Những vấn đề cơ bản về hợp đồng quyền chọn cổ phiếu

Hợp đồng quyền chọn (sau đây gọi tắt là quyền chọn) đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán từ nhiều thập kỷ trước, nhưng bắt đầu từ năm 1973 quyền chọn mới được giao dịch một cách phổ biến, và trở thành công cụ kiếm lời cũng như bảo vệ lợi nhuận hữu hiệu của các nhà đầu tư. Khác với các loại chứng khoán khác, quyền chọn không do các công ty cổ phần phát hành, mà do cơ quan quản lý giao dịch quyền chọn phát hành theo yêu cầu của người đầu tư. Có nhiều khái niệm khác nhau về quyền chọn, tựu trung lại có thể hiểu quyền chọn như sau: Quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên. Trong đó bên mua quyền chọn phải trả phí để có quyền được mua hay bán một chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện ghi trong quyền chọn bất cứ lúc nào bằng cách thực hiện quyền chọn trước ngày đáo hạn quyền chọn. Bên bán nhận được khoản tiền phí bán quyền chọn và có nghĩa vu thực hiện quyền chọn nếu người mua quyền chọn có yêu cầu.

doc24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề cơ bản về hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ   HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN Khái niệm Khái niệm hợp đồng quyền chọn       Hợp đồng quyền chọn (sau đây gọi tắt là quyền chọn) đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán từ nhiều thập kỷ trước, nhưng bắt đầu từ năm 1973 quyền chọn mới được giao dịch một cách phổ biến, và trở thành công cụ kiếm lời cũng như bảo vệ lợi nhuận hữu hiệu của các nhà đầu tư. Khác với các loại chứng khoán khác, quyền chọn không do các công ty cổ phần phát hành, mà do cơ quan quản lý giao dịch quyền chọn phát hành theo yêu cầu của người đầu tư. Có nhiều khái niệm khác nhau về quyền chọn, tựu trung lại có thể hiểu quyền chọn như sau:       Quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên. Trong đó bên mua quyền chọn phải trả phí để có quyền được mua hay bán một chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện ghi trong quyền chọn bất cứ lúc nào bằng cách thực hiện quyền chọn trước ngày đáo hạn quyền chọn. Bên bán nhận được khoản tiền phí bán quyền chọn và có nghĩa vu thực hiện quyền chọn nếu người mua quyền chọn có yêu cầu.       Giải thích thuật ngữ:       Phí (premium): là số tiền mà người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn.       Chứng khoán cơ sở (underlying security): là chứng khoán được mua hay được bán khi quyền chọn được thực hiện, nói cách khác đó là chứng khoán được ấn định trong quyền chọn.       Các loại chứng khoán cơ sở có nhiều loại như: cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số hay tiền tệ, hợp đồng future…       Giá thực hiện (strike price hay exercise price): là giá mà chứng khoán cơ sở sẽ được bán hoặc mua nếu quyền chọn được thực hiện. Có nhiều mức giá thực hiện khác nhau xoay quanh giá cổ phiếu cơ sở của chứng khoán cơ sở.       Ngày đáo hạn (expiration date): là ngày mà quyền chọn trở nên vô giá trị, người sở hữu quyền chọn không có quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn nữa. Ngày đáo hạn do công ty thanh toán giao dịch quyền chọn quy định.       Thực hiện quyền chọn (exercise): là việc mua hay bán chứng khoán cơ sở. Việc thực hiện quyền chọn khác nhau giữa các kiểu quyền chọn. Trên thế giới hiện nay có ba kiểu quyền chọn là: quyền chọn kiểu Mỹ (American-style options), quyền chọn kiểu châu Au (European-style options) và quyền chọn giới hạn (Capped options).       Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, người sở hữu quyền chọn có thể yêu cầu thực hiện quyền chọn bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn cổ phiếu kiểu châu Au chỉ được thực hiện ở ngày đáo hạn. Còn quyền chọn giơí hạn sẽ được tự động thực hiện nếu giá thị trường cổ phiếu cơ sở chạm hay vượt giá giới hạn (cap price)       Quyền quyết định của người sở hữu quyền chọn: việc yêu cầu thực hiện quyền chọn là quyền, không phải là nghĩa vụ của người sở hữu quyền chọn. Do đó người sở hữu quyền chọn có thể yêu cầu thực hiện quyền chọn, để quyền chọn hết hạn, hay bán lại quyền chọn trên thị trường thứ cấp. Khái niệm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu       Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng quyền chọn mà chứng khoán được ấn định trong quyền chọn là cổ phiếu. Cổ phiếu được ấn định trong hợp đồng quyền chọn sau đây được gọi là cổ phiếu cơ sở (underlying stock).       Mặc dù có nhiều có quyền chọn của nhiều loại chứng khoán cơ sở nhưng quyền chọn cổ phiếu được giao dịch phổ biến nhất. Phân loại quyền chọn Căn cứ vào quyền của người sở hữu quyền chọn       Có hai loại là quyền chọn call và quyền chọn put       Quyền chọn call (sau đây gọi tắt là call): là quyền chọn, trong đó người sở hữu call có quyền mua chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.       Ví dụ: một người đầu tư muốn mua một scall cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh như sau: Buy 1 IBM Jun 90 Call at 6 ½       Có nghĩa là quyền chọn này cho phép khách hàng mua 100 cổ phiếu IBM với giá $90 một cổ phiếu bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ khi mua được cho đến tháng Sáu. Để có được quyền này anh ta phải trả mức phí $650 (100*6 ½ ) cho một quyền chọn. Và khi anh ta muốn thực hiện quyền của mình là mua cổ phiếu IBM thì người bán call có nghĩa vụ bán cổ phiếu IBM cho anh ta với giá $90 một cổ phiếu.       Như vậy, người sở hữu Call có quyền mua, và người bán Call có nghĩa vụ bán.       Quyền chọn Put (sau đây gọi tắt là put): là quyền chọn, trong đó người sở hữu quyền chọn put có quyền bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.       Ví dụ: Một người đầu tư muốn mua một put cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh sau: Buy 1 IBM Jan 100 Put at 7 ¼       Quyền chọn này cho phép người sở hữu bán 100 cổ phiếu của IBM ở giá $100 một cổ phiếu từ lúc mua được quyền chọn cho đến tháng Giêng. Để có được quyền này anh ta phải trả mức phí là $725 cho một quyền chọn (100*7 ¼ ). Người bán quyền chọn có nghĩa vụ mua 100 cổ phiếu IBM với giá $100 một cổ phiếu nếu người sở hữu yêu cầu thực hiện quyền chọn trong thời hạn của quyền chọn. Với nghĩa vụ này người bán nhận được số tiền phí là $725 cho một quyền chọn.       Tóm lại, người sở hữu Put có quyền bán, và người bán Put có nghĩa vụ mua.       Trên thị trường mua bán quyền chọn, chỉ có hai loại quyền chọn là call và put, nên có bốn vị thế trong kinh doanh quyền chọn:       Vị thế mua call (long call): nhà đầu tư ở vị thế mua call là nhà đầu tư đã mua quyền chọn call và có quyền mua chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá ấn định vào bất cứ lúc nào trước khi quyền chọnđáo hạn.       Vị thế mua put (long put): nhà đầu tư ở vị thế mua put là nhà đầu tư đã mua quyền chọn put và có quyền bán chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá ấn định vào bất cứ lúc nào trước khi quyền chọnđáo hạn.       Vị thế bán call (short call): nhà đầu tư ở vị thế bán call là nhà đầu tư đã bán quyền chọn call và có nghĩa vụ phải bán chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá đã ấn định cho người sở hữu quyền chọn call nếu người này thực hiện quyền chọn trước khi quyền chọn đáo hạn.       