Hệ thống pháp luật của một nước gồm nhiều quy định được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc, có mối liên hệ với nhau, trong đó một hệ thống pháp luật gồm nhiều ngành luật; mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật gồm nhiều qui phạm pháp luật. Như vậy mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật cùng loại hay gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc một lĩnh vực của xã hội.
46 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề cơ bản về luật kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT KINH TẾ
A .TOÀN CẢNH VỀ NGÀNH LUẬT
I. Một số vấn đề chung
1. Khái niệm:
Hệ thống pháp luật của một nước gồm nhiều quy định được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc, có mối liên hệ với nhau, trong đó một hệ thống pháp luật gồm nhiều ngành luật; mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật gồm nhiều qui phạm pháp luật. Như vậy mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật cùng loại hay gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc một lĩnh vực của xã hội.
Luật kinh tế là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế hoặc giữa các tổ chức kinh tế với nhau hay nói khác đi Luật kinh tế gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh.
Trong giai đoạn nước ta theo nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt động kinh doanh chủ yếu thực hiện giữa các đơn vị kinh tế Nhà nước, các hình thức kinh tế tư nhân còn rất hạn chế, do đó luật kinh tế thực chất là những quy định trong lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước và các đơn vị kinh doanh thực hiện các chỉ tiêu được định sẵn.
Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nên khái niệm về Luật kinh doanh được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể với nhau, do đó có phạm vi rộng và đa dạng hơn so với quan điểm cũ.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế:
Đây là những quan hệ thường phát sinh do hoạt động thực hiện sản xuất như chế biến gia công, xây lắp sản phẩm hoặc thực hiện tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.
Nhóm này có các đặc điểm:
-Phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của chủ thể kinh doanh
-Phát sinh trên các cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý và hợp đồng kinh tế hoặc những thỏa thuận ( vd như góp vốn thành lập công ty).
-Chủ thế của những nhóm quan hệ này là các chủ thể kinh doanh ( cá nhân, tổ chức) thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ kinh tế trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
-Quan hệ này là quan hệ tài sản (hàng hóa, tiền tệ). Quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh mà chủ thể của chúng phải có chức năng kinh doanh ( các doanh nghiệp), trong khi đó chủ thể của quan hệ tài sản trong luật dân sự là cá nhân và không có mục đích kinh doanh.
+) Nhóm quan hệ quản lý kinh tế:
ây là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh. Đặc điểm của mối quan hệ này là quan hệ bất bình đẳng dựa trên quan hệ quyền uy phục tùng: chủ thể quản lý hoạch định, quyết định có tính chất mệnh lệnh, chủ thể bị quản lý phải phục tùng, thực hiện ý chí của chủ thể quản lý.
Hệ thống quan hệ quản lý kinh tế gồm:
Quan hệ quản lý theo chiều dọc: đó là các mối quan hệ giữa các bộ chủ quản với các doanh nghiệp trực thuộc, giữa các UBND cấp tỉnh/ thành phố với các doanh nghiệp trực thuộc UBND.
- Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với các cơ quan quản lý kinh tế có thẩm quyền riêng và cơ quan quản lý có thẩm quyền chung
VD: quan hệ giữa cơ quan tài chính với các bộ kinh tế, bộ kế hoạch đầu tư với các bộ kinh tế....
- Quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý chức năng với cá doanh nghiệp
VD: quan hệ giữa các cơ quan tài chính với các doanh nghiệp về vấn đề quản lý vốn tài sản của doanh nghiệp...
+) Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ một đơn vị kinh doanh:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Ngoài hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở Việt Nam đã xuất hiện các đơn vị kinh doanh lớn dưới hình thức tổng công ty và tập đoàn kinh doanh. Tập đoàn kinh doanh hay tổng công ty là hình thức liên kết của nhiều doanh nghiệp có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ cung ứng và tiêu thụ dịch vụ, có tư cách pháp nhân.
Quan hệ này có những đặc điểm:
- Là quan hệ giữa một bên là pháp nhân và bên kia là một thành viên hoặc giữa các thành viên với nhau khi tiến hành kế hoạch của tổng công ty, tập đoàn. Các thành viên là các doanh nghiệp hoạch toán độc lập hoặc không nhưng được pháp luật và tổng công ty hay tập đoàn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh trong những lĩnh vưc nhất định.
