Những thay đổi về kinh tế và ý nghĩa chính sách tại Đông Á

Cuộc khủng hoảng 1997-1998 đã thách thức khảnăng phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế Đông Á và đặt ra một dấu hỏi vềkhảnăng lấy lại đà tăng trưởng đã tạo thành đặc trưng “điều kỳdiệu” của các nước Đông Á. 1 Sựtựtin đã nhường bước cho những ngờ vực đáng phiền toái, thúc đẩy những nghiên cứu trên diện rộng đểtìm ra câu trảlời. Nghiên cứu này nhằm xác định những chọn lựa sẵn có đối với các nền kinh tế Đông Á khi các nước này cốgắng giành lại và duy trì sựtăng trưởng nhanh trong một thếgiới thay đổi, ngày càng mang tính cạnh tranh và hội nhập hơn. Nghiên cứu này luận cứrằng sự phục hồi sẽtùy thuộc vào việc giữ được những sức mạnh của quá khứ(sự ổn định kinh tế vĩmô, sựcởi mở đối với thương mại, tỷlệtiết kiệm và đầu tưcao, và sựphát triển nguồn nhân lực), việc khắc phục những yếu kém của hiện tại (trong khu vực tài chính, quản trị doanh nghiệp, sựgiám sát mang tính chế định, khuôn khổluật pháp, việc quản lý tỷgiá hối đoái, và sựbảo vệxã hội), và khai thác được nhiều hơn động lực tăng trưởng từsự đổi mới hơn là từviệc tích lũy các nhân tốsản xuất. Việc nghiên cứu tập trung vào các biện pháp chính sách cần thiết cho sựchuyển đổi này. Chương này cung cấp một sựgiới thiệu vềcác điều kiện kinh tếtrong khu vực, tiếp sau đó là một cái nhìn tổng quan vềcác vấn đề được nghiên cứu trong quyển sách. Chương 2 thảo luận các cải cách ởtầm quốc gia thích hợp nhất cho việc khắc phục những yếu kém hiện tại, và Chương 3 mởrộng việc thảo luận đến sựhợp tác giữa các nước nhưlà một cách thức đểtăng cường sức mạnh khu vực. Chương 4 đến Chương 8 tập trung vào các sáng kiến cần thiết đểnuôi dưỡng năng lực đổi mới, và Chương 9 đúc kết những thông điệp chính sách chính yếu của nghiên cứu.

pdf27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thay đổi về kinh tế và ý nghĩa chính sách tại Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 1 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh CHƯƠNG 1 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH TẠI ĐÔNG Á Cuộc khủng hoảng 1997-1998 đã thách thức khả năng phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế Đông Á và đặt ra một dấu hỏi về khả năng lấy lại đà tăng trưởng đã tạo thành đặc trưng “điều kỳ diệu” của các nước Đông Á.1 Sự tự tin đã nhường bước cho những ngờ vực đáng phiền toái, thúc đẩy những nghiên cứu trên diện rộng để tìm ra câu trả lời. Nghiên cứu này nhằm xác định những chọn lựa sẵn có đối với các nền kinh tế Đông Á khi các nước này cố gắng giành lại và duy trì sự tăng trưởng nhanh trong một thế giới thay đổi, ngày càng mang tính cạnh tranh và hội nhập hơn. Nghiên cứu này luận cứ rằng sự phục hồi sẽ tùy thuộc vào việc giữ được những sức mạnh của quá khứ (sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự cởi mở đối với thương mại, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, và sự phát triển nguồn nhân lực), việc khắc phục những yếu kém của hiện tại (trong khu vực tài chính, quản trị doanh nghiệp, sự giám sát mang tính chế định, khuôn khổ luật pháp, việc quản lý tỷ giá hối đoái, và sự bảo vệ xã hội), và khai thác được nhiều hơn động lực tăng trưởng từ sự đổi mới hơn là từ việc tích lũy các nhân tố sản xuất. Việc nghiên cứu tập trung vào các biện pháp chính sách cần thiết cho sự chuyển đổi này. Chương này cung cấp một sự giới thiệu về các điều kiện kinh tế trong khu vực, tiếp sau đó là một cái nhìn tổng quan về các vấn đề được nghiên cứu trong quyển sách. Chương 2 thảo luận các cải cách ở tầm quốc