Vị thế bán put (short put): nhà đầu tư ở vị thế bán put là nhà đầu tư đã bán quyền chọn put và có nghĩa vụ mua chứng khoán cơ sở theo giá ấn định trong quyền chọn bất cứ lúc nào trước khi quyền chọn đáo hạn nếu người sở hữu quyền chọn Put thực hiện quyền chọn.       Khi bán quyền chọn nhà đầu tư có thể đang sở hữu hoặc không sở hữu chứng khoán cơ sở của quyền chọn đó. Nếu nhà đầu tư bán quyền chọn (call hay put) và đang sở hữu cổ phiếu cơ sở quyền chọn đó gọi là bán có đảm bảo (covered writing). Nếu nhà đầu tư bán quyền chọn (call hay put) và không đang sơ hữu cổ phiếu cơ sở quyền chọn đó gọi là bán khống (uncovered writing). Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền chọn       Có hai loại là quyền chọn phân phối (physical delivery options) và quyền chọn thanh toán tiền (cash-settled options).       Quyền chọn phân phối: cho phép người sở hữu quyền chọn call quyền được nhận chứng khoán cơ sở; người sở hữu quyền chọn put quyền phân phối chứng khoán cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.       Đơn vị giao dịch: là số lượng chứng khoán cơ sở được mua hay bán nếu thực hiện quyền chọn. Đối với quyền chọn cổ phiếu, đơn vị giao dịch là 100 cổ phần. Điều này có nghĩa là cứ mỗi hợp đồng quyền chọn được thực hiện sẽ có 100 cổ phần được mua hay bán.       Quyền chọn thanh toán tiền: cho phép người sở hữu quyền chọn quyền được nhận thanh toán tiền mặt dựa trên phần chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở lúc thực hiện và giá thực hiện. Người sở hữu quyền chọn thanh toán tiền call được nhận tiền thanh toán nếu giá chứng khoán cơ sở lúc thực hiện cao hơn giá thực hiện. Người sở hữu quyền chọn thanh toán tiền put được nhận tiền thanh toán nếu giá chứng khoán cơ sở lúc thực hiện thấp hơn giá thực hiện.       Kích thước hợp đồng: là đơn vị giao dịch của loại hợp đồng quyền chọn thanh toán tiền. Đối với quyền chọn cổ phiếu, kích thước hợp đồng là 100; nghĩa là mỗi điểm biến động của quyền chọn thanh toán tiền tương đương với 100$. Lớp, sơ – ri hợp đồng quyền chọn       Lớp hợp đồng: những hợp đồng cùng loại có cùng chứng khoán cơ sở là cùng lớp.       Ví dụ: Hai hợp đồng quyền chọn sau cùng lớp IBM Jun 90 Calls   IBM Jan 100 Calls       Sơ – ri hợp đồng: tất cả những hợp đồng quyền chọn cùng lớp, cùng giá thực hiện và cùng tháng đáo hạn thì cùng sơ – ri. SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU       Sàn giao dịch quyền chọn là nơi những quyền chọn được niêm yết và giao dịch. Việc giao dịch quyền chọn cổ phiếu (và các loại quyền chọn chứng khoán khác) trên sàn giao dịch cũng tương tự như việc giao dịch cổ phiếu. Mỗi quyền chọn được ấn định tại một địa điểm cố định trên sàn và mọi giao dịch của quyền chọn này diễn ra tại trạm đó.       Các quyền chọn giao dịch tại sàn (còn gọi là các quyền chọn niêm yết) do một cơ quan của sàn giao dịch có tên gọi là “Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn” (Options Clearing Corporation – OCC) phát hành. Mọi giao dịch về quyền chọn đều được diễn ra thông qua hệ thống máy vi tính và được thể hiện trong tài khoản của các môi giới quyền chọn tại sàn, và không có bất kỳ chứng thư nào được phát hành trong các giao dịch này. Các nhân viên trên sàn giao dịch Có hai hệ thống giao dịch quyền chọn đang được áp dụng hiện nay, đó là: hệ thống giao dịch dựa vào các chuyên gia và hệ thống giao dịch dựa vào những người tạo thị trường và nhân viên lưu trữ lệnh. Tùy vào việc ứng dụng hệ thống giao dịch nào mà mỗi sàn giao dịch có những thành viên cụ thể. Nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên như sau: Người tạo thị trường (Maket maker):      Người tạo