Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

TÓM TẮT Nghiên cứu xác định mức độ tác động của những yếu tố và phân tích thực trạng nguyên nhân nghèo và đề xuất các giải pháp giảm nghèo nhằm góp phần giúp cho huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thực hiện tốt công tác giảm nghèo đến năm 2025. Thông qua việc khảo sát 179 hộ nghèo của 3 xã Hiếu Thuận, Trung Thành và Trung Thành Đông của huyện Vũng Liêm, kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố tác động đến nghèo đói ở địa phương nghiên cứu bao gồm: Tuổi của chủ hộ, Trình độ học vấn của chủ hộ, Người phụ thuộc của chủ hộ, Quy mô diện tích đất sản xuất của hộ gia đình, Quy mô vốn vay từ định chế chính thức và khoảng cách từ nhà đến chợ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG Huỳnh Văn Hải Bằng*, Nguyễn Văn Nguyện** TÓM TẮT Nghiên cứu xác định mức độ tác động của những yếu tố và phân tích thực trạng nguyên nhân nghèo và đề xuất các giải pháp giảm nghèo nhằm góp phần giúp cho huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thực hiện tốt công tác giảm nghèo đến năm 2025. Thông qua việc khảo sát 179 hộ nghèo của 3 xã Hiếu Thuận, Trung Thành và Trung Thành Đông của huyện Vũng Liêm, kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố tác động đến nghèo đói ở địa phương nghiên cứu bao gồm: Tuổi của chủ hộ, Trình độ học vấn của chủ hộ, Người phụ thuộc của chủ hộ, Quy mô diện tích đất sản xuất của hộ gia đình, Quy mô vốn vay từ định chế chính thức và khoảng cách từ nhà đến chợ. Từ khóa: Nguyên nhân nghèo, giải pháp giảm nghèo, thực trạng hộ nghèo huyện Vũng Liêm. IMPACT FACTORS AND SOLUTIONS FOR POVERTY REDUCTION IN VUNG LIEN DISTRICT, VINH LONG PROVINCE ABSTRACT The study identifies the impact of factors that cause poverty and analyzes the situation of these causes and proposes poverty reduction solutions to contribute to helping Vung Liem District, Vinh Long Province to implement well the poverty reduction until 2025. By surveying 179 poor households in 3 communes Hieu Thuan, Trung Thanh and Trung Thanh Dong of Vung Liem district, the study shows that there are 5 factors affecting poverty in the study area include: Age of household head, Education level of household head, Dependents of household head, Area of household productive land, Amount of loans from formal institutions and Distance from home to the market. Keywords: Poverty causes, poverty reduction solutions, poor household situation in Vung Liem district. 1. GIỚI THIỆU * Phòng Tài chính huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Email:huynhhaibang84@gmail.com ** TS. Nguyễn Văn Nguyện, trường Đại học Trà Vinh, Email: nguyenvannguyenrdi@tvu.edu.vn Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, đói nghèo vẫn đang là vấn đề bức xúc; xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người nghèo luôn được Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đến cuối năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn 13.229 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,77%; hộ cận * ** 23 nghèo 12.602 hộ, chiếm tỷ lệ 4,54%. Trong khi đó, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm cao hơn bình quân chung của tỉnh, cụ thể: 2.448 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,41%; hộ cận nghèo 2.191 hộ, chiếm tỷ lệ 4,84% 1. Điều đó cho thấy giải pháp giảm nghèo tại huyện một số mặt có thể chưa phù hợp do chưa xác định được yếu tố chính dẫn đến tình trạng nghèo tại địa phương. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên; cũng như tạo điều kiện cho huyện Vũng Liêm hoàn thành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017- 20202 và đề xuất các giải pháp giảm nghèo đến năm 2025. Nghiên cứu tập trung xác định những yếu tố tác động đến nghèo; phân tích thực trạng và mức độ tác động của những yếu tố tác động đến nghèo và đề xuất các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025. 