gia thích hợp nhất cho việc khắc phục những yếu kém hiện tại, và Chương 3 mở rộng việc thảo luận đến sự hợp tác giữa các nước như là một cách thức để tăng cường sức mạnh khu vực. Chương 4 đến Chương 8 tập trung vào các sáng kiến cần thiết để nuôi dưỡng năng lực đổi mới, và Chương 9 đúc kết những thông điệp chính sách chính yếu của nghiên cứu. NHỮNG NỀN TẢNG CỦA THÀNH CÔNG TRONG QUÁ KHỨ Đông Á đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong tiền lệ lịch sử kinh tế cận đại, và những định tố của sự tăng trưởng đó đã được nghiên cứu rộng rãi.2 Những điểm mạnh của mô hình tăng trưởng Đông Á được thấy rõ nhất khi so sánh Đông Á với các khu vực đang phát triển khác (bảng 1.1). Sự ổn định kinh tế vĩ mô đã tạo ra một bệ 1 Đông Á được định nghĩa bao gồm Trung Quốc, Hồng Công, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. 2 Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về sự phát triển ở Đông Á kể từ kỷ nguyên tăng trưởng nhanh bắt đầu vào cuối thập niên 1960. Các nghiên cứu này trải từ những nghiên cứu từng quốc gia riêng lẻ cho đến những nghiên cứu liên quốc gia ở tầm khu vực hay tiểu vùng. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào những nhân tố tạo ra sự nổi lên của các ngành công nghiệp chế tác hướng về xuất khẩu bởi vì đây chính là lĩnh vực mà Đông Á đã nổi bật lên. Ngân hàng Thế giới (1993) đã cho chúng ta một cái nhìn sáng tỏ về sự tăng trưởng cho đến cuối thập niên 1980. Các ấn phẩm sách gần đây nghiên cứu sự phát triển liên quốc gia trong khu vực: ví dụ, Argawal và các tác giả khác (2000) tập trung vào các chính sách liên quan đến khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp, và Timmer (2000) tập trung vào khu vực công nghiệp chế tác. Các cuộc khủng hoảng ở Đông Á đã làm xuất hiện hàng loạt ấn phẩm về những nguyên nhân của khủng hoảng và cách mà các quốc gia này đối phó với khủng hoảng. Để biết thêm chi tiết về những vấn đề này, hãy xem Haggard (2000), Noble và Ravenhill (2000), Stiglitz và Yusuf (2000), và Yu và Xu (2001). Về Hàn Quốc, hãy xem Emery (2001) và Smith (2000). Về Inđônêxia, hãy xem Hill (2000b). Chỉ riêng những ấn phẩm về Trung Quốc đã có thể tạo thành một thư viện nhỏ. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 2 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh phóng lý tưởng; tốc độ lạm phát xuyên suốt thập niên 1980 và cho đến năm 1997 ở Đông Á là thấp hơn so với châu Mỹ Latinh và Caribê, Nam Á, và tiểu vùng Sahara châu Phi. Sự ổn định này được thúc đẩy bởi một nền kinh tế cởi mở hơn rất nhiều, được đo bằng tỷ trọng của thương mại trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Các tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cũng cao hơn nhiều, và lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn đáng kể (được đo bằng tỷ lệ nhập học ở cấp phổ thông cơ sở và trung học cơ sở); những yếu tố này đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Bảng 1.1: Những Nền tảng của Tăng trưởng Kinh tế phân theo Khu vực trong một số năm trong thập niên 1980 và 1990 Chỉ số và thời kỳ Đông Á Châu Mỹ Latinh và Caribê Nam Á Tiểu vùng Sahara châu Phi Lạm phát (%) Thập niên 1980 6,7 23,8 8,6 9,8 1990-1997 5,6 25,7 9,2 17,9 Thương mại tính theo tỷ lệ % của GDP Thập niên 1980 107,0 26,1 20,2 54,4 1990-1997 126,1 28,6 26,4 55,2 Tổng tiết kiệm nội địa tính theo tỷ lệ % của GDP Thập niên 1980 31,5 22,9 16,8 18,2 1990-1997 33,7 20,1 19,1 15,8 Tổng tích lũy tài sản cố định tính theo tỷ lệ % của GDP Thập niên 1980 28,2 20,2 19,6 19,9 1990-1997 31,6 19,2 21,6 17,1 