Những vấn đề chung về quản trị danh mục đầu tư
Hiểu rõ khái niệm đầu tưtài chính Phân loại tài sản tài chính Mô tảcác bước cơbản trong việc thiết lập danh mục đầu tư Vai trò của thị trường tài chính
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề chung về quản trị danh mục đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/3/2013
1
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu rõ khái niệm đầu tư tài chính
Phân loại tài sản tài chính
Mô tả các bước cơ bản trong việc thiết
lập danh mục đầu tư
Vai trò của thị trường tài chính
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm đầu tư tài chính
Phân biệt tài sản và tài sản tài chính
Vai trò của thị trường tài chính
Các bước đầu tư tài chính
Các phương pháp quản trị danh mục
đầu tư.
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Đầu tư tài chính: là một hình thức cam kết
bỏ vốn dưới dạng tiền mặt hoặc các tài sản
tài chính khác với kỳ vọng rằng trong
tương lai sẽ sinh lãi trên phần vốn bỏ ra
Bản chất quan trọng của đầu tư tài chính
Giảm chi tiêu hiện tại
Giúp hoạch định chi tiêu mai sau
4
3/3/2013
2
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Ví dụ đầu tư vào cổ phiếu công ty CP điện lạnh
REE.
5
Ngày Giá Thay đổi % thay đổi
16/10/09 56.500,00 -2.000,00 -3,42%
15/10/09 58.500,00 2.500,00 4,46%
14/10/09 56.000,00 2.500,00 4,46%
13/10/09 53.500,00 -1.500,00 -2,73%
12/10/09 55.000,00 1.000,00 1,85%
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
GIAO DỊCH CỔ PHIẾU SHB
6
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
TÀI SẢN THỰC VÀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
• Tài sản thực:
Tài sản được dùng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ
Ví dụ: Nhà cửa, đất đai, trang thiết bị, kiến thức dùng
tạo ra hàng hóa & dịch vụ
Tạo ra thu nhập ròng cho nền kinh tế quốc dân
• Tài sản tài chính:
Có quyền đòi nợ trên tài sản thực
Ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu
Phân phối lợi nhuận giữa các nhà đầu tư
7
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
VÍ DỤ: TÀI SẢN THỰC VÀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Bảng cân đối tài sản công ty CPCK Sài Gòn (tr.đ)
8
Khoản mục 2008 2007
Tài sản thực
Tài sản cố định hữu hình 38.148 37.714
Tài sản cố định cho thuê tài chính 0 0
Tài sản cố định vô hình 124.681 72.475
Tổng tài sản thực 162.829 110.188
Tài sản tài chính
Tiền mặt 1.610.984 2.142.293
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 860.476 2.667.951
Các khoản phải thu 355.712 1.394.305
3/3/2013
3
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
VÍ DỤ: TÀI SẢN THỰC VÀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
9
Khoản mục 2008 2007
Đầu tư chứng khoán dài hạn 2.606.085 3.004.569
Tài sản tài chính ngắn hạn khác 5.268 24.021
Tài sản tài chính dài hạn khác 19.524 18.307
Tổng tài sản tài chính 5.458.049 9.251.446
Tổng tài sản 5.620.878 9.361.634
Nguồn vốn
Nợ phải trả 1.723.975 5.305.102
Nguồn vốn chủ sở hữu 3.896.903 4.056.532
Tổng nguồn vốn 5.620.878 9.361.634
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
VÍ DỤ: TÀI SẢN THỰC VÀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Tài sản tài chính của SSI bao gồm:
Tiền mặt gửi tại các ngân hàng
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Đầu tư chứng khoán dài hạn
Góp vốn liên doanh
Tài sản tài chính là có thể là nợ của người phát
hành, nhưng lại là tài sản có của người nắm giữ.
Tổng hợp tất cả các bảng cân đối lại thì tài sản
tài chính sẽ bị triệt tiêu, còn lại tài sản thực.
10
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
PHÂN LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Nợ (debt)
Các công cụ thị trường tiền tệ
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (Bank CDs)
Các công cụ thị trường vốn
Trái phiếu (lãi suất cố định và thả nổi)
Cổ phiếu thường (Common stock)
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock)
Chứng khoán phái sinh (Derivative
securities)
11
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ
Vai trò thông tin và điều tiết tiền tệ:
Thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong
việc truyền dẫn thông tin và phân bổ nguồn vốn.
