Năm 2016, GDP đầu người của Trung Quốc là 1581,59 USD, chỉ bằng gần 1/7 con số này của Mỹ và bằng 1/4 so với Nhật Bản (https://data.worldbank.org/ indicator/NY...). Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù nằm trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng mức sống trung bình của người dân lại không phải là cao. Điều này phản ánh sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc trong xã hội các nền kinh tế mới nổi này. Giá trị đồng nội tệ cũng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế, mức độ lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh được phần nào mức độ ổn định của giá trị đồng tiền cũng như kinh tế vĩ mô nói chung. Nếu so sánh chỉ số CPI của các quốc gia qua các năm từ 2001 đến 2017, có thể thấy rằng, Mỹ, Anh và Trung Quốc là ba quốc gia luôn duy trì lạm phát ở mức dưới 4%, trong khi CPI của Ấn Độ và Nga có lúc lên tới 12,11% và 21,61% ( ation.eu). Trong khi đó, Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát trong suốt hơn một thập niên đầu của thế kỷ XXI. Gần đây, từ năm 2015-2017, mức lạm phát ở các quốc gia này mới có xu hướng ổn định trở lại. Như vậy, trong các nền kinh tế mới nổi, chỉ có Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế vĩ mô được duy trì một cách tương đối ổn định. Thứ ba, xét về thương mại Thương mại phát triển mạnh cũng là một lợi thế lớn vì đem lại sự phát triển và tạo ra những sợi dây ràng buộc với các Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201846 quốc gia khác. Trung Quốc đang chứng tỏ quốc gia này là một “cỗ máy tiêu thụ” chứ không chỉ là “công xưởng của thế giới” khi quốc gia này chính thức vượt Mỹ về thương mại trong quý I/2013. Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc chưa phải là đối tác thương mại hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20), nhưng đến nay Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại số 1 của 6 quốc gia trong nhóm này, gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi. Trong số 180 quốc gia mà cả hai nước Mỹ và Trung Quốc cùng giao thương, Trung Quốc là bạn hàng lớn của 124 nước, bao gồm một số đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng của Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đã có những bước tiến vững chắc nhằm đạt mục tiêu trở thành nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị và tín dụng trong thế giới các nước đang phát triển. Phần lớn châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh giờ đây đều phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế (Pankaj Ghemawat and Thomas Hout, 2016). Mặt khác, nhìn vào xu hướng trong cán cân thương mại của các cường quốc từ năm 2001 đến 2017 (https://tradingeconomics.com/country...), Mỹ và Anh luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại, Nhật Bản giữ mức thặng dư thương mại ở mức thấp, trong khi đó Trung Quốc và Nga từ tình trạng thâm hụt thương mại ở những năm 2001 đã có bước nhảy vọt đạt giá trị thặng dư ở mức cao trong năm 2017. Như vậy, cán cân thương mại đang nghiêng về phía các quốc gia này. Thứ tư, xét về đầu tư Nhìn vào dòng tiền từ đầu tư nước ngoài FDI đổ về mỗi quốc gia, Mỹ vẫn là quốc gia có dòng vốn FDI vào và ra nhiều nhất. Trong năm 2015, dòng tiền đầu tư nước ngoài vào Mỹ đạt mức kỷ lục là 506,2 tỷ USD. Tuy nhiên, so với các quốc gia mới nổi khác như Nga và Ấn Độ, thậm chí là Nhật Bản, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Trung Quốc đã tăng trưởng một cách đáng kể. Trong đó, năm 2013- 2014 Trung Quốc còn vượt Mỹ hơn 288 tỷ USD. Tuy nhiên những năm gần đây, dòng tiền vào Trung Quốc có xu hướng giảm. Ngược lại, dòng tiền đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc ra các quốc gia khác lại có xu hướng tăng, từ năm 2014, quốc gia này đã chính thức vượt qua cả Nhật Bản trở thành quốc gia có lượng đầu tư nước ngoài cao nhất châu Á và là nhà đầu tư lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ (https://data. worldbank.org/indicator/BX.KLT...). Nhìn vào tổng thể tương quan sức mạnh kinh tế từ năm 2001-2017, có thể thấy thay đổi lớn bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của các cường quốc mới nổi phương Đông là Trung Quốc, Nga và Ấn Độ bên cạnh sự phát triển ở mức ổn định của các cường quốc phương Tây. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề và những nguy cơ bất ổn tồn tại trong các nền kinh tế mới nổi này khiến cho tốc độ phát triển của các quốc gia này sẽ có thể chậm lại. 3. Tương quan sức mạnh quân sự Để có được những đánh giá về sức mạnh quân sự là một vấn đề không đơn giản, bởi các số liệu được công bố ở các nguồn khác nhau luôn có sự chênh lệch nhất định, đó là chưa kể các dữ liệu bí mật quân sự không tiếp cận được. Hơn nữa, sức mạnh quân sự không chỉ phụ thuộc vào mức đầu tư cho quân đội; số lượng nhân lực, vũ khí, khí tài, các trang thiết bị phục vụ quân đội mà còn phụ thuộc nhiều vào sức công phá của vũ khí, tinh thần dũng cảm, chiến lược, chiến thuật và kỹ năng tác chiến của quân nhân. Những thay đổi 47 Thứ nhất, xét về chi tiêu quân sự Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm, về tổng thể, Mỹ vẫn là quốc gia có mức chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, thậm chí tỷ lệ chi tiêu quân sự của Mỹ so với thế giới còn có xu hướng tăng lên từ năm 2001 đến 2017. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nằm ở các cường quốc còn lại. Trong khi các đồng minh thân cận của Mỹ là Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản có xu hướng không tăng, thậm chí cắt giảm chi tiêu quân sự, thì Trung Quốc, Nga và Ấn Độ có xu hướng tăng mạnh chi tiêu quân sự, đặc biệt là Trung Quốc. Cụ thể, năm 2001, Trung Quốc chi tiêu quân sự 27.875 tỷ USD, chỉ bằng 1/10 của Mỹ và chỉ chiếm 3% chi tiêu quân sự toàn thế giới. Trong 3 năm (2010- 2012), Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự với mức hơn 10% mỗi năm. Đến năm 2016, mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc lên tới 215.176 tỷ USD, lớn hơn của Anh, Pháp, Đức, Nhật cộng lại; rút ngắn khoảng cách với mức chi tiêu của Mỹ (hơn 1/3 mức chi tiêu quân sự của Mỹ) và trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về chi tiêu quân sự (https://www.sipri.org/ databases/milex). Thứ hai, xét về nhân lực quân đội Trung Quốc và Ấn Độ luôn là hai quốc gia có nguồn nhân lực trong quân đội lớn nhất cũng bởi đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Từ năm 2001 đến 2015, trong khi các quốc gia khác không có nhiều sự thay đổi thì nguồn nhân lực của Trung Quốc có xu hướng thu hẹp lại (https:// data.worldbank.org/indicator/MS.MIL...). Nguyên nhân của sự suy giảm này phần lớn là do chính sách một con nhằm kiểm soát gia tăng dân số của Trung Quốc. Tuy có sự suy giảm, số lượng quân nhân của Trung Quốc với gần 2,8 triệu người cũng gấp đôi so với Mỹ khoảng gần 1,4 triệu người. Trong đó, 1,6 triệu người thuộc quân số của Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân khiến cho Trung Quốc trở thành quốc gia sở hữu lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, số lượng không phản ánh đầy đủ sức mạnh của một đội quân, mức độ tinh nhuệ của quân nhân cũng có thể khắc phục điểm yếu về số lượng trong so sánh với các nước khác. Theo xếp hạng về mức độ tinh nhuệ của các lực lượng quân đội trên The Top Ten, dựa trên tiêu chí về mức độ khắc nghiệt trong quá trình rèn luyện và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, Trung Quốc không nằm trong số 20 nước dẫn đầu trong khi Ấn Độ xếp thứ 11. Lực lượng đặc nhiệm đường không SAS (Special Air Service) của quân đội Hoàng gia Anh dẫn đầu trong bảng xếp hạng, theo sau đó là Đặc nhiệm SEAL hải quân Mỹ xếp thứ 2 và Đặc nhiệm Spetsnaz của Nga xếp thứ 3 ( com/ most-well-trained). Thứ ba, xét về vũ khí, khí tài Từ năm 2001 đến nay, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất (portal.sipri.org/publications/ pages/transfer/splash). Điều này một mặt phản ánh công nghệ quân sự của các quốc gia này vẫn còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài, nhưng mặt khác cũng cho