Tỷ lệ nhập học (%)a Phổ thông cơ sở, 1996 102,6 113,2 93,7 73,7 Trung học cơ sở, 1996 74,9 54,0 43,9 25,6 Trung học phổ thông, 1997 30,5 19,5 6,5 3,6 Lưu ý: Đối với thập niên 1980 và thời kỳ 1990-1997, các số liệu là số trung bình giản đơn. Lạm phát được đo bằng chỉ số giảm phát GDP. a. Thiếu số liệu về tỷ lệ nhập học ở Đài Loan. Nguồn: Ngân hàng Thế giới, World Development Indicators (tạm dịch: Các Chỉ số Phát triển Thế giới) (nhiều năm). Kết quả là, Đông Á đã chứng tỏ là một khu vực đang phát triển hấp dẫn hơn đối với đầu tư toàn cầu, và khi năng lực sản xuất của khu vực này được củng cố thì điều đó càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn 17% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới trong thời kỳ 1990-1997 đã đổ vào Đông Á (bảng 1.2). Thành quả của các chính sách trong khu vực cũng thể hiện rõ trong tốc độ tăng trưởng GDP và những tiến bộ trong việc giảm nghèo. Đông Á đã đạt được những tiến bộ rõ nét trong việc giảm nghèo trong thời gian này, với số lượng người có thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ/ngày (chuẩn nghèo chính thức) đã giảm gần 2/3; từ 720 triệu người năm 1975 giảm xuống chỉ còn 210 triệu vào năm 1992. Điều này xảy ra phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã có tác dụng lớn hơn nhiều so với sự gia tăng tương đối nhỏ về mức độ bất bình đẳng (Warr 2002; Ngân hàng Thế giới, East Asia Region 2002 (Khu vực Đông Á 2002)).3 3 Dollar và Kraay (2002) đã nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng và giảm nghèo. Các tác giả khác – những người phân tích các sự thay đổi về nghèo đói ở phạm vi toàn cầu, mà chịu ảnh hưởng mạnh bởi tỷ lệ nghèo đói ở Trung Quốc và An Độ, đã giữ quan điểm rằng sự nghèo đói phải Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 3 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh Bảng 1.2: Đầu tư, Tăng trưởng và Giảm Nghèo phân theo Khu vực, một số năm trong thập niên 1980 và 1990 Chỉ số và thời kỳ Đông Á Châu Mỹ Latinh và Caribê Nam Á Tiểu vùng Sahara châu Phi Tỷ lệ % của tổng dòng vào FDI toàn cầu* Thập niên 1980 7,47 8,11 0,32 1,37 1990-1997 17,14 9,65 0,65 1,15 Tăng trưởng GDP hàng năm Thập niên 1980 6,53 1,92 5,85 2,23 1990-1997 6,76 3,33 5,32 1,94 Thay đổi trong số người có thu nhập dưới 1 đô la Mỹ/ngày (triệu người) 1987-1998 -261,2b 2,9 -49,8 -84,5 Lưu ý: Đối với thập niên 1980 và thời kỳ 1990-1997, các số liệu là số trung bình giản đơn. a. Không tính Hồng Công và Đài Loan b. 1985-96; có tính thêm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mông Cổ, Papua Tân Ghinê và Việt Nam Nguồn: Ngân hàng Thế giới, World Development Indicators (tạm dịch: Các Chỉ số Phát triển Thế giới) (nhiều năm). Thành quả ấn tượng này bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng 1997-1998, trong đó những người lao động nghèo, ít được học hành và không có tay nghề nằm trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng mạnh – tại Hàn Quốc đã tăng từ mức 2,5% năm 1996 lên đến 4,6% vào cuối năm 1999 (sau khi đã trải qua một tỷ lệ ở mức cao 8,7% vào đầu năm 1999); tại Thái Lan, từ mức 2,3% vào đầu năm 1997 lên 5,4% vào năm 1999 dù mới có được sự phục hồi kinh tế (Ngân hàng Thế giới 2000c); và tại Inđônêxia, từ mức 4,7% năm 1997 lên 5,5% năm 1998. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Inđônêxia tăng không nhiều, nhưng mức lương thực đã giảm 34% trong khu vực thành thị chính thức và 40% trong nông nghiệp. Theo một số ước lượng, số lượng người nghèo ở nông thôn Inđônêxia đã tăng gấp đôi trong năm 1998, cùng với một sự gia tăng mạnh số người cực nghèo (Dhanani và Islam 2002: “Indonesia: Poverty Reduction (tạm dịch Inđônêxia: Giảm Nghèo) 2002”.4 Sau cuộc khủng hoảng, tại Inđônêxia và ở một mức độ thấp hơn là tại Thái Lan, cũng đã có một sự dịch chuyển quan trọng từ việc làm chính thức sang phi chính thức và từ khu vực thành thị sang nông thôn. Ngay cả tại Trung Quốc, nơi tránh được phần lớn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, số người nghèo cũng tăng từ 210 triệu người năm 1996 lên 219 triệu người năm 1999 (Ngân hàng Thế giới 2000c). NHỮNG YẾU KÉM HIỆN TẠI giảm nhanh hơn mức mà các ước tính của Ngân hàng Thế giới đưa ra, qua việc nhấn mạnh đến thành công của các chính sách tăng cường tăng trưởng ở Đông và Nam Á (xem Bhalla 2002, Sala-i-Martin 2002). Những tính toán của Bhalla cho thấy sự giảm tỷ lệ nghèo đói ở Đông Á từ mức 31% vào năm 1990 xuống còn 6% vào năm 2000; trong khi những kết quả của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỷ lệ nghèo đói giảm từ mức 27% trong năm 1987 xuống còn 15% vào năm 1998 (xem Ravillon 2002 để biết về sự giải thích những khác biệt trong hai kết quả ước tính này). 4 Cline (2002) ước tính rằng những cuộc khủng hoảng tại các thị trường đang nổi lên, bắt đầu với Mêhicô vào năm 1995 và tiếp diễn với Achentina và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2001, là nguyên nhân chính khiến cho ít nhất là 40 đến 60 triệu người bị đẩy xuống dưới mức chuẩn nghèo – và con số này có thể lên đến 100 triệu người. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 4 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh Nhiều nghiên cứu đã khảo sát những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại châu Á, và mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng các trọng số khác nhau cho các nhân tố có ảnh hưởng, thì cũng đã có một sự đồng ý rộng rãi về những nguyên nhân chính yếu (bảng 1.3).5 Cuộc khủng hoảng đã bộc lộ sự không tương thích của các thể chế doanh nghiệp và tài chính, sự quản lý tỷ giá hối đoái và sự phối hợp và bảo vệ xã hội tại nhiều nền kinh tế Đông Á. Cuộc khủng hoảng đã buộc các nước phải gánh chịu những khoản thâm hụt tài chính khổng lồ khi nổ lực phục hồi hoạt động kinh tế, và những nổ lực không ngừng của các nước này nhằm duy trì hoạt động kinh tế, tái cơ cấu nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, và tái cấu trúc một số tổ chức doanh nghiệp đang tạo ra những áp lực ngân sách mà cần được giải quyết thông qua các biện pháp thu chi ngân sách trong tương lai. Những định tố kinh tế vĩ mô vững mạnh đã là sự đảm bảo thành công cho các nền kinh tế Đông Á. Nhưng cho đến giữa thập niên 1990, một số nước đã trở nên ít cảnh giác hơn và những thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai đã ngày càng lớn, đáng lưu ý nhất là tại Hàn Quốc và Thái Lan (hình 1.1 cho thấy thâm hụt tài khoản vãng lai; chương 2 trình bày thâm hụt ngân sách). Hình 1.1: Cân bằng cán cân thanh toán tài khoản vãng lai một số nước Đông Á, 1992-1999 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, World Development Indicators (2001) Bảng 1.3 Các nguyên nhân của Cuộc Khủng Hoảng Đông Á, 1997-1998 Nguồn Nguyên nhân hay điểm yếu Radelet và Sachs (2000) • Các yếu kém nói chung trong các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các chính sách tồi về tài chính, công nghiệp và tỷ giá hối đoái • Những chọn lựa tồi về đầu tư, kết quả của “tâm lý ỷ lại” từ các khoản bảo đảm ngầm, sự tham nhũng và việc trợ giúp được biết trước • Sự hoảng loạn tài chính, gây ra bởi những yếu kém trong cơ cấu của các thị trường tài chính quốc tế và sự quản lý tồi trước đây Eichengreen (1999) • Những mất cân bằng vừa phải về kinh tế vĩ mô: sự tăng giá của tỷ giá hối đoái thực và thâm hụt tài khoản vãng lai 5 Hãy xem Eichegreen (1999); Radelet và Sachs (1998a, 1998b) trong số nhiều tác giả. Để biết thêm về quan điểm kinh tế chính trị, hãy xem Haggard (200). Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 5 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh • Những vấn đề nghiêm trọng của khu vực ngân hàng • Sự quản lý tồi cơ cấu nợ đáo hạn Krugman (1998) • Các vấn đề nghiêm trọng trong khu vực ngân hàng (khủng hoảng về tiền tệ chỉ là ngẫu nhiên) • Các chọn lựa đầu tư tồi – cao ốc văn phòng, nhà máy sản xuất ô tô – hơn là bản thân việc đầu tư quá mức • Tình trạng “cấu kết” giữa các nhà đầu tư làm trầm trọng thêm sự đầu tư quá mức và định giá quá cao tài sản Kawai, Newfarmer và Schmukler (2001) • Các dòng chảy lớn của đầu tư tư nhân • Các chính sách kinh tế vĩ mô mà cho phép những dòng chảy vào rất lớn của vốn ngắn hạn và không được bảo hiểm tạo ra một sự bùng nổ về tín dụng nội địa • Các thị trường tài chính nội địa mới được tự do hóa nhưng được chế định không đủ tốt với các công ty có tỷ lệ nợ rất cao • Bất ổn chính trị gia tăng ở Inđônêxia, Hàn Quốc và Thái Lan Lindgren và các tác giả khác (2000) • Việc quản trị khu vực tài chính và doanh nghiệp mà cho phép việc chấp nhận rủi ro quá mức bởi vì các qui định cẩn trọng là không tương xứng hay được thực thi một cách tồi tệ. • Những yếu kém về kinh tế vĩ mô • Chế độ tỷ giá hối đoái gắn với một ngoại tệ chính thức hay phi chính thức, mà không khuyến khích người cho vay và người đi vay tự bảo hiểm • Những dòng vốn chảy vào, mà tạo ra sự phát triển tín dụng nhanh chóng, làm giảm đi chất lượng tín dụng và gây ra sự lạm phát giá tài sản • Việc giám sát yếu kém các thể chế tài chính phi ngân hàng • Các khu vực doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Thái Lan, và khoản nợ ngắn hạn khổng lồ không được bảo hiểm, mà làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với những thay đổi về cảm nhận thị trường nói chung và những thay đổi về lãi suất và tỷ giá hối đoái nói riêng • Những mối quan hệ gần gũi quá mức giữa chính phủ, các thể chế tài chính, và người đi vay, đặc biệt là tại Inđônêxia và Hàn Quốc • Các tiêu chuẩn hạch toán yếu kém, đặc biệt là đối với việc định giá khoản vay và các thông lệ công khai hóa, mà đã che dấu những vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà giám sát, những người tham gia thị trường, và các thể chế tài chính quốc tế • Sự không tương xứng trong việc đánh giá rủi ro quốc gia từ phía người cho vay Yoshitomi và Shirai (2000) • Những dòng chảy vào khổng lồ của vốn ngắn hạn được sự trợ giúp của các hệ thống tài chính kém phát triển, mà đã tài trợ cho những khoản đầu tư quá mức vào lĩnh vực bất động sản và một số ngành công nghiệp chế tác • Sự trùng lắp của một sự đảo ngược bất ngờ các dòng chảy vốn với sự suy sụp có tính chu kỳ • Khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng song hành với nhau, mà đã làm xấu đi bảng cân đối kế toán của các thể chế tài chính và các công ty kinh doanh Nguồn: E. Sakakibara và Yamakawa (2002) Quản lý Nhu cầu và Chi tiêu Công Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá Phaùt trieån Canh taân Ñoâng AÙ : Töông lai cuûa Taêng tröôûng Nieân khoùa 2006 – 2007 Baøi ñoïc Chöông 1: Nhöõng Thay ñoåi veà Kinh teá vaø YÙ nghóa Chính saùch taïi Ñoâng AÙ Shahid Yusuf 6 