Các nhà đầu tư cổ phiếu có khuynh hướng chọn
mua cổ phiếu của các công ty niêm yết ăn nên làm
ra và bán cổ phiếu của các công ty làm ăn kém
hiệu quả.
12
3/3/2013
4
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ
Xác định thời điểm tiêu dùng
Việc tiêu dùng lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như giới tính, tuổi tác, sở thích, thu nhập, vv.
Có nhiều người kiếm được nhiều tiền hơn là họ tiêu
xài, cũng có những người tiêu xài nhiều hơn tiền kiếm
được (chẳng hạn như những người già yếu, thất
nghiệp, hoặc đã về hưu nghĩ dưỡng).
Do vậy, để thõa mãn nhu cầu chi tiêu trong điều kiện
thu nhập thấp, chúng ta cần phải tích lũy vốn bằng
cách đầu tư vào tài sản tài chính
13
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ
Phân chia rủi ro
Những nhà đầu tư không ngại rủi ro (risk-loving) sẽ đầu tư
vào tài sản có rủi ro cao (cổ phiếu) để hưởng lợi nhuận cao;
Ngược lại, các nhà đầu tư ngại rủi ro (risk-tolerant) sẽ tìm
những tài sản có độ rủi ro thấp để đầu tư (chẳng hạn như trái
phiếu chính phủ) và tất nhiên sẽ phải chấp nhận lợi nhuận
thấp.
Gỉa sử, công ty sữa Vinamilk đang huy động vốn để xây dựng
nhà máy mới ở Bình Dương bằng cách phát hành cả cổ phiếu
lẫn trái phiếu. Nếu bạn là nhà đầu tư không ngại rủi ro, bạn có
thể mua cổ phiếu; ngược lại, nếu bạn ngại rủi ro thì bạn có thể
mua trái phiếu của Vinamilk
14
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ
Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý
Cơ chế này đã tạo ra cho công ty cổ phần có tính ổn định
bền vững mà các loại hình công ty khác không thể có
được.
Việc sang nhượng quyền sở hữu trong loại hình công ty
cổ phần sẽ không làm ảnh hưởng đến việc quản lý của
công ty.
Nhiệm vụ chính của nhà quản lý là tối đa hóa giá trị của
công ty, đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận cho các
cổ đông hiện hữu.
15
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ
Giám sát doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Ở Mỹ giữa năm 2000 và 2002, công ty truyền thôngWorldcom đã
khai khống số tiền lên đến 3,8 tỷ USD bằng cách phù phép các khoản
chi phí thành các khoản đầu tư. Khi sự việc bại lộ, công ty đã tuyên
bố phá sản và đây cũng là lần phá sản lớn nhất trong lịch sử nước
Mỹ.
Lần phá sản lớn thứ nhì là công ty Enron của Mỹ. Công ty này đã tự
ý chuyển các khoản nợ của mình ra khỏi báo cáo tài chính và thể
hiện tương tựmột bức tranh sai lệch về tình hình tài chính của nó.
Những vụ tai tiếng này cho thấy rằng các vấn đề về động lực và đại
điện (agency and incentive problems) có lẽ vẫn chưa được giải quyết
triệt để.
16
3/3/2013
5
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 1: Thiết lập chính sách đầu tư (Set the investment
policy)
Bước 2: Phân tích chứng khoán (Security analysis)
Bước 3: Thiết lập danh mục đầu tư (Construct a
portfolio)
Bước 4: Điều chỉnh danh mục đầu tư (Revise the
portfolio)
Bước 5: Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của danh
mục (Evaluate the performance of the portfolio)
17
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 1: Thiết lập chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư có liên quan đến việc xác định mục
tiêu và vốn của nhà đầu tư.
Bất kỳ khoản đầu tư nào cũng đều tiềm ẩn yếu tố rủi
ro. Vì thế, mục tiêu của nhà đầu tư là cố gắng tối đa hóa
lợi nhuận trong khi đó phải tính đến các yếu tố rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra.