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của đề tài (Hình 1) được xây dựng dựa trên việc chọn lọc, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu có liên quan trước đó như: Huỳnh Nhật Trường (2011) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến nghèo tại huyện Cần Giờ và một số giải pháp”, Lê Ngọc Thanh Tuyền (2011) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh”, Lê Quang Tiến (2014) “Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”, Lê Thị Thanh Loan và Nguyễn Thanh Bình (2018) nghiên cứu về “Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của Việt Nam” và Nguyễn Trí Dũng (2009) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng”. Việc lựa chọn được thực hiện trên cơ phù hợp với mục tiêu và giới hạn của nghiên cứu, theo đó có 7 yếu tố được đưa vào mô hình để kiểm định. 1 Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2017), Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020 Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo... 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập tại địa bàn để thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như: các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, báo cáo sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo huyện, Chi cục Thống kê huyện và các nghiên cứu liên quan về vấn đề giảm nghèo của hộ nghèo. 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: y Với đối tượng khảo sát là hộ nghèo, tác giả chọn địa điểm nghiên cứu 3 xã Hiếu Thuận, Trung Thành và Trung Thành Đông của huyện Vũng Liêm. Vì đây là 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ nhất, thứ nhì, thứ ba của huyện, với đặc điểm của 3 xã có hộ nghèo người dân tộc Khmer; các hộ dân đa phần sản xuất nông nghiệp, có nhiều thành phần như là sản xuất lúa, chăn nuôi và trồng trọt. Chi tiết ở Bảng 1. Bảng 1. Số liệu hộ nghèo từng xã – thị trấn năm 2018 trên địa bàn huyện Vũng Liêm STT Đơn vị Năm 2018 Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Vũng Liêm 2.175 67 3,08 2 Tân Quới Trung 2.186 39 1,78 3 Quới An 2.411 51 2,11 4 Quới Thiện 2.536 94 3,7 5 Trung Chánh 1.669 72 4,31 6 Trung Hiệp 2.558 27 1,06 7 Thanh Bình 2.949 60 2,03 8 Trung Thành Tây 1.529 47 3,07 9 Tân An Luông 2.904 68 2,34 10 Hiếu Phụng 2.426 83 3,42 11 Trung Thành Đông 1.418 107 7,55 12 Trung Hiếu 3.041 45 1,48 13 Trung Thành 2.641 114 4,32 14 Trung Ngãi 2.237 57 2,55 15 Trung Nghĩa 2.285 95 4,16 16 Hiếu Thuận 1.730 137 7,91 17 Hiếu Nhơn 2.428 43 1,77 18 Trung An 1.826 33 1,81 19 Hiếu Thành 2.370 87 3,67 20 Hiếu Nghĩa 2.166 50 2,31 Tổng cộng 45.485 1.376 3,03 Nguồn: Niên giám thống kê Vũng Liêm, năm 2018 25 y Theo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây, nếu kích thước mẫu nhỏ thì kết quả nghiên cứu không đảm bảo tính chính xác, ngược lại nếu kích thước mẫu càng lớn thì sẽ càng đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu. Tuy nhiên, như vậy việc nghiên cứu sẽ khá tốn kém về thời gian và số lượng nhân viên tại nơi khảo sát. Trong nghiên cứu này, quy mô mẫu được tác giả ước lượng theo quy tắc đưa ra bởi Tabachnick & Fidell (1996): Số lượng mẫu tối thiểu là n>=50+5p (p là số yếu tố). Đề tài chọn 7 yếu tố, cỡ mẫu sẽ là n>=50+5*7=85. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm địa hình, sự phân bố dân cư và các điều kiện chủ quan khác, quy mô mẫu khảo sát được tăng so với ước lượng mẫu tối thiểu từ quy tắc Tabachnick & Fidell (1996) và đảm bảo mẫu nghiên cứu đại diện cho huyện nên tác giả chọn 179 quan sát. y Thiết kế chọn mẫu thuận tiện đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì hộ nghèo của 3 xã khảo sát mang tính đại diện cho huyện và vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ dựa vào danh sách các hộ nghèo ở xã Hiếu Thuận, Trung Thành và Trung Thành Đông để tiến hành phỏng vấn. Chi tiết ở Bảng 2. Bảng 2: Phân bổ số hộ khảo sát theo xã Địa bàn nghiên cứu Số hộ nghèo Tỷ lệ phân bổ Số hộ điều tra Xã Hiếu Thuận 137 50% 69 Xã Trung Thành 114 50% 57 Trung Thành Đông 107 50% 53 Tổng cộng 358 50% 179 Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, năm 2018 y Thiết kế chọn mẫu thuận tiện đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì hộ nghèo của 3 xã khảo sát mang tính đại diện cho huyện và vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ dựa vào danh sách các hộ nghèo ở xã Hiếu Thuận, Trung Thành và Trung Thành Đông để tiến hành phỏng vấn. Chi tiết ở Bảng 2. y Dữ liệu được khảo sát, tổng hợp và được xử lý bằng phần mềm SPSS. Trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được và dựa trên mục tiêu đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả và so sánh để đánh giá mức độ tác động. Phương pháp tính điểm trung bình được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tác động hay không tác động của đối tượng khảo sát với các vấn đề cần nghiên cứu. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale), trường hợp cho thang đo Likert 5 mức độ. • Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 • Giá trị trung bình Ý nghĩa 1,00 ≤ X < 1,80 Rất không đồng ý/Rất không tốt 1,80 ≤ X < 2,60 Không đồng ý/Không tốt 2,60 ≤ X < 3,40 Không ý kiến/Trung bình 3,40 ≤ X < 4,20 Đồng ý/Tốt 4,20 ≤ X < 5,00 Rất đồng ý/Rất tốt Nguồn: Phước Minh Hiệp, Tạp chí kinh tế và dự báo số 20, 2017 Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo... 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU y Đối với yếu tố thứ nhất theo giả thuyết là có tác động đến nghèo của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long “Dân tộc của chủ hộ”, tác giả đưa ra 3 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Cả 3 tiêu chí bao gồm tiêu chí thứ 1 “Dân tộc Kinh”, tiêu chí thứ 2 “Dân tộc Khmer” và tiêu chí thứ 3 “Dân tộc khác” bị loại khi đưa vào khảo sát do có số điểm trung bình dưới mức 3 trong thang đo 5 điểm. Biến tổng của chỉ tiêu này “Dân tộc của chủ hộ” có số điểm trung bình nhỏ hơn 3,4 điểm, đạt 2,69 và độ lệch chuẩn là 0,623 nên bị loại khỏi yếu tố cần nghiên cứu những yếu tố tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. y Yếu tố thứ hai theo giả thuyết là có tác động đến nghèo của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long “Tuổi của chủ hộ”, tác giả đưa ra 4 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 4 “Tuổi của chủ hộ trên 70 tuổi ” có điểm trung bình cao nhất 4,10 độ lệch chuẩn 0,787. Kế đến là tiêu chí thứ 1 “Tuổi của chủ hộ từ 18-29 tuổi” có số điểm trung bình 4,03 trong thang đo lường 5 mức độ từ 1 đến 5; độ lệch chuẩn 0,686. Kế đến là hai tiêu chí “Tuổi của chủ hộ từ 30-49 tuổi” và “Tuổi của chủ hộ từ 50- 69 tuổi” có số điểm trung bình là 4,02; độ lệch chuẩn lần lượt là 0,723 và 0,711. Tóm lại yếu tố thứ hai “Tuổi của chủ hộ” được đưa vào khảo sát với 4 tiêu chí đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn nghiên cứu. y Đối với yếu tố thứ ba theo giả thuyết là có tác động đến nghèo là “Trình độ học vấn của chủ hộ”, tác giả đưa ra 4 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 1 “Không biết chữ/Tiểu học” có điểm trung bình cao nhất 4,05 với độ lệch chuẩn 0,681. Kế đến là tiêu chí thứ 2 “Tốt nghiệp lớp 9” có số điểm trung bình là 3,94 và độ lệch chuẩn là 0,642. Kế đến là tiêu chí thứ 4 “Trung cấp chuyên nghiệp trở lên” có số điểm trung bình là 3,81 và độ lệch chuẩn là 0,725. Cuối cùng là tiêu chí thứ 3 “Tốt nghiệp lớp 12” có số điểm trung bình 