Những vẫn đề chung về thuế

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), theo LS. Nguyễn Hữu Phước, Công ty Luật P&P, vướng nhất là việc phân biệt giữa các mức thuế (chủ yếu ở hai mức 5% và 10%) do quy định không rõ ràng. “Thuế GTGT là thuế gián thu, nếu không phân biệt được 10% ghi thành 5% mà bị phát hiện thì doanh nghiệp chỉ có kêu trời vì người tiêu dùng biến mất tiêu rồi, sao đòi lại được!”, ông Phước giải thích.

ppt23 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vẫn đề chung về thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ Trình bày: Hoàng Đình Vui Dẫn nhập Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), theo LS. Nguyễn Hữu Phước, Công ty Luật P&P, vướng nhất là việc phân biệt giữa các mức thuế (chủ yếu ở hai mức 5% và 10%) do quy định không rõ ràng. “Thuế GTGT là thuế gián thu, nếu không phân biệt được 10% ghi thành 5% mà bị phát hiện thì doanh nghiệp chỉ có kêu trời vì người tiêu dùng biến mất tiêu rồi, sao đòi lại được!”, ông Phước giải thích. Nguồn:Thuận lợi hơn nhưng sẽ "ngặt" hơn, Nguyên Tấn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 2-2012, ra ngày 5-1-2012 Mục tiêu Sau khi học, sinh viên có thể: Biết được các yếu tố cấu thành của một sắc thuế Biết được Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành Có kiến thức cơ bản về Luật quản lý thuế, TT 28 Nội dung Khái niệm Đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế Phân loại thuế Yếu tố cấu thành một sắc thuế Hệ thống thuế Việt Nam Luật quản lý thuế, TT 28 Tài liệu học tập Luật quản lý thuế Nghị định 85/2007/NĐ- CP Nghị định số 106/2010/NĐ/CP Thông tư số 28/2011/TT – BTC (bắt buộc) Khái niệm Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo luật định. Đặc điểm Thuế luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước. Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Chức năng, vai trò Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước Điều tiết vĩ mô nền kinh tế Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Phân loại thuế Phân loại theo Phương thức đánh thuế Cơ sở tính thuế Mức thuế Chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Phương thức đánh thuế Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế gián thu: Thu một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở tính thuế Thuế thu nhập: Cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được (TNDN,TNCN) Thuế tiêu dùng: Cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại (GTGT, TTĐB…) Thuế tài sản: Cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản (thuế Nhà đất…) Mức thuế Thuế đánh theo tỷ lệ %: ví dụ thuế suất thuế GTGT 0%, 5%, 10%. Thuế đánh trên mức tuyệt đối: ví dụ thuế môn bài 3 trđ/năm có vốn đăng ký trên 3 tỷ đồng. Chế độ phân cấp và điều hành ngân sách Thuế trung ương Thuế địa phương Để ý: Việt nam áp dụng chính sách thuế thống nhất, không có thuế trung ương, thuế địa phương CÁC YẾU TỐ CẦU THÀNH MỘT SẮC THUẾ Tên gọi Đối tượng nộp thuế Đối tượng chịu thuế Căn cứ tính thuế Quy trình khai báo và thu tục thu nộp Tên gọi Phản ánh nội dung chính của từng loại thuế và để phân biệt với những loại thuế khác Thường đặt tên sắc thuế theo đối tượng đánh thuế (TNDN, TNCN...), theo từng mặt hàng (thuế rượu, thuế thuốc lá…) hoặc theo nội dung (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…) Đối tượng nộp thuế Xác định chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế Người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước. Phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để đánh thuế Mỗi một sắc thuế có đối tượng chịu thuế riêng: VD : HH, DV, Thu nhập… Đối tượng chịu thuế thường được tính theo đơn vị giá trị hoặc theo đơn vị vật lý Căn cứ, phương pháp tính thuế Là cơ sở tính thuế và thuế suất Cơ sở tính thuế: Số lượng đơn vị (theo giá trị hoặc theo đơn vị vật lý) của đối tượng chịu thuế. Mức thuế: Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị so với cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. Quy trình khai báo và thu tục thu nộp Kê khai, nộp thuế Quyết toán thuế Hiệu lực thi hành Hệ thống thuế Việt Nam Chính sách thuế: hệ thống pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư, công văn,…) Quản lý thuế: Hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế (Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, Cục Thuế, Chi cục thuế, Đội thuế, Hải Quan, Kiểm toán Nhà nước) Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành Luật Thuế giá trị gia tăng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Luật Thuế tài nguyên Luật Thuế thu nhập cá nhân Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế môn bài Thuế nhà đất Thuế nhà thầu Thuế bảo vệ môi trường (1/1/2012) Bài đọc thêm Sinh viên đọc Thông tư số 28/2011/TT – BTC, sau đó trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Những từ ngữ sau được hiểu như thế nào: Đại diện người nộp thuế, mã số thuế, khai quyết toán thuế? Câu 2: Nội dung kê khai, tính thuế theo TT 28? Bài học kế tiếp Chương 2: Thuế xuất nhập khẩu Đọc trước bài: Luật thuế xuất nhập khẩu (Xác định trị giá Hải quan) * * Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu liên quan