Đồng thời, chính sách đầu tư phải đề cập đến từng loại
tài sản tài chính tiềm năng trong danh mục. Việc lựa
chọn tài sản tài chính cho danh mục cũng phải dựa trên
mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư, và tình trạng chịu thuế
của nhà đầu tư.
18
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 2: Phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán có liên quan đến việc xác định giá trị thực của
chứng khoán. Trong khi có nhiều loại chứng khoán được thị trường định
giá cao hơn giá trị thực (overvalued) của chúng thì cũng có không ít loại
chứng khoán được định giá thấp hơn giá trị thực (undervalued) của
chúng.
Có hai phương pháp phân tích chứng khoán: Phân tích kỹ thuật
(Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis)
Phân tích kỹ thuật là tập trung nghiên cứu giá thị trường của cổ phiếu
để dự báo về xu hướng giá cả trong tương lai cho các cổ phiếu thường
của một công ty nào đó.
Phân tích cơ bản có liên quan đến việc xác định giá trị thực (Intrinsic
value) của bất kỳ tài sản tài chính nào ngang bằng với hiện giá của tất cả
các dòng tiền (cash flows) mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được
19
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 3: Thiết lập danh mục đầu tư
Xây dựng danh mục bao gồm việc lựa chọn tài sản
để đầu tư, cũng như xác định tỷ lệ phần trăm vốn
đầu tư vào mỗi loại tài sản.
Vấn đề ở đây là sự lựa chọn (selectivity), thời điểm
đầu tư (timing), và sự đa dạng hóa (diversification)
danh mục để giảm thiểu rủi ro.
20
3/3/2013
6
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 4: Điều chỉnh danh mục đầu tư
Điều chỉnh danh mục có liên quan đến việc lập lại
theo từng giai đoạn của 3 bước kể trên.
Theo thời gian, nhà đầu tư có thể thay đổi mục tiêu
hoặc giá chứng khoán đang nắm giữ trong danh
mục giảm, làm cho danh mục kém hấp dẫn hơn.
Có lẽmột danh mục mới được thiết lập bằng cách
bán một tỷ lệ phần trăm chứng khoán đang nắm
giữ và mua một tỷ lệ phần trăm chứng khoán mới.
21
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bước 5: Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của
danh mục
Đánh giá tính hiệu quả hoạt động của danh mục có
liên quan đến việc xác định lợi nhuận và rủi ro của
danh mục đó.
Vì thế, các phương pháp phù hợp để đo lường lợi
nhuận và rủi ro cũng như các chuẩn mực có liên
quan là rất cần thiết trong bước này
22
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
TÍNH CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
(Risk-return tradeoff)
Bất kỳ một ai khi đầu tư vào tài sản tài chính
đều kỳ vọng vào lợi nhuận tiềm năng có được
từ tài sản đó trong tương lai.
Tuy nhiên, lợi nhuận luôn luôn đi kèm với các
yếu tố rủi ro.
Tài sản có lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao.
23
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
TÍNH CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
(Risk-return tradeoff)
Phương pháp lượng hóa rủi ro
Tài sản có lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ có rủi ro cao
Vai trò của chiến lược đa dạng hóa danh mục
24
3/3/2013
7
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
TÍNH CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Giả thuyết thị trường hiệu quả
Thị trường tài chính xử lý tất cả các thông tin
liên quan về chứng khoán rất nhanh chóng và
hiệu quả; nghĩa là, giá chứng khoán luôn phản
ánh tất cả các thông tin sẳn có đối với nhà đầu
tư.
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, khi có bất
kỳ thông tin mới về chứng khoán được công bố,
thì ngay lập tức gía cổ phiếu nhanh chóng tự
điều chỉnh để không còn bất kỳ giá cổ phiếu nào
được định giá quá cao hoặc quá thấp.