- Quan hệ giữa các thành viên của tổng công ty được thiết lập để thực hiện kế hoạch chung của tổng công ty nhưng quan hệ đó vẫn là quan hệ hợp tác, do vậy phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng kinh tế.
+) Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh giữa các chủ thể với các cơ quan tài phán trong kinh doanh
3. Nguồn điều chỉnh của luật kinh tế
aHiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000): Hiến pháp là nguồn có giá trị pháp lý cao nhất của Luật kinh tế nước ta. Những quy định trong Hiến pháp mang tính nguyên tắc chỉ đạo việc xác lập các chế định, các quy phạm cụ thể của luật kinh tế.
b, Luật: là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp. Nó quy định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm:
Luật Phá sản, 2004
- Luật Hợp tác xã, 2003
- Luật Cạnh tranh, 2004
- Bộ luật tố tụng Dân sự, 2004
- Luật Doanh nghiệp, 2005
- Luật Trọng tài thương mại, 2010
c, Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế: Đây là hình thức văn bản pháp luật có giá trị pháp lý như là luật (VD như nghị quyết thông qua phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước hàng năm hay dài hạn, nghị quyết thông qua quyết toán ngân sách Nhà nước...)
d, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội: là những văn bản pháp luật dùng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế quan trọng khi chưa có luật điều chỉnh ( VD: pháp lệnh hợp đồng kinh tế, pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế...)
e, Nghị quyết, nghị định của chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về kinh tế:
Nghị quyết của chính phủ dùng để ban hành các chủ trương, chính sách lớn quy định kế hoạch, ngân sách Nhà nước và công tác khác trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân.
Nghị định của chính phủ dùng để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dể cụ thể hóa luật, pháp lệnh
VD: Nghị định của chính phủ dùng để quy định hướng dẫn việc thực hiện luật doanh nghiệp tư nhân, luật phá sản, pháp lệnh hợp đồng kinh tế....
II. Một số nội dung cơ bản của luật kinh tế:
1. Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh
a. Doanh nghiệp
* Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
* Đăc điểm doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó là có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định và có đăng ký kinh doanh.
- Mục đích của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh với tinh chất nghề nghiệp.
* Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, các loại doanh nghiệp:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Công ty hợp doanh
Doanh nghiệp tư nhân
b. Hộ kinh doanh
* Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
* Đặc điểm của hộ kinh doanh
- Về chủ thể: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ
- Về địa điểm kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinih doanh tại một địa điểm.
- Về sử dụng lao động: Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá mười lao động.
Về chế độ trách nhiệm: Hộ kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn đối với những khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản của mình.
c. Hợp tác xã
* Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cũng giúp vật chế, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* Đặc điểm của Hợp tác xã:
- Về số lượng xã viên: Hợp tác xã phải có số lượng xã viên từ 7 trở lên.
- Về điều kiện góp vốn, góp sức: Một chủ thể muốn trở thành xã viên của hợp tác xã thì phải vừa góp vốn, vừa góp sức.
- Về tư cách chủ thể: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
- Về chế độ trách nhiệm: Hợp tác xã có chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động mang tính xã hội cao.
Pháp luật về cạnh tranh trong kinh doanh.
* Pháp luật cạnh tranh là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo cho cạnh tranh diễn ra một cách hợp lý.
* Một số nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh:
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm các hành vi sau đây:
+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
+ Xâm phạm bí mật kinh doanh
+ Ép buộc trong kinh doanh
+ Gièm pha doanh nghiệp khác
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
+ quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
+ Phân biệt đối xử của hiệp hội
+ Bán hàng đa cấp bất chính
+ Không cam kết mau lại với mức giá ít nhất la 90% giá hàng đã bán cho người tham gia để bán lại.
+ Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của viêc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Hành vi hạn chế cạnh tranh: là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền.
Tập trung kinh tế
Pháp luật cạnh tranh quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh
+ Hội đồng cạnh tranh.
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh.
+ Bước 1: Khiếu nại và thụ lý vụ việc cạnh tranh
+ Bước 2: Điều tra
+ Bước 3: Thành lập Hội đồng xử lý việc cạnh tranh.