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Só AÙnh Cho đến gần đây, quan điểm chiếm ưu thế là tỷ lệ đầu tư cao (chủ yếu trong ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu và cơ sở hạ tầng hỗ trợ) – được tài trợ bởi tiết kiệm nội địa và kết hợp với sự tự do hóa thương mại – là những nhân tố chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.6 Sự tăng trưởng nhu cầu bắt nguồn phần lớn từ xuất khẩu và chi tiêu vốn nội địa, trong khi việc huy động các nguồn lực nội địa đã làm giảm thiểu những sự mất cân đối về tài khoản vãng lai và vay mượn nước ngoài. Đông Á đã đi theo chiến lược thành công này, mà đặc biệt rõ trong trường hợp hàng xuất khẩu công nghệ cao.7 Trong tương lai, đầu tư trong các ngành công nghiệp xuất khẩu được đảm bảo bằng tiết kiệm nội địa cao sẽ vẫn là một nguyên tắc chính yếu của chiến lược tăng trưởng tại Đông Á. Nhưng tỷ phần ngày càng tăng trong xuất khẩu trên toàn thế giới của Đông Á, cộng với sự chậm lại trong tăng trưởng xuất khẩu vào năm 1998 và lặp lại trong năm 2000-01 gợi ý rằng một số nước sẽ cần phải xác định lại tiết kiệm nội địa của mình như là Hàn Quốc đã đang thực hiện.8 Tỷ lệ tiết kiệm nội địa bằng 1/3 GDP trở nên ít mong muốn hơn khi nhu cầu bên ngoài yếu đi. Và nếu xuất khẩu tăng trưởng khiêm tốn hơn trong tương lai, các chính phủ ắt sẽ được khuyên rằng phải ngăn lại các động cơ khuyến khích việc đầu tư mạnh vào một số ngành sản xuất hàng công nghiệp chế tác xuất khẩu. Người ta có thể sẽ biện hộ cho sự khả năng tăng trưởng chậm hơn của một số ngành nhỏ, ví dụ như ngành sản xuất các tấm silicôn.9 Một sự phối hợp đa dạng hơn của hàng xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm khác biệt và đổi mới, và một phổ rộng hơn các đối tác thương mại sẽ là sự đánh cuộc an toàn hơn (E. Sakakibara và Yamakawa 2002).10 Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc đôi khi quá mức vào xuất khẩu, có lẽ có cơ hội cho việc gia tăng dần mức tiêu thụ tư nhân và công cộng – như với trường hợp giảm thuế kích thích việc sử dụng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc, nơi mà các chủ thẻ đã tiêu dùng 333 tỷ đô la Mỹ vào năm 2001 so với 48 tỷ trong năm 1998.11 Nếu năng suất trong toàn nền kinh tế có thể 6 Một số nhà quan sát nghi ngờ về những lợi ích của tự do hóa thương mại về mặt lý thuyết, dựa trên cơ sở của kinh nghiệm trong quá khứ, và có liên quan đến bản chất không rõ ràng của bằng chứng thực nghiệm (Deraniyagala và Fine 2001; Rodríguez và Rodrik 2000). Tuy nhiên, một số tác giả đã cẩn thận thực hiện một số kiểm tra trong khuôn khổ dữ liệu nhóm (panel), sử dụng dữ liệu từ 73 quốc gia, qua đó tái khẳng định về tác động dài hạn tích cực của tự do hóa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế (Greenaway, Morgan và Wright 2002). Hãy xem thêm Irwin và Tervio (2002) để biết về quan hệ thuận giữa tỷ phần GDP có trao đổi thương mại với mức thu nhập. 7 Vào năm 1999, gần 1/3 thương mại hàng hóa của Đông Á, cả xuất khẩu và nhập khẩu, thuộc về các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông – một tỷ phần lớn hơn tại bất cứ khu vực đang phát triển nào khác (xem Lall 2000b). Hơn nữa, thương mại trong nội bộ khu vực Đông Á đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu cao nhất thế giới về các thiết bị văn phòng và viễn thông. Nhìn chung, châu Á chiếm đến gần ½ tổng kim ngạch thương mại trong những mặt hàng này vào năm 1999 và cung cấp ¾ nhập khẩu công nghệ thông tin của Mỹ (Sidorenko và Findly 2001). 8 Tại một vài nền kinh tế trong khu vực, tiết kiệm nội đị
Tài liệu liên quan