thị trường là một trong những thành viên của sàn giao dịch, họ mua bán bất cứ loại quyền chọn cổ phiếu nào theo yêu cầu của các viên chức sở giao dịch hoặc theo yêu cầu của một môi giới nào đó đang có lệnh mua bán của khách hàng. Khi được yêu cầu, người tạo thị trường thường đưa ra cả giá hỏi mua (bid) và giá chào bán (adk). Giá hỏi mua là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng mua và giá chào bán là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng bán. Vào lúc giá hỏi mua và giá chào bán được niêm yết, người tạo thị trường không biết rằng người kinh doanh đã yêu cầu niêm yết đang muốn mua hay muốn bán. Giá chào bán luôn cao hơn giá hỏi mua. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán không được quy định cụ thể nhưng luôn có một giới hạn trên. Ví dụ: mức chênh lệch không được cao hơn 0.25$ đối với các quyền chọn cso giá thấp hơn 0.50$; không được cao hơn 0.50$ đối với các quyền chọn có giá từ 0.50$ đến 10$…       Với đặc điểm mua bán nêu trên người tạo thị trường tự tạo ra lợi nhuận cho mình từ chênh lệch giá mua và giá bán. Đồng thời, họ cũng làm tăng khả năng linh hoạt cho thị trường vì sự có mặt của họ trên sàn giao dịch đảm bảo lệnh mua và lệnh bán có thể luôn luôn được thực hiện ở một vài mức giá một cách nhanh chóng. Nhân viên lưu trữ lệnh (Order book official):      Nhân viên lưu trữ lệnh có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh giới hạn và duy trì các lệnh thị trường một cách trật tự, họ không kinh doanh cho tài khoản của họ.       Quy trình lưu giữ lệnh được thực hiện như sau: khi người môi giới trên sàn nhận được lệnh giới hạn, anh ta sẽ chuyển lệnh này đến nhân viên lưu trữ lệnh. Nhân viên này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh giới hạn khác để đảm bảo rằng ngay khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ được thực hiện. Những thông tin về tất cả các lệnh giới hạn chưa được thực hiện được công bố cho tất cả các nhà kinh doanh. Trên hệ thống giao dịch dựa vào các chuyên gia thì không có các nhân viên lưu trữ lệnh vì như trên đã nói, các chuyên gia chính là những người lưu trữ lệnh. Chuyên gia (Specialist):  Theo hệ thống giao dịch dựa vào chuyên gia, nhân viên với chức danh là chuyên gia có nhiệm vụ như người tạo thị trường và giữ hồ sơ về lệnh giới hạn. Không giống như các nhân viên lưu trữ lệnh, chuyên gia không thông tin về lệnh giới hạn sẵn có cho những nhà kinh doanh khác.       Cũng giống như các chuyên gia trên sàn giao dịch cổ phiếu, các chuyên gia của sàn giao dịch quyền chọn vừa thực hiện các lệnh do các người môi giới đưa đến, vừa kinh doanh kiếm lời cho chính họ. Nhiệm vụ của các chuyên gia là duy trì thị trường hoạt động ổn định và có trật tự. Nhà môi giới trên sàn (Floor boker):      Nhà môi giới trên sàn là những người môi giới làm việc trên sàn giao dịch, thực hiện giao dịch cho khách hàng của công ty mình. Khi nhà đầu tư đặt lệnh cho công ty chứng khoán, các lệnh này sẽ được chuyển đến nhân viên môi giới trên sàn. Nhà môi giới tiến hành giao dịch với các nhà môi giới khác trên sàn và với những người tạo thị trường để thực hiện lệnh nhận được.       