thấy kho vũ khí tiềm năng mà hai quốc gia mới nổi này đang và sẽ sở hữu. Về kho vũ khí, khí tài mà các quốc gia sở hữu, hiện nay Trung Quốc đang đứng đầu về số lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự phục vụ hải quân, trong khi đó Mỹ đứng đầu về không quân và Nga đứng đầu về lục quân. Tuy vậy, khoảng cách giữa Trung Quốc và các quốc gia khác về trang thiết bị hải quân không nhiều, trong khi độ chênh Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201848 lệch đó giữa Mỹ về không quân và Nga về lục quân so với Trung Quốc và Ấn Độ xếp thứ 3 và thứ 4 là rất lớn ( eu/compare/...). Hơn nữa, nhìn vào cơ cấu các loại vũ khí - khí tài cụ thể trong mỗi lực lượng vũ trang ( có thể nhận thấy rằng dù số lượng khí tài trong hải quân Mỹ ít hơn so với Trung Quốc nhưng số lượng tàu khu trục, tàu sân bay - các loại khí tài hạng nặng và tân tiến với sức công phá mạnh hơn - của Mỹ lại nhiều hơn hẳn. Tương tự như vậy trong cơ cấu khí tài lục quân, Mỹ và Nga sở hữu khối lượng các trang thiết bị tối tân hơn hẳn so với Trung Quốc cả về số lượng và chất lượng, trong khi Trung Quốc mạnh hơn về nhân lực. Thứ tư, xét về vũ khí hạt nhân Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là cường quốc quân sự xếp thứ 3 và thứ 4 trên thế giới, nếu không tính đến vũ khí hạt nhân ( repower.com/ countries...), nhưng trên thực tế, vũ khí hạt nhân có thể làm thay đổi cục diện xếp hạng sức mạnh quân sự bởi sức công phá của nó và đây là một nhân tố cần tính đến. Theo các báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), năm 2001 Nga và Mỹ cùng nhau sở hữu 93% trong tổng số 17.150 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc sở hữu 400 đầu đạn, Pháp 348, Anh khoảng 200 và Ấn Độ 35 (Kristensen, Hans M., and Joshua Handler, 2002). Mặc dù các quốc gia đang có những nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng theo số liệu mới nhất năm 2017, Nga đang sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.910 đầu đạn ở tình trạng trực chiến, là quốc gia sở hữu số lượng đơn vị hạt nhân lớn nhất thế giới. Tiếp sau đó là Mỹ đứng thứ 2 với con số là 6.800, trong đó có 1.800 đầu đạn đang ở trong tình trạng trực chiến. Trung Quốc đã cắt giảm chỉ có 270 đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, Ấn Độ có số lượng đầu đạn hạt nhân tăng lên sau Chiến tranh Lạnh đến 130 đầu đạn (Hans M. Kristensen, Robert S. Norris, 2018). Trong tương quan sức mạnh quân sự trong gần 2 thập niên qua, có thể thấy Nga và Mỹ vẫn là hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, trong khi các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ có xu hướng tập trung phát triển sức mạnh cứng trong đó có tăng cường sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, khi so sánh cụ thể lực lượng quân sự hiện nay với các cường quốc như Nga, Mỹ thì quân đội của Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là mạnh về số lượng nhưng yếu về kỹ năng tác chiến cũng như công nghệ quân sự. 4. Tương quan sức mạnh khoa học và công nghệ Khoa học công nghệ là sức mạnh nền tảng để phát triển kinh tế và quân sự. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ, Nhật Bản và EU nắm trong tay công nghệ tiên tiến đã đạt được sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như sở hữu những lực lượng vũ trang tiên tiến, trong khi các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ lúc bấy giờ còn lạc hậu nên khả năng phát triển này còn bị cản trở. Thứ nhất, xét về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển Xét chi tiêu cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) có thể thấy được mức đầu tư của các quốc gia cho việc cải tiến khoa học công nghệ. Từ năm 2001 đến nay, xu hướng chung là các quốc gia đều chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ. Đặc biệt Trung Quốc có sự đầu tư nhanh và mạnh mẽ hơn cả trong lĩnh vực này, mức đầu tư còn vượt cả khối EU với 28 quốc gia cộng lại (https://data.oecd.org/rd/gross- domestic-spending). Những thay đổi 49 Thứ hai, xét về số lượng