25
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
QUẢN TRỊ DANH MỤC “CHỦ ĐỘNG” VÀ “BỊ ĐỘNG”
Danh mục chủ động
Phát hiện ra các chứng khoán được định giá sai
Nổ lực xác định thời điểm thị trường
Danh mục bị động
Không nổ lực tìm kiếm chứng khoán được định
giá sai
Không nổ lực xác định thời điểm thị trường
Đa đạng hóa danh mục đầu tư
26
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Doanh nghiệp: là người đi vay (borrowers)
Hộ gia đình: gửi tiết kiệm (savers)
Chính phủ: là người cho vay (lender) và là
người đi vay (borrower)
Các trung gian tài chính (financial
intermediaries)
Ngân hàng thương mại
Công ty đầu tư
Công ty bảo hiểm
Liên hiệp tín dụng (credit unions)
Ngân hàng đầu tư
27
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦANGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN (TR.Đ)
28
Khoản mục 2007 2006
Tài sản thực
Tài sản cố định 996.982 708.214
Tài sản khác 22.831 727
Tổng tài sản thực 1.019.813 708.914
Tài sản tài chính
Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngọai
tệ, kim loại quý, đá quý 3.335.063 2.827.452
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam 3.878.785 993.590
Tín phiếu kho bạc và giấy tờ có giá
ngắn hạn đủ tiêu chuẩn khác 4.911 0
3/3/2013
8
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦANGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN (TR.Đ)
29
Khoản mục 2007 2006
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước và ở nước ngoài 4.656.456 2.019.529
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước
35.200.574 14.312.895
Các khoản đầu tư (đầu tư chứng
khoán, góp vốn liên doanh, mua cổ
phần)
14.811.478 3.109.232
Tài sản tài chính khác 1.665.795 804.544
Tổng tài sản tài chính 63.553.062 24.067.269
Tổng tài sản 64.572.875 24.776.183
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦANGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN (TR.Đ)
30
Khoản mục 2007 2006
Nguồn vốn
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và
TCTD khác 4.508.977 815.473
Vay ngân hàng Nhà nước, TCTD khác 750.177 107.000
Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư 44.231.944 17.511.580
Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 1.003.293 374.668
Phát hành giấy tờ có giá 5.197.380 2.529.299
Tài sản "Nợ" khác 1.531.445 567.817
Vốn và các quỹ 7.349.659 2.870.346
Tổng nguồn vốn 64.572.875 24.776.183
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦANGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN (TR.Đ)
31
Khoản mục 2008 2007
Tài sản thực
Tài sản cố định 1.936.923 1.646.962
Bất động sản đầu tư 27.489
Tài sản dài hạn khác 243.810 203.941
Hàng tồn kho 1.775.342 1.669.871
Tổng tài sản thực 3.983.564 3.520.774
Tài sản tài chính
Tiền và các khoản tương đương tiền 338.654 117.819
Đầu tư tài chính ngắn hạn 374.002 654.485
Khoản phải thu ngắn hạn 646.385 654.720
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CTCP SỮAVIỆT NAM (TR.Đ)
32
Khoản mục 2007 2006
Tài sản ngắn hạn khác 53.222 75.539
Các khoản phải thu dài hạn 475 762
Đầu tư tài chính dài hạn 570.657 401.018
Tài sản dài hạn khác 243.810 203.941
Tổng tài sản tài chính 1.983.395 1.904.343
Tổng tài sản 5.966.959 5.425.117
3/3/2013
9
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
33
Khoản mục 2007 2006
Nguồn vốn
Nợ ngắn hạn 972.502 933.357
Nợ dài hạn 181.930 139.873
Vốn chủ sở hữu 4.761.913 4.315.937
Tổng nguồn vốn 5.966.959 5.425.117
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CTCP SỮAVIỆT NAM (TR.Đ)
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
NHẬN XÉT
Tài sản tài chính chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản của các trung gian tài
chính, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong
các doanh nghiệp SXKD.
Sự khác biệt là do các tổ chức trung
gian tài chính chu chuyển vốn từ thành
phần này đến thành phần khác.
34
Giảng viên: Ths Nguyễn Tiến Trung
TÓM TẮT
Đầu tư tài chính là gì?
Phân biệt giữa tài sản thực và tài sản tài chính?
Nêu các bước của quy trình đầu tư tài chính?
Giả thuyết “đánh đổi” giữa lợi nhuận và rủi ro?
Phân biệt quản trị chủ động và bị động?
Các thành phần tham gia thị trường?
Bài tập
35