Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay

1. Mở đầu Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng ta đã xác định xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Vì vậy, giảng viên cao đẳng, đại học cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp thường xuyên. Giảng viên lâm sàng là nhà giáo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các bộ môn có hoạt động khám - chữa bệnh. Các bộ môn này chiếm tỉ lệ lớn trong chương trình đào tạo ở các trường đại học Y (chiếm khoảng 35-40% tổng thời lượng khung chương trình). Hoạt động giảng dạy của giảng viên lâm sàng ở các trường đại học Y là hoạt động chủ đạo giúp cho học viên trở thành cán bộ y tế có đầy đủ cả đức lẫn tài. Trước những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện GD-ĐT ở các trường đại học Y, cần nghiên cứu những yêu cầu mới về năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ giảng viên lâm sàng để có những biện pháp phát triển đội ngũ nà

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 41-45 ISSN: 2354-0753 41 NHỮNG YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN LÂM SÀNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HIỆN NAY Nguyễn Danh Hữu Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác - Học viện Quân y Email: nguyendanhhuu@gmail.com Article History Received: 27/4/2020 Accepted: 18/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords requirements, professional competency, clinical lecturers, medical university. ABSTRACT Clinical lecturers at medical universities are in charge of teaching, doing scientific research and treatment. Clinical trainers directly teach and educate medical students, which is a decisive factor in training quality, the capacity of doctors after graduation, the quality of medical examination and treatment and the provision of medical services in the current period. The paper examines the requirements imposed on clinical instructors at medical universities today. Facing the constant need to improve the comprehensive quality of education and training at medical universities, the good performance of teaching tasks of clinical trainers is considered a core, fundamental and breakthrough issue. Therefore, it is necessary to meet the new requirements of professional competence for these lecturers. 1. Mở đầu Chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng ta đã xác định xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Vì vậy, giảng viên cao đẳng, đại học cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp thường xuyên. Giảng viên lâm sàng là nhà giáo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các bộ môn có hoạt động khám - chữa bệnh. Các bộ môn này chiếm tỉ lệ lớn trong chương trình đào tạo ở các trường đại học Y (chiếm khoảng 35-40% tổng thời lượng khung chương trình). Hoạt động giảng dạy của giảng viên lâm sàng ở các trường đại học Y là hoạt động chủ đạo giúp cho học viên trở thành cán bộ y tế có đầy đủ cả đức lẫn tài. Trước những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện GD-ĐT ở các trường đại học Y, cần nghiên cứu những yêu cầu mới về năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ giảng viên lâm sàng để có những biện pháp phát triển đội ngũ này. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái quát về giảng viên lâm sàng 2.1.1. Khái niệm Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo; trong đó, nhà giáo là người lao động trí óc chuyên nghiệp, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp. Giảng viên là người có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo của trường đại học. Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất dịch vụ đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có kiến thức khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp cần thiết đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực trong thời đại công nghiệp 4.0. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên được quy định rõ trong điều 55 của Luật Giáo dục đại học 2012 (Quốc hội, 2012) là: giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo; nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo; định kì học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy;... Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1998), “lâm sàng” là thuật ngữ y học dùng để chỉ hành động thăm khám, điều trị cho bệnh nhân trực tiếp tại giường bệnh. Cùng một nguyên nhân gây bệnh nhưng ở từng người bệnh khác nhau có biểu hiện bệnh (lâm sàng) khác nhau, cho nên chỉ có người bệnh chứ không có bệnh đơn thuần. Lâm sàng là một khâu quan trọng trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân. Ở các trường đại học Y khoa, sau giai đoạn đào tạo tiền lâm sàng, giai đoạn mà sinh viên Y khoa được học và thực hành trên những mô hình cơ thể người đáp ứng như con người, tùy theo các tình huống cần xử trí, họ bước vào giai đoạn đào tạo lâm sàng. Đó là giai đoạn đào tạo mà sinh viên Y khoa được trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, vận dụng những kiến thức, kĩ năng, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 41-45 ISSN: 2354-0753 42 kĩ xảo đã được trang bị và rèn luyện vào khám bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Chính vì vậy, đào tạo lâm sàng luôn được các trường đại học Y quan tâm đặc biệt. Những giảng viên giảng dạy trong giai đoạn đào tạo lâm sàng được gọi là giảng viên lâm sàng. Như vậy, có thể hiểu: giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y là những người giảng dạy các môn lâm sàng, cận lâm sàng tại các cơ sở điều trị phục vụ cho việc đào tạo nhân lực y tế cho quốc gia. 2.1.2. Nhiệm vụ của giảng viên lâm sàng Giảng viên lâm sàng có đầy đủ nhiệm vụ của ngạch giảng viên mà luật giáo dục đã quy định (Quốc hội, 2009). Dựa trên các nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên (Trần Khánh Đức, 2012; Nguyễn Thị Tình, 2016,...), cùng với đặc thù hoạt động giảng dạy của các trường đại học Y, giảng viên lâm sàng có 3 nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ giảng dạy: Giảng dạy có chất lượng toàn bộ các môn học trong chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học theo sự phân công của Trưởng khoa (Bộ môn); tham gia xây dựng chương trình môn học; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng môn học, kế hoạch giảng dạy theo học kì, năm học; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp (dự giờ giảng viên mới, sinh hoạt chuyên môn bằng nghiên cứu bài học,...); tham gia đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo; quản lí đào tạo theo yêu cầu của bộ môn, khoa và Nhà trường. - Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; các sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy và điều trị; công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước; tham gia sinh hoạt khoa học, hội nghị, hội thảo,... - Nhiệm vụ điều trị: Trực tiếp tham gia khám, điều trị người bệnh; tham gia điểm bệnh, hội chẩn bệnh; trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn phụ trách; thực hiện đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc các chế độ điều trị. 2.1.3. Đặc điểm giảng viên lâm sàng - Đặc điểm về cơ cấu: Giảng viên lâm sàng giảng dạy các môn lâm sàng và cận lâm sàng; tham gia khám và điều trị bệnh nhân ở các bệnh viện, viện thực hành ở các trường đại học Y; có độ tuổi khá cao; có thâm niên nghề nghiệp nhiều và có học hàm, học vị, chuyên môn cao. - Đặc điểm về nội dung bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp: Giảng viên lâm sàng giảng dạy có chất lượng theo mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường, vì vậy đã và đang được bồi dưỡng các kĩ năng nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học vào điều trị bệnh nhân; học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ y học và nghiệp vụ sư phạm. - Đặc thù về nội dung đào tạo ngành Y: Kĩ năng giao tiếp với người bệnh; khai thác thông tin (hỏi bệnh), bảo mật và cung cấp thông tin; thăm khám phát hiện triệu chứng; đề xuất xét nghiệm; ra quyết định chẩn đoán; lập kế hoạch điều trị và xử lí thuốc hợp lí; thực hiện các kĩ thuật; thủ thuật y khoa cơ bản,... Những nội dung đó được đào tạo theo mô hình tích hợp lí thuyết với kĩ năng thực hành trong thực tiễn tác nghiệp tại bệnh viện, bệnh viện là giảng đường, người bệnh là đối tượng giao tiếp thường xuyên. Tính đặc thù đó đòi hỏi đào tạo sinh viên Y khoa có thời gian dài nhất, có những yêu cầu khắt khe và rất nghiêm ngặt. - Đặc điểm về lao động sư phạm: Môi trường hoạt động giảng dạy song song với hoạt động khám chữa bệnh trong tình hình hiện nay có nhiều yếu tố tác động (Nghiêm Xuân Đức, 2008). +Môi trường giảng dạy lâm sàng: Lao động sư phạm ở môi trường bệnh viện, viện, phòng khám có hoạt động khám, chữa bệnh có mối quan hệ đan xen (người bệnh, người nhà, nhân viên y tế, sinh viên), vì vậy giảng dạy lâm sàng không chỉ giảng dạy kiến thức; kĩ năng chuyên môn mà còn chú trọng giảng dạy về kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Hiện nay do cơ cấu bệnh tật phức tạp, nhiều bệnh mới xuất hiện, bệnh viện tuyến trên luôn quá tải, sinh viên đông, giảng viên thiếu, sinh viên thực tập ít được thực hành các kĩ thuật, đặc biệt các kĩ thuật khó, dẫn đến động cơ học tập lâm sàng của sinh viên giảm sút. + Tổ chức giảng dạy lâm sàng: Có địa điểm dạy học phân tán, ở nhiều khoa, chia nhiều tốp sinh viên, nhiều cơ sở y tế khác nhau. Giảng dạy coi trọng công tác tổ chức; quản lí và tự quản lí đối với sinh viên. Thời gian học đa dạng, chủ yếu học tại bệnh viện, viện (cơ sở y tế); từ năm thứ 2-5, sinh viên Y khoa học 1/2 buổi; năm thứ 6 học cả ngày kéo dài khoảng 4-5 tháng liên tục. + Phương pháp giảng dạy lâm sàng: Giảng dạy theo nhóm nhỏ (10-15 sinh viên); sinh viên phụ trách buồng bệnh, vì vậy có hướng dẫn, chỉ dẫn, tư vấn cho sinh viên; tổ chức và quản lí tự học của sinh viên là chính. Từ phân tích trên, có thể khái quát đặc điểm chính hoạt động giảng dạy của giảng viên lâm sàng: - Giảng dạy được thực hiện tại các cơ sở y tế. Sinh viên được học tập, làm quen với môi trường mà họ sẽ làm việc sau này. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 41-45 ISSN: 2354-0753 43 - Giảng dạy lâm sàng là một nội dung trong chương trình đào tạo của các trường đại học Y, là yếu tố quyết định thực hiện mục tiêu đào tạo. - Giảng dạy lâm sàng giúp sự hình thành và phát triển năng lực toàn diện của người bác sĩ tương lai gồm kiến thức (hình thành và củng cố kiến thức chuyên môn), kĩ năng (hình thành và phát triển kĩ năng thực hành lâm sàng như kĩ năng hỏi bệnh; kĩ năng khám, chữa bệnh; kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng ra quyết định làm xét nghiệm, quyết định điều trị, kê đơn thuốc), thái độ (hình thành, phát triển y đức và thái độ nghề nghiệp) nhằm hướng tới mục tiêu: trang bị hệ thống kiến thức lâm sàng và cận lâm sàng; trang bị hệ thống kĩ năng thăm, khám bệnh, chẩn đoán và điều trị; hình thành thái độ nghề nghiệp cho người học như xử trí tình huống lâm sàng, ứng xử với đồng nghiệp, với người bệnh, - Các hình thức giảng dạy lâm sàng: Giảng dạy trên lớp, hướng dẫn củng cố kiến thức (tự học, thảo luận); thực hành, thực tập; trực viện; ôn và thi,... - Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất: Ngoài các cơ sở vật chất chung, các thiết bị trang bị cho chẩn đoán, điều trị đều phục vụ dạy học. - Kết quả giảng dạy: Chất lượng khám và điều trị người bệnh sau khi sinh viên Y khoa trở thành bác sĩ. 2.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên lâm sàng ở các trường đại học Y hiện nay 2.2.1. Bối cảnh đặt ra những yêu cầu mới - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước: Trải qua gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện,... Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới giảng viên lâm sàng. Vì vậy, Nhà trường cần tăng cường giáo dục lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của Bộ GD-ĐT và của nhà trường cho giảng viên lâm sàng, để hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực, tạo điều kiện để giảng viên lâm sàng chỉ chuyên tâm vào việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước. - Yêu cầu đổi mới nền giáo dục Y khoa trên thế giới: Xây dựng, thiết kế chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực người học là một xu thế tất yếu giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn ngay khi rời ghế nhà trường, hay nói cách khác, đào tạo phải phù hợp với nhu cầu xã hội. - Yêu cầu từ chính phủ, các cơ quan quản lí: Nền giáo dục nước ta từ trước tới nay chủ yếu vẫn theo cách tiếp cận nội dung, dẫn tới tri thức tiếp nhận một chiều, thụ động. Hệ lụy là người học ít sáng tạo, thiếu khả năng tư duy độc lập; khả năng tự học và thói quen tìm kiếm tri thức, làm việc nhóm thụ động. Với triết lí “lấy việc hình thành năng lực người học làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo thay cho truyền thụ kiến thức”, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). - Yêu cầu dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao: Sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người và toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành; trong đó, ngành Y tế là nòng cốt. Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Với mục tiêu phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng, cần xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại; quân y, dân y kết hợp; phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Nghề Y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân. Vì vậy, giảng viên lâm sàng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế. - Mô hình bệnh tật và tử vong thay đổi: Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới sức khỏe con người nói chung, người Việt Nam nói riêng ngày càng nhiều như ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch, hạn hán, xâm nhập mặn, tình trạng lũ lụt, tình trạng yếu kém về vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 41-45 ISSN: 2354-0753 44 - Những rào cản, quy định trong việc dạy và học trên bệnh nhân: Giảng dạy lâm sàng gặp nhiều khó khăn ở những vấn đề như quan hệ người bệnh - cán bộ y tế - học viên đang thay đổi, do yêu cầu cao hơn từ phía người bệnh; người bệnh đang dịch chuyển sang là đối tượng khách hàng, không hợp tác cho học viên thực hành khám, chữa bệnh; thiếu người bệnh phù hợp và kịp thời/đúng lúc để tổ chức thực hành trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên; - Thỏa thuận khung thừa nhận lẫn nhau trong thực hành y khoa giữa các nước trong khu vực ASEAN: Việt Nam kí kết với các nước thành viên khối ASEAN có hiệu lực từ năm 2016; đảm bảo tiêu chí chung trong khu vực châu Á (AUN) và thế giới (WFME) chất lượng bác sĩ; điều dưỡng được bảo đảm đánh giá từ các cơ sở đào tạo và đánh giá độc lập. - Do yêu cầu thực hiện Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18/5/2015 của Bộ Y tế về chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ đa khoa. - Do yêu cầu từ chính các trường đại học Y: Tuy đã có nhiều cải tiến và thay đổi nhưng chương trình đào tạo vẫn có nhiều khiếm khuyết, tồn tại như chương trình còn nặng về lí thuyết, ít linh hoạt và liên thông, hạn chế phát triển thực hành lâm sàng một cách tối ưu; chương trình chưa có tính tích hợp toàn diện; phương pháp giảng dạy tại giảng đường là chủ yếu với số lượng lớn sinh viên; tổ chức thi lâm sàng bằng câu hỏi tình huống (OSCE) áp dụng ở các môn học (nội, ngoại, sản, nhi) chưa nhiều; thi tốt nghiệp bằng câu hỏi tình huống vẫn chưa được áp dụng, chủ yếu thi bằng hình thức vấn đáp trên bệnh nhân cụ thể. - Yêu cầu từ sinh viên các trường Y: Ý thức và thái độ học tập của sinh viên chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học lâm sàng. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, khối lượng kiến thức và kĩ năng dành cho sinh viên vô cùng lớn. Điều này đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Học lâm sàng đòi hỏi sinh viên không chỉ có kiến thức tốt mà còn phải hứng thú, ý thức trách nhiệm và nhu cầu cao trong học tập, có thái độ học tích cực, sáng tạo và năng lực thực hành lâm sàng tốt. Sinh viên phải có những ước mơ, hoài bão về ngành nghề, yêu nghề mà mình đã lựa chọn để từ đó có động cơ học tập đúng đắn, điều này sẽ quyết định đến tinh thần và thái độ học tập. Khi đã xác định được động cơ học tập đúng thì sinh viên sẽ không ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả trong học tập mà tất cả vì sự cao quý của ngành nghề đã lựa chọn. Đối với học thực hành lâm sàng: sinh viên Y khoa trực tiếp tham gia vào các hoạt động khám, chữa bệnh. Hình thức học và môi trường học rất nhạy cảm nên sinh viên sẽ lúng túng, e dè, nhiều khi sẽ bỏ phí mất thời gian và cơ hội để học, để thực hành, do đó các em cần phải biết cách học. Học lâm sàng đòi hỏi sự hướng dẫn mang tính thị phạm của giảng viên, vì vậy sinh viên phải có năng lực quan sát tỉ mỉ hoạt động của giảng viên lâm sàng. 2.2.2. Những yêu cầu đối với giảng viên lâm sàng - Chuẩn hóa đội ngũ: Yêu cầu chuẩn hóa giảng viên, giảng viên lâm sàng ở các trường đại học Y có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực y tế, đó là nguồn nhân lực đặc biệt mà đối tượng phục vụ là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con người mà sức khỏe là tài nguyên quý giá nhất của mỗi người và toàn thể xã hội. Các vấn đề cụ thể là: + Đối tượng phục vụ là những người bệnh với các loại bệnh đa dạng, diễn biến phức tạp, phong phú “lâm sàng như rừng bệnh”; mức độ nguy hiểm khác nhau; diễn biến tâm lí, sinh lí mỗi người bệnh khác nhau cho nên chỉ có người bệnh chứ không có một bệnh đơn thuần. + Hoạt động giảng dạy của giảng viên lâm sàng luôn phải làm việc trong môi trường phức tạp, nguy hiểm có nhiều nguy cơ và rủi ro đe dọa tới sức khỏe như tiếp xúc với những bệnh truyền nhiễm; các chất thải của người bệnh; những hóa chất độc hại, tia phóng xạ sự đe dọa - hành hung từ chính người bệnh và gia đình của họ đối với nhân viên y tế. + Đáp ứng khách quan về nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của xã hội; các bệnh tật cũ trở lại (sởi; bạch hầu, bại liệt...), bệnh tật mới phát sinh (Whitmore; SARS; SARS-COV2...), cơ cấu bệnh tật biến đổi phức tạp (mầm bệnh biến đổi cấu trúc, biến đổi gen và đặc điểm sinh học thay đổi) đòi hỏi bác sĩ cần phải có trình độ và kĩ năng lâm sàng giỏi đáp ứng được những vấn đề thực tế hiện nay. - Trình độ, năng lực: Trình độ, năng lực của giảng viên lâm sàng ở các trường đại học Y là tổng hợp các phẩm chất tâm lí, sinh lí được thể hiện trong hoạt động giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thăm khám, điều trị bệnh có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Trong đó: + Năng lực của giảng viên lâm sàng được tích hợp từ các cấu phần kiến thức, kĩ năng và thái độ trong hoạt động giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các tình huống y học, bao gồm kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kĩ năng chuyên môn và kiến thức, kĩ năng sư phạm. + Kiến thức, kĩ năng y học: bao gồm kiến thức, kĩ năng cơ bản và kiến thức, kĩ năng cơ sở (y cơ sở); kiến thức, kĩ năng chuyên môn gồm kiến thức, kĩ năng chuyên ngành (nội khoa, ngoại khoa, y tế cộng đồng, nhi khoa, dược khoa...); VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 41-45 ISSN: 2354-0753 45 + Kiến thức, kĩ năng sư phạm bao gồm kiến thức về lí luận dạy học, lí luận giáo dục và kiến thức, kĩ năng về phát triển chương trình đào tạo, môn học; biên soạn giáo trình tài liệu học tập; hình
Tài liệu liên quan