Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett

Hãng tin BBC của Anh đã liệt kê những câu nói nổi tiếng nhất và một số vụ đầu tư thành công nhất của nhà đầu tư huyền thoại này. Một số quy tắc của Buffett - Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1. - Biết sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và biết tham lam khi kẻ khác sợ hãi. - Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mua một công ty tuyệt vời ở một mức giá vừa phải, thay vì mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời. - Dù đó là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi cũng thích mua thứ hàng chất lượng khi mặt hàng đó giảm giá.

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett Thành công vượt trội trong sự nghiệp tài chính của tỷ phú Warren Buffett, người giàu thứ nhì thế giới hiện nay, khiến các quy tắc trong đầu tư của ông luôn được các nhà đầu tư khắp nơi coi như những bài học nằm lòng. Hãng tin BBC của Anh đã liệt kê những câu nói nổi tiếng nhất và một số vụ đầu tư thành công nhất của nhà đầu tư huyền thoại này. Một số quy tắc của Buffett - Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1. - Biết sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và biết tham lam khi kẻ khác sợ hãi. - Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mua một công ty tuyệt vời ở một mức giá vừa phải, thay vì mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời. - Dù đó là tất (socks) hay cổ phiếu (stocks), thì tôi cũng thích mua thứ hàng chất lượng khi mặt hàng đó giảm giá. - Giá cả là thứ mà bạn trả. Giá trị là thứ mà bạn nhận. - Người ta mất cả đời để xây dựng danh tiếng, nhưng để hủy hoại danh tiếng thì chỉ mất 5 phút. - Sẽ là vô giá nếu trong khủng hoảng, ta vừa có tiền lại vừa có lòng dũng cảm. - Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực mà bạn không thể hiểu nổi. - Chỉ mua vào một thứ gì đó nếu bạn chắc chắn là sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm với thứ đó dù cho thị trường có đóng cửa tới 10 năm. - Hôm nay, họ được ngồi dưới bóng mát, vì cách đây đã lâu, họ trồng cây. - Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì. - Nếu bạn thấy không thoải mái nếu nghĩ tới chuyện giữ một thứ gì đó trong 10 năm, thì đừng giữ thứ đó quá 10 phút. - Nếu một lĩnh vực làm ăn tốt, thì giá cổ phiếu của lĩnh vực đó kiểu gì cũng sẽ lên theo. - Tôi sẽ chẳng ngại đi tù, nếu như trong phòng giam, tôi có ba người bạn tù biết chơi bài. - Sự thật về việc con người ta sẽ chất đầy nỗi tham lam, sợ hãi hay điên rồ là có thể đoán trước. Chỉ có hậu quả là không thể lường được. Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất Berkshire Hathaway (1965) Berkshire Hathaway là một nhà máy dệt thành lập vào năm 1839. Đến thập niên 1950, nhà máy này đã trở thành một công ty với 15 nhà máy và 12.000 công nhân. Từ năm 1962, Buffett đã bắt đàu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway và tới năm 1965 thì nắm giữ cổ phần đa số tại công ty này. Đến năm 1985, do không cạnh tranh nổi với các nhà máy dệt ở nước ngoài, Buffett đóng cửa toàn hoạt động sản xuất của Berkshire Hathaway, nhưng giữ lại cái tên của công ty này cho “đế chế” đầu tư của ông. Buffett luôn tự hào khi cho rằng, Berkshire Hathaway là một trong những quyết định đầu tư sáng suốt nhất của ông. Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway, giá cổ phiếu này khi đó là 7,6 USD/cổ phiếu. Còn ngày nay, tập đoàn đầu tư này có giá khoảng 100.000 USD/cổ phiếu. Geico (1951-1996) Benjamin Graham, một cố vấn của Buffett, đầu tư vào công ty bảo hiểm Geico. Vào năm 1951, khi tới thăm công ty này tại Washington cùng Graham, Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Geico. Sau khi thành công rực rỡ trong các thập niên 1950 và 1960, Geico gặp nhiều rắc rối vào giữa thập niên 1970. Vào năm 1976, Buffett mua vào nửa triệu cổ phiếu Geico, và sau đó 6 tháng, giá cổ phiếu này tăng gấp 4 lần. 20 năm sau đó, chu kỳ kinh doanh lại xảy ra, tạo cơ hội cho Buffett mua lại toàn bộ Geico với giá 2,3 tỷ USD. Cùng với các công ty bảo hiểm khác của Berkshire Hathaway, Geico đem đến cho Buffett những dòng vốn lớn để thực hiện các vụ đầu tư khác mà không cần phải đi vay mượn. Dairy Queen (1998) Sự đam mê món kem mát lạnh và con mắt luôn dõi tìm cơ hội kinh doanh của Buffett đã gặp nhau khi Berkshire Hathaway mua lại hãng kem Dairy Queen vào năm 1998 với giá 585 triệu USD. Đây là một hãng kem ra đời năm 1940, với 5.700 cửa hàng trải khắp từ Mỹ tới tận Trung Đông. Từ năm 2005 tới nay, Dairy Queen liên tục mở rộng và mới đây tuyên bố sẽ mở thêm 500 cửa hàng tại Trung Quốc trong vòng vài năm nữa. Buffett viết trong lá thư gửi cổ đông: “Chúng ta đã đặt tiền vào miệng mình”. Coca-Cola (1988) Buffett từng nói, ông thích những lĩnh vực kinh doanh mà ông hiểu được. Mô hình kinh doanh của Coca-Cola không đơn giản như người ta tưởng, nhưng cũng không đến nỗi phức tạp như việc sản xuất tên lửa. Bắt đầu sản xuất vào năm 1895, Coca-Cola có được sự công nhận toàn cầu nhờ hình dạng chai có một không hai và các chương trình quảng cáo rầm rộ. Vào thập niên 1980, Buffett tin là giá cổ phiếu của Coca-Cola vẫn chưa phản ánh được mức lợi nhuận đều đặn, thương hiệu mạnh, và cơ hội tăng trưởng tốt của hãng này. Do vậy, ông bắt đầu mua vào cổ phiếu Coca-Cola. Cổ phần 8,6% của Berkshire Hathaway trong Coca-Cola hiện nay trị giá hơn 10 tỷ USD. Goldman Sachs (2008) Không chỉ nổi tiếng với biệt hiệu “nhà tiên tri của Omaha”, Buffett còn được xem là một hiệp sỹ khi bơm tiền vào ngân hàng Goldman Sachs ngay ở thời kỳ cao điểm của lần khủng hoảng tài chính này. Vào ngày 23/9/2008, Buffett tung 5 tỷ USD đầu tư vào Goldman Sachs khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này tăng thêm 6% chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ. Với vụ đầu tư này, Buffett đã củng cố niềm tin của thị trường vào Goldman, đồng thời đem về cho Berkshire Hathaway những điều khoản hết sức có lợi. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Goldman sẽ trả cho Berkshire Hathaway mức cổ tức thường niên 10% đối với cổ phiếu ưu đãi mà không cần tính tới giá cổ phiếu phổ thông ra sao.
Tài liệu liên quan