+ Bước 4: Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và thông báo các bên.
+ Bước 5: Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
+ Bước 6: Khiếu nại quyệt định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật cạnh tranh quy định về các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau :
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền
Tùy theo tính chất, múc độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh:
+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
+ Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất: buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua .
+ Cải chính công khai
+ Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.
+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
IV Phá sản
Đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Thứ nhất là các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
+ Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần.
+ Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn.
+ Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
+ Cổ đông công ty cổ phần
+ Các thành viên hợp của công ty hợp doanh.
* Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Các văn bản pháp luật liên quan
Các văn bản luật:
+ Hiến pháp
+ Bộ luật dân sự
Các văn bản dưới luật:
+ Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
+Nghị định do Chính phủ ban hành, Thông tư do các Bộ ban hành.
+ Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Các văn bản khác:
+ Công văn
+ Các văn bản quy phạm pháp luật phụ.
B ỨNG DỤNG
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
I. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Khái niên trách nhiệm hữu hạn( TNHH): TNHH là nghĩa vụ của cổ đông hay thành viên công ti phải trả các khoản nợ của công ti được giới hạn trong số vốn đã cam kết góp vào công ti, nếu viên không phải đem tài sản cá nhân đã thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết góp vốn, về nguyên tắc, cổ đông hay thành ra trả nợ cho công ti.
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam có 2 loại công ti trách nhiệm hữu hạn:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: là loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi góp vốn.
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 2 và số lượng thành viên tối đa là 50. trong quá trình thành lập và hoạt động thì công ty phải đảm bảo số lượng thành viên. Nếu công ty không đủ số lượng tối thiểu thi phải giải thể, nếu vượt quá số lương thành viên tối đa thì phải chuyển đổi hình thức công ty.
- Vốn điều lệ của công ty chia thành từng phần, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu mà nó được ghi trong điều lệ công ty. Thành viên được nhận giấy chứng nhận vốn góp sau khi đã góp đủ vốn vào công ty.
- Chuyển nhượng vốn: Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng vốn góp của mình phải chào bán cho tất cả thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần góp vốn của họ trong công ty với cùng điều kiện, chỉ được chuyển nhượng cho người không phải la thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết.
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Chế độ trách nhiệm về tài sản: Công ty có chế độ trạch nhiệm hữu hạn về tài sản. Chế độ trách nhiệm này thể hiện, thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi số vốn đã đăng ký kinh doanh với nhà nước.
- Các thủ tục đăng ký kinh doanh
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.+ Dự thảo Điều lệ công ty (theo mẫu). Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.Kèm theo danh sách thành viên phải có: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập là cá nhân; Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân. + Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. + Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn của công ty.
- Về thành viên: Đây là loại hình côn ty không có sự liên kết của các thành viên. Công ty chỉ có một thành viên duy nhất, thành viên đó có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Về chế độ trách nhiệm đối với tài sản: Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản vay nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Về vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ của công ty thuộc sở hữu 100% của một tổ chức hoặc một cá nhân mà không có sự liên kết góp vốn như loại hình công ty khác.
- Về phát hành chứng khoán: Công ty trách nhiệm huuwx hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Về tư cách pháp lý: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Các thủ tục đăng ký kinh doanh:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu). + Dự thảo điều lệ công ty do chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật ký từng trang. + Danh sách người đại diện theo ủy quyền công ty TNHH một thành viên ( theo mẫu) + Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền theo quy định sau: Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định ( một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy xác nhận đăng ký công dân; giấy xác nhận gốc Việt Nam; giấy xác nhận có gốc Việt Nam; giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam). Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. + Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức. + Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo Khoản 3 Điều 67 Luật Doanh nghiệp và kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 3 nêu trên ( đối với mô hình Hội đồng thành viên). + Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền. 8- Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc của công ty: Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản 3) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
II. Công ty cổ phần
* Công ty cổ phân là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty có quyền phát hành chưng khoán.
Về thanh viên: Thành viên tham gia vào công ty cổ phần chình là những người góp vốn vào công ty và được gọi la cổ đông. Cổ đông phải sở hữu it nhất một cổ phần của công ty.
Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị của mỗi cổ phần được gọi là