3,74; độ lệch chuẩn 0,696. Tóm lại yếu tố thứ ba “Trình độ học vấn của chủ hộ” được đưa vào khảo sát với 4 tiêu chí đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. y Đối với yếu tố thứ tư “Số người phụ thuộc của chủ hộ”, tác giả đưa ra 3 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 3 “Trên 2 người” có điểm trung bình cao nhất 4,08; độ lệch chuẩn 0,745. Kế đến là tiêu chí thứ 1 “Không có người phụ thuộc” có số điểm trung bình là 3,80; độ lệch chuẩn là 0,810. Cuối cùng là tiêu chí thứ 2 “Từ 1 đến 2 người” có số điểm trung bình 3,69; độ lệch chuẩn 0,736. Tóm lại yếu tố thứ tư “Số người phụ thuộc của chủ hộ” được đưa vào khảo sát với 3 tiêu chí đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm. y Kế tiếp là yếu tố “Quy mô diện tích sản xuất của hộ gia đình”, tác giả đưa ra 4 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 4 “Không có đất sản xuất” có điểm trung bình cao nhất 4,20; độ lệch chuẩn 0,750 và giá trị nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 5. Kế đến là tiêu chí thứ 2 “Từ 1.000m2 - 2.000m2” có số điểm trung bình là 4,12; độ lệch chuẩn là 0,705. Tiêu chí thứ 2 “Nhỏ hơn 1.000m2” có số điểm trung bình là 4,11; độ lệch chuẩn là 0,683. Cuối cùng là tiêu chí thứ 3 “Từ 3.000m2 - 4.000m2” có số điểm trung bình 3,99; độ lệch chuẩn 0,818. Tóm lại yếu tố thứ năm “Quy mô diện tích đất sản xuất của hộ gia đình” được đưa vào khảo sát với 4 tiêu chí đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm. y Đối với yếu tố thứ sáu là “Quy mô vốn vay từ định chế chính thức”, tác giả đưa ra 3 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 2 “Vốn vay dưới 10 triệu đồng” có điểm trung bình cao nhất 3; độ lệch chuẩn 0,696. Kế đến là tiêu chí thứ 3 “Không vay vốn” có số điểm trung bình là 3,93; độ lệch chuẩn là 0,703. Cuối cùng là tiêu chí thứ 1 “Vay vốn trên 10 triệu đồng” có số điểm trung bình 3,90; độ lệch 27 chuẩn 0,815. Thực tế cho thấy nếu nhà nước cho vay vốn ít hoặc không được nhà nước quan tâm tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thì hộ nghèo rất khó cải thiện kinh tế để hộ gia đình vươn lên thoát nghèo; hộ nghèo không có nguồn vốn để mua cây, con, giống và tư liệu sản xuất hoặc xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Tóm lại yếu tố thứ sáu “Quy mô vốn vay từ định chế chính thức” được đưa vào khảo sát với 3 tiêu chí đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. y Cuối cùng là yếu tố “Khoảng cách từ nhà đến chợ”, tác giả đưa ra 5 tiêu chí để tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy tiêu chí thứ 5 “Trên 15km” có điểm trung bình cao nhất 4,12; độ lệch chuẩn 0,7. Kế đến là tiêu chí thứ 2 “Từ 1km - < 5km” có số điểm trung bình là 4,00; độ lệch chuẩn là 0,645. Tiêu chí thứ 3 “Từ 5km - <10km” có số điểm trung bình là 3,97; độ lệch chuẩn là 0,699. Tiêu chí thứ 4 “Từ 10km - <15km” có số điểm trung bình là 3,80; độ lệch chuẩn là 0,855. Cuối cùng là tiêu chí “Dưới 1km” có số điểm trung bình 1,71; độ lệch chuẩn 0,545. Như vậy yếu tố thứ bảy “Khoảng cách từ nhà đến chợ” được đưa vào khảo sát với 5 tiêu chí thì có 1 tiêu chí “Dưới 1km” bị loại do có điểm trung bình thấp nhỏ hơn 3,4 điểm, đạt 1,71; các tiêu chí còn lại đều được các đáp viên trả lời là có tác động đến nghèo trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Vậy mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau: Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1. Đối với yếu tố đất sản xuất Chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể huyện, tỉnh mở các lớp đào tạo nghề nông thôn theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho lao động không có và ít ruộng đất canh tác để tăng thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình ổn định cuộc sống để từng bước vươn lên thoát nghèo. Ủy ban nhân dân huyện cần xem xét đất công ở các xã để giao đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo tránh lãng phí quỹ đất công không sử dụng; chủ động giao quyền sử dụng đất cho hộ nghèo dưới nhiều hình thức thích hợp; quản lý chặt chẽ quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật; giai đoạn đầu đưa họ vào “cánh đồng mẫu lớn”, hướng dẫn hộ nghèo phát triển nông Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo... 