Những trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện

Những trường hợp HĐ vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện  HĐ vô hiệu do nhầm lẫn  HĐ vô hiệu do lừa dối  HĐ vô hiệu do đe dọa

pdf15 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nguyên tắc hiệu lực áp dụng bắt buộc của HĐ Khi HĐ đã được GK, các bên có nghĩa vụ phải tôn trọng các nội dung quy định trong HĐ (HĐ là luật của các bên GK)  Nguyên tắc hiệu lực tương đối của HĐ Hợp đồng chỉ có hiệu lực ràng buộc với các bên GK, không ràng buộc với người thứ ba Chạy đâu cho thoát Hiệu lực của hợp đồng Các vấn đề xem xét  Chủ thể GKHĐ  Mục đích và nội dung của HĐ: không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội  Tự nguyện giao kết  Các quy định liên quan Điều 122 BLDS 2005 Điều 3.1; 3.2 PICC 2004 Những trường hợp HĐ vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện  HĐ vô hiệu do nhầm lẫn  HĐ vô hiệu do lừa dối  HĐ vô hiệu do đe dọa Vô hiệu do nhầm lẫn  Nhầm lẫn về sự việc  Nhầm lẫn Pháp luật  Điều 3.4; 3.5 PICC  Điều 131 BLDS 2005 Điều 131, K1 BLDS 2005  Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu Điều kiện để nhầm lẫn được coi là chính đáng để có thể vô hiệu HĐ  Nhầm lẫn phải nghiêm trọng Căn cứ vào các điều kiện chủ quan và khách quan: Một người bình thường đặt trong tình huống tương tự với bên bị nhầm lẫn đã làm nếu họ biết về tình trạng thực tế vào thời điểm GKHĐ, nếu người này đã không GKHĐ hoặc sẽ chỉ GKHĐ với những điều khoản hoàn toàn khác.  Các điều kiện liên quan đến bên đối tác - Cũng bị nhầm lẫn - Vô ý gây ra nhầm lẫn: Do vô tình hoặc bất cẩn làm cho bên kia ngầm hiểu không đúng (lỗi vô ý) - Biết hoặc không thể không biết về sự nhầm lẫn nhưng vẫn để đối tác nhầm lẫn Những trường hợp không được xem là nhầm lẫn  Nhầm lẫn do sự cẩu thả của chính bên nhầm lẫn gây ra  Nhầm lẫn xảy ra đối với các sự việc mà khả năng nhầm lẫn đã được dự tính trước hoặc rủi ro do bên nhầm lẫn phải tự gánh chịu Không chấp nhận được HĐ vô hiệu do lừa dối  Điều 132 BLDS 2005  Điều 3.8 PICC 2004  Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Tin anh đi cưng Bức tranh của Bùi Xuân Phái A mua của B - một nhà sưu tập tranh, một bức tranh phố cổ Hà Nội có chữ “Phái” ở góc bên phải bức tranh với giá 3.000 USD vì nghĩ rằng đó là bức tranh do họa sỹ Bùi Xuân Phái vẽnhưng sau đó phát hiện ra rằng bức tranh đó không phải do họa sỹ Bùi Xuân Phái vẽ. Vậy A có thể khởi kiện HĐ vô hiệu không ? Nếu có thì HĐ vô hiệu trong trường hợp nào, nếu khi GKHĐ: 1. B nói cho A rằng đây là tranh của Bùi Xuân Phái 2. B biết rằng đây không phải là tranh của Bùi Xuân Phái nhưng không nói cho A 3. A vẫn tin đây là tranh của Bùi Xuân Phái mặc dù B đã không chắc chắn về điều đó. Đe dọa  Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình HĐ vô hiệu do đe dọa  Đe dọa không chính đáng - Khi hành vi đe dọa là bất hợp pháp - Hành vi là hợp pháp nhưng mục đích là bất hợp pháp  Sự đe dọa phải mang tính cấp thiết và nghiêm trọng (đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể) Ký hay là chết ? Thời điểm xác định  Sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa phải tồn tại vào thời điểm các bên GKHĐ.  Mọi viện dẫn về sự nhầm lẫn, lừa dối hay đe dọa sau thời điểm GKHĐ đều không được chấp nhận. Phân loại HĐ vô hiệu Cách 1 Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối Hợp đồng vô hiệu tương đối Cách 2 – cách chủ yếu Hợp đồng vô hiệu từng phần Hợp đồng vô hiệu toàn phần Hệ quả pháp lý của HĐ vô hiệu - Hợp đông vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt quyền,nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập - Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. - Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường Hệ quả pháp lý của Hợp đồng vô hiệu Thời hiệu khởi kiện  Điều 154 BLDS 2005: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.  Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện HĐ vô hiệu, có hai quan điểm: - Tính từ thời điểm HĐ được giao kết (Điều 136 BLDS 2005) - Tính từ thời điểm bên bị thiệt hại phát hiện ra mình bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc có khả năng hành động một cách tự do (trong trường hợp bị đe dọa) _ Điều 3.15 khoản 2 của PICC Xin lỗi ! Anh đã hết thời hiệu khởi kiện