Nhà môi giới tự do: trên sàn giao dịch ngoài những nhân viên môi giơi làm việc cho các công ty chứng khoán còn có những nhà môi giới tự do là những người thực hiện các lệnh của bất kỳ công ty chứng khoán nào thuê họ để hưởng huê hồng. Lệnh và các loại lệnh giao dịch quyền chọn Lệnh giao dịch quyền chọn Khi một khách hàng muốn mua hay bán một loại quyền chọn nào đó, anh ta đến công ty chứng khoán nơi môi giới của anh ta làm việc hoặc gọi điện cho môi giới của anh ta để đặt lệnh. Sau khi nhận lệnh, môi giới tại công ty chứng khoán truyền lệnh đến môi giới của công ty tại sàn. Tại sàn giao dịch, môi giới tại sàn nhận lệnh và đặt lệnh mua bán cho các chuyên gia. Lệnh mua bán quyền chọn tại sàn giao dịch là lệnh điện tử, được lưu trong máy vi tính, và không có phiếu lệnh như các giao dịch thông thường. Một lệnh mua hay bán quyền chọn chứa đựng các thông tin sau: Số tài khoản của khách hàng, của nhân viên đại diện có đăng ký Sàn giao dịch nơi quyền chọn được giao dịch Cách thức nhận lệnh (method of reciept of the order) Mua hay bán Loại quyền chọn (put hay call) Số lượng quyền chọn muốn mua hay bán Cổ phiếu cơ sở, tháng đáo hạn, giá thực hiện Giao dịch mở hay giao dịch đón  Giao dịch mở là giao dịch đầu tiên (lần đầu mua hay bán quyền chọn) hoặc làm tăng vị thế hiện tại của người đầu tư.  Giao dịch đóng là giao dịch kết thúc hay làm giảm vị thế hiện tại của người đầu tư. Lệnh thị trường hay lệnh giới hạn Loại tài khoản (tiền mặt hay ký quỹ) Lệnh có được yêu cầu hay không (was the order solicited or unsolicited) Khoảng thời gian giá trị của lệnh: lệnh ngày hay lệnh thời gian khác Lệnh được đặt cho các phương án straddle, combination hay spread Có phải là tài khoản tự quyết hay không Tên khách hàng Những hướng dẫn cần thiết Xác nhận của giám đốc       Để đảm bảo giao dịch quyền chọn được chính xác và hiệu quả, mọi quy định trên buộc phải được tôn trọng, nếu có bất cứ sai sót nào, lệnh đó được coi là không hợp lệ và không có giá trị giao dịch. Các loại lệnh giao dịch quyền chọn       Tương tự như mua bán cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể lựa chọn và đặt lệnh thích hợp với mong muốn trong hệ thống rất nhiều loại lệnh được áp dụng như: Lệnh thị trường (Market order); Lệnh giới hạn (Limit order); Lệnh dừng (Stop order); Lệnh dừng giới hạn (Stop limit order)       Để hướng dẫn thực hiện các lệnh về thời gian có các lệnh sauLệnh ngày; Lệnh có giá trị đến cùng (Good till cancelled – GTC) Lệnh tùy ý (Not held order – NH); Lệnh thực hiện toàn bộ ngay hoặc không (Fill or kill order – FOK); Lệnh ngay lập tức hoặc không (Immediate or cancel order – IOC); Lệnh tất cả hoặc không (All or none order – AON) Xác định giá mở cửa và giá đóng cửa      Mỗi ngày trước khi mở cửa sàn giao dịch sử dụng vòng luân phiên giao dịch để xác định giá mở cửa. Trong khoảng thời gian này, tất cả các hợp đồng không giao dịch theo cách ngẫu nhiên. Các lệnh mua và bán được nhận theo nhóm mỗi lần. Khi sàn giao dịch đã hoàn tất đối với nhóm lệnh này thì sẽ chuyển sang nhóm lệnh khác. Giao dịch luân phiên theo thứ tự, bắt đầu với các quyền mua có thời hạn hết hiệu lực gần nhất và giá thực hiện thấp nhất (hoặc với các quyền bán có giá thực hiện cao nhất), rồi cứ tuần tự cho đến khi tất cả các nhóm lệnh đều đã được mở cửa giao dịch. Ơ thời điểm mở cửa, các lệnh thị trường có độ ưu tiên cao hơn các lệnh giới hạn. Các lệnh chênh lệch có độ ưu tiên hơn các lệnh thị trường nhưng lệnh mua có độ ưu tiên khác lệnh bán (liên quan đến luật ưu tiên của các lệnh chênh lệch).       Các vòng luân phiên giao dịch cũng được dùng để đóng cửa thị trường vào cuối ngày giao dịch và khi quyền chọn hết hiệu lực. Do ngày hết hiệu lực là ngày thứ bảy sau ngày thứ sáu của tuần thứ ba của tháng đáo hạn nên vòng luân phiên cuối cùng để đóng cửa thị trường xảy ra vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba mỗi tháng. Nếu sở giao dịch ngừng giao dịch một loại quyền lựa chọn sẽ không có lệnh nào được thực hiện. Khi giao dịch trở lại, phải sử dụng vòng luân phiên để tái mở cửa giao dịch loại quyền lựa chọn đó. Cuối cùng nếu thị trường hoạt