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích và tính đến phát triển bền vững; giai đoạn giữa hướng hộ nghèo giảm dần trồng trọt, tăng chăn nuôi để phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gắn với tiêm phòng dịch bệnh, nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Khuyến khích hộ nghèo tận dụng mặt nước mương vườn, ruộng lúa, đất bãi bồi ven sông để nuôi, nhử thủy hải sản nước ngọt. Giai đoạn cuối đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng chất lượng giống cây trồng, vật nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xây dựng các mô hình sản xuất tập trung gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản, tiến tới liên doanh liên kết để bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Tăng cường mời gọi đầu tư nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, bảo quản nông sản xuất khẩu, nhằm để tăng nguồn thu ngân sách, tích lũy đầu tư hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo. Nếu hộ nghèo nào đã cầm cố, chuyển nhượng đất thì chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước để người nghèo chuộc lại đất hoặc mua đất khác; tiếp tục canh tác trên đất, mua tư liệu sản xuất để phát triển kinh tế. 4.2. Đối với chủ hộ là người lớn tuổi Cần rà soát nắm chính xác hộ nghèo hằng năm để có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với những hộ là người lớn tuổi, đồng thời quan tâm hỗ trợ về thu nhập cho hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội. Thứ hai, giới thiệu mô hình kinh tế, làm ăn có hiệu quả phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của từng hộ gia đình để họ phát triển kinh tế. Kết hợp với giới thiệu học nghề và tạo việc làm gia công tại nhà phù hợp với chủ hộ là người lớn tuổi. Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho hộ nghèo là người lớn tuổi có công ăn việc làm để thoát nghèo bền vững. 4.3. Đối với chủ hộ vay vốn ít và không tiếp cận được nguồn vốn vay từ định chế chính thức Cần nâng cao trách nhiệm phục vụ của các tổ chức tín dụng như đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay, quá trình giải ngân mở rộng hình thức vay, lãi vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, giảm lãi, miễn lãi hoặc xóa nợ vay ngân hàng trong những trường hợp không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan; nâng hạn mức cho vay sát với thực tế phát triển kinh tế. Có biện pháp để đưa thông tin về nguồn tín dụng có thể đến với hộ nghèo chính xác và kịp thời (như tiếp thị tận nhà) các sản phẩm vay dành cho người nghèo, hướng dẫn cụ thể thủ tục vay vốn cho họ. Đồng thời nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý hộ nghèo, kết nối các tổ chức cho vay với các tổ chức cộng đồng ở địa phương để hỗ trợ người dân. 4.4. Đối với chủ hộ có trình độ học vấn thấp Cần có có chính sách phổ cập giáo dục THCS và THPT, đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người nghèo. Phối hợp với các ban ngành hữu quan có liên quan ở địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động làm chuyển biến nhận thức cho người nghèo trong việc tự học, nâng cao trình độ học vấn, học bổ túc văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp hộ nghèo có khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, tự giải quyết việc làm, nâng cao t