nhà khoa học Số lượng nhà khoa học trên 1.000 người lao động cũng phản ánh về số lượng nguồn nhân lực trong nghiên cứu khoa học công nghệ. Theo số liệu năm 2013, Nhật Bản (10,2 người/ 1.000 lao động) và Hàn Quốc (12,8 người/ 1.000 lao động) đứng ở nhóm 10 quốc gia đứng đầu trên thế giới; Pháp đứng thứ 10, Anh đứng thứ 16, Mỹ đứng thứ 17, Đức đứng thứ 20 và Trung Quốc đứng thứ 36(*). Đặc biệt, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám sang Mỹ và EU ở mức cao. Từ năm 2001 đến nay, khi Trung Quốc áp dụng các chính sách thu hút và tạo điều kiện cho các nhà khoa học thì tỷ lệ các nhà khoa học trở về quê hương so với tỷ lệ người ở lại nước sở tại ngày càng tăng lên. Ngược lại, tại Nga từ giữa những năm 2000 đến nay xu hướng này lại tăng đột biến (Elena Holodny, 2014), có thể do kinh tế suy giảm bởi bị cấm vận sau sự kiện Crimea 2014. Thứ ba, xét về số lượng bằng sáng chế và giải thưởng Nobel Số lượng bằng sáng chế và giải thưởng Nobel phản ánh chất lượng của các nghiên cứu khoa học công nghệ. Tính đến năm 2015, 5 quốc gia được nhiều giải Nobel nhất trên thế giới đều là các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Mỹ với 336 giải Nobel, sau đó đến Anh, Đức, Pháp và Thụy Sỹ. Nga và Nhật Bản xếp thứ 6 và 7 trong danh sách này (Kirk, Ashley, 2015). Về (*) Theo số liệu thống kê năm 2013 của OECD: Số nhà khoa học và nhà nghiên cứu/1.000 người được tuyển dụng (làm việc toàn thời gian) trên cơ sở so sánh giữa các quốc gia năm 2013 (Xem tại: https://www.statista.com/statistics/264644/ranking- of-oecd-countries-by-number-of-scientists-and- researchers/) số lượng bằng sáng chế cho khoa học kỹ thuật, Mỹ, Nhật Bản và Pháp là ba quốc gia hàng đầu với số lượng bằng sáng chế lần lượt chiếm 40%, 27% và 11% tổng các sáng chế. Trung Quốc là quốc gia được ghi nhận là một nhà sáng chế tích cực nhưng lại không nằm trong danh sách, có thể do quốc gia này tập trung vào thị trường nội địa trước nên không chú ý tới các nhân tố mang tầm toàn cầu và có tính tiên phong (Thomson Reuters, 2011). Như vậy, trong giai đoạn này, dù Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ về nghiên cứu khoa học công nghệ nhưng các thành tựu đạt được vẫn còn hạn chế so với các nước phát triển ở phương Tây và so với Nhật Bản, Hàn Quốc ở châu Á. 5. Tương quan sức mạnh tinh thần Thứ nhất, xét về các giá trị tư tưởng Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các giá trị tư tưởng gồm tự do, dân chủ, nhân quyền được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với các chính sách can thiệp của Mỹ và phương Tây. Ngay từ khi Chiến tranh Lạnh đi vào thoái trào, cùng với sự tự sụp đổ của Liên Xô, hệ tư tưởng xã hội bị giảm sút sự hấp dẫn, trong khi đó chưa có hệ tư tưởng nào hoàn chỉnh có khả năng trở thành đối trọng với các giá trị tư tưởng của Mỹ và phương Tây, đặc biệt trong thập niên cuối thế kỷ XX. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, những hệ lụy an ninh của các chính sách can thiệp do Mỹ và phương Tây thực thi kích động làn sóng chống Mỹ và khiến dư luận đặt nghi ngờ vào các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền của họ. Hơn cả, nền kinh tế thị trường phát triển đến ngưỡng bộc lộ những mặt trái như tình trạng bất bình đẳng, phân hóa xã hội ngày càng lớn... Mặt khác, sự phát triển thần kỳ trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI của nền kinh tế Trung Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201850 Quốc và sự phục hồi của Nga đã thu hút sự chú ý của thế giới vào những mô hình phát triển thành công khác với Mỹ và phương Tây. Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc phổ biến các giá trị tư tưởng của mình. Gần đây, chính quyền của ông Tập Cận Bình mới có những chính sách phổ biến tư tưởng về “trỗi dậy hòa bình”, “thế giới hài hòa”, “giải pháp cùng thắng”; đặc biệt là phát triển tư tưởng Nho giáo, Khổng Tử mới. Những đầu tư cho việc mở rộng hệ thống Học viện Khổng tử trên khắp thế giới đã phản ánh điều đó (Nguyên Hải, 2015). Điều
Tài liệu liên quan