động quá nhanh (nếu hai chuyên viên giao dịch tại sàn cảm thấy rằng thị trường đang dần mất trật tự) sở giao dịch có thể áp đặt sự luân phiên. Các hệ thống chuyển lệnh       OCC thường sử dụng các hệ thống chuyển lệnh tự động để xử lý các giao dịch quyền lựa chọn của khách hàng. Thông qua một hệ thống máy tính, các lệnh thông thường được chuyển từ công ty chứng khoán đến khu vực của thành viên (đại diện công ty chứng khoán) tại sàn giao dịch để xử lý. Thành viên (cụ thể là môi giới tại sàn) sẽ nhận lệnh và đem đến đám đông giao dịch để giao dịch. Nếu lệnh được thực hiện, thông báo kết qủa giao dịch sẽ được chuyển về khu vực của thành viên và cũng từ đây, qua hệ thống máy tính của mình, thành viên sẽ thông báo cho người môi giới và khách hàng.       Đối với một số lệnh (là lệnh thị trường và lệnh giới hạn có số lượng nhỏ và lệnh khả thị), hệ thống chuyển lệnh có thể gắn với việc so khớp lệnh tự động. Đối với các trường hợp cần sự nhanh chóng, hệ thống chuyển lệnh thẳng tới quầy giao dịch, không qua chỗ ngồi của thành viên và môi giới tại sàn. Mỗi lệnh được khớp với một lệnh trên sổ lệnh giới hạn hoặc theo báo giá của người tạo thị trường, và thông báo kết quả giao dịch được gửi trực tiếp đến công ty chứng khoán.       Hệ thống so khớp lệnh tự động ở mỗi sàn giao dịch đều có tiêu chuẩn, năng lực và tên riêng. CBOE có Hệ thống so khớp lệnh tự động (RAES), AMEX có Hệ thống giao dịch quyền chọn tự động (AUTOAMOS)… Mỗi loại cung cấp khả năng giao diện trực tiếp đến quầy giao dịch. CÔNG TY THANH TOÁN BÙ TRỪ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (OPTIONS CLEARING CORPORATION) Nhiệm vụ của công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (sau đây viết tắt là OCC) là công ty của sàn giao dịch nơi quyền chọn được niêm yết.       OCC có các nhiệm vụ sau: Chuẩn hóa, phát hành và đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng quyền chọn. Cung cấp cho khách hàng thông tin tài liệu về rủi ro và lợi nhuận của việc đầu tư vào quyền chọn (Characteristics and Risks of Standardized Quyền chọn) một cổ phiếu được niêm yết, giấy xác nhận giao dịch quyền chọn hay những thông tin mà khách hàng yêu cầu thông qua môi giới. Điều chỉnh các hợp đồng quyền chọn nếu có tách, gộp, chia cổ tức … cổ phiếu cơ sở. Thay đổi vị thế quyền chọn của nhà đầu tư (closing option position) Các tiểu chuẩn của hợp đồng quyền chọn do OCC quy định Giá thực hiện      OCC quy định sẵn một bảng giá thực hiện, mỗi mức giá này được ký hiệu bởi một ký tự (như mục 1.2.1.2 đã đưa). Theo bảng ký hiệu giá thực hiện, mỗi giá thực hiện cách nhau khoảng 5 đơn vị. Số giá thực hiện của một cổ phiếu được đưa ra phụ thuộc vào sự biến động của cổ phiếu đó. Việc đưa ra giá thực hiện gần với giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là hết sức quan trọng. Điều này khuyến khích giao dịch và hình thành mức phí hợp lý. Khi giá cổ phiếu tăng hay giảm sàn giao dịch sẽ đưa ra những giá thực hiện mới.       Ví dụ: Một cổ phiếu đang được giao dịch với giá $37 và hợp đồng quyền chọn cổ phiếu này vừa mới được niêm yết trên sàn, sàn giao dịch sẽ đưa ra hai mức giá thực hiện. Một giá thực hiện sẽ cao hơn giá thị trường hiện tại và một mức thấp hơn.       Giá thực hiện                      XYZ  35                      37  40 Nếu giá cổ phiếu tăng lên $43 một cổ phiếu thì giá thực hiện 45 sẽ được thêm vào:             Giá thực hiện                            XYZ  35       43  40       43  45 1.3.2.2. Tháng đáo hạn Theo quy định, 12 tháng trong một năm được chia thành 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ có 4 tháng. Một quyền